Thiết kế giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần 21 năm 2009

Thiết kế giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần 21 năm 2009

I . Mục tiêu :

- Biết một số yu cầu, lịch sự.

- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.

- Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các hình huống đơn giản, thường gặp hằng ngày

- Mạnh dạn khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hằng ngày.

 II .Chuẩn bị :

- Nội dung tiểu phẩm hành vi chi HS chuẩn bị . Phiếu học tập .

 III.ác hoạt động dạy và học chủ yếu:

 

doc 28 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần 21 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG Tuần 21 ( Từ 18 / 01 đến 22 / 01 / 2009 )
Ngày, tháng, năm
Môn học
Tiết
Tên bài dạy.
Thứ Hai
Ngày 18 / 01 / 2010
Đạo đức
21
Biết nói lời yêu cầu đề nghị ( Tiết 1 )
Toán
101
Luyện tập
Tập đọc
61
Chim Sơn Ca và bông Cúc Trắng ( Tiết 1 )
Tập đọc
62
Chim Sơn Ca vàbông Cúc Trắng ( Tiết 2 )
Thứ Ba
Ngày 19 / 01 / 2010
Thể dục
41
Đi theo vạch kẽ thẳng
Kể chuyện
21
Chim Sơn Ca và bong Cúc Trắng (MT)
Toán
102
Đường gấp khúc – Độ dài của đường gấp khúc
Mỹ thuật
21
Tập nặn tạo dán: Năn hoặc vẽ dáng người đơn giản
Thứ Tư
Ngày 20 / 01 / 2010
Chính tả
41
( Tập chép ) : Chim Sơn Ca và bông Cúc Trắng
Tập đọc
63
Vè chim
Toán
103
Luyện tập
T. N. X. H
21
Cuộc sống xung quanh (MT)
Thủ công
21
Gấp, cắt, dán trang trí Phong bì ( Tiết 1 )
Thứ Năm
Ngày 21 / 01 / 2010
L.T - Câu
21
Từ ngữ : Chim Chóc – Đặt và trả lời câu hỏi ở đâu?
Tập viết
21
Viết hoa chữ R
Toán
104
Luyện tập chung
Thể dục
42
Đi thường theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông trò chơi nhảy ô
Thứ Sáu
Ngày 22 / 01 / 2010
Chính tả
42
( Nghe viết ) : Sân Chim
Tập. L. văn
21
Đáp lời cảm ơn – Tả ngắn loài chim (MT)
Toán
105
Luyện tập chung
Hát- nhạc
21
Hoa lá mùa xuân
S.H. T. T
21
Ổn định nề nếp học tập
Thứ hai	ĐẠO ĐỨC
BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ ( T1 )
I . Mục tiêu : 
- Biết một số yêu cầu, lịch sự.
- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các hình huống đơn giản, thường gặp hằng ngày
- Mạnh dạn khi nĩi lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hằng ngày.
 II .Chuẩn bị :
- Nội dung tiểu phẩm hành vi chi HS chuẩn bị . Phiếu học tập .
 III.ác hoạt động dạy và học chủ yếu:	
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của hôc sinh
1. Khởi động: HS hát 
2.Bài mới: 
 a) Hoạt động 1: Quan sát mẫu hành vi . 
- Yc 2 em lên bảng chuẩn bị tiểu phẩm lên trình bày trước lớp .Yêu cầu lớp theo dõi. 
- Giờ tan học đã đến. Trời mưa to, Ngọc quên mang áo mưa, Ngọc đề nghị Hà:
- Bạn làm ơn cho mình đi chung áo mưa với. Mình quên không mang. 
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời :
-Chuyện gì xảy ra sau giờ học ?
- Ngọc đã làm gì khi đó ?
- Hãy nói lời đề nghị của Ngọc đối với Hà ?
- Hà đã nói lời đề nghị với giọng và thái độ như thế nào ? 
* Kết luận : Để đi chung áo mưa với Hà Ngọc đã biết nói lời đề nghị rất nhẹ nhàng , lịch sự thể hiện sự tôn trọng bản thân .
 b)Hoạt động 2: Đánh giá hành vi .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu cách xử lí tình huống : 
-TH1: Trong giờ tập vẽ bút chì của Nam bị gãy , Nam thò tay sang hộp bút của Hoa lấy gọt bút chì mà không nói gì với Hoa . Việc làm của Nam là đúng hay sai ? Vì sao ?
-TH2: Giờ tan học , quai cặp của Chi bị tuột nhưng em không biết cài lại khoá quai thế nào ? Đúng lúc đó cô giáo vừa đi đến . Chi liền nói : “ Thưa cô , quai cặp em bị tuột cô làm ơn cài lại giúp em ạ ! em cảm ơn cô .
 TH3: Sáng hôm nay Tuấn vừa đến lớp thì thấy các bạn nữ đang chụm đầu lại để đọc quyển truyện tranh Tuấn liền thò tay giật quyển sách từ tay Hằng và nói : “ Đưa đây đọc truớc đã “ Việc làm của Tuấn là đúng hay sai ? Vì sao ?
TH4: Đã đến giờ vào lớp Hùng muốn sang lớp bên cạnh Tuấn liền dúi chiếc cặp của mình vào tay Hà đang đứng trước cửa lớp và nói “Đưa vào lớp hộ vơí“ Việc làm của Hùng là đúng hay sai ? Vì sao ?
- Nhận xét tổng hợp các ý kiến của học sinh và đưa ra kết luận chung cho các nhóm . 
 c)Hoạt động3:Tập nói lời đề nghị yêu cầu 
- Yêu cầu lớp suy nghĩ và viết lại lời đề nghị của em với bạn nếu em là trường hợp của Nam , của Tuấn , của Hùng trong 3 tình huống ở hoạt động 2
- Yêu cầu hai em ngồi gần nhau chọn 1 trong 3 tình huống trên và đóng vai .
- Gọi một số cặp trình bày trước lớp . 
3. Củng cố - Dặn dò :
-Nói lời yêu cầu, đề nghị vào trường hợp nào?
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn học sinh về nhà hoàn thành phiếu điều tra để tiết sau báo cáo trước lớp . 
HS hát 
- Hai em lên trình bày tiểu phẩm đóng vai theo mẫu hành vi .
- Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi giáo viên .
- 4 - 5 em nói lại lời đề nghị .
- Giọng nhẹ nhàng và thái độ lịch sự .
- Hai em nhắc lại .
- Các nhóm thảo luận .
-Lần lượt cử đại diện lên trình bày trước lớp. 
-Việc làm của Nam là sai không được tự ý lấy gọt chì của bạn mà phải nói lời đề nghị bạn cho mượn . Khi bạn đồng ý mới được lấy để sử dụng .
- Việc làm của Chi là đúng vì bạn đã biết nói lời đề nghị cô giáo giúp một cách lễ phép .
- Tuấn làm như thế là sai vì Tuấn đã giằng lấy chuyện từ tay bạn và dùng lời nói rất mất lịch sự với 3 bạn .
- Hùng làm thế là sai vì Hùng đã nói lời đề nghị như ra lệnh cho Hà , rất mất lịch sự .
-Các nhóm khác theo dõi và nhận xét .
-Lớp thực hành viết lời đề nghị thích hợp vào giấy .
- Thực hành đóng vai và nói lời đề nghị theo yêu cầu .
- Một số cặp trìh bày cả lớp theo dõi và nhận xét .
- Vài HS trả lời.
-Về nhà áp dụng vào thực tế cuộc sống để nói lời yêu cầu đề nghị trong những tình huống thích hợp .
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
Thuộc bảng nhân 5
Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản 
Biết giải bài toán có mnột phép nhân (trong bảng nhân 5)
Nhận biết được đặc điểm của dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó
II. Chuẩn bị : 
- Viết sẵn nội dung bài tập 2 lên bảng .
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi hai học sinh đọc bảng nhân 5
 -Nhận xét đánh giá bài học sinh .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta cùng nhau củng cố các phép tính về bảng nhân 5 qua bài“Luyện tập “
 b) Luyện tập:
Bài 1: -Gọi HS nêu bài tập 
- Bài tập yêu cầu ta làm gì ?
- Yêu cầu lớp tự làm bài sau đó mời một em nêu miệng kết quả của mình .
- Yêu cầu HS so sánh kết quả 2 x 5 và 5 x 2 
- Vậy khi ta thay đổi chỗ các thừa số thì tích có thay đổi không ?
- Hãy giải thích tại sao : 2 x 5 và 5 x 2 ; 5 x 3 và 3 x 5 có kết quả bằng nhau ?
- Nhận xét cho điểm học sinh .
Bài 2 :-Yêu cầu HS nêu đề bài 
-GV ghi bảng : 5 x 4 - 9 = 
- Trong phép tính trên có chứa mấy phép tính ? Đó là những dấu tính nào ?
- Khi thực hiện em thực hiện phép tính nào trước ?
 - Yc suy nghĩ để tìm kết quả của biểu thức. 
-Trong biểu thức có chứa các phép tính cộng - trừ - nhân - chia thì ta phải thực hiện nhân chia trước cộng trừ sau .
-Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài .
+Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3 -Gọi học sinh đọc đề bài .
-Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu đề bài . 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
-Gọi một học sinh lên bảng giải .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 5 :-Gọi học sinh đọc đề 
-Tại sao lại viết tiếp số 25,30 vào dãy số ở phần a?
-Tại sao viết số 17, 20 vào dãy số ở phần b ?
- Hướng dẫn HS làm và sửa bài . 
 d) Củng cố - Dặn dò:
- HS ôn lại bảng nhân 4 và bảng nhân 5.
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà xem trước bài:Luyện tập.
-2 HS đọc.
-Hai học sinh khác nhận xét .
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- Một em đọc đề bài .
- Tính nhẩm .
-Cả lớp thực hiện làm vào vở các phép tính.
-Nêu miệng kết quả và nêu . 
-2 x 5 và 5 x 2 đều có kết quả bằng 10
- Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi .
-Vì khi thay đổi vị trí các thừa số thì tích không thay đổi .
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 
- Phép tính trên có 2 dấu phép tính là nhân và trừ .
 - Ta thực hiện phép nhân trước phép tính trừ sau . 
- Lắng nghe GV hướng dẫn 
 5 x 4 - 9 = 20 - 9
 = 11
-Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở 
- 3 em lên bảng làm bài .
-Một em đọc đề bài sách giáo khoa 
-Cả lớp làm vào vào vở bài tập .
-Một học sinh lên bảng giải bài :
Giải
Số giờ Liên học trong 5 ngày là :
5 x 5= 25 ( giờ )
 Đ/S: 25 giờ
- Một em nêu đề bài .
- Vì các số đứng liền nhau trong dãy số này hơn kém nhau 5 đơn vị .
- Các số đứng liền nhau trong dãy số này hơn kém nhau 3 đơn vị . Một em lên bảng giải bài .
-Hai học sinh nhắc lại bảng nhân 4 và bảng nhân 5 . 
-Về nhà học bài và làm bài tập .
TẬP ĐỌC 
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
I. Mục tiêu :
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ;đọc rành mạch được tồn bài.
-Hiểu lời khuyên từ câu chuyện ; Hãy để choc him được tự do ca hát bay lượn;để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời (trả lời được CH 1,2,4,5 )
-Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị: 
 Tranh minh họa SGK, viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1.Kiểm tra bài cũ :Mùa xuân đến
 - Kiểm tra 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi trong bài tập đọc “ Mùa xuân đến”đã học ở tiết trước . 
