Giáo án Tuần 14 - Khối 2

Giáo án Tuần 14 - Khối 2

Tiếng Việt

 Bài 55: eng, iêng

I/. MỤC TIÊU:

1/. Kiến thức: HS đọc và viết đúng vần eng - iêng - lưỡi xẻng -trống chiêng.Nhận diện được vần eng - iêng trong tiếng, từ, câu ứng dụng. Luyện nói theo chủ đề “Ao, hồ, giếng”.

2/. Kỹ năng: Rèn Học sinh đọc to, rõ ràng, mạch lạc.Viết đúng mẫu đều nét, đẹp, nhanh. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.

3/. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt qua các hoạt động học.

II/. CHUẨN BỊ:

1/. Giáo viên: Tranh minh họa SGK, chữ mẫu, bộ thực hành.

2/. Học sinh: SGK, bảng con, vở tập viết.

 

doc 35 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1199Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 14 - Khối 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ hai , ngày tháng năm 2007
Tiếng Việt
 Bài 55: eng, iêng
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: HS đọc và viết đúng vần eng - iêng - lưỡi xẻng -trống chiêng.Nhận diện được vần eng - iêng trong tiếng, từ, câu ứng dụng. Luyện nói theo chủ đề “Ao, hồ, giếng”.
2/. Kỹ năngï: Rèn Học sinh đọc to, rõ ràng, mạch lạc.Viết đúng mẫu đều nét, đẹp, nhanh. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
3/. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt qua các hoạt động học.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Tranh minh họa SGK, chữ mẫu, bộ thực hành. 
2/. Học sinh: SGK, bảng con, vở tập viết.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Ổn định: 
2/. Kiểm tra bài cũ:
Đọc trang trái -đọc trang phải- đọc cả 2 trang 
Giáo viên đọc, Học sinh viết vào bảng:
-Trung thu , củ gừng , vui mừng , cây sung
Nhận xét.
3/. Bài mới: Giới thiệu bài: eng - iêng
HOẠT ĐỘNG 1: Học vần eng
a- Nhận diện: Giáo viên gắùn vần eng 
-Vần eng được ghép bởi âm nào? 
-So sánh vần eng và ong
-Có vần eng thêm âm x và dấu thanh được tiếng gì?
Yêu cầu Học sinh ghép trên bảng cài. 
Giáo viên ghi bảng : eng - xẻng
b- Đánh vần :
Giáo viên đánh vần mẫu: e - ng - eng
x - eng - hỏi - xẻng
Giáo viên treo tranh hỏi: Tranh vẽ gì?
Giáo viên giới thiệu từ: “lưỡi xẻng” .Đọc mẫu. 
è Nhận xét: Sửa sai
c- Hướng dẫn viết:
Giáo viên gắn mẫu: eng 
Giáo viên viết mẫu: eng. Hướng dẫn cách viết. 
Giáo viên gắn mẫu: xẻng 
Giáo viên viết mẫu: xẻng. Hướng dẫn cách viết. 
Lưu ý: Nét nối giữa các con chữ, khoảng cách, vị trí dấu thanh. 
è Nhận xét: Chỉnh sửa phần viết.
HOẠT ĐỘNG 2: Học vần iêng
a- Nhận diện: Giáo viên gắn vần iêng
(Quy trình tương tự như Hoạt động 1)
-Vần iêng tạo bởi những âm nào?
-So sánh vần eng và iêng.
b- Đánh vần : iêâ – ng – iêng
ch - iêng - chiêng .
Giáo viên treo tranh: -Tranh vẽ gì?
Giáo viên ghi bảng, đọc mẫu: trống chiêng 
c- Hướng dẫn viết bảng:
Giáo viên gắn mẫu: iêng
Giáo viên viết mẫu: iêng. Hướng dẫn cách viết. 
Giáo viên gắn mẫu: chiêng 
Giáo viên viết mẫu: chiêng.Hướng dẫn cách viết. 
Lưu ý: Khoảng cách giữa chữ, từ, vị trí dấu thanh.
àNhận xét: Chỉnh sửa phần viết.
HOẠT ĐỘNG 3: Đọc từ ngữ ứng dụng
Trò chơi: Ghép tiếng, tạo từ.
Giáo viên giới thiệu từ ứng dụng:
Xà beng - củ riềng
Cái kẻng – bay liệng
Giáo viên giải nghĩa từ:
Củ riêng: 1 loại củ có thể dùng làm gia vị hoặc làm thuốc chữa bệnh.
