Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới là người sớm quan tâm đến vai trò, vị thế của phụ nữ, là một trong những người đi đầu, giương cao tư tưởng chống áp bức và nô dịch phụ nữ, Người đã luôn luôn nói về quyền bình đẳng của phụ nữ hay gọi theo cách khác đó chính là bình đẳng giới. Người luôn lên án những hành vi bạo lực gia đình cho dù hành vi đó là bạo lực về thể chất (đánh đập) hay là hành vi bạo lực về tinh thần.
Điểm Lời nhận xét của Ban giám khảo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới là người sớm quan tâm đến vai trò, vị thế của phụ nữ, là một trong những người đi đầu, giương cao tư tưởng chống áp bức và nô dịch phụ nữ, Người đã luôn luôn nói về quyền bình đẳng của phụ nữ hay gọi theo cách khác đó chính là bình đẳng giới. Người luôn lên án những hành vi bạo lực gia đình cho dù hành vi đó là bạo lực về thể chất (đánh đập) hay là hành vi bạo lực về tinh thần. Còn với chúng ta - những người dân Việt Nam, những người phụ nữ Việt Nam- hơn ai hết, chúng ta hiểu sâu sắc rằng trong suốt quá trình tìm đường cứu nước và lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh cho độc lập tự do, xây dựng chế độ mới, có một tư tưởng xuyên suốt, có một điều luôn thường trực trong tâm khảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là làm thế nào, làm gì để giải phóng phụ nữ nước ta, để thực hiện nam nữ bình quyền, để quyền lợi của phụ nữ thật sự được tôn trọng, thật sự được bảo đảm. Vì lẽ đó, cho đến trước lúc đi xa, Người vẫn luôn tâm niệm, dành một phần trong Di chúc thiêng liêng để nói về một vấn đề quan trọng là quyền bình đẳng của phụ nữ : "Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cân nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Đó là cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ ". Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, phụ nữ có vai trò rất to lớn trong sự nghiệp cách mạng, giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ là một nội dung quan trọng của quyền con người, một nhiệm vụ của cách mạng. Ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong bản tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định : "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. " Với lực lượng một nửa nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao những đóng góp to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp Cách mạng, Người khẳng định : "Trong lịch sử phát triển của đất nước, ở bất cứ thời kỳ nào, phụ nữ Việt Nam cũng giữ một vai trò rất quan trọng "; "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ " Như vậy, cả về hai mặt pháp lý và đạo đức, quyền bình đẳng của phụ nữ là một nội dung quan trọng của quyền con người. Trong suốt cuộc đời làm cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn canh cánh một nỗi niềm, một nhiệm vụ: Giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ. Người ý thức sâu sắc rằng giải phóng phụ nữ thuộc địa phải gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Là một vị lãnh tụ nói và làm luôn đi đôi với nhau, tư tưởng thống nhất với hành động, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu nỗi thống khổ và sự ràng buộc xã hội đối với người phụ nữ; qua đó thức tỉnh họ đứng lên đấu tranh để giành lấy sự bình đẳng, trong công tác phụ nữ Người luôn đòi hỏi ở cả hai phía : Tổ chức Đảng và bản thân người phụ nữ. Thấu hiểu và thông cảm với phụ nữ, Người luôn quan tâm thức tỉnh, xây dựng cho họ lòng tự tin, niềm tự hào. Người chỉ rõ : "Dưới Chủ nghĩa Xã hội, Chủ nghĩa Cộng sản, người phụ nữ dũng cảm có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ của người đàn ông dũng cảm có thể làm, dù nhiệm vụ đó đòi hỏi rất nhiều tài năng và nghị lực". Là một lãnh tụ nói đi đôi với làm, Người đã biến sức mạnh tiềm tàng to lớn của phụ nữ thành động lực mạnh mẽ, thành mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Theo Người, một vấn đề cực kỳ quan trọng là phụ nữ phải được tham gia bình đẳng vào quá trình xây dựng nền kinh tế, văn hoá, xã hội là tiền đề đi tới giải phóng phụ nữ triệt để.Không chỉ quan tâm đến quyền bình đẳng của nữ giới trong mọi quan hệ xã hội mà Bác Hồ còn lo cho hạnh phúc của nữ giới trong quan hệ vợ chồng, Bác khuyên chị em ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình để tự đấu tranh giải phóng mình khỏi những ràng buộc phi lý kiểu "chồng chúa vợ tôi". Bác phê phán tình trạng chồng đánh vợ và khẳng định đây là tệ nạn về mặt đạo đức và vi phạm pháp luật : "Đàn ông là người công dân, đàn bà cũng là người công dân, dù là vợ chồng, người công dân này đánh người công dân khác tức là phạm pháp". Trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như