2.Bài mới :a) Phần giới thiệu : Chim Sơn Ca và bông Cúc Trắng
 b) Đọc mẫu: 
-Đọc mẫu diễn cảm bài văn ( chú ý giọng chim nói với bông cúc vui vẻ và ngưỡng mộ, các phần còn lại đọc với giọng thiết tha , thương xót ). 
Yêu cầu đọc từng câu:
 ... g nghe GV đọc mẫu, một em đọc lại
 -Về cuộc sống của các loài chim trong sân chim. 
- Đoạn văn có 4 câu 
-Dấu chấm và dấu phẩy .
- Viết hoa và lùi vào một ô .
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi câu văn .
-chèo bẻo , mách lẻo ,.. .
- Hai em lên viết từ khó.
- Thực hành viết vào bảng con các từ vừa nêu .
-HS chép vào vở .
-Nghe để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm. 
- Một em đọc yêu cầu đề bài .
- Một học sinh lên bảng làm bài .
-Lớp làm vở:Đánh trống, chống gậy, chèo bẻo, leo trèo,quyển truyện, câu chuyện. 
- HS khác nhận xét bài bạn .
-Học sinh làm việc theo nhóm .
- Lần lượt cử người lên dán kết quả trên bảng lớp .
- Ví dụ : Con chăm sóc bà ./ Mẹ đi chợ ./ Ông trồng cây ./ Tờ giấy trắng tinh / Mái tóc của bà tôi bạc trắng ...
- Nhận xét bài bạn và ghi vào vở .
-Lớp nhận xét bình chọn nhóm hắng cuộc 
-Về nhà viết lại những chữ viết sai.
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI CẢM ƠN - TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
I.Mục đích yêu cầu: 
- Biết đáp lại lời cảm ơn trong những tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2) 
- Thực hiện được yêu cầu của BT3 (tìm câu văn miêu tả trong bài, viết 2, 3 câu về một loài chim)
II. Chuẩn bị : - Tranh minh hoạ bài tập 1 . 
- Chép sẵn bài tập 3 lên bảng . 
- Mỗi học sinh chuẩn bị về tranh ảnh một loài chim mà em yêu thích . 
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :	
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinhø
 1. Kiểm tra bài cũ : 
- Mời 2 em lên bảng đọc bài làm bài tập 2 về nhà ở tiết trước .
- Nhận xét ghi điểm từng em .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài : 
-Bài TLV hôm nay , các em sẽ học cách đáp lời cảm ơn . Sau đó viết một đoạn văn tả ngắn về loài chim mà em thích .
 b) Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 – Cho HS QS tranh SGK và yêu cầu một em đọc lời của các nhân vật trong tranh 
- Khi được cụ già cảm ơn bạn HS đã nói gì ?
- Theo em tại sao bạn học sinh lại nói như vậy ?
-Khi nói như vậy với bà cụ bạn HS đã thể hiện thái độ như thế nào ? 
- Em nào có thể tìm được câu nói khác cho lời đáp lại của bạn học sinh ?
- Mời một số em lên đóng lại tình huống .
Bài 2 - Gọi một em nêu yêu cầu .
- Yêu cầu hai em ngồi cạnh nhau đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài .
 - Gọi một cặp lên diễn lại tình huống 1.
- Yêu cầu em khác nhận xét bài của bạn .
- GV chữa bài HS và ghi điểm .
- Tương tự với các tình huống còn lại .
Bài 3 -Treo bảng phụ và yêu cầu một em đọc đoạn văn “ Chim chích bông “
-Những câu văn nào tả hình dáng của chim chích bông ?
-Những câu văn nào tả hoạt động của chim chích bông 
- Gọi một em đọc yêu cầu c.
Lưu ý học sinh một số điều trước khi viết . 
-Con chim em định tả là chim gì?Trông nó thế nào? Em có biết một hoạt động nào của nó không
3. Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
