Bài giảng Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ở Tiểu học

Bài giảng Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ở Tiểu học

1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đánh giá kết quả giáo dục.

1.1. Kiểm tra:

 Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động mà giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá.

1.2. Đánh giá:

 Là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về trình độ, phẩm chất của người học, hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá trình kiểm tra.

 Đánh giá kết quả học tập được hiểu là đánh giá học sinh về học lực và hạnh kiểm thông qua quá trình học tập các môn học cũng như các hoạt động khác trong phạm vi nhà trường.

ppt 100 trang Người đăng Mạnh Huy Ngày đăng 22/07/2023 Lượt xem 262Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC Ở TIỂU HỌC 
Số ĐVHT: 02 (30 tiết) 
Bài 1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CHỨC NĂNG CỦA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC Ở TIỂU HỌC (3 tiết) 
1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đánh giá kết quả giáo dục . 
2. Kiểm tra theo hướng định tính và định lượng. 
3. Chức năng của đánh giá kết quả học tập. 
1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đánh giá kết quả giáo dục . 
1.1. Kiểm tra: 
	Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động mà giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá. 
1.2. Đánh giá: 
	Là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về trình độ, phẩm chất của người học, hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá trình kiểm tra. 
	Đánh giá kết quả học tập được hiểu là đánh giá học sinh về học lực và hạnh kiểm thông qua quá trình học tập các môn học cũng như các hoạt động khác trong phạm vi nhà trường. 
1.3.Đo lường.	 Chỉ việc ghi nhận và mô tả kết quả làm bài kiểm tra của mỗi học sinh bằng một số đo, dựa theo những quy tắc đã định. 1.4. Lượng giá. 	Là đưa ra những thông tin ước lượng trình độ kiến thức, kĩ năng của người học bằng cách dựa vào các số đo đã có.	* Các hướng lượng giá:	Lượng giá tiêu chuẩn: đây là sự so sánh tương đối kết quả đo lường được với chuẩn chung của một tập hợp học sinh.	Lượng giá theo tiêu chí:	Đây là sự đôi chiếu kết quả đo lường được với những tiêu chí đã đề ra.  
1.4. Lượng giá. 
Là đưa ra những thông tin ước lượng trình độ kiến thức, kĩ năng của người học bằng cách dựa vào các số đo đã có. 
* Các hướng lượng giá: 
Lượng giá tiêu chuẩn: đây là sự so sánh tương đối kết quả đo lường được với chuẩn chung của một tập hợp học sinh. 
Lượng giá theo tiêu chí: 
Đây là sự đôi chiếu kết quả đo lường được với những tiêu chí đã đề ra. 
5. Trắc nghiệm. 
Là công cụ hoặc quy trình có tính hệ thống được dùng để đo lường các hành vi học tập (ví dụ như tóm ý giải thích, tính toán) hoặc kết quả học tập cụ thể. 
=> Đánh giá khả năng và thành quả học tập của học sinh từ đó điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm giúp đỡ người học thành công hơn trong học tập, điều quan trọng nhất trong quà trình KTĐG các kết quả học tập của quá trình dạy học là phải làm rõ các tiêu chí đánh giá và thực hiện quá trình ấy một cách hệ thống, liên tục. 
2. Kiểm tra theo hướng định tính và định lượng. 
 Xét theo phương thức và công cụ thu thập thông tin để đánh giá kết quả học tập, hoạt động kiểm tra được thực hiện theo hai hướng: định tính, định lượng. Dựa trên kết quả được ghi nhận, giáo viên đưa ra những phán đoán, kết luận, quyết định về người học hoặc về việc dạy học. 
2.1. Kiểm tra theo hướng định tính. 
Là phương thức thu thập thông tin về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh bằng cách quan sát và ghi nhận xét dựa theo các tiêu chí giáo dục đã định. Công cụ để thu thập thông tin định tính là quan sát, phỏng vấn, tự đánh giá của người học 
2.2. Kiểm tra theo hướng định lượng. 
Là phương thức thu thập thông tin về kết quả học tập của học sinh bằng số như điểm số hoặc số lần thực hiện của những hoạt động nào đó. 
Bài tập thực hành. 
3. Chức năng của đánh giá kết quả học tập. 3.1.Chức năng quản lí.` - Xếp loại hoặc tuyển chọn người học- Duy trì và phát triển chuẩn chất lượng* Phân loại người học là mục đích phổ biến của việc ĐGKQHT, là người học được phân loại về trình độ nhận thức, tư duy, kiến thức, kĩ năng, phẩm chất thái độ, căn cứ vào chương trình đào tạo đề ra. 
Mục đích: có thể dùng để xét lên lớp, khen thưởng, xét tham gia các đội tuyển của nhà trường, chia học sinh thành nhóm cho môn học, hoặc tổ chức nhóm tham gia bồi dưỡng, phụ đạo. 
* Duy trì và phát triển chất lượng dạy học: là 1 yêu cầu quan trọng của quá trình thực hiện chương trình giáo dục 
Mục đích: Xem xét một chương trình dạy học một nhóm đối tượng học sinh có đạt được yêu cầu tối thiểu các mục tiêu dạy học đã được xác định hay không. 
3.2. Chức năng kiểm soát và điều chỉnh hoạt động dạy và học. 
Kiểm tra đánh giá luôn được thực hiện song hành, liên kết với nhau, đan kết với nhau trong lúc Giáo viên tiến hành giảng dạy giúp cho quá trình giảng dạy đạt đến kết quả và việc học của học sinh đạt kết quả. 
Mặt khác, khi tiến hành dạy học giáo viên luôn có nhu cầu đánh giá tài liệu giảng dạy, đánh giá các phương pháp dạy học , hoạt động học tập của học sinh, nội dung, để lên kế hoạch giảng dạy tiếp theo hay kế tiếp. 
Giáo viên trong tiến trình kiểm tra đánh giá nhằm kiểm soát điều chỉnh việc dạy học cần biết đang kiểm tra cái gì, để làm gì và thực hiện chúng một cách hệ thống nhất quán. Từ đó đánh giá được sự phù hợp của quá trình dạy học và mức độ tin cậy của việc giảng dạy. Trên cơ sở đó đưa ra phán đoán về người học và quyết định điều chỉnh cải tiến hoạt động dạy học. 
3.3. Chức năng giáo dục và phát triển người học. 
Động viên người học là tạo động lực thúc đẩy học sinh học tập ngày càng hứng thú và hiệu quả hơn. 
Đánh giá góp phần phát triển toàn diện chuẩn bị cho người học vào đời 
Mục tiêu đánh giá và sự rõ ràng của các chuẩn mực và tiêu chí đánh giá ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả học tập. Do vậy khi đánh giá học sinh ở tiểu học cần nhận thức sâu sắc về quan điểm giáo dục toàn diện 
Một số vấn đề cần thực hiện để góp phần phát triển toàn diện người học 
- Phải xác định khối lượng học tập hợp lí cho học sinh, để học sinh có thể biết, hiểu, áp dụng. 
- Kết quả học tập cần được đánh giá hiệu quả, tin cậy để có tác dụng hướng dẫn , khuyến khích các phương pháp học tập tích cực, ủng hộ thói quen học tập có giá trị. 
- Phương pháp công cụ đánh giá cần đa dạng để kích thích người học tự bổ sung, phát triển kiến thức, kĩ năng cần thiết cho cuộc sống. Ngoài ra KTĐGKQHTgóp phần phát triển cho người học kĩ năng, phẩm chất xã hội. 
1. Các nguyên tắc đánh giá kết quả học tập. 
1.1. Nguyên tắc khách quan. 
* Khái niệm: Là những quy tắc cần được thực hiện trong khi kiểm tra và đánh giá để bảo đảm cho kết quả thu thập được ít chịu ảnh hưởng từ những yếu tố khác với mục tiêu và nội dung cần đánh giá. 
Bài 2 : NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC 5(3;2) 
* Quy tắc thực hiện nguyên tắc khách quan: 
Kết hợp kiểm tra định tính, kiểm tra định lượng 
Kết hợp nhiều kỹ thuật đánh giá nhằm hạn chế tối đa các nhược điểm của một loại hình đánh giá. 
Bảo đảm môi trường, cơ sở vật chất không ảnh hưởng đến việc thực hiện các bài tập đánh giá của học sinh. 
Kiểm soát các yếu tố khác ngoài khả năng thực hiện bài tập đánh giá của học sinh có thể ảnh hưởng đến kết quả làm bài hay thực hiện hoạt động của học sinh. Các yếu tố đó có thể là trạng thái sức khỏe, tâm lí lúc làm bài hay thực hiện hoạt động; ngôn ngữ diễn đạt trong bài kiểm tra; độ dài của bài kiểm tra; sự quen thuộc với bài kiểm tra- việc đuợc chuẩn bị kĩ trước khi kiểm tra. 