trong cuộc sống đời thường, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm động viên phụ nữ. Bác từng nói : "Có người nghĩ rằng Bác không có gia đình, chắc không hiểu gì mấy về vấn đề này. Bác tuy không có gia đình riêng, nhưng Bác có một đại gia đình rất lớn, đó là giai cấp công nhân trên toàn thế giới, là nhân dân Việt Nam. Từ gia đình lớn đó, Bác có thể suy đoán được gia đình nhỏ....Muốn sản xuất nhiều thì phải có nhiều sức lao động. Muốn có nhiều sức lao động thì phải giải phóng sức lao động của phụ nữ. Nói phụ nữ là nói phần nửa của xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phống phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa". Có thể nói Chủ tịch Hồ Chí Minh có quan niệm về vấn đề giải phóng phụ nữ rất sâu sắc, thể hiện tính nhân văn, lòng yêu thương con người nói chung và sự quan tâm đặc biệt với phụ nữ nói riêng. Vấn đề phụ nữ trong gia đình luôn được Người coi trọng. Bác cho rằng : "Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội mà phải chú ý đến hạt nhân cho tốt. Tục ngữ ta có câu : Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn". Bác cũng chỉ rõ : "Luật lấy vợ lấy chồng nhằm giải phóng phụ nữ, tức là giải phóng phần nửa xã hội. Giải phóng người đàn bà", đồng thời "phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông". Đối với người phụ nữ cũng cần phải có trách nhiệm, Bác nêu : "Về phần mình, chị em phụ nữ không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình, mà tự mình phải tự cường, phải đấu tranh..." Bác Hồ đã khái quát những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua tám chữ vàng: "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Ngày nay khi đất nước đã được thống nhất, chúng ta được sống dưới nền hoà bình, độc lập, tự do nhưng mỗi chúng ta hãy chịu khó quan sát cuộc sống hằng ngày đang diễn ra xung quanh ta, chúng ta không khỏi giật mình vì nạn bạo lực gia đình của chúng ta cùng ngày một gia tăng dưới nhiều hình thức, nhiều dạng bạo lực trong đó có cả những tầng lớp trí thức lẫn tầng lớp nông dân lao động ít học vấn. Chính vì những lý do trên mà Luật số 02/2007/QH12, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 05 tháng 12 năm 2007. QUỐC HỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Luật số: 02/2007/QH 12 Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2007 LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH 10; Quốc hội ban hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Luật này quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. 2. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình 1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: a) Hành ha, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục; e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. 2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng. Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình 1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật. 3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ. 4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức phòng, chống bạo lực gia đình. Điều 4. Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình 1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực. 2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từc chối. 4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật. Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình 1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây: a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức ... thêm cho cán bộ công đoàn thực hiện hoạt động này.Từ những vấn đề trên và qua thực tế 17 năm trực tiếp làm công tác giáo dục tại một trường vùng sâu, vùng xa của huyện Võ Nhai mà bản thân tôi lại là người địa phương hoá ở đây nên phần nào cũng hiểu được phong tục, tập quán của đồng bào nơi đây mà chị em giáo viên trong trường của tôi chiếm đa số là người địa phương gốc bản địa. Chính vì lẽ đó mà tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị của công đoàn đơn vị mình cũng như trách nhiệm của bản thân tôi như sau: Hội phụ nữ các cấp cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi chuyên đề, bồi dưỡng kiến thức về giới và bình đẳng giới cho cán bộ công đoàn cơ sở. Cung cấp thêm các tài liệu có liên quan như: "Hỏi đáp về Luật bình đẳng giới", các bản tin pháp luật về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, các tờ gấp như: "Bình đẳng giới trong các lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình", "Hãy hành động vì bình đẳng giới". Xúc tiến đào tạo, bồi dưỡng báo cáo viên, tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở. Chúng tôi cũng rất mong nhận