-Dặn về viết đoạn văn vào vở.
-2 em lên đọc bài văn viết về mùa hè .
- Lắng nghe nhận xét bài bạn .
- Lắng nghe giới thiệu bài .
- Một em nhắc lại tựa bài 
- Hai em thực hiện đóng vai diến lại tình huống trong bài . Lớp theo dõi .
- Bạn nói : “ Không có gì ạ !”
- Vì giúp các cụ già qua đường chỉ là việc nhỏ mà tất cả chúng ta ai cũng làm được . Nói như vậy để thể hiện thái độ khiêm tốn và lễ độ. 
- Có gì đâu hả bà , bà và cháu cùng qua đường sẽ vui hơn mà .
- Một số em lên diễn lại tình huống .
 Một em đọc yêu cầu bài tập 2 
-Tuấn ơi , mình có quyển truyện mới hay lắm , cho cậu mượn này .
- Cảm ơn Nam , tuần sau mình sẽ trả .
- Có gì đâu bạn cứ đọc đi ( hoặc ) Mình là bạn bè có gì đâu mà cảm ơn .
Một em nêu yêu cầu bài tập 3 .
- Là một con chim bé xinh đẹp . hai chân xinh xinh bằng hai chiếc tăm . Hai chiếc cánh nhỏ xíu . Cặp mỏ tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại .
- Hai chân nhảy cứ liên liến . Cảnh nhỏ mà xoái nhanh vun vút .Cặp mỏ tí hon gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt , khéo moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong những thân cây mảnh dẻ , ốm yếu .
- Viết 2 , 3 câu về loài chim em thích . .
- Thực hành viết đoạn văn vào vở .
-Một vài em đọc đoạn văn của mình .
- nghe và nhận xét đoạn văn của bạn .
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà thực hiện.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG KO
I.Mục tiêu :
- Giúp HS : Ghi nhớ các bảng nhân 2 , 3 , 4, 5 . 
-Thực hành tính trong các bảng nhân đã học . Ghi nhớ tên gọi các thành phần và kết quả trong phép nhân .
II. Chuẩn bị : 
- Nội dung bài tập 2 , 3 viết sẵn lên bảng .
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà .
-Nhận xét đánh giá bài học sinh .
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
Luyện tập bảng nhân 2, 3, 4, 5và độ dài đường gấp khúc.
 b)Luyện tập:
Bài 1: -Gọi HS nêu bài tập.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng các bảng nhân 2 , 3, 4, 5 đã học .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 :-Yêu cầu HS nêu đề bài .
-Đề bài yêu cầu ta làm gì ?
- Chỉ vào bảng và yêu cầu HS đọc tên của từng dòng trong bảng và hỏi : 
- Ta điền số mấy vào ô trống thứ nhất ? Tại sao ?
- Yêu cầu lớp làm vào vở các cột còn lại .
- Nhận xét và ghi điểm học sinh .
Bài 3 -Gọi HS nêu yêu cầu của bài .
-Muốn điền các dấu đúng trước hết ta phải làm gì? 
- Yêu cầu lớp làm bài .
- Gọi 1 em lên bảng thực hiện .
- Yêu cầu lớp nhận xét bài trên bảng và rút kết luận đúng , sai .
Bài 4 -Gọi 1 em nêu yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS tự tóm tắt đề bài và giải .
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở .
- Gọi 1em lên bảng thực hiện .
- Yc lớp nhận xét bài trên bảng ø rút kết luận 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà xem trước bài:Phép chia .
-Hai học sinh lên bảng tính.
-Hai học sinh khác nhận xét .
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
 Một em đọc đề bài.
- Thi dọc thuộc lòng bảng nhân . Mỗi em đọc một bảng nhân và trả lời kết quả một phép tính bất kì trong bảng do GV đưa ra