Bài 2 : NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC 5(3;2) 
Những phán đoán giá trị và quyết định về việc học của học sinh phải được xây dựng trên 3 cơ sở: 
+ Kết quả học tập thu thập được một cách hệ thống trong QTDH. 
+ Các tiêu chí đánh giá với các mức độ đạt được một cách rõ ràng. 
+ Sự kết hợp và cân bằng giữa 2 loại đánh giá: thường xuyên và tổng kết 
Bài 2 : NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC 5(3;2) 
1.2. Nguyên tắc công bằng. 
* Khái niệm: Là hệ thống các quy tắc cần được thực hiện trong đánh giá kết quả học tập nhằm bảo đảm những học sinh thực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực trong học tập sẽ nhận được những đánh giá kết quả như nhau. 
Bài 2 : NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC 5(3;2) 
* Một số quy tắc nhằm bảo đảm tính công bằng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập. 
- Mọi học sinh được làm việc đều đặn trên các nhiệm vụ hay bài tập có tính thách thức để giúp mỗi học sinh tích cực vận dụng phát triển kiến thức và kĩ năng đã học. 
- Đề bài kiểm tra phải cho mọi học sinh cơ hội chứng tỏ khả năng áp dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống hàng ngày và giải quyết vấn đề. 
- Đối với những bài kiểm tra nhằm thu thập những thông tin để đánh giá, xếp loại học sinh, giáo viên cần bảo đảm hình thức bài kiểm tra là quen thuộc với mọi học sinh. 
- Đối với các bài kiểm tra thực hành, tự luận, thang điểm hay thang đánh giá phải xây dựng cẩn thận sao cho việc chấm điểm hay xếp loại, ghi nhận xét kết quả phản ánh đúng khả năng làm bài của người học. 
Bài 2 : NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC 5(3;2) 
2.3. Nguyên tắc bảo đảm tính toàn diện. 
* ĐN: là hệ thống các quy tắc cần được thực hiện trong qú trình đánh giá thành quả học tập của học sinh tiểu học nhằm bảo đảm kết quả học sinh đạt được qua kiểm tra phản ánh được các mặt đức, trí, thể, mĩ lao động của học sinh cũng như mức độ nhận thức khác nhau trong hoạt động học tập của họ. 
Bài 2 : NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC 5(3;2) 
Bài 2 : NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC 5(3;2) 
* Một số nguyên tắc nhằm bảo đảm tính toàn diện trong đánh giá thành quả học tập của học sinh. 
- Nội dung kiểm tra cần bao quát các trọng tâm của phần học, chương trình, bài học muốn đánh giá. 
- Công cụ đánh giá cần đa dạng 
- Mục tiêu đánh giá cần bao quát kết quả học tập với mức độ nhận thức từ dễ đến khó: nhớ/ nhận biết, hiểu, vận dụng, phân tích - tổng hợp - đánh giá. 
- Các bài tập hoặc hoạt động đánh giá cần đánh giá cả kiến thức, kĩ năng môn học, cả đánh giá các phẩm chất trí tuệ, tình cảm, kĩ năng xã hội. 
2.4. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống. 
 Nguyên tắc đòi hỏi: 
* Việc xác định và làm rõ các mục tiêu, tiêu chí đánh giá phải đặt ở mức ưu tiên cao hơn công cụ và tiến trình đánh giá. 
+ Không được thực hiện đánh giá khi chưa xác định nội dung và mục đích đánh giá, vì giá trị của các kết quả đạt được không chỉ phụ thuộc vào mặt kỹ thuật của việc thiết kế và sử dụng cá công cụ đánh giá , mà trước hết là vào việc xác định rõ cần phải đánh giá cái gì, tại sao? 
Bài 2 : NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC ... . KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Ở TIỂU HỌC 14(9;5) 
4.2.2. Trắc nghiệm đúng sai 
* Yêu cầu: Trắc nghiệm đúng sai là kiểu trắc nghiệm bao gồm 2 phần: 
Phần 1 là một câu hỏi hoặc 1 phát biểu (phần đề) 
Phần 2 là 2 phương án lựa chọn: Đúng - Sai; Phải - Không phải; Đồng ý - Không đồng ý 
Yêu cầu của trắc nghiệm đúng sai là chọn một trong 2 phương án. 
