Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 11, 12

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 11, 12

Tuần 11

Ngày soạn: 9/11/2011

Ngày giảng: 14/11/2011

Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011

Hoạt động tập thể

MÚA HÁT

I. Mục tiêu.

 - Học sinh thoải mái sau một ngày học căng thẳng.

 - Rèn cho học sinh có tinh thần tự nhiên khi biểu diễn.

II. Chuẩn bị: - Nội dung

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 11, 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Ngày soạn: 9/11/2011
Ngày giảng: 14/11/2011
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011
Hoạt động tập thể
Múa hát
I. Mục tiêu.
 - Học sinh thoải mái sau một ngày học căng thẳng. 
 - Rèn cho học sinh có tinh thần tự nhiên khi biểu diễn.
II. Chuẩn bị: - Nội dung
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
a. Hát tập thể
b. Hát cá nhân
- Cho cả lớp ôn lại các bài hát đã học từ đầu năm đến giờ.
- Cho HS nhận xét.
 - Giáo viên chỉnh sửa uốn nắn tư thế biểu diễn cho HS.
 - GV nhận xét sửa sai. biểu dương cá nhân biểu diễn hay .
- HS thực hiện
 - Học sinh lấy tinh thần xung phong .Sau khi em đó hát xong có quyền chỉ định bạn khác.
c. Hát tốp ca
 - Gọi một số nhóm lên trình diễn bài hát các em yêu thích
- Nhận xét, tuyên dương nhóm biểu diễn hay.
- HS thực hiện
d. Múa
-Cho HS cả lớp múa một số bài các em đã học
- Gọi một số nhóm trình diễn.
-GV cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương. 
- HS thực hiện
3. Củng cố – dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Tuyên dương HS, nhóm hát hay.
- VN tập biểu diễn.
IV. Rút kinh nghiệm:
	........
	........
Hướng dẫn học (T)
Bài toán giải bằng hai phép tính
I.Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết giải và trình bày giải bài toán bằng hai phép tính.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. GTB
2. Hướng dẫn
- Nêu BT, hướng dẫn, yêu cầu HS làm bài.
- Đọc BT, làm bài – chữa
Bài 1
Bài 1: Hộp thứ nhất có 12 bút chì và nhiều hơn hộp thứ hai 4 bút chì. Hỏi cả hai hộp có bao nhiêu bút chì?
Bài 1: 12 cái
Hộp 1:
Hộp 2: 4 cái ? cái
Số bút trong hộp thứ hai là:
12 – 4 = 8 (cái)
Số bút trong cả hai hộp là:
12 + 8 = 20 (cái)
Đáp số: 20 cái bút
Bài 2
Bài 2: 
Xuân và Thu mỗi bạn có một số viên bi. Nếu Xuân cho Thu 5 viên thì số bi của mỗi bạn đều có 15 viên bi. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?
Bài 2:
Lúc đầu số bi của Xuân là:
15 + 5 = 20 (viên)
Lúc đầu số bi của Thu là:
15 – 5 = 10 (viên)
Đáp số: Xuân: 20 viên bi
Thu: 10 viên bi
Bài 3
Bài 3: Can thứ nhất có 18 lít dầu. Số dầu ở can thứ nhất gấp 3 lần số dầu ở can thứ hai. Hỏi can thứ nhất nhiều hơn can thứ hai bao nhiêu lít dầu?
Bài 3:
 18l
Can 1:
Can 2: ? l 
Số dầu ở can thứ hai là:
18 : 3 = 6 (l)
Can thứ nhất nhiều hơn can thứ hai số lít dầu là:
18 – 6 = 12 (l)
Đáp số: 12l dầu
Bài 4