- Nhận xét bạn .
 Một em đọc đề bài .
- Quan sát và trả lời .
- Điền số thích hợp vào ô trống 
-Ta điền số 12 vì 2 nhân 6 bằng 12 .
-Lớp thực hiện tính vào vở .
Điền dấu >, <, = vào chỗ thích hợp .
- Thực hiện tìm các tích sau đó so sánh các tích và điền dấu thích hợp .
- Lớp làm vào vở .
- 1 em lên bảng làm bài :
- Lớp nhận xét bài bạn .
 Một em đọc đề bài .
- Một em lên bảng giải bài :
Giải
8 HS được mượn số quyển truyện là :
8 x 5 = 40 ( quyển )
 Đ/S : 40 quyển truyện
- HS nhận xét bài bạn.
- Vài HS nhắc lại nội dung bài học
	ÂM NHẠC
Häc h¸t bµi: Hoa l¸ mïa xu©n 
I/ Mơc tiªu:
- BiÕt h¸t theo giai ®iƯu vµ lêi ca, biÕt h¸t kÕt hỵp vç tay hoỈc gâ ®Ưm theo bµi h¸t.
II/ §å dïng d¹y – häc:
Thanh ph¸ch, song loan.
Vë tËp bµi h¸t.
III/ Ho¹t ®éng d¹y – häc:
Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn
Ho¹t ®éng cđa häc sinh
1/ KiĨm tra bµi cị: GV gäi 2 em h¸t bµi: Trªn con ®­êng ®Õn tr­êng, GV nhËn xÐt, ghi ®iĨm.
2/ D¹y bµi h¸t: Hoa l¸ mïa xu©n
- GV chÐp bµi h¸t lªn b¶ng, GV h¸t mÉu lÇn 1.
- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát
- GV cho HS nghe băng hát mẫu, sau đó GV đệm đàn hát lại một lần nữa.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu. Bài chia thành 4 câu hát. Mỗi câu chia làm 2 câu ngắn để HS dễ thuộc lời.
- Dạy hát: Dạy từng câu, chú ý cách lấy hơi những chỗ cuối câu.
- Cho HS hát lại nhiều lần để thuộc giai điệu, tiết tấu bài hát. Nhắc HS hát rõ lời đều giọng.
- GV sửa những câu hát chưa đúng, nhận xét.
*/ Hát kết hợp vận động phụ ho¹.
- GV hát và vỗ tay hoặc gõ đệm mẫu theo phách
- Hướng dẫn HS hát và vỗ, gõ đệm theo phách.
- GV hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Hướng dẫn HS đứng hát, nhún chân nhịp nhàng bên trái- phải theo nhịp bài hát
3/ Củng cố – dặn dò
- GV hƯ thèng l¹i bµi häc, vỊ c¸c em «n l¹i bµi giê sau c« kiĨm tra.
- 2 em h¸t, em kh¸c nhËn xÐt.
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe
- Nghe băng mẫu.
- Tập đọc lời ca theo tiết tấu 
- Tập hát theo hướng dẫn cđa gi¸o viªn. 
- Häc sinh hát : Đồng thanh, d·y, nhãm, c¸ nh©n.
- Häc sinh h¸t vµ vç, gâ ®Ưm theo ph¸ch.
- Hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca 
- Thực hiện theo hướng dẫn của gi¸o viªn.
- Häc sinh nh¾c l¹i néi dung bµi häc.
SINH HOẠT TUẦN 21
1.Đánh giá hoạt động:
- HS đi học đều, đúng giờ, chăm ngoan, 
- Vệ sinh trường, lớp, thân thể sạch đẹp.
- Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè.
- Ra vào lớp có nề nếp. 
 - Sách vở dụng cụ đầy đủ, có bao bọc dán nhãn: 
- Học tập tiến bộ 
-Bên cạnh đó vẵn còn một số em chưa tiến bộ 
- Sách vở luộm thuộm như: Hào, Lắm, Vinh
2. Kế hoạch 22:
- Duy trì nề nếp cũ.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà.
- Duy trì phong trào “Rèn chữ giữ vở”.
- Có đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- Phân công HS giỏi kèm HS yếu.
- Hướng dẫn học bài, làm bài ở nhà.
- Động viên HS tự giác học tập.
Khối trưởng duyệt
Phó hiệu trưởng chuyên môn duyệt 
Ngàytháng năm 2010
Khối trưởng
Ngàytháng năm 2010
P. Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L2 T21 CKTMTNhat Duy.doc