* Ưu điểm: 
Dễ xây dựng 
Khả năng bao quát chương trình lớn 
* Nhược điểm: 
Thường chỉ dùng kiểm tra ở mức độ biết và hiểu đơn giản 
Tỷ lệ đoán mò là 50% 
Bài 5 . KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Ở TIỂU HỌC 14(9;5) 
* Đề nghị: 
- Tránh những phát biểu chung chung 
- tránh các phát biểu tầm thường, không quan trọng 
- Tránh sử dụng những phát biểu phủ định, đặc biệt là phủ định kép 
- Tránh các câu dài, phức tạp. 
- Tránh bao gồm 2 ý tưởng trong 1 phát biểu, trừ khi đo lường khả năng nhận ra mối quan hệ nhân quả. 
- Nên đưa thêm vào trong câu đề một cơ sở để kết quả chọn Đúng - Sai không chung chung, mơ hồ 
- Chiều dài các câu trắc nghiệm đúng và sai nên bằng nhau. 
- Số lượng câu trắc nghiệm đúng và sai nên bằng nhau. 
- Tránh dùng câu phủ định kép 
- Tránh lấy nguyên văn từ sách giáo khoa. 
- Chặt chẽ khi dùng câu gồm hai mệnh đề có quan hệ nhân quả. 
Bài 5 . KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Ở TIỂU HỌC 14(9;5) 
4.2.3. Trắc nghiệm kiểu đối chiếu cặp đôi 
* Yêu cầu: 
- Bài trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi là một bài trắc nghiệm bao gồm hai phần: phần thông tin ở bảng truy và phần thông tin ở bảng chọn. Hai phần này thường được thiết kế thành 2 cột. 
Yêu cầu: là lựa chọn yếu tố tương đương hoặc có sự tương hợp của mỗi cặp thông tin từ bảng truy và bảng chọn. Giữa các cặp ở hai bảng có mối quan hệ trên 1 cơ sở đã định. 
* Ưu điểm: 
- Dễ xây dựng 
 - Hạn chế được sự đoán mò bằng cách làm cho số lượng thông tin ở bảng chọn nhiều hơn ở bảng truy. 
* Nhược điểm: 
- Chỉ chủ yếu kiểm tra khả năng nhận biết 
- Thông tin có tính dàn trải, không nhấn mạnh được những điều quan trọng hơn. 
Bài 5 . KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Ở TIỂU HỌC 14(9;5) 
* Đề nghị về việc biên soạn: 
- Chỉ dùng tài liệu đồng chủng trong bài trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi. Nên hạn chế đối với học sinh các cấp cao hơn. 
- Số lượng các đáp án ở bảng chọn nên nhiều hơn số lượng các mục ở bảng truy 
- Các mục được ghép không nên nhiều quá và các thông tin ở bảng chọn nên ngắn hơn các thông tin ở bảng truy. 
- Sắp xếp các mục trả lời theo một trật tự logic 
- Lời chỉ dẫn cần chỉ rõ cơ sở cho việc đối chiếu cặp đôi giữa các tiền đề và các câu trả lời. 
- Bài trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi phải được đặt trên cùng một trang giấy. 
Bài 5 . KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Ở TIỂU HỌC 14(9;5) 
4.2.3. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn. 
* Đặc điểm, yêu cầu: trắc nghiệm nhiều lựa chọn bao gồm phần nêu vấn đề dưới dạng câu chưa hoàn thành hoặc câu hỏi và phần nêu các phương án lựa chọn. Yêu cầu làm bài trắc nghiệm nhiều lựa chọn là chọn 1 phương án trả lời tốt nhất trong số các phương án cho sẵn. 
* Ưu điểm: 
- Đo được nhiều mức độ nhận thức khác nhau: hiểu, biết và vận dụng. 
- Có thể biết được khả năng của người làm bài 
- Khả năng đoán mò thấp hơn trắc nghiệm đúng sai 
- Tránh được yếu tố mơ hồ như trong trắc nghiệm trả lời ngắn. 
* Nhược điểm: 
- Khó biên soạn các câu hỏi để đánh giá những kĩ năng nhận thức bậc cao. 
- Không dễ xây dựng được các câu hỏi có chất lượng với những phương án mồi nhử khó phân biệt với phương án đúng. 
