Bài giảng Lớp 2 tuần 16

Bài giảng Lớp 2 tuần 16

 Tiết : 46 + 47 TẬP ĐỌC

CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc rõ ràng rành mạch . Biết đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ND: Sự gần gũi , đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ (làm được các bài tập trong SGK )

* KNS :KN kiểm soát cảm xúc ; KN thể hiện sự thông cảm

-Giáo dục HS biết yêu thương loài vật

II. CHUẨN BỊ:

-Tranh minh họa, băng giấy ghi sẳn câu cần luyện đọc,SGK.

 

doc 21 trang Người đăng duongtran Lượt xem 2076Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lớp 2 tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 21
TUẦN 16
 Thứ 
Ngày
Tiết
Tiết
PPCT
Môn
Tên bài dạy
Sử dụng ĐDDH
Hai
05 / 12
1
31
HĐTT
Chào cờ
2
46
TĐ
 Con chó nhà nhàng xóm ( T1) * 
T.minh họa
3
47
TĐ
 Con chó nhà hàng xóm (T 2 )
4
76
T
Ngày , giờ 
Đồng hồ 
5
16
ĐĐ 
Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng * (GDMT,NL)
Ba
06 / 12
1
31
CT
 (TC ) Con chó nhà hàng xóm 
Bảng phụ 
2
48
TĐ
Thời gian biểu
T. khóa biểu 
3
77
T
Thực hành xem đồng hồ 
Đồng hồ
4
16
TC
Gấp , cắt , dán BBBGT cấm xe đi ngược chiều 
( NL) (T2 )
Giấy màu 
5
31
TD
Tư
07 / 12
1
78
T
Ngày , tháng 
Lịch 
2
32
TD
3
16
LT&C
Từ về vật nuôi - Câu kiểu Ai thế nào ? 
Bảng phụ
4
16
TNXH
Các thành viên trong nhà trường * 
Hình SGK
Năm
08/ 12
1
 16
NHẠC
2
32
CT
 ( N -V ) Trâu ơi 
Bảng phụ
3
79
T
Thực hành xem lịch 
Tờ lịch 
4
16
TV
Chữ hoa O: O,Ong,Ong bay bướm lượn (MT)
Chữ mẫu
5
16
NGLL
Sáu
09 / 12
1
16
MT
2
16
T L V
 Khen ngợi . Kể ngắn về con vật .
 Lập thời gian biểu * (GDBVMT )
Bảng phụ
3
80
T
Luyện tập chung
Bảng phụ
4
16
KC
Con chó nhà hàng xóm
T. minh họa
5
32
HĐTT
Sinh hoạt lớp
Thứ hai , ngày 05 tháng 12 năm 2011
	Tiết : 46 + 47	TẬP ĐỌC
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc rõ ràng rành mạch . Biết đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Sự gần gũi , đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ (làm được các bài tập trong SGK )
* KNS :KN kiểm soát cảm xúc ; KN thể hiện sự thông cảm 
-Giáo dục HS biết yêu thương loài vật
II. CHUẨN BỊ:
-Tranh minh họa, băng giấy ghi sẳn câu cần luyện đọc,SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định : Hát
2.Kiểm tra bài cũ : “Bé Hoa ”
- HS đọc bài và TLCH:
- Nhận xét .
3.Bài mới : “Con chó nhà hàng xóm”
 Tiết : 1
a. Khám phá :
- GV cho hs quan sát tranh và nói về tranh 
- Các em đã đoán được bạn trong nhà là ai chưa ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về một trong những người bạn đó .
b. Kết nối :
 * Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài :
- GV phân biệt lời kể với lời các nhân vật:
 + Đọc từng câu :
GV yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng câu cho đến hết bài.
Tìm từ ngữ khó đọc trong bài.Yêu cầu HS đọc lại.
 + Đọc từng đoạn trước lớp: 
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn nối tiếp nhau
- Hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ hơi và nhấn giọng ở một số câu dài
 + Đọc từng đoạn trong nhóm :
 + Tổ chức thi đọc giữa các nhóm 
- GV nhận xét. 
 Tiết : 2
* Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1
- Cho HS quan sát tranh
+ Bạn của Bé ở nhà là ai?
- Gọi HS đọc đoạn 2
+ Vì sao Bé bị thương?
+ Khi Bé bị thương Cún đã giúp Bé như thế nào?
+ Vết thương của bé ra sao?
- Gọi HS đọc đoạn 3
+ Những ai đã đến thăm Bé? Vì sao Bé buồn?
- Gọi HS đọc đoạn 4
+ Cún đã làm Bé vui trong những ngày Bé bó bột thế nào?
- Gọi HS đọc đoạn 5
+ Bác sĩ nghĩ rằng Bé mau lành bệnh là nhờ ai?
- GV liên hệ, giáo dục.
c.Thực hành :
 * Luyện đọc lại :
- GV mời đại diện lên bốc thăm thi đọc.
- Nhận xét và tuyên dương nhóm đọc hay nhất.
d. Vận dụng :
- Qua câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ?
- Em quan tâm chăm sóc các con vật nuôi trong nhà mình như thế nào ?
- Về nhà đọc lại bài .
- Chuẩn bị bài : Thời gian biểu 
- Nhận xét tiết học
- Hát
- HS đọc bài và TLCH
- HS quan sát 
- Là những con vật nuôi trong nhà như :
Chó , mèo , gà ,vịt ,trâu , bò , chim chóc ,
- HS đọc nối tiếp từng câu
- HS đọc các từ khó
- HS đọc (4, 5 lượt)
- Bé rất thích chó / nhưng nhà bé không nuôi con nào.//
- Cún mang cho Bé/ khi thì tờ báo hay cái bút chì,/ khi thì con búp bê/ 
- Nhìn Bé vuốt ve Cún,/ bác sĩ hiểu/ chính Cún đã giúp Bé mau lành//
- HS luyện đọc trong nhóm 
- HS thi đọc
- HS nhận xét
HS đọc
HS quan sát
- Bạn của Bé ở nhà là Cún Bông
- HS đọc, lớp đọc thầm
- Bé vấp phải khúc gỗ
- Cún nhìn Bé rối chạy đi tìm người giúp
- Vết thương khá nặng nên Bé phải bó bột
- HS đọc
- Bạn bè thay nhau đến thăm. Bé buồn vì nhớ Cún
- HS đọc
- Cún mang báo , búp bê , 
- HS đọc
- nhờ Cún
- Đại diện nhóm lên bốc thăm và thi đọc.
- Nhận xét
Tiết : 76	 TOÁN
 Bài : NGÀY, GIỜ
I. MỤC TIÊU: 
 - Nhận biết 1 ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày. Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ. Nhận biết thời điểm, khoảng thời các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 3.
- Ứng dụng thực tế cuộc sống 
II. CHUẨN BỊ :
- Mặt đồng hồ có kim ngắn dài. Đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định : 
2.Kiểm tra bài cũ : Luyện tập chung
- Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài tập - - 
 - Nhận xét, tuyên dương
3.Bài mới : Ngày giờ 
a. Giới thiệu ngày , giờ 
- GV hỏi hs bây giờ là ban ngày hay ban đêm.
Ban ngày là lúc chúng ta nhìn thấy mặt trời ; ban đêm chúng ta không nhìn thấy mặt trời .
- GV nói: Một ngày bao giờ cũng có ngày và đêm
* Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước cho đến 12 giờ đêm hôm sau. Kim đồng hồ phải quay hết 2 vòng mới hết 1 ngày.
- Vậy 1 ngày có bao nhiêu giờ ?
 KL : Một ngày có 24 giờ. 
- GV gắn lên bảng đồng hồ :
+ Giờ của buổi sáng là từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng
+ Giờ của buổi trưa là từ 11 giờ trưa đấn 12 giờ trưa
+ Giờ của buổi chiều là từ 1 giờ (13 giờ) đến 6 giờ (18 giờ)
+ Giờ buổi tối là từ 7 giờ tối (19 giờ) đến 9 giờ (21 giờ)
+ Giờ đêm từ 10 giờ (22 giờ) đến 12 giờ đêm (24 giờ)
Lúc 5 giờ sáng em làm gì?
Lúc 11 giờ trưa em đang làm gì?
Lúc 7 giờ tối em làm gì?
Yêu cầu HS đọc bảng phân chia thời gian trong ngày. Và gọi đúng tên các giờ trong ngày
GV tổ chức thi đua đố :
+ 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?
+ 9 giờ tối còn gọi là mấy giờ?
b. Thực hành
* Bài 1
Mục tiêu : HS nói đúng và chính xác số giờ?
- GV đính hình lên bảng
- GV nhận xét, sửa 
* Bài 3
- GV giới thiệu vài loại đồng hồ và cách xem giờ trên đồng hồ điện tử
- GV nhận xét.
 Bài tập phát triển : 
 * Bài 2 : ( Nếu còn thời gian )
- HS nghe và trả lời , nếu đúng tiếp tục đố bạn tiếp theo
4.Củng cố - Dặn dò: 
- Xem lại bảng ngày giờ 
- Chuẩn bị: Thực hành xem đồng hồ
- Nhận xét tiết học
- Hát
- 3 HS lên bảng thực hiện 
- Lớp làm bảng con
- HS nhận xét
- ban ngày
- HS nghe.
- Hs nêu
- Sáng
- Trưa 
- Chiều
- Tối
- Đêm
- Đang ngủ
- Đi học về 
- Xem ti vi
- HS đọc
14 giờ 
21 giờ
- HS quan sát hình và nêu 
 + 20 giờ hay 8 giờ tối
- HS nhận xét.
- Hs đố bạn 
Tiết : 16 + 17 
ĐẠO ĐỨC
Bài : GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG
( Mức độ tích hợp BVMT : toàn phần ; NL : liên hệ )
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công công. Hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng.
* KNS : KN hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trật tự , vệ sinh nơi công cộng 
* Tham gia và nhắc nhở bạn bè giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là làm cho MT nơi công cộng trong lành, sạch, đẹp, văn minh, góp phần BVMT.
* GDSDNLTK&HQ : Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng sạch đẹp góp phần giảm chi phí .
II CHUẨN BỊ: -
 Dụng cụ để thực hiện trò chơi sắm vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HOC 5SINH
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp - - - Giữ gìn truờng lớp sạch đẹp có lợi gì?
- Em hãy nêu các việc cần làm để giữ trường lớp sạch đẹp?
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:“Giữ trật tự vệ, sinh nơi công cộng ” 
 Tiết : 1 
a. Khám phá :
- Khi đến những nơi cộng cộng như :bến xe , công viên , bệnh viện , khu vui chơi , .em cần có thái độ như thế nào ? 
- GV liên hệ giới thiệu bài – nêu mục tiêu 
b. Kết nối :
 * Hoạt động 1 : Quan sát tranh trả lời câu hỏi 
Mục tiêu : Giúp hs hiểu được một biểu hiện cụ thể về giữ trật tự nơi công cộng.
- Tổ chức cho HS quan sát tranh ở BT1 / 26.
+ Nội dung tranh vẽ gì?
+ Việc chen lấn xô đẩy như thế có tác hại gì?
+ Qua sự việc này các em rút ra điều gì ? 
KL : Việc chen lấn như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ, như thế là làm mất trật tự nơi công cộng.
 Hoạt động 2: Xử lý tình huống 
Mục tiêu : Giúp hs hiểu một biểu hiện về giữ vệ sinh nơi công cộng.
- Yêu cầu HS quan sát tranh ở BT2/ 27.
- Chia 4 nhóm thảo luận cách giải quyết .
Yc hs theo dõi xử lý tình huống
GV kết luận 
Ò Vứt rác bừa bãi làm bẩn sàn xe, đường sá, có khi gây nguy hiểm cho người xung quanh. Vì vậy, cần gom rác lại bỏ vào túi ni-long để khi xe dừng lại bỏ đúng nơi quy định. Làm như thế là giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng.
c. Thực hành :
Hoạt động 3 : Đàm thoại
Mục tiêu : Giúp hs hiểu lợi ích và những việc cần làm để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng .
- Gv nêu câu hỏi
Các em cần biết những nơi công cộng nào?
Mỗi nơi đó có lợi ích gì?
Để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng, các em cần làm gì và tránh làm những việc gì?
Ò Nơi công cộng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Trường học là nơi học tập. Bệnh viện, trạm y tế là nơi chữa bệnh à Giữ vệ sinh nơi công cộng giúp cho công việc của con người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ.
 Tiết : 2
c. Thực hành :
Hoạt động 4 : Bày tỏ ý kiến
Mục tiêu : Giúp hs củng cố kiến thức của bài và biết được những việc nên làm và những việc cần tránh làm ở những nơi công cộng.
- Gv nêu từng ý kiến , hs bày tỏ bằng cáh giơ thẻ 
( màu xanh tán thành , màu đỏ không tán thành )
+ Giữ trật tữ vệ sinh nơi công cộng giúp cho công việc của con người thuận lợi.
+ Chỉ cần giữ trật tự vệ sinh những nơi công cộng mà mình thường xuyên qua lại.
+ Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phần BVMT 
+ Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng có lợi cho sức khỏe .
+ Chỉ cần giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng ở những nơi có bản nội quy hoặc được nhắc nhở.
KL : Các em phải biết giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng để môi trường luôn sạch sẽ , thoáng mát .
d. Vận dụng 
Hoạt động 5 : Tự liên hệ bản thân
Mục tiêu : Nêu những việc mà các em đã làm để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng .
- Gọi hs lần l ... Hs làm bảng lớp
 + au : tàu ; thau ; sau ;
 + ao : cao ; trao ; sáo ; .
- HS làm vào vở
 + mở cửa ; thịt mỡ 
 + ngả mũ ; ngã ba 
 + nghỉ ngơi ; suy nghĩ 
 + đổ rác ; đỗ xanh.
 + vẩy cá ; vẫy tay
Tiết : 79
TOÁN
 Bài : THỰC HÀNH XEM LỊCH
 I. MỤC TIÊU: 
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuan lễ.
- Làm được các bài tập : Bài 1, Bài 2.
-Yêu thích học Toán.
 II. CHUẨN BỊ : 
- Tờ lịch tranh tháng 1 và tháng 4 năm 2009.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: 
2.Kiểm tra bài cũ: Ngày, tháng
- Gọi HS lên sửa bài 2 :
- Gv nhận xét –tuyên dương
3. Bài mới: Thực hành xem lịch
 * Bài 1: 
- Cho HS quan sát tờ lịch tháng 1.
- GV nxét, sửa bài.
Kết luận: Tháng 1 có 31 ngày.
 * Bài 2: 
- GV chia lớp thành 3 nhóm
- GV giao nhiệm vụ: Xem lịch rồi cho biết:
+ Các ngày thứ sáu trong tháng 4 là các ngày nào?
+ Thứ ba tuần này là ngày 20 tháng 4. Thứ ba tuần trước là ngày nào? Thứ ba tuần sau là ngày nào?
+ Ngày 30 tháng 4 là thứ mấy?
à Tháng 4 có 30 ngày.
Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- 2 đội điền nhanh các ngày của một thứ nào đó trong tháng.
- Xem lại lịch những tháng trước.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Gọi 3 HS lên bảng điền tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 12.
- HS nxét.
- HS đọc yêu cầu – làm bài.
- Các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 1 là: 4, 6, 9, 10, 12, 13, 15, 18, 19, 21, 24, 25, 27, 28, 30.
- HS quan sát tờ lịch tháng 4
- Các nhóm thảo luận rồi trình bày
+ Là các ngày: 2, 9, 16, 23, 3
+ Thứ ba tuần trước là ngày 13 tháng 4. Thứ ba tuần sau là ngày 27 tháng 4.
+ Là thứ sáu.
- Mỗi đội cử 4 HS lên thi đua tiếp sức. Lớp vỗ tay cỗ vũ 2 đội.
Tiết : 16	 
TẬP VIẾT
 Bài : CHỮ HOA O : O , Ong , Ong bay bướm lượn
	( Mức độ tích hợp giáo dục BVMT : Khai thác trực tiếp )
I. MỤC TIÊU: 
- Viết đúng chữ hoa O (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Ong (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Ong bay bướm lượn (3 lần)
-Giáo dục ý thức rèn chữ, giữ vở.
* Gợi ý HS liên tưởng đến vẻ đẹp của thiên nhiên qua nội dung câu ứng dụng.
II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu chữ O hoa cỡ vừa, ích cỡ vừa. Câu Ong bay bướm lượn cỡ nhỏ.Vở tập viết, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ : Chữ hoa N 
- Gọi 2 HS lên bảng viết chữ N hoa, Nghĩ
à Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới : Chữ hoa O
* Hướng dẫn viết chữ O 
GV treo mẫu chữ O.
+ Chữ O cao mấy li? 
+ Có mấy nét?
- GV vừa viết vừa nhắc lại từng nét để HS theo dõi
- Yêu cầu HS viết vào bảng con.
- GV theo dõi, uốn nắn.
* Hướng dẫn viết từ ứng dụng 
- GV gt cụm từ ứng dụng
- Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng.
* Câu văn gợi cho em nghĩ đến cảnh vật thiên nhiên như thế nào ?
- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các con chữ:
+ Những con chữ nào cao 1 li?
+ Những con chữ nào cao 2, 5 li?
+ Khoảng cách giữa các chữ trong cùng 1 cụm từ là 1 con chữ o.
- GV viết mẫu chữ Ong
- Hướng dẫn HS viết chữ Ong 
à Nhận xét, uốn nắn, tuyên dương.
* Thực hành 
- Nêu yêu cầu khi viết.
- GV yêu cầu HS viết vào vở:
- GV theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ HS nào viết chưa đúng.
- Chấm vở, nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét, tuyên dương
- Chuẩn bị: Chữ hoa Ô , Ơ
- Hát
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
- HS nxét.
- HS quan sát.
- Cao 5 li
- Có 1 nét.
- HS theo dõi.
 O 
HS viết bảng con chữ O (cỡ vừa và nhỏ).
- HS đọc: Ong bay bướm lượn.
-Cảnh vật thiên nhiên rất đẹp, yêu mến thiên nhiên , biết bảo vệ thiên nhiên.
- n, a, ư, ơ, m.
- O, b, l.
- HS viết bảng con.
- HS nhắc tư thế ngồi viết. 
- HS viết. 
- HS theo dõi.
Thứ sáu, ngày 09 tháng 12 năm 2011
 Tiết : 16
	 TẬP LÀM VĂN
 Bài :	 KHEN NGỢI. KỂ NGẮN VỀ CON VẬT. 
LẬP THỜI KHOÁ BIỂU
 	( Mức độ tích hợp giáo dục BVMT : Khai thác trực tiếp )
I. MỤC TIÊU: 
 - Dựa vào câu văn mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen (BT1).
 - Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà (BT2). Biết lập thời gian biểu (nói hoặc viết ) một buổi tối trong ngày (BT3)
* KNS : Kiểm soát cảm xúc ; quản lí thời gian ; lắng nghe tích cực. 
* GD ý thức bảo vệ các loài động vật.
II. CHUẨN BỊ: 
- Tranh các con vật nuôi..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ: Chia vui. Kể về anh chị em
- Gọi HS đọc bài viết về anh chị em của mình.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời khoá biểu
a. Khám phá : 
- Trong giờ Tập làm văn này các em sẽ học cách nói lời khen ngợi , thực hành kể về một vật nuôi trong nhà mà em biết và viết thời gian biểu cho buổi tối hằng ngày.
b. Kết nối :
 * Bài 1: (miệng)
- Đọc câu mẫu.
M: Chú Cường rất khoẻ.
+ Chú Cường thế nào?
+ Vì sao em biết?
- Yêu cầu HS chuyển từ câu kể sang câu cảm (khen ngợi chú Cường).
- Yêu cầu mỗi nhóm nêu 1 câu.
Ví dụ: Chú Cường khoẻ quá!
c. Thực hành :
 * Bài 2: Kể về vật nuôi.
-Cho HS quan sát các con vật nuôi như SGK / 137.
- Yêu cầu HS nêu tên con vật, đặc điểm về hình dáng, màu sắc, bộ lông của chúng 
- Nhận xét được cách dùng từ diễn đạt.
* Các con vật nuôi đều có ích cho nên chúng ta cần phải bảo vệ chúng .
d. Vận dụng :
 * Bài 3:
- Đọc thầm thời gian biểu của bạn Phương Thảo.
- 1-2 HS làm mẫu. GV nhận xét.
- Hướng dẫn HS làm bài vào vở
- Chấm bài, nhận xét.
Chuẩn bị:Ngạc nhiên, thích thú, lập thời khoá biểu.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 3 HS đọc.
- Nhận xét
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- Chú Cường rất khoẻ.
- 1 HS trả lời.
- HS tự nêu.
- Nhóm thảo luận tìm câu cảm.
+ Lớp mình hôm nay sạch quá!
+ Bạn Nam học thật giỏi!
- HS nxét, bổ sung
- 1 HS đọc.
- Nêu tên các con vật.
- Chọn 1 con vật để kể theo nhóm đôi. 1 số nhóm lên trình bày.
Các nhóm nxét, bìmh chọn 
- 1 HS đọc.
- Lớp đọc thầm.
- HS làm vở
Tiết : 80 
TOÁN
	Bài :	LUYỆN TẬP CHUNG
 I. MỤC TIÊU : 
- Biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ; ngày, tháng; Biết xem lịch.
- Lảm được các bài tập: Bài 1, Bài 2..
-Có ý thức về thời gian, đúng giờ giấc.
 II. CHUẨN BỊ: 
- Tờ lịch tháng năm như SGK. Mô hình đồng hồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: Thực hành xem lịch
- Gọi HS lên điền tiếp các số còn thiếu trong tờ lịch tháng 1.
- Tháng tư có bao nhiêu ngày.
-Nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới: Luyện tập chung. 
 * Bài 1: 
- Nối giờ trên đồng hồ với câu tương ứng.
- Nhận xét, sửa bài.
KL : 17 giờ hay 5 giờ chiều. 6 giờ chiều hay 18 giờ.
* Bài 2:
a) Treo bảng 2 tờ lịch ghi thứ và các ngày như BT2a.
- Gọi từng HS nhóm A, B lên điền các số còn thiếu trong tờ lịch tháng 5. Sửa bài, các số còn thiếu là: 3, 4, 9, 10, 13, 14, 15, 18, 19, 20, 21, 24, 25, 28, 29.
b) Đọc yêu cầu bài 2b.
- Ngày 1 tháng 5 là ngày thứ 
- Tháng 5 có  ngày thứ bảy. Đó là các ngày 
- Thứ tư tuần này là ngày 12 tháng 5.
 + Thứ tư tuần trước là ngày 
 + Thứ tư tuần sau là ngày 
- Nhận xét.
* Bài 3:
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Về làm vở bài tập.
- Chuẩn bị: Ôn tập về phép cộng trừ.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
-3 HS lên bảng.
-HS nêu.
- Nhận xét.
- HS thực hành xem giờ.
- Thực hành nối.
Câu a – Đh D, câu b – Đh A,
 câu c- Đh C, câu d – Đh B
- HS nxét, sửa 
- Lần lượt HS 2 nhóm lên điền.
- HS nxét, sửa
- Bảy.
- Có 4 ngày đó là: 1, 8, 15, 22.
- 5 tháng 5.
- 19 tháng 5.
- HS sửa bài
Tiết : 16
	 KỂ CHUYỆN
 Bài :	CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
 I. MỤC TIÊU: 
- Dựa theo tranh, kể lại được đủ ý từng đoạn của câu chuyện .
- HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2).
- Giáo dục HS biết yêu thương loài vật
 II. CHUẨN BỊ:
-Tranh, SGK .
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định: 
2.Kiểm tra bài cũ: “Hai anh em ” 
- GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn câu chuyện
- Qua câu chuyện em rút ra điều,gì?
-GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: “Con chó nhà hàng xóm”
 * Câu 1:Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- GV nêu yêu cầu: GV yêu cầu đại diện các nhóm kể
- GV nhận xét tính điểm thi đua
* Câu 2: Kể lại toàn bộ câu chuỵên. (HS khá, giỏi)
Gv theo dõi nhận xét
4. Củng cố, dặn dò :
- Qua câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
- LHGD : Câu chuyện ca ngợi tình bạn thắm thiết giữa Bé và Cún bông. Các vật nuôi trong nhà là bạn của các em. Vì vậy các em cần phải thương yêu chăm sóc chúng
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Chuẩn bị: “Tìm ngọc ”
- Nhận xét tiết học
- Hát
- 3 HS kể 
- Anh em phải đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau
-1 HS đọc yêu cầu bài
- HS kể trong nhóm, mỗi nhóm kể 1 tranh lần lượt đến tranh 
- Các nhóm kể trước lớp
-Bình bầu nhóm kể hay nhất
* Tình bạn giữa Bé và Cún Bông đã giúp bé mau lành bệnh
-HS khá, giỏi kể theo yêu cầu.
Hs nhận xét
- HS nghe.
Tiết : 16
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I.MỤC TIÊU : 
- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 16, biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế đó.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. CHUẨN BỊ :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định :
2.Nội dung :
- Gv yêu cầu cán sự lớp điều khiển buổi sinh hoạt 
- Gv nhận xét đánh giá 
+ Ưu : .. .. . .. . . .. . .. . . . . .. 
+ Khuyết : .
* Phương hướng :
+ Chuyên cần : Duy trì sỉ số , nề nếp ra vào lớp. Đi học đều , đúng giờ .
+ Học tập : Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập , sách vở khi đến lớp.
- Tích cực học tập , tập trung chú ý trong giờ học. 
- Tiếp tục rèn chữ viết .
- Bồi dưỡng hs thi “Trạng nguyên nhỏ tuổi ” “ Nét chữ nết người ” .
- Phụ đạo hs yếu .
+ Vệ sinh : Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ , ăn mặc ấm để phòng tránh dịch bệnh , vệ sinh trường lớp sạch đẹp .
+ Các hoạt động khác : 
- Hát 
-Lớp trưởng điều khiển
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo 
- Lớp trưởng nhận xét chung 
*Chuyên cần : .
* Học tập : .. .. . . . . . . . .. . . . . . . . . . . .. . . 
 .....
* Vệ sinh : . .
* Các công tác khác : . .. .. . . . .. .. . . . . . . . . . . . . 
.....

Tài liệu đính kèm:

  • docKHBD tuan 16.doc