Bài 4: Đàn gà có 48 con, người ta đã bán đi một số con gà nên còn lại 1/4 đàn gà. Tìm số gà đã bán.
Bài 4: 48 con
Đàn gà
 Còn ? con
Số gà còn lại là:
48 : 4 = 12 (con)
Số gà đã bán là:
48 – 12 = 36 (con)
Đáp số: 36 con gà
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- VN ôn bài.
IV. Rút kinh nghiệm:
	........
	........
Ngày soạn: 10/11/2011
Ngày giảng: 15/11/2011
Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2011
Hoạt động tập thể
Văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo
Việt Nam
I. Mục đích, yêu cầu :
- Học sinh hiểu ý nghĩa Ngày Nhà giáo Việt Nam
- HS tham gia hái hoa dân chủ, biểu diễn văn nghệ, kể chuyện, đọc thơ, hát múa chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- HS thêm yêu quý , kính trọng thầy, cô giáo. 
II. Công việc chuẩn bị :
GV:Các câu hỏi về Toán, Tiếng Việt, TN- XH 
HS:Sưu tầm các bài hát,bài thơ về thầy cô giáo .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn nội dung
4. Củng cố , dặn dò:
- Yêu cầu các tổ báo cáo về việc chuẩn bị của tổ mình.
-GV nêu yêu cầu và nhiệm vụ tiết học.
* Hoạt động 1: GV nêu ý nghĩa của Ngày Nhà giáo VN.
- Yêu cầu HS nói thêm hiểu biết của mình về ngày 20 / 11
* Hoạt động 2:Hái hoa dân chủ .
Yêu cầu HS lần lượt lên hái hoa , trả lời các câu hỏi về Toán, TV, TN- XH
* Hoạt động 3:Biểu diễn văn nghệ.
- Gọi HS tham gia biểu diễn văn nghệ.
- GV nhận xét, khen ngợi các tiết mục hay.
- GV nhắc nhở HS thi đua giành nhiều điểm tốt , để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
-Tổ trưởng báo cáo.
-HS lắng nghe.
-HS nêu
-HS tham gia dưới nhiều hình thức :
Cá nhân
Nhóm ( tổ ) thi đua 
-HS tham gia đọc thơ, kể chuyện, hát múa 
- HS nhận xét bình chọn tiết mục hay nhất .
- HS lắng nghe.
IV. Rút kinh nghiệm:
	........
	........
Hướng dẫn học (T)
Bài toán giải bằng hai phép tính
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết giải và trình bày bài giải toán bằng hai phép tính.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. GTB
2. Hướng dẫn
- Nêu BT, hướng dẫn, yêu cầu HS làm bài.
- Đọc BT, làm bài – chữa
Bài 1
Bài 1: 
Có hai xe chở hàng, xe thứ nhất chở 327 kg hàng hóa, xe thứ hai chở 8 bao hàng hóa, mỗi bao nặng 42 kg. Hỏi xe nào chở nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu kilogam?
Bài 1: Xe thứ hai chở:
42 x 8 = 336 (kg)
Vậy xe thứ hai chở nhiều hơn xe thứ nhất và chở nhiều hơn:
336 – 327 = 9 (kg)
Trả lời: Xe thứ hai chở nhiều hơn xe thứ nhất 9 kg hàng hóa.
Bài 2
Bài 2:
Có 7 hộp bi, mỗi hộp có 18 viên bi xanh và 37 bi đỏ. Hỏi có tất cả bao nhiêu viên bi?
Bài 2:
Số bi trong mỗi hộp là:
18 + 37 = 55 (viên bi)
Số bi trong 7 hộp là:
55 x 7 = 385 (viên bi)
Đáp số: 385 viên bi
Bài 3
Bài 3: 
Một bao đường nặng hơn một bao gạo 8kg. Hỏi 5 bao đường nặng hơn 4 bao gạo bao nhiêu kilôgam, biết một bao đường nặng 42kg.
Bài 3:Bốn bao đường nặng hơn bốn bao gạo:
8 x 4 = 32 (kg)
Năm bao đường nặng hơn bốn bao gạo:
32 + 42 = 74 (kg)
Đáp số: 74 kg
Bài 4
Bài 4: 
Chị Hoa muốn đựng 47 lít dầu trong các thùng loại 5 lít. Hỏi chị Hoa cần tất cả bao nhiêu cái thùng?
Bài 4:Ta có: 47 : 5 = 9 (dư 2)
Nừu sử dụng 9 thùng loại 5l để đựng dầu thì còn dư 2l nên phải cần thêm 1 thùng để đựng 2l thừa ra.
Vậy số thùng dầu cần có là:
9 + 1 = 10 (thùng)
Đáp số: 10 thùng
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- VN ôn bài.
IV. Rút kinh nghiệm:
	........
	........
Ngày soạn: 11/11/2011
Ngày giảng: 16/11/2011
Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2011
Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu : Vẽ cành lá
I. Mục tiêu:
- HS biết cấu tạo, hình dáng, đặc điểm của cành lá.
- Biết cách vẽ cành lá.
-Vẽ được cành lá đơn giản .
- HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II. Công việc chuẩn bị :
- GV: Một số cành lá mẫu khác nhau , bài vẽ của học sinh lớp trước 
- HS: Vở tập vẽ, bút chì , màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn nội dung
*HĐ1: Quan sát nhận xét
* HĐ2: Hướng dẫn vẽ cành lá
* Hoạt động 3 : Thực hành :
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
3. Củng cố , dặn dò
-Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh 
GT – ghi bảng
- GV giới thiệu một số cành lá khác nhau
 Hỏi: Em hãy nhận xét về hình dáng và màu sắc của các cành, lá đó?
- Nêu đặc điểm cấu tạo và hình dáng của chiếc lá 
- GV cho học sinh xem một vài bài trang trí , hs nhận xét
- GV kết luận : Cành lá đẹp có thể sử dụng làm họa tiết trang trí
- GV yêu cầu HS quan sát cành lá 
Các bước vẽ :- Quan sát kỹ cành lá .
- Vẽ phác hình dáng chung cành lá cho vừa với phần giấy.
- Vẽ phác cành lá cuống lá 
- Vẽ chi tiết cho giống mẫu 
- Vẽ màu nh mầu
Lưu ý: Màu có đậm có nhạt 
- Yêu cầu HS vẽ nháp , rồi vẽ vào vở
- GV quan sát, giúp đỡ thêm cho HS
Yêu cầu HS tự nhận xét về bài vẽ của mình
GV nhận xét đánh giá 7 – 10 bài của HS
-Nx giờ học .VN : Sưu tầm tranh về ngày nhà giáo VN 
HS lắng nghe
HS quan sát 
- Hình dáng và màu sắc của cành lá rất phong phú.
-HS nêu
-HS nhận xét
HS lắng nghe 
-HS nêu lại các bước vẽ
-HS vẽ nháp, vẽ vào vở
HS tự nhận xét về bài vẽ của mình , về hình vẽ, đặc điểm cành lá , màu sắc 
HS trưng bày bài vẽ
IV. Rút kinh nghiệm:
	........
	........
Hướng dẫn học (LT- C)
Mở rộng vốn từ : Quê hương. 
Ôn tập câu Ai - làm gì ?
I. Mục đích yêu cầu :
- Mở rộng và hệ thống hoá với từ về quê hương.
- Củng cố mẫu câu Ai - Làm gì ?
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học :
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. GTB
2. Hướng dẫn
- Nêu BT, hướng dẫn, yêu cầu HS làm – chữa
- Đọc BT- Làm bài – chữa
Bài 1
Bài 1: Tìm từ thích hợp điển vào chỗ trống để tạo thành câu nói về cảnh vật quê hương:
 rập rạp, um tùm.
rì rào trong gió.
 lăn tăn gợn sóng.
nhấp nhô trên sóng.
lúp xúp như bát úp.
Bài 1:
-Cây cối rập rạp, um tùm.
- Hàng cây rì rào trong gió.