Xà beng: Vật dụng bằng kim loại dùng để lăn, bẩy các vật nặng.
Cái kẻng: Một dụng cụ khi gõ phát ra tiếng kêu để báo hiệu.
Bay liệng: Bay và chao lượn trên không.
Đọc mẫu. -Nêu các tiếng có vần vừa học trong các từ ngữ ứng dụng.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát 
Học sinh đọc trang trái, trang phải, đọc cả bài.
-Học sinh viết bảng con theo từng tổ mỗi tổ 1 từ.
Học sinh quan sát 
-Tạo bởi 2 âm : e - ng
-Giống : Kết thúc là âm ng
-Khác: eng bắt đầu băng e 
-Thêm âm x và thanh dấu hỏi trên âm e ta được tiếng xẻng.
HS tìm ghép trong bộ thực hành.
Cá nhân, dãy bàn đồng thanh
-Lưỡi xẻng 
Cá nhân, dãy bàn đồng thanh.
Học sinh quan sát 
Học sinh viết bảng con: eng
Học sinh quan sát 
Học sinh viết bảng con:xẻng 
-Tạo bởi 2 âm : iê – ng
-Giống: đều có ng đứng sau
-Khác: iêng bắt đầu bằng iê. 
Cá nhân, dãy bàn đồng thanh.
-Trống chiêng
Cá nhân, dãy bàn đồng thanh.
Học sinh quan sát 
Học sinh viết bảng: iêng
Học sinh quan sát 
Học sinh viết bảng: chiêng 
Học sinh tham gia trò chơi 
-Cá nhân, dãy bàn đồng thanh.
-Học sinh tự nêu các từ ững ứng dụng có vần vừa học.
 Tiết 2
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện đọc
-Đọc mẫu trang trái-Giáo viên nhận xét: Sửa sai
Giáo viên treo tranh: -Tranh vẽ gì?
Qua tranh cô giới thiệu câu :
“Dù ai nói ngả nói nghiêng.
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân“
Giáo viên đọc mẫu:è Nhận xét: Sửa sai.
Khi chưa học bài, làm bài thì các em không nên đi chơi. Chỉ đi chơi khi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập giống như câu:
“Chưa thuộc bài chưa đi ngủ.
 Chưa học bài đủ chưa đi chơi “.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện viết vở 
 Giáo viên giới thiệu nội dung luyện viết:
“eng - iêng– lưỡi xẻng – trống chiêng”
Giáo viên viết mẫu : eng – lưỡi xẻng 
 iêng - trống chiêng 
Hướng dẫn cách viết :
Lưu ý: Nhắc Học sinh nét nối giữa các con chữ phải đúng quy định, vị trí dấu thanh, khoảng cách giữa chữ, từ.
è Nhận xét: Phần viết vở - Sửa sai.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện nói 
Yêu cầu Học sinh nêu chủ đề luyện nói.
Giáo viên treo tranh:-Tranh vẽ gì?
-Chỉ đâu là cái giếng?
-Những hình ảnh này nói về cái gì?
-Nơi em ở có ao, hồ, giếng không?
-Ao, hồ, giếng có gì giống nhau? Khác nhau?
-Để giữ gìn vệ sinh an toàn cho nguồøn nước ăn, Em và các bạn phải làm gì?
4/.Củng cố: Trò chơi: Tìm tiếng. Đại diện các nhóm tham gia khoanh tròn các từ vừa học. 
Đọc lại các vần vừa khoanh tròn trong trò chơi.
è Nhận xét : Tuyên dương 
5/. Dặn dò: Về nhà đọc lại bài vừa học. 
Chuẩn bị: Bài uông - ương. Nhận xét tiết học. 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Cá nhân, dãy bàn, đồng thanh
-3 bạn đang rủ 1 bạn cùng chơi đá banh, bạn này kiên quyết không đi. 
Kết quả học tập của bạn đạt điểm 10.
-Cá nhân, dãy bàn, đồng thanh
Học sinh quan sát
-Học sinh nêu độ cao các con chữ
-Khoảng cách giữa chữ và chữ, từ và từ 
-Học sinh nêu tư thế ngồi viết.
Học sinh viết vở theo sự hướng dẫn của Giáo viên. 
Học sinh quan sát 
-Ao, hồ, giếng. 
Học sinh chỉ tranh 
- về nguồn nước.
Học sinh tự nêu theo gợi ý của GV
Học sinh nói tự nhiên ngắn gọn 
Học sinh tham gia trò chơi 
-Cá nhân, dãy bàn đồng thanh.
Thứ ba , ngày tháng năm 2007
Tiếng Việt
 Bài 56: uông, ương
I/. MỤC Tiêu:
1/. Kiến thức: HS đọc và viết đúng uông - ương - quả chuông - con đường. Nhận diện được vần uông - ương trong tiếng, từ, câu ứng dụng .Luyện nói theo chủ đề “Đồng ruộng”.
2/. Kỹ năngï: Biết ghép vần tạo tiếng.Đánh vần tiếng có vần uông - ương.Luyện viết đều, đẹp. Phát triển lời nói tự nhiêu theo chủ đề “Đồng ruộng”.
3/. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích ngôn ngữ TiếngViệt thông qua các hoạt động học.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Tranh minh họa SGK, chữ mẫu, bộ thực hành. 
2/. Học sinh: SGK, bảng con, vở tập viết, bộ thực hành. 
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Ổn định: 
2/. Kiểm tra bài cũ: eng – iêng
Đọc trang trái -đọc trang phải- đọc cả 2 trang. 
-Giáo viên đọc, Học sinh viết vào bảng:
“cái kẻng , bay liệng , xà beng , củ riềng”
Nhận xét. 
3/. Bài mới : Giới thiệu bài: uông - ương
HOẠT ĐỘNG 1: Học vần uông
a- Nhận diện: Giáo viên gắùn vần uông 
-Vần uông được tạo bởi những âm nào? 
-So sánh vần uông và iêng.
Tìm và ghép vần uông. 
à Nhận xét.
b- Đánh vần:
Giáo viên ghi bảng: uông
Giáo viên đánh vần mẫu: u - ô- ng - uông
-Có vần uôngmuốn có tiếng chuông thêm âm gì? 
Giáo viên viết bảng: chuông 
GV đánh vần mẫu: ch - uông - chuông 
Giáo viên treo tranh: -Tranh vẽ gì? 
Giáo viên ghi bảng - đọc mẫu: quả chuông 
è Nhận xét: Chỉnh sửa.
c- Hướng dẫn viết:
Giáo viên gắn mẫu: uông
Giáo viên viết mẫu: uông - Hướng dẫn cách viết. 
-Con chữ u, ô, n cao mấy dòng li?
-Con chữ g cao mấy dòng li?
Giáo viên gắn mẫu - viết mẫu: quả chuông 
Hướng dẫn cách viết. 
Lưu ý: Nét nối giữa các con chữ.
è Nhận xét chung. 
HOẠT ĐỘNG 2: Học vần ương
a- Nhận diện: Giáo viên gắn vần ương.
(Quy trình tương tự như Hoạt động 1)
-Vần ương tạo bởi những âm nào?
-So sánh vần uông và ương.
b- Đánh vần : ư- ơ – ng – ương
đ – ương - đương - huyền – đường 
Giáo viên treo tranh hỏi: - Tranh vẽ gì?
Giáo viên ghi bảng, đọc mẫu : con đường 
c- Hướng dẫn viết bảng :
GV gắn mẫu - viết mẫu:ương 
Hướng dẫn cách viết.
Giáo viên gắn mẫu - viết mẫu: con đường 
Hướng dẫn cách viết. 
Lưu ý: Khoảng cách giữa chữ , từ -vị trí dấu thanh
àNhận xét: Chỉnh sửa phần viết.
HOẠT ĐỘNG 3: Đọc từ ngữ ứng dụng
Giáo viên treo tranh hỏi: - Đây là cây gì?
Giáo viên ghi bảng + đọc mẫu : rau muống
Trong từ rau muống tiếng nào mang vần uông.
-Khi cày ruộng ta thường thấy có gì?
Giáo viên ghi bảng: Luống cày.
-Khi con đi học thì con học ở đâu?
Giải thích: trường học còn được gọi là nhà trường.
Giáo viên ghi bảng + đọc mẫu: Nhà trường 
-Hình ảnh này là gì?
Giáo viên ghi bảng: Nương rẫy
-Trong từ nương rẫy tiếng nào mang vần ương?
Giáo viên đọc mẫu.è Nhận xét. 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát 
Học sinh đọc trang trái, trang phải, đọc cả bài.
-Học sinh viết bảng con theo từng tổ mỗi tổ 1 từ
Học sinh quan sát 
-Tạo bởi âm: uô - ng
-Giống: Kết thúc là âm ng
-Khác: uông bắt đầu bằng uô
 iêng bắt đầu bằng iê
HS tìm ghép trong bộ thực hành.
Cá nhân, dãy bàn đồng thanh.
-Thêm âm ch trước vần uông. 
Cá nhân, dãy bàn đồng thanh.
-Quả chuông
Cá nhân, nhóm, tổ đồng thanh. 
Học sinh quan sát. 
Học sinh viết bảng con: uông
-Cao 2 dòng li 
-Cao 5 dòng li 
Học sinh quan sát. 
HS viết bảng con :quả chuông
Học sinh quan sát 
-Tạo bởi âm: ươ - ng 
-Giống: đều có âm ng.
-Khác:ương bắt đầu bằng ươ
 uông bắt đầu bằng uo.â
Cá nhân, dãy ... c tập tốt hơn. Không đi học đều và đúng giờ thì không tiếp thu bài đầy đủ, kết quả học tập không tốt .Để đi học đúng giờ , trước khi đi ngủ cần chuẩn bị sẵn quần áo, sách vở, dậy đúng giờ, trên đường đi học không la cà . à Giáo viên nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 3: Đóng vai theo bài tập 2 
Giáo viên giới thiệu tình huống tranh bài tập 2.
Yêu cầu Học sinh lên bảng trình bày.
Khi mẹ gọi dậy đi học, em phải nhanh nhẹn ra khỏi giường làm vệ sinh cá nhân và chuẩn bị đi học.
è Nhận xét: Tuyên dương.
4/.Củng cố: 
-Các em phải đi học như thế nào?
-Đi học đều và đúng giờ có lợi gì? 
à Nhận xét.
5/. Dặn dò: Bài tập: Thực hiện việc đi học đều và đúng giờ.
Chuẩn bị bài “Đi học đều và đúng giờ” – tiết 2 phần thực hành.
 Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát 
-Đứng nghiêm mắt nhìn vào lá cờ.
-Bày tỏ tình yêu đối với đất nước.
Học sinh quan sát.
Học sinh thảo luận theo yêu cầu của Giáo viên 
Học sinh trình bày trước lớp, bổ sung ý kiến cho nhau.
Học sinh lắng nghe và thảo luận 
Học sinh trình bày lần lượt các câu hỏi.
Học sinh quan sát. 
Từng cặp học sinh thảo luận cách ứng xử, phân vai, chuẩn bị thể hiện.
Từng cặp học sinh lên trình bày.
-Đi học đều và đúng giờ.
-Em tiếp thu đủ bài, thực hiện tốt quyền được học của mình. 
Thứ ba , ngày tháng năm 2007
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
 Tiết 14: An toàn khi ở nhà 
I/. MỤC TIÊU:
 1/. Kiến thức: Kể tên một số vật sắc nhọn trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu Xác định một số vật trong nhà có thể gây nóng bỏng và cháy.
2/. Kỹ năng: Học sinh biết được cách phòng tránh bị đứt tay, giữ an toàn khi ở nhà 
3/. Thái độ: Giáo dục HS ý thức giữ an toàn khi ở nhà.
II/. CHUẨN BỊ:
1/.Giáo viên: Tranh minh họa SGK.
2/.Học sinh: Vở bài tập tự nhiên, SGK.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Ổn định: 
2/. Kiểm tra bài cũ: Công việc ở nhà 
-Hàng ngày em đã làm những công việc gì để giúp đỡ gia đình?
-Trong nhà em ai đi chợ?
-Ai giúp đỡ em học tập?
-Em cám thấy thế nào khi giúp đỡ gia đình làm công việc đó? 
à Nhận xét bài cũ.
3/. Bài mới: Giới thiệu bài:
-Khi ở nhà một mình em có thấy an toàn không? --Trong nhà thường có những đồ vật gì gây nguy hiểm cho mọi người? 
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài:
“ An toàn khi ở nhàø“
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát
Yêu cầu quan sát:
- Nhận xét các bạn đang làm gì?
-Theo em, em sẽ làm gì khi xảy ra tình trạng đó?
è Nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 2: Đóng vai 
Yêu cầu: Học sinh thảo luận.
-Nếu là em, em nhận xét gì về vai diễn của bạn vừa thực hiện? 
-Trường hợp có lửa cháy các đồ vật trong nhà em phải làm gì? 
 Giáo viên chốt ý.
4/.Củng cố : 
-Nếu hoả hoạn em phải làm gì?
-Vì sao không nên chơi với các đồ vật dễ bắt lửa?
5/. Dặn dò: Về nhà: Xem lại kỹ bài vừa học để tránh những sơ xuất không đáng có.
Chuẩn bị: Xem trước bài: Lớp học.
Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát
-HS tự kể
Học sinh tự nêu. 
-Ba mẹ, anh chị của em.
-Ba mẹ giúp đỡ em học tập.
-Em thấy vui mừng, thích làm những công việc đó.
Học sinh quan sát hình trang 30 
-Học sinh nêu nhận xét của mình cho cả lớp cùng nghe. 
Học sinh quan sát tranh trang 31.
-Học sinh tự nêu. 
-Em phải nhờ sự can thiệp của mọi ngươiø ở bên ngoài và gọi điện báo ngày cho Đội PCCC 114 đến chữa cháy kịp thời.
-Học sinh tự nêu 
Thứ tư , ngày tháng năm 2007
Thủ công
Tiết 14: Gấp các đoạn thẳng cách đều
I . Mục tiêu:
 1/.Kiến thức: HS biết cách gấp và gấp các đoạn thẳng cách đều. 
 2/.Kĩ năng: Gấp được các đoạn thẳng cách đều.
 3/.Thái độ: Giáo dục HS tính xác, khéo léo. 
II . Chuẩn bị:
 1/.GV: Mẫu gấp các nếp gấp cách đều có kích thước lớn .Qui trình các nếp gấp.
 2/.HS: Giấy màu có kẻ ô.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Ổn định:Khởi động 
2/. Kiểm tra bài cũ: Các qui ước cơ bản về gấp giấy và gấp hình 
GV gắn các mẫu kí hiệu trên bảng. 
–Yêu cầu nêu tên các loại kí hiệu gấp.
 èNhận xét. 
3/. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Gấp các đoạn thẳng cách đều.
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
GV cho HS quan sát mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều - Nhận xét gì về các nếp gấp giấy?
Các nếp gấp cách đều nhau, chúng có thể chồng khít lên nhau khi ta xếp chúng lại.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu cách gấp 
-Nếp gấp thứ nhất: GV ghim giấy màu lên bề mặt màu áp sát vào bảng.
GV gấp giấy vào 1 ô theo đường dấu gấp.
-Nếp gấp thứ hai: GV ghim lại tờ giấy, mặt ngoài để nếp gấp thứ hai. 
-Nếp gấp thứ ba: GV lật tờ giấy và ghim mẫu gấp lên bảng, gấp vào1 ô như hai nếp gấp.
-Những nếp gấp tiếp theo thực hiện tương tự. 
Hoạt động 3: Thực hành 
-GV nhắc lại cách gấp, cho HS gấp 2 ô 
-GV theo dõi – giúp đỡ HS 
-GV yêu cầu HS làm nháp, sau đó thực hiện trên giấy màu 
4/.Củng cố: Nhận xét bài gấp của HS.
-Mỗi nếp gấp là bao nhiêu ô?
-Các nếp gấp phải như thế nào?
5/. Dặn dò: Chuẩn bị: Gấp cái quạt 
Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát
Quan sát 
-HS nêu
-Các nếp gấp giống nhau
Quan sát 
HS nêu lại cách gấp 
HS thực hiện trên giấy nháp , sau đó làm giấy màu. 
-1 ô
-Đều nhau
 Thứ hai , ngày tháng năm 2007
Aâm nhạc
 Tiết 14: Ôn tập: Sắp đến tết rồi
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh học thuộc lời ca, hát đúng giai điệu bài hát “Sắp đến tết rồi” vỗ tay theo phách.
2/. Kỹ năng: Học sinh biểu diễn và thực hiện các động tác múa phụ hoạ.
3/. Thái độ: Giáo dục Học sinh yêu thích âm nhạc qua các hoạt động học. 
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Băng nhạc, lời bài hát, nhạc cụ.
2/. Học sinh: Sách nhạc, nhạc cụ, các động tác múa.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Ổn định: 
2/. Kiểm tra bài cũ : 
Hát cả bài: “Sắp đến tết rồi”.
3/. Bài mới: “Sắp đến tết rồi” 
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại bài hát 
Giáo viên treo tranh hỏi :-Đây là cảnh gì?
-Yêu cầu hát và vận động múa phụ hoạ bài “Sắp đến tết rồi”.
-Vừa hát vừa vỗ tay theo phách và tiết tấu.
Chú ý: Ngắt nghỉ và lấy hơi giọng.
HOẠT ĐỘNG 2: Vận động múa phụ hoạ.
Làm mẫu các động tác.
Hướng dẫn HS vận động múa phụ hoạ theo lời bài hát. 
Hướng dẫn Học sinh hát và múa theo nhạc.
4/.Củng cố: Trò chơi: 
Giáo viên hướng dẫn và đưa ra ký hiệu :
 A , U , O 
-Hát và làm theo ký hiệu.
à Nhận xét: Phần biểu diễn của Học sinh. 
5/. Dặn dò: Về nhà hát và múa phụ hoạ bài: Sắp đến tết rồi. Chuẩn bị: ôn tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát 
-Học sinh hát và vỗ tay theo phách.
-Cảnh ngày tết 
Cá nhân, dãy, bàn đồng thanh.
-Học sinh vừa hát vừa vỗ tay theo phách và tiết tấu trong bài hát.
Hoïc sinh quan sát 
Học sinh lên bảng làm mẫu.
-Học sinh vừa đứng vừa nhún hai chân, tay chống hông.
- Hai tay đưa ra sau và nhún bên trái , bên phải . . . 
-Học sinh hát và múa theo nhạc 
Học sinh tham gia trò chơi âm nhạc
Học sinh hát và làm theo ký hiệu của Giáo viên.
 Thứ hai , ngày tháng năm 2007
ùMĩ thuật
Tiết 13: Vẽ màu vào các họa tiết ở hình vuông
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Giúp Học sinh nhận biết, tô màu và trang trí hình vuông.
2/. Kỹ năng: Học sinh biết chọn màu và tô màu vào hình vuông theo ý thích.
3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn Mĩ thuật.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Một sốù mẫu tranh trang trí hình vuông. 
2/. Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, bút màu. 
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Ổn định: 
2/. Kiểm tra bài cũ: Vẽ cá
Nhận xét bài vẽ cá tiết trước.
-Nêu bộ phận bên ngoài của con cá?
-Hình dáng cá như thế nào?
-Màu sắc của cá ra sao?
-Em có biết những loại cá nào? Kể tên?
è Nhận xét.
3/. Bài mới: Giới thiệu bài:
-Ơû nhà các con có những đồ vật gì có hình vuông?
-Những đồ vật đó được trang trí như thế nào? 
-Màu sắc của chúng ra sao? 
Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ học:
“Vẽ màu vào các hoạ tiết ở hình vuông “
Giáo viên ghi tựa bài :
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS cách vẽ màu.
Giáo viên treo khăn hỏi:
-Khăn có dạng hình gì?
-Khăn được trang trí những hoa văn, màu sắc để làm gì?
è Nhận xét. 
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn vẽ màu
Giáo viên treo tranh hỏi:
-Đây là hình gì?
Hướng dẫn học sinh cách vẽ màu vào từng hình .
Lưu ý: Không nên vẽ cùng màu vào hình vẽ. 
Giáo viên gợi ý cho học sinh vẽ màu.
è Nhận xét chung.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành 
Giáo viên vẽ màu vào mẫu.
Chú ý: Bố cụ bài vẽ màu phải đẹp, tô màu không bị lem. 
4/.Củng cố: 
Giáo viên thu vở chấm bài vẽ.
è Nhận xét chung:
5/. Dặn dò: Về nhà tập vẽ cho thành thạo.
Chuẩn bị: Xem trước bài: Vẽ cây, vẽ nhà.
Nhận xét tiết học. 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát 
Tuyên dương bài vẽ đẹp, sáng tạo.
-Đầu, mình, đuôi, vây, vảy. 
-Hình quả trứng, hình thoi, hình hơi tròn ..
-Cá có nhiều màu sắc khác nhau.
-Học sinh kể tên 
Học sinh tự kể.
Học sinh quan sát 
-Hình vuông 
-Những đường viền, màu sắc rực rỡ làm cho khăn đẹp hơn.
Học sinh quan sát. 
-Hình lá ở 4 góc -Hình thoi ở giữa hình vuông - Hình tròn ở giữa. 
HS lắng nghe GV hướng dẫn cách vẽ và tô màu. 
-Học sinh thực hiện vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • doct 14.doc