Bài 5 . KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Ở TIỂU HỌC 14(9;5) 
* Đề nghị: 
- Không nên đưa ra nhiều ý , mỗi phương án chỉ nên có 1 ý. 
- Tránh dùng các câu hỏi phủ định 
- Cẩn thận khi đưa vào phương án tất cảc các câu trả lời trên Đúng/Sai 
- Nên sắp xếp các phương án theo một trật tự nhất quán tránh sự nhầm lẫn cho người làm bài. 
- Cố gắng tạo ra các phương án mồi nhử khó phân biệt với phương án đúng. 
- Ghi nhận những khó khăn, nhầm lẫn mà học sinh thường mắc để tạo ra các phương án mồi nhử. 
- Tránh trường hợpcó thể có 2 hay hơn 2 phương án đungs trong số các phương án cho sẵn 
- Tránh phương án mơ hồ, võ đoán, khjông có căn cứ cụ thể. 
- Tránh trường hợp phương án này bao hàm ý của phương án khác. 
Bài 5 . KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Ở TIỂU HỌC 14(9;5) 
5. Bài thực hành 
5.1. Khái niệm và những kết quả học tập được đánh giá qua bài thực hành. 
5.1.1. Khái niệm: bài thực hành là 1 kỹ thuật đánh giá trong đó các hành vi học tậpcủa người học sẽ được xem xét trong những tình huống cụ thể. Bài thực hành đòi hỏi người họcthể hiện các kĩ năng bằng hành động thực tế. 
5.1.2. Các kiểu bài thực hành 
* Bài thực hành hạn chế: 
Là dạng bài bắt đầu bằng những chỉ dẫn hay động lệnh, trong đó nội dungvà yêu cầu thực hiện được giới hạn trong một vài bài họchoặc trong 1 số nội dung chuyên biệt. 
* Bài thực hành mở rộng: 
Là dạng bài đòi hỏi người học phải tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau vượt ra ngoài phạm vi những thông tin đã được cung cấp trong chính bài tập ấy hay vượt ra ngoài nội dung của một vài bài đang học. 
Bài 5 . KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Ở TIỂU HỌC 14(9;5) 
5.1.3. Các kết quả học tập được đánh giá qua bài thực hành. 
Bài thực hành được dùng để đo những thành quả học tập không đo lường được bài trắc nghiệm. Bài thực hành thích hợp cho mục đích đánh giá khả năng ứng dụng, với những vấn đề mà cấu trúc ít chặt chẽ. Trong đó khả năng nhận diện vấn đề, thu thập dữ liệu, tổ chức, tích hợp, đánh giá thông tin và sáng tạo được nhấn mạnh. Đặc biệt thích hợp với thành quả học tập lien quan đến việc tạo ra sản phẩm như tranh, bài đánh máy, độg tác thể dục.. 
5.2. Thực hành xây dựng bài thực hành. 
5.2.1. Hạn chế của bài thực hành: 
- Việc cho điểm cũng như cho nhận xét đánh giá có thể không đáng tin cậy 
- Mất nhiều thời gian tiến hành, đặc biệt đối với bài thực hành mở rộng 
- Tính khái quát của việc đánh giá quá trình hoạt động trong các bài tập thực hành thấp. 
Bài 5 . KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Ở TIỂU HỌC 14(9;5) 
5.2.2. Cách xây dựng 1 bài thực hành 
B1: Tập trung vào những thành quả học tập đòi hỏi kĩ năng nhận thức và thực hành phức tạp. Từ đó xác định các thành quả quan trọng cần đánh giá bằng bài thực hành. 
B2: Chọn và phát triển những bài tập thể hiện đầy đủ cả nội dung kiến thức và kĩ năng liên quan trực tiếp đến các thành quả học tập trọng tâm đã xác định ở bước 1. 
B3: luôn tập trung vào ý định đánh giá 
B4:cung cấp cho học sinh những hiểu biết hay gợi ý cần thiết 
B5: Xây dựng phương hướng và tiến trình thực hiện bài tập một cách rõ ràng 
B6: Cho học sinh biết tiêu chi đánh giá các hoạt động trong khi làm và sản phẩm sau khi làm. 
Bài 5 . KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Ở TIỂU HỌC 14(9;5) 
5.2.3. Cách đánh giá các kĩ năng thực hành. 
- Quan sát trực tiếp và ghi chép điều quan sát được 
- Sử dụng bảng kiểm 
- Sử dụng thang mức độ 
Bài 5 . KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Ở TIỂU HỌC 14(9;5) 
6. Học sinh tự đánh giá 
6.1. Tìm hiểu và thực hành các biện pháp rèn kĩ năng tự đánh giá cho học sinh . 
6.1.1. Tại sao cần rèn cho học sinh tiểu học kĩ năng tự đánh giá 
- Kiểm soát được việc học của bản thân các em 
- Lên kế hoạch làm thế nào để cải thiện việc học của bản thân 
- Cảm thấy thoải mái về những gì các em có thể làm được 
- Dần dần, lĩnh hội được cách tự học. 
6.1.2. Các biện pháp giúp học sinh đạt được kĩ năng tự đánh giá 
* Đặt câu hỏi giúp học sinh suy nghĩ về việc học của mình 
* Hướng dẫn học sinh viết nhật ký học tập thep gợi ý 
- Những điểm mạnh mà em cảm thấy mình có 
- Những khó khăn mà em đang gặp phải 
- Em làm thế nào để vượt qua khó khăn ấy 
Bài 5 . KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Ở TIỂU HỌC 14(9;5) 
- Nêu 1 số thói quen học tập mà em đã có. Theo em, thói quen ấy đã giúp em đạt kết quả học tập như ý mình muốn chưa? có cần thay đổi gì? 
- Ý kiến về chất lượng bài làm của em 
- Cảm giác của em đối với những môn học và những hoạt động khác nhau trong lớp học 
- Những điều nào có thể làm cho việc học của em tốt hơn 
- Theo em, trong lớp, những bạn nào có cách học mà em nể phục nhất? cách đó là gì? Em nghĩ mình có thể làm như bạn không? tại sao? 
* Tổ chức hoạt động trao đổi về việc học và rèn luyện theo nhóm trong các giờ chủ nhiệm hay ngoại khóa. 
* Đưa ra những giới hạn với những yêu cầu cụ thể làm căn cứ cho học sinh tự đánh giá và đánh giá bạn trong các tiết học. 
* Phối hợp với gia đình tạo cơ hội cho học sinh kể lại, nhận xét quá trình và kết quả học tập của mình với cha mẹ. 
* Hình thành những mẫu phiếu để giúp học sinh dễ dàng thể hiện các nhận xét tự đánh giá. 
Bài 5 . KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Ở TIỂU HỌC 14(9;5) 
6.2. Tổng hợp thông tin đánh giá, ghi sổ liên lạc và học bạ. 
6.2.1. Thế nào là Học bạ và Sổ liên lạc 
Học bạ là một loại văn bản chính thức ghi nhận các thành quả kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trong năm học. Việc ghi học bạ được làm vào cuối học kỳ hay năm học. 
Sổ liên lạc là loại văn bản tạm thời ghi nhận các thành quả học tập và rèn luyện vừa có tính quá trình, vừa có tính tổng kết. 
6.2.2. Cách ghi nhận xét báo cáo về kết quả học tập trong Học bạ và Sổ liên lạc. 
Để ghi vào học bạ hay sổ liên lạc, giáo viên nên ghi nhận hai loại thông tin về học sinh. 
Bài 5 . KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Ở TIỂU HỌC 14(9;5) 
* Thông tin về quá khứ: 
- Kết quả học tậpvà rèn luyện mà học sinh đã đạt được sau một năm học hay sau một học kì; các mức độ thành thạo về kĩ năng, điểm trung bình chung của các bài kiểm tra, kĩ năng học tập và kĩ năng xã hội mà học sinh đã phát triển được sau 1 năm học. 
- Những chi tiết về tiểu sử gia đình và cá nhân, về sức khỏe cá nhân có liên quan đến quá trình học vấn của học sinh. 
* Thông tin về tương lai: 
- Các lĩnh vực môn học mà học sinh có tiềm năng phát triển tốt 
- Các lĩnh vực môn học mà học sinh cần sự giúp đỡ để điều chỉnh những kiến thức mình bị mất căn bản. 
- Vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến việc học trong tương lai 
- Các nhu cầu chuyên biệt mà học sinh nên đáp ứng 
- Các thái độ và kĩ năng về xã hội, về học tập...tốt cho sự phát triển tương lai của học sinh 
- các biểu hiện tài năng, năng khiếu. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_kiem_tra_danh_gia_ket_qua_giao_duc_o_tieu_hoc.ppt