- Mặt hồ lăn tăn gợn sóng.
- Con thuyền nhấp nhô trên sóng.
- Những quả đồi lúp xúp như bát úp.
Bài 2
Bài 2: Gạch dưới từ ngữ nói về quê hương và sản vật ở quê hương:
Miền Nam có lắm dừa xanh
Có sông lắm cá chảy quanh ruộng đồng
Lúa vàng bát ngát mênh mông
Em yêu dừa ngọt, yêu đồng miền Nam.
Bài 2:
Miền Nam có lắm dừa xanh
Có sông lắm cá chảy quanh ruộng đồng
Lúa vàng bát ngát mênh mông
Em yêu dừa ngọt, yêu đồng miền Nam.
Bài 3
Bài 3: Tìm những thành ngữ nói về quê hương rồi chép vào chỗ trống ở dưới:
Chôn rau cắt rốn, làng trên xóm dưới, thức khuya dậy sớm, non xanh nước biếc, non sông gấm vóc, học một biết mười, thẳng cánh cò bay, muôn hình muôn vẻ, dám nghĩ dám làm, quê cha đất tổ, như thiêu như đốt.
Bài 3:
Chôn rau cắt rốn, làng trên xóm dưới, non xanh nước biếc, non sông gấm vóc, thẳng cánh cò bay, muôn hình muôn vẻ, quê cha đất tổ.
Bài 4
Bài 4: Gạch dưới các câu được viết theo mẫu Ai làm gì? trong đoạn văn dưới đây:
Các hoàng tử tỏa đi khắp bốn phương. Người lên rừng tìm sản vật núi rừng. Kẻ xuống biển bắt dân chài mò trai, bắt cá. Lang Liêu dùng gạo nếp trắng thơm để làm hai thứ bánh. Bánh thơm ngon, vua cha hẳn sẽ vui lòng.
Bài 4:
Các hoàng tử tỏa đi khắp bốn phương. Người lên rừng tìm sản vật núi rừng. Kẻ xuống biển bắt dân chài mò trai, bắt cá. Lang Liêu dùng gạo nếp trắng thơm để làm hai thứ bánh. Bánh thơm ngon, vua cha hẳn sẽ vui lòng.
Bài 5
Bài 5: Ghi lại từng câu được viết theo mẫu Ai làm gì? tìm được ở bài tập 4 vào chỗ trống thích hợp trong bảng sau:
Ai
Làm gì?
Bài 5:
Ai
Làm gì?
Các hoàng tử
tỏa đi khắp bốn phương.
Người
lên rừng tìm sản vật núi rừng
Kẻ 
xuống biển bắt dân chài mò trai, bắt cá.
Lang Liêu
dùng gạo nếp trằng thơm để làm hai thứ bánh.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
 ... 
Cụm từ
Từ chỉ trạng thái
vun vút bay
bay chập chờn
bay vật vờ
Bài 2:
Cụm từ
Từ chỉ trạng thái
vun vút bay
vun vút
bay chập chờn
chập chờn
bay vật vờ
vật vờ
Bài 3:
Bài 3: Ghi lại các hình ảnh so sánh tìm được trong đoạn văn ở bài tập 1
Bài 3:
Các hình ảnh so sánh:
- vun vút bay về như hai mũi tên.
-  bay vật vờ như ốm
Bài 4:
Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp (trong khung) để điền vào các chỗ trống trong các dòng dưới đây cho thành câu:
Từng dàn cò trắng; những bụi tre trong làng quê của bé; trên những lũy tre làng; làm thành tổ; đẻ trừng vào tổ; ấp trứng nuôi con; mò tôm, bắt cá.
-Trước đây,có rất nhiều tổ cò.
-Cò kiếm cành khô nhỏ đem về chất đống khéo léo
-Mùa xuân tới,duyên dáng bay tới.
-Chúng bay lượn trên bầu trời trong xanh rồi hạ cánh,
-Cò mẹ
-Cò mẹ, cò bố thay nhau
-Hàng ngày, cò bay điở hồ ao, đầm lầy ven sông.
Bài 4:
-Trước đây, những bụi tre trong làng có rất nhiều tổ cò.
- Cò kiếm cành khô nhỏ đem về chất đống khéo léo làm thành tổ
- Mùa xuân tới,từng đàn cò trắng duyên dáng bay tới.
- Chúng bay lượn trên bầu trời trong xanh rồi hạ cánh xuống những lũy tre làng.
- Cò mẹ đẻ trứng vào tổ.
- Cò mẹ, cò bố thay nhau ấp trứng, nuôi con.
Hàng ngày, cò bay đi mò tôm, bắt cá ở hồ ao, đầm lầy ven sông.
Bài 5:
Bài 5: Sắp xếp các câu đã điền từ hoàn chỉnh (ở bài tập 4) thành một đoạn văn, rồi chép lại vào chỗ trống dưới đây:
...
...
Trước đây, ...Mùa xuân tới,...Chúng bay lượn trên ... Cò kiếm cành khô .... Cò mẹ đẻ trứng vào tổ. Cò mẹ, cò bố thay nhau co. Hàng ngày, ...
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- VN ôn bài
IV. Rút kinh nghiệm:
	........
	........
Ngày soạn: 19/11/2011
Ngày giảng: 24/11/2011
Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2011
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Con chim non
I. Mục tiêu:
-Tập hát cho thuần thục và vận động uyển chuyển theo nhịp 3.
-Giáo dục các em tình cảm yêu quý quê hương và thiên nhiên, biết bảo vệ và chung sống hoà hợp với thiên nhiên.
II.Chuẩn bị :
-Nhạc cụ quen dùng.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Hát kết hợp gõ đệm
* Hát kết hợp gõ phách:
*Hát kết hợp gõ theo nhịp
2. Hát kết hợp vận động
3.Biểu diễn bài hát theo một vài hình thức
4.Củng cố - dặn dò
 + GV làm mẫu 4 câu, HS hát và tập gõ đệm cả bài.
+GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày
+ GV làm mẫu 4 câu, HS hát và tập gõ đệm cả bài.
+GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày
-GV hướng dẫn vỗ tay theo nhịp 3
-GV hướng dẫn bước chân theo nhịp 3
-GV yêu cầu HS trình bày bài hát và vận động
-GV mời HS lên trình bày trớc lớp theo hóm 2 - 4 em hoặc cá nhân
-Yêu cầu HS thi đua biểu diễn bài hát theo tổ.
-GV nhận xét
-Nhận xét tiết học 
-VN ôn bài
-HS thực hiện
-HS trình bày
-HS thực hiện
-HS trình bày
-HS thực hiện
-HS hát và vận động
-HS trình bày
-HS tham gia
IV. Rút kinh nghiệm:
	........
	........
Hướng dẫn học
Luyện phát âm và viết đúng 
hai phụ âm đầu l - n
I. Mục đích, yêu cầu:
- Sau bài học tiếp tục giúp học sinh:
- Đọc và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n.
- Rèn kĩ năng nghe, đọc, nói, viết đúng qua luyện đọc, luyện viết, qua cách diễn đạt và đối thoại trực tiếp.
- Giáo dục nói và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n.
II. Đồ dùng:
GV: Phấn màu, bảng phụ
HS: Bảng con 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
- Tìm các từ, câu có phụ âm đầu l – n?
- HS nêu, viết bảng
a. Luyện đọc
- GV chọn 1 đoạn hoặc 1 bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt
- Đọc mẫu toàn bài
- Gọi 1 HS đọc lại bài, yêu cầu lớp quan sát và gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l – n.
- Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu l?
+ GV ghi bảng
+ Khi đọc những tiếng có âm đầu l ta phải đọc như thế nào?
+ HD HS luyện đọc các tiếng có âm đầu l.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc – cả lớp đọc thầm. Gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l – n
- HS nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Khi đọc uốn cong lưỡi.
- HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, theo nhóm.
- Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu n?
+GV ghi bảng
+ Khi đọc những tiếng có âm đầu n ta phải đọc như thế nào?
- Hướng dẫn HS luyện đọc các tiếng có âm đầu n.
- HS nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Đầu lưỡi để sát chân răng của hàm răng trên
- HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, theo nhóm.
* Lưu ý: Nếu HS đọc sai, GV cho HS dừng lại và sửa luôn. Khuyến khích cho HS nhận xét và sửa cho bạn.
*Luyện đọc từ, cụm từ, câu
- Cho HS luyện đọc các cụm từ chứa tiếng bắt đầu bằng l - n 
- Hướng dẫn HS luyện đọc nối tiếp câu.
- GV nhận xét
- HS đọc cá nhân nối tiếp, đọc theo tổ
- HS đọc nối tiếp
* Luyện đọc cả bài
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Đoạn văn tả cảnh gì?
- Vậy để làm nổi rõ nội dung của đoạn văn chúng ta cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét, chốt cách đọc
- Gọi HS đọc bài
- 1 HS đọc cả bài
- HSTL
- 2 HS đọc bài
b. Luyện viết
GV đưa nội dung bài tập:
Điền l hay n vào chỗ chấm:
- ... ước chảy ...ênh ...áng
- Chữ viết ...ắn ...ót
- Hạt sương ...ong ...anh
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức.
- Chữa bài – Tổng kết trò chơi.
- GV đọc cho HS viết nội dung bài tập vào vở
- 1 HS đọc
- HSTL
- 3 tổ tham gia trò chơi
- HS viết bài
- Nước chảy lênh láng
- Chữ viết nắn nót
- Hạt sương long lanh
c. Luyện nghe, nói:
- GV hướng dẫn HS nói câu:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
+ Hướng dẫn HS nói câu
+ Luyện nói câu trong nhóm 2
+ Cho HS nói trước lớp
- HS quan sát
- HS luyện nói cá nhân
- Luyện nói trong nhóm
- Luyện nói trước lớp, lớp nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại nội dung
- VN: +Luyện nói, viết đúng những tiếng có phụ âm đầu l- n.
+ Tìm và sưu tầm các từ, câu, đoạn; các ví dụ... có tiếng cứa âm đầu l-n để luyện tập cho giờ sau.
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 20/11/2011
Ngày giảng: 25/11/2011
Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011
Thể dục
Ôn các động tác đã học của bài thể dục
phát triển chung
I – Mục tiêu:
- Ôn các động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác.
- Trò chơi: “ Kết bạn” Hs biết chơi và chơi một cách chủ động.
II- Địa điểm và phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ kẻ sân cho trò chơi.
III- Các hoạt động dạy học.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Giậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp và hát.
-Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân.
-Trò chơi: “Chẵn, lẻ”. Cả lớp đứng thành vòng tròn, mỗi em cách nhau một cánh tay.
1 - 2'
1 '
2 '
2 - 3 '
K K K K K K K K
K K K K K K K K
K K K K K K K K
V(GV)
-Đứng thành vòng tròn và chơi trò chơi.
2. Phần cơ bản: 
a) Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
b)Chia tổ ôn luyện 6 động tác đã học
+GV đi đến từng tổ quan sát, nhắc nhở kết hợp sửa chữa động tác sai của HS. Các em trong tổ thay nhau hô cho các bạn tập.
*Thi đua giữa các tổ tập 6 động tác đã học dưới sự điều khiển của GV
+Chọn 5 - 6 em tập các động tác đúng, đẹp nhất lên biểu diễn, GV nhận xét và biểu dương trước lớp.
1 - 2 lần
8 - 10'
- Tập theo đội hình 2 - 4 hàng ngang
K K K K K K 
K K K K K K 
K K K K K K 
b) Trò chơi “Kết bạn”
- Nêu tên trò chơi, hướng dẫn nội dung trò chơi và cách chơi.
- Luật chơi.
- Thực hiện trò chơi, HS chơi thử, lớp theo dõi.
- Cho HS chơi chính thức
 - GV đi quan sát, hướng dẫn thêm.
6 - 7'
 -HS chơi thử
-HS chơi chính thức
3. Phần kết thúc: 
- Tập một số động tác hồi tĩnh (do GV chọn) vỗ tay theo nhịp và hát.
-GV cùng HS hệ thống bài.
-GV nhận xét, giao bài về nhà: Ôn các động tác thể dục phát triển chung đã học
2'
2'
1 - 2'
K K K K K K K K
K K K K K K K K
K K K K K K K K
V(GV)
IV. Rút kinh nghiệm:
	........
	........
Hướng dẫn học (T)
So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
I. Mục tiêu:
- Biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. GTB
2. Hướng dẫn
- Nêu BT, hướng dẫn, yêu cầu HS làm – chữa
- Đọc BT, làm bài – chữa
Bài 1:
Bài 1: Lan trồng hai luống rau, luống thứ nhất thu hoạch được 9kg, luống thứ hai thu hoạch được nhiều hơn luống thứ nhất 27kg. Hỏi luống rau thứ hai thu hoạch gấp mấy lần luống rau thứ nhất?
Bài 1
Số rau thu hoạch ở luống thứ hai là:
9 + 27 = 36 (kg)
Số lần luống rau thứ hai thu hoạch gấp luống rau thứ nhất là:
36 : 9 = 4 (lần)
Đáp số: 4 lần
Bài 2:
Bài 2: Có hai hộp kẹo, hộp thứ nhất có 8 viên kẹo, hộp thứ hai nếu thêm vào 12 viên thì được 60 viên kẹo. Hỏi số kẹo của hộp thứ nhất kém số kẹo của hộp thứ hai bao nhiêu lần?
Bài 2
Số kẹo của hộp thứ hai là:
60 – 12 = 48 (viên)
Số kẹo của hộp thứ hai gấp số kẹo của hộp thứ nhất số lần là:
48 : 8 = 6 (lần)
Đáp số: 6 lần
Bài 3:
Bài 3: Có hai sợi dây dài tổng cộng 40m, sợi dây thứ nhất dài hơn sợi dây thứ hai 24m. Hỏi sợi dây thứ nhất dài gấp mấy lần sợi dây thứ hai?
Bài 3 24m
40m
Sợi dây thứ nhất: Sợi dây thứ hai: 
Hai lần độ dài sợi dây thứ hai:
40 – 24 = 16 (m)
Sợi dây thứ hai dài:
16 : 2 = 8 (m)
Sợi dây thứ nhất dài:
40 – 8 = 32 (m)
Sợi dây thứ hai dài gấp số lần sợi dây thứ nhất là:
32 : 8 = 4 (lần)
Đáp số: 4 lần
Bài 4:
Bài 4: Có hai thùng dầu, thùng dầu thứ nhất ít hơn thùng dầu thứ hai 24 lít, thùng thứ nhất có 8 lít dầu. Hỏi số dầu của thùng thứ hai nhiều gấp mấy lần thùng dầu thứ nhất?
Bài 4
Số lít dầu ở thùng thứ hai là:
8 + 24 = 32 (l)
Thùng dầu thứ hai nhiều gấp thùng dầu thứ nhất số lần là:
32 : 8 = 4 (lần)
Đáp số: 4 lần
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- VN ôn bài
IV. Rút kinh nghiệm:
	........
	........

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN BUOI CHIEU TUAN 11 + 12.doc