được sự hỗ trợ về kinh phí tổ chức hoạt động và phụ cấp cho cán bộ công đoàn, ban nữ công để có thể thuận lợi trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Để có sự bình đẳng giới thực chất thì đòi hỏi phải có sự thừa nhận và tôn trọng sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ. Bình đẳng giới không có nghĩa là thủ tiêu những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ Việt Nam: Đó là đức hy sinh, là sự cần cù, chịu thương, chịu khó, một lòng thương chồng, thương con, chăm lo vun vén cho gia đình. Tôi nhớ ngày tôi mới về làm dâu khi tôi đang tranh luận với chồng tôi về vấn đề bình đẳng giới trong xã hội hiện nay thì mẹ chồng tôi nói luôn : "Dù có bình đẳng đến đâu thì phụ nữ vẫn là người rửa bát". Tưởng như chỉ là một câu nói bông đùa nhưng ngẫm ra mới thấy cái thâm thuý của câu nói ấy. Chúng ta, những người đang ngày ngày cần mẫn và tận tuỵ thực hiện sự nghiệp "trồng người" cao cả, chúng ta hãy giáo dục và bảo đảm việc thực hiện bình đẳng giới ngay từ giai đoạn trẻ em do chính học sinh của mình, để xây dựng một xã hội trong thế hệ tương lai thực sự bình đẳng giới. Trong những năm tháng đất nước còn chiến tranh ác liệt, trên mặt trận nông nghiệp, người phụ nữ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong tăng gia sản xuất, là hậu phương vững chắc cho tuyền tuyến. Chị em phụ nữ đã góp phần công sức to lớn của mình trong việc nuôi quân và dân "Ăn no đánh thắng" đế quốc Mỹ. Hiện nay, trong công cuộc đổi mới, người phụ nữ Việt Nam đã đóng góp hết sức to lớn về nhiều mặt trong đời sống xã hội. Để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu, hàng vạn phụ nữ vươn lên vượt qua khó khăn trong công cuộc chuyển đổi cơ chế quản lý của Đảng và Nhà nước. Trên bình diện chung, phụ nữ đã đạt nhiều thành quả trong lao động cho mình, cho gia đình và toàn xã hội. Nhiều tấm gương phụ nữ lao động giỏi, làm kinh tế gia đình đạt được kết quả đáng khen ngợi. Có cả những chị em là những nhà quản lý, nhà kinh doanh và những nhà khoa học có triển vọng...góp phần đắc lực vào công cuộc đổi mới đất nước. Người phụ nữ Việt Nam luôn có tinh thần cầu thị, ham học hỏi, mạnh dạn trong công việc, trong lao động luôn có sự sáng tạo. Trong điều kiện xã hội hiện nay, Đảng và Nhà nước ta tạo mọi điều kiện để phát huy vai trò của người phụ nữ. Bởi vậy, để làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình, người phụ nữ Việt Nam đã không ngừng đấu tranh khắc phục hậu quả, những hạn chế do chế độ cũ để lại như tư tưởng phong kiến, gia trưởng trong gia đình, trọng nam kinh nữ,.....Có thể khẳng định rằng trong điều kiện hiện nay người phụ nữ Việt Nam đã có những sự nỗ lực vượt bậc, khắc phục nhiều khó khăn để tiếp cận tri thức, thành tựu tiên tiến của nhân loại. Trong công cuộc đổi mới, phát triển đã có nhiều phụ nữ có khả năng toàn diện và có nhiều mặt mạnh. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang thực sự cần những người phụ nữ có đủ tư chất để đảm nhiệm những công việc mới, nhiệm vụ mới trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội. Nhà nước ta luôn coi trọng và khẳng định thực hiện bình đẳng giới là mục tiêu trong yếu trong chiến lược phát triển. Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn Luật bình đẳng giới. Đây là một bước tiến mới thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Vấn đề bình đẳng giới được đánh giá là một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong hơn hai mươi năm đổi mới. Trên thực tế hiện nay, người phụ nữ Việt Nam đang ngày được quan tâm, cải thiện đáng kể. Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X đã xác định mục tiêu: "Phụ nữ Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, bình đẳng, phát triển, góp phần đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước". Nhằm phát huy vai trò của phụ nữ, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam luôn phấn đấu giữ vững và phát huy vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ, vận dụng sáng tạo các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước để tổ chức triển khai thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ vì mục tiêu bình đẳng, phát triển, chăm lo, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ. Trong xu thế phát triển của đất nước, bối cảnh nền kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội hiện nay, cùng với những thuận lợi, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đã và đang tạo điều kiện cho phụ nữ có thể phát huy toàn diện thế mạnh, tiềm năng của mình để cống hiến nhiều hơn và hiệu quả hơn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay, người phụ nữ ngày càng có một vai trò và địa vị quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước với những ưu điểm và phẩm chất vốn có của mình, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, họ có thể thực hiện thắng lợi con đường mà Đảng đã chỉ lối. Người phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI sẽ có một vị trí và tầm cao mới. Họ sẽ chung tay góp sức vào sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng nên một Việt Nam mang diện mạo mới "sánh vai với các cường quốc năm châu" như mong muốn thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã căn dặn. Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, thực hiện lời giáo huấn trong Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu, với lòng biết ơn vô hạn, các tầng lớp phụ nữ trên khắp mọi miền của đất nước đã đoàn kết phấn đấu, năng động, sáng tạo phát huy sức mạnh nội lực, giá trị truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, chủ động, tự tin, đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong vai trò người vợ, người mẹ, với tấm lòng thuỷ chung, nhân hậu, phụ nữ đã cùng nam giới xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Phụ nữ Việt Nam ngày càng trưởng thành về mọi mặt. Trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội được nâng lên. Quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng được thực hiện đầy đủ hơn. Đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của đại bộ phận chị em được cải thiện. Là tổ chức đại diện, chăm lo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã giữ vững vai trò nòng cốt trong phong trào phụ nữ. Bám sát chức năng của Hội, nhiệm vụ chính trị của đất nước, cácc cấp Hội đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện tốt hơn vai trò đại diện quyền làm chủ của phụ nữ; chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành một số chính sách, luật pháp có ý nghĩa chiến lược về công tác phụ nữ, cán bộ nữ và bình đẳng giới. Các cấp Hội đã tích cực vận động phụ nữ và các tầng lớp phụ nữ sôi nổi hưởng ứng thực hiện phong trào thi đua yêu nước "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc". Đặc biệt, đối với Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", hơn hai năm qua, cán bộ, hội viên phụ nữ cả nước đã nỗ lực thực hiện không chỉ bằng trách nhiệm mà bằng cả tấm lòng yêu thương và biết ơn vô hạn đối với Bác. Cuộc vận động đã trở thành một đợt sinh hoạt chính trị, văn hoá, bước đầu đã tạo được những chuyển biến tích cực trong việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức trong cán bộ, hội viên, xây dựng được phong trào "làm theo" tấm gương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bác bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, quan niệm bất bình đẳng, tư tưởng trọng nam hơn nữ vẫn còn tồn tại trong xã hội nói chung và địa phương cơ sở vùng sâu, vùng xa nơi tôi đang công tác nói riêng vẫn còn xảy ra dưới nhiều hình thức, ở nhiều nhóm xã hội khác nhau, kể cả đội ngũ cán bộ, công chức, thậm chí cả những nữ giới. Giữa chủ trương, chính sách và pháp luật với thực tiễn còn khoảng cách lớn, để đạt được sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ, để Luật bình đẳng giới thật sự đi vào cuộc sống của mỗi người dân còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.Trong thực tế, phụ nữ đang phải đối mặt với đói nghèo, lạc hậu, thiếu việc làm, sự bất cập về trình độ học vấn, chuyên môn chính là những bước cản trở đến sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ. Ngay tại các Bộ, Ngành và những đơn vị hành chính, kinh tế lớn, vấn đề bình đẳng giới vẫn còn gặp những khó khăn nhất định. Việc bồi dương, phát triển cán bộ nữ còn hạn chế. tỷ lệ thất nghiệp trong nữ giới có xu hướng cao dần lên trong cả khu vực công và tư; tình trạng bạo lực gia đình mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ vẫn còn cao; tình trạng thất học, bỏ học của các cháu gái ở vùng sâu, vùng xa còn khá phổ biến; khoảng cách giàu nghèo giữa đô thị với nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn khá lớn... Để tiếp tục thực hiện nội dung quan trọng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của phụ nữ, đồng thời thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, trong thời gian tới, cần tiếp tục có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động trên lĩnh vực xã hội và bình đẳng giới. tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội về bình đẳng giới. Tăng cường sự tham gia của cán bộ nữ vào bộ máy các cơ quan lãnh đạo các cấp; định kỳ hằng năm kiểm tra việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, xứng đáng với niềm tin yêu và lòng mong muốn của Bác Hồ.
Tài liệu đính kèm: