Kế hoạch giảng dạy khối lớp 2 - Tuần 17

Kế hoạch giảng dạy khối lớp 2 - Tuần 17

TẬP ĐỌC

TÌM NGỌC

I/ MỤC TIÊU :

-Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu; biết đọc chậm rãi với giọng kể.

-Hiểu ND: Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 SGK)

II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

1.Giáo viên : Tranh :SGK.

2.Học sinh : Sách Tiếng việt.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

 

doc 25 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 883Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy khối lớp 2 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 17
Thứ hai ngày 15 tháng 12 năm 2008
TẬP ĐỌC
TÌM NGỌC 
I/ MỤC TIÊU :
-Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu; biết đọc chậm rãi với giọng kể.
-Hiểu ND: Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 SGK)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
1.Giáo viên : Tranh :SGK.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS đọc bài: “Thời gian biểu”.
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới :
a.Giới thiệu bài. 
-Trực quan : Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Chó mèo là những vật nuôi trong nhà rất gần gũi với các em. Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy chúng thông minh và tình nghĩa như thế nào.
b. Luyện đọc.
-Gv đọc mẫu.
-Gọi HS khá đọc lại.
 Đọc từng câu :
-Gọi h/s đọc từng câu
-Kết hợp luyện phát âm từ khó .
Đọc từng đoạn trước lớp.
Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-Hướng dẫn đọc chú giải : (SGK/ tr 139)
 Đọc từng đoạn trong nhóm
Thi đọc giữa các nhóm
Đồng thanh
-Nhận xét, sửa sai
c. Tìm hiểu đoạn 1-2-3.
-Gọi 1 em đọc, GV nêu câu hỏi 1,2 cho HS trả lời
-Cho vài HS phát biểu ý kiến, GV chốt lại ý chính từng câu.
* Gọi 1 em đọc lại đoạn 1-2-3.
 Tiết 2
d. Luyện đọc đoạn 4-5-6.
-Giáo viên đọc mẫu đoạn 4, 5, 6
-Luyện phát âm.
-Luyện ngắt giọng :
-Giảng từ : ngoạm ngọc : động tác dùng miệng giữ lấy ngọc thật chặt không rơi ra được.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn
-Thi đọc giữa các nhóm.
- Đồng thanh.
đ. Tìm hiểu bài. (Đoạn 4, 5, 6)
-Gọi 1HS đọc đoạn 4,5,6, GV nêu câu hỏi 3 SGK.
-Cho HS phát biểu ý kiến, GV chót lại ý chính cho câu hỏi.
-Luyện đọc lại.
-Nhận xét.
3. Củng cố : 
-Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- Nhận xét tiết học.
4.Dặn dò: -Đọc bài. Chuẩn bị để kể chuyện.
-3 em đọc
-Chó và Mèo đang âu yếm bên cạnh một chàng trai.
-Rất tình cảm.
-Tìm ngọc.
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em giỏi đọc. Lớp theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết.
-Hs luyện đọc các từ: nuốt, ngoạm, rắn nước, Long Vương, đánh tráo, toan rỉa thịt .
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
Xưa/ có chàng trai/ thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước/ liền bỏ tiền ra mua,/ rồi thả rắn đi.// Không ngờ/ con rắn ấy là con của Long Vương.
-3 HS đọc chú giải: Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo.
-Hs đọc từng đoạn 1-2-3 nối tiếp trong nhóm.
- Hs đọc từng đoạn 1-2-3 theo nhóm.
- Cả lớp đọc cả bài 1 lần.
-1 em đọc đoạn 1-2-3.
-HS phát biểu ý kiến.
-1 em đọc, cả lớp đọc thầm.
-Cả lớp lắng nghe.
-Theo dõi đọc thầm.
-Phát âm các từ : ngậm, bỏ tiền, thả rắn, Long Vương.
-Luyện đọc câu dài, khó ngắt.
-Mèo liền nhảy tới/ ngoạm ngọc/ chạy biến.// Nào ngờ,/ vừa đi một quãng/ thì có con quạ sà xuống/ đớp ngọc/ rồi bay lên cao.//
-Hs lắng nghe.
-Hs nối tiếp đọc từng câu cho đến hết.
- Trong nhóm.
- Cử đại diện nhóm đọc.
- Cả lớp.
-HS đọc và phát biểu ý kiến.
-Phải sống thật đoàn kết, tốt với mọi người xung quanh. 
**************************************
TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
I/ MỤC TIÊU : 
-Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm
-Thực hiện được phép cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100.
-Biết giải bài toán về nhiều hơn.
 -Rèn tính nhanh, đúng, chính xác.
 -Phát triển tư duy toán học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC : 
Học sinh : Sách, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1. Kiểm tra bài cũ :
-Ghi : 100 – 38 100 - 7 100 – x = 53
-Gọi 2 h/s đặt tính rồi tính, 1h/s tìm x.
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới :
 * Giới thiệu bài. Ghi tên bài.
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-Viết bảng : 9 + 7 = ?
-Viết tiếp : 7 + 9 = ? có cần nhẩm để tìm kết quả ? Vì sao ?
-Yêu cầu học sinh làm tiếp.
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Khi đặt tính phải chú ý gì ?
-Bắt đầu tính từ đâu ?
-Gọi h/s lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
-Nhận xét, cho điểm.
-Gọi HS nêu cách tính : 38 + 42, 36 + 64,
 81 – 27, 100 – 42.
Bài 3a,c: 
Yêu cầu gì ?
-Gọi h/s lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Theo dõi, giúp đở h/s yếu.
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 4 : Gọi 1 em đọc đề.
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Bài toán thuộc dạng gì ?
-Yêu cầu HS tóm tắt và giải?
Theo dõi, giúp đỡ HS yếu
-Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố : 
Nhận xét tiết học. Nhắc nhở Hs còn yếu
cần cố gắng hơn.
4.Dặn dò : Xem lại bảng cộng, bảng trừ. Làm bài tập trong vở bài tập
-3 em làm bảng lớp , cả lớp làm bảng con.
-Tính nhẩm.
-Nhẩm, báo kết quả: 9 + 7 = 16.
-Không cần vì đã biết : 9 + 7 = 16, có thể ghi ngay 7 + 9 = 16. Vì khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không đổi.
-Cả lớp làm vào vở, lần lượt nêu kết quả.
-Đặt tính.
-Đặt sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
-Từ hàng đơn vị..
 -Hs lần lượt lên bảng làm. Cả lớp làm vở.
-Nhận xét.
-4 em trả lời.
-Nhẩm rồi ghi kết quả.
-Hs lần lượt làm bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
-Hs khác nhận xét.
-1 em đọc đề.
-Lớp 2A trồng được 48 cây. Lớp 2B trồng nhiều hơn 12 cây.
-Số cây lớp 2B trồng được..
-Bài toán về nhiều hơn.
-Tóm tắt .
Lớp 2A : 48 cây.
Lớp 2B trồng nhiều hơn : 12 cây. 
 Lớp 2B trồng :  ? cây.
-Giải.
Số cây lớp 2B trồng được :
48 + 12 = 60 (cây)
Đáp số : 60 cây.
-Điền số thích hợp vào c .
-HS lắng nghe.
***********************************
ĐẠO ĐỨC
GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG(T2)
I/ MỤC TIÊU :
 -Nêu được ích lợi của việc giữ vệ sinh nơi công cộng.
-Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự , vệ sinh nơi công cộng.
-Thực hiện giữ vệ sinh ở trường , lớp, đường làng, ngõ xóm.
- Có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
-Sách, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kiểm tra bài cũ : 
-Đánh dấu + vào ô trống trước những việc làm ở nơi công cộng mà em tán thành. 
-Nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Báo cáo kết quả điều tra.
-Gv yêu cầu vài đại diện báo cáo kết quả điều tra sau 1 tuần.
-Nhận xét. Khen những em báo cáo tốt.
* Vệ sinh nơi công cộng làm cho môi trường thêm sạch sẽ,
Hoạt động 2 : Trò chơi “Ai đúng ai sai”
-GV phổ biến luật chơi :
-Giáo viên đọc ý kiến (ý kiến 1®7/ STK tr 51)
-Theo dõi 
-GV nhận xét, khen thưởng.
Hoạt động 3 : Tập làm người hướng dẫn viên.
-GV đưa ra tình huống.
“Là một hướng dẫn viên dẫn khách vào tham quan Bảo tàng, để giữ gìn trật tự, vệ sinh, em sẽ dặn khách phải tuân theo những điều gì ?”
-Nhận xét.
-Gv kết luận 
-Luyện tập. Cho cả lớp làm bài tập 5 VBT.
-Gọi HS đọc những việc đã làm 
-Nhận xét, cho điểm.
* Mỗi người đều phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Đó là nếp sống văn minh giúp cho công việc của mỗi người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ.
3.Củng cố : Em sẽ làm gì để thể hiện việc giữ vệ sinh nơi công cộng?
-Nhận xét tiết học.
-Thực hiện những điều đã học.
-Hs làm bài và nêu kết quả.
 c Giữ yên lặng trước đám đông.
 c Bỏ rác đúng nơi quy định.
 c Đi hàng hai hàng ba giữa đường.
 c Xếp hàng chờ đợi đến lượt mình.
 c Đá bóng trên đường giao thông.
-Một vài đại diện HS lên báo cáo.
-Nhận xét, bổ sung.
-Chia 2 đội.
-Hs chơi trò chơi.
-Cử ra đội trưởng.
-Các đội chơi xem xét ý kiến đó Đ hay S, giơ tay trả lời.
- Mỗi ý kiến đúng ghi được 5 điểm.
-Đội nào ghi nhiều điểm đội đó thắng.
-Suy nghĩ 2 phút.
-Chia nhóm thảo luận.
-Một số đại diện học sinh trình bày.
Kính chào quý khách thăm viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Để giữ gìn trật tự, vệ sinh của Viện Bảo tàng, chúng tôi xin nhắc nhở quý khách một số việc sau :
1. Không vứt rác lung tung.
2. Không được sờ vào hiện vật trưng bày.
3. Không được nói chuyện trong khi đang tham quan.
-Nhận xét bổ sung.
- 2 em nhắc lại.
-Làm vở BT.
-Hs đọc phần bài viết 
* Phải có ý thức, không vứt rác bừa bãi, đi tiêu, tiểu đúng nơi quy định. 
-Hs lắng nghe.
*********************************** 
Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2009
CHÍNH TẢ
TÌM NGỌC
I/ MỤC TIÊU :
-Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài tóm tắt câu chuyện Tìm ngọc.
-Làm đúng BT2, BT3b
- Giáo dục học sinh yêu quý các con vật nuôi trong nhà, chúng rất có tình nghĩa.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC :
1.Giáo viên : Viết sẵn BT3.
2.Học sinh : Vở chính tả, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra các từ học sinh mắc lỗi ở tiết học trước. Gv đọc: trâu, ra, ngoài, ruộng, nông gia, quản công.
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn viết.
-Giáo viên đọc mẫu bài viết.
-Đoạn văn nói về nhân vật nào ?
-Ai tặng cho chàng trai viên ngọc ?
-Nhờ đâu Chó, Mèo lấy được ngọc ?
-Chó, Mèo là những con vật như thế nào ?
* Hướng dẫn trình bày .
-Đoạn văn có mấy câu ?
-Trong bài những chữ nào cần viết hoa v ... ọc thầm suy nghĩ rồi trả lời.
-Ôi! Con ốc biển đẹp quá, to quá! Con cám ơn bố!
-Sao con ốc đẹp thế, lạ thế!Con cám 
ơn bố!
-Lập thời gian biểu buổi sáng chủ nhật của Hà.
-Cả lớp làm bài viết vào vở BT.
-4 em đọc bài viết.
-Sửa bài
-Hs lắng nghe.
*************************************
Thứ sáu ngày 19 tháng 12 năm 2008
CHÍNH TẢ (Nhìn chép)
GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ
I/ MỤC TIÊU :
-Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn có nhiều dấu câu
-Làm được BT 2
- Học sinh biết loài vậtø cũng biết nói với nhau, che chở bảo vệ , yêu thương nhau như con người.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC :
1.Giáo viên : Viết sẵn đoạn tập chép Gà “tỉ tê” với gà.
2.Học sinh : Vở chính tả, bảng con .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra các từ học sinh mắc lỗi ở tiết học trước. Giáo viên đọc : thuỷ cung, ngọc quý,rừng núi, dừng lại, mùi khét
-Nhận xét.
2. Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn tập chép.
-Trực quan : Bảng phụ.
-Giáo viên đọc 1 lần bài tập chép.
-Tranh : Gà “tỉ tê” với gà.
-Đoạn văn nói lên điều gì ?
-Những câu nào là lời gà mẹ nói với gà con ?
* Hướng dẫn trình bày .
-Lời gà mẹ được ghi ở dấu câu nào ?
* Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho h/s nêu từ khó.
-Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó.
Xoá bảng, đọc cho h/s viết bảng.
* Tập chép.
-Chấm vở, nhận xét.
* Bài tập.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Bảng phụ :
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
3.Củng cố : Nhận xét tiết học, tuyên dương h/s tập chép đúng chữ đẹp, sạch.
4.Dặn dò: Sửa lỗi trong bài chính tả.
-3 em lên bảng viết , cả lớp viết bảng con.
-Theo dõi. 3 em đọc lại.
-Quan sát.
-Cách gà mẹ báo tin cho con biết : Không có gì nguy hiểm, ..
-Cúc . Cúc  cúc. Những tiếng kêu này được kêu đều đều có nghĩa là Không có gì nguy hiểm. Kêu nhanh kết hợp với động tác bới đất nghĩa là : Lại đây mau 
-Dấu ngoặc kép.
-HS nêu từ khó : thong thả, miệng, nguy hiểm lắm.
-Viết bảng con.
-Nhìn bảng, viết vở.
-Soát lỗi, sửa lỗi.
-Điền vần ao/ au vào các câu.
-Đọc thầm, làm nháp.
-Hs lên bảng điền. Hs khác nhận xét.
-Hs lắng nghe.
***********************************
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG
I/ MỤC TIÊU :
-Biết xác định khối lượng qua sử dụng can
-Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác dịnh một ngày nào đó là ngày thứ mấy trong tuần.
Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ 12.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
1.Giáo viên : Cân đồng hồ, tờ lịch cả năm.
2.Học sinh : Sách toán, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kiểm tra bài cũ 
-Kiểm tra vở bài tập của h/s.
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : 
* Luyện tập.
Bài 1 : Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi.
-Hướng dẫn trả lời trong SGK.
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 2: (giảm phần c)
 Yêu cầu gì ?
-Trực quan : Lịch 
-Gọi HS lần lượt trả lời . . .
-Nhận xét.
Bài 3a :
-Dùng lịch bài tập 2.
-Gọi h/s lần lượt trả lời.
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 4 :
-Cho học sinh quan sát tranh, đồng hồ.
-Gọi HS trả lời
-Nhận xét.
3.Củng cố : 
-Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở.
4.Dặn dò : Ôn phép cộng trừ có nhớ. Làm bài tập trong vở BT
-Học sinh mở vở bài tập.
+Hs lần lượt trả lời.
-Con vịt cân nặng 3 kg.
-Gói đường cân nặng 4 kg.
-Lan cân nặng 30 kg.
-1 h/s nêu y/c.
-Mỗi nhóm 1 tờ lịch.
-Hs lần lượt trình bày..
-Hs khác nhận xét.
-Qs tờ lịch bài tập 2
-Hs trả lời . . .
Hs QS.
-Hs trả lời. Các bạn chào cờ lúc 7 giờ sáng. Các bạn tập thể dục lúc 9 giờ.
 -Hs lắng nghe.
***********************************
 	TẬP VIẾT
CHỮ HOA: Ô, Ơ 
I/ MỤC TIÊU : 
•-Viết đúng, hai chữ hoa Ô , Ơ (1 dòng cỡ chữ vừa, cỡ nhỏ) chữ và câu ứng dụng :Ơn (1 dòng cỡ vừa,1 dòng cỡ nhỏ), Ơn sâu nghĩa nặng ( 3 lần).
- Nối nét từ chữ hoa Ơ sang chữ cái đứng liền sau.
- Ý thức rèn tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch sẽ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC :
1.Giáo viên : Mẫu chữ Ô, Ơ hoa. Bảng phụ : Ơn, Ơn sâu ngĩa nặng .
2.Học sinh : Vở Tập viết, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở tập viết của một số học sinh.
-Cho học sinh viết chữ O, Ong vào bảng con.
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu nội dung và yêu cầu bài học.
* Hướng dẫn viết chữ hoa.
A. Quan sát số nét, quy trình viết :
-Chữ Ô, Ơ hoa cao mấy li ?
-Chữ Ô, Ơ hoa gồm có những nét cơ bản nào ?
-Vừa nói vừa tô trong khung chữ : Chữ Ô, Ơ gồm một nét cong kín giống như chữ O chỉ thêm các dấu phụ (Ô có thêm dấu mũ, Ơ có thêm dấu râu). 
-Quan sát mẫu và cho biết điểm đặt bút ?
-Chữ Ô : Viết chữ O sau đó thêm dấu mũ có đỉnh nằm trên ĐK 7.
Chữ Ơ : Viết chữ O, sau đó thêm dấu râu vào bên phải chữ (đầu dấu râu cao hơn ĐK6 một chút)
-Giáo viên viết mẫu (vừa viết vừa nói).
B/ Viết bảng :
-Yêu cầu HS viết 2 chữ Ô, Ơ vào bảng.
C/ Viết cụm từ ứng dụng :
-Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng.
D/ Quan sát và nhận xét :
Nêu : Cụm từ này có nghĩa là gì ?
-Cụm từ này gồm có mấy tiếng ? Gồm những tiếng nào ?
-Độ cao của các chữ trong cụm từ “Ơn sâu nghĩa nặng”ø như thế nào ?
-Cách đặt dấu thanh như thế nào ?
-Khi viết chữ Ơn ta nối chữ Ơ với chữ n như thế nào?
-Khoảng cách giữa các chữ (tiếng ) như thế nào?
Viết bảng.
* Viết vở.
nhỏ, cụm từ ứng dụng viết cỡ nhỏ.
-Hướng dẫn viết vở.
-Chú ý chỉnh sửa cho các em.
-Thu bài chấm điểm, sửa sai
3.Củng cố : Nhận xét bài viết của học sinh.
-Khen ngợi những em có tiến bộ. 
-Nhận xét tiết học.
4.Dặn dò : Hoàn thành bài viết ở nhà/ tr 36.
-Nộp vở theo yêu cầu.
-2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
-Cao 5 li.
-Chữ Ô, Ơ gồm một nét cong kín giống như chữ O chỉ thêm các dấu phụ.
-3 em nhắc lại.
-2ø em nhắc lại.
-Cả lớp viết trên không.
-Viết vào bảng con Ô – Ơ .
-Đọc : Ô, Ơ .
-2 em đọc : Ơn sâu nghĩa nặng.
-Quan sát.
-Có tình nghĩa sâu nặng với nhau.
-4 tiếng : Ơn, sâu, nghĩa, nặng.
-Chữ Ơ, g, h cao 2,5 li, chữ s cao 1,25 li, các chữ còn lại cao 1 li.
-Dấu ngã đặt trên i trong chữ nghĩa, dấu nặng đặt dưới ă trong chữ nặng.
-Nét một của chữ n nối với cạnh phải của chữ O.
-Bằng khoảng cách viết 1ù chữ cái o.
-Bảng con : Ô, Ơ – Ơn .
-Viết vở.
-Ô, - -Ơ ( cỡ vừa : cao 5 li)
-Ô, Ơ (cỡ nhỏ :cao 2,5 li)
-Ơn (cỡ vừa)
-Ơn (cỡ nhỏ)
-Ơn sâu nghĩa nặng ( cỡ nhỏ)
-Hs lắg nghe.
***********************************
THỂ DỤC
TRÒ CHƠI “VÒNG TRÒN” & “BỎ KHĂN”
I/ MỤC TIÊU :
-Biết cách chơi và tham gia được trò chơi.
- Tự giác tích cực chủ động tham gia trò chơi .
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : còi.
2.Học sinh : Tập họp hàng nhanh.
III/ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY- HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
7’
25’
5’
1.Phần mở đầu : 
-Phổ biến nội dung : 
-Điểm số, khởi động, quay phải, quay trái . . .
-Giáo viên theo dõi.
-Nhận xét.
2.Phần cơ bản :
Mục tiêu : Ôn trò chơi “Vòng tròn”& “Bỏ khăn”.
-Giáo viên nhắc lại cách chơi.
-Ôn trò chơi “Vòng tròn”
-Ôn trò chơi “Bỏ khăn”.
-Giáo viên đến các tổ giúp đỡ, uốn nắn.
-Nhận xét.
3.Phần kết thúc :
-Giáo viên hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học.
X X X X X X 
X X X X X X 
X X X X X X 
X X X X X X 
 X X X X X X 
X X X X X X 
X X X X X X 
X X X X X X 
***********************************
KỂ CHUYỆN
TÌM NGỌC
I/ MỤC TIÊU :
-Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện
- Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú theo dõi bạn kể, nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
- Giáo dục học sinh phải đối xử thân ái với vật nuôi trong nhà.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC :
-Học sinh : Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kiẻm tra bài cũ : 
-Gọi 2 em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : Con chó nhà hàng xóm.
–Câu chuyện nói lên điều gì ?
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài.
-Tiết tập đọc vừa rồi em đọc bài gì ?
-Câu chuyện kể về điều gì?
-Tiết kể chuyện hôm nay chúng ta sẽ quan sát tranh
và kể lại câu chuyện “Tìm ngọc”.
* Kể từng đoạn truyện theo tranh.
Trực quan : 6 bức tranh
- yêu cầu gì ?
-Gv chia nhóm 
-Gv : Mỗi gợi ý ứng với một đoạn của truyện.
-Theo dõi sửa sai.
-Gọi HS kể. Giáo viên theo dõi, đặt câu hỏi gợi ý khi thấy HS lúng túng .
-Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố : 
- Khi kể chuyện phải chú ý điều gì ?
-Câu chuyện khen ngợi nhân vật nào? Khen ngợi về điều gì ?
-Nhận xét tiết học
4.Dặn dò: Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
-2 em kể lại câu chuyện .
-Câu chuyện ca ngợi tình bạn thắm thiết giữa Bé và Cún Bông.
-Tìm ngọc.
-Chó và Mèo là những vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thật sự là bạn của con người.
-1 em nhắc tựa bài.
-Quan sát.
-1 em nêu yêu cầu : Kể lại từng đoạn câu chuyện đã học theo tranh.
-Hoạt động nhóm : Nhóm2.
-Hs kẻ trong nhóm.
-Đại diện các nhóm lên kể. (Một nhóm 1 em)
-Lớp theo dõi, nhận xét.
-Khen Chó và Mèo vì chúng thông minh, tình nghĩa.
-Hs lắng nghe.
***********************************
HẾT TUẦN 17
BGH
KÍ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docL2T17C.doc