Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần số 4 - Vũ Thị Hồng Nhớ

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần số 4 - Vũ Thị Hồng Nhớ

BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI

I. MỤC TIÊU.

 - Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.

 - Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.

 - Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV:

+ Phiếu thảo luận nhóm.

+ Nội dung các ý kiến cho hoạt động 3.

+ Nội dung câu chuyện cái bình hoa.

- HS: SGK.

 

doc 37 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần số 4 - Vũ Thị Hồng Nhớ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 4
–ª—
Thứ/ ngày
Môn học
Tiết
Tên bài dạy
Thứ hai
06/09
- Chào cờ
- Đạo đức
- Tập đọc
- Toán
4
4
13,14
16
- Biết nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 2).
- Bím tóc đuôi sam.
- 29 + 5.
Thứ ba
07/09
- Thể dục
- Kể chuyện
- Chính tả
- Toán
- Thủ công
7
4
7
17
4
- Động tác chân, trò chơi kéo cưa lừa xẻ.
- Bím tóc đuôi sam
- Tập chép: Bím tóc đuôi sam.
- 49 + 25.
- Gấp máy bay phản lực (T2).
Thứ tư
08/09
- Tập đọc
- Tập viết
- Toán
- Mĩ thuật
15
4
18
4
- Trên chiếc bè.
- Chữ hoa: C.
- Luyện tập.
- Vẽ tranh vườn cây đơn giản.
Thứ năm
09/09
- Thể dục
- Luyện từ và câu
- Toán
- Tnxh
8
4
19
4
- Động tác lườn, trò chơi kéo cưa lừa xẻ.
- Từ chỉ sự vật, Ngày tháng năm.
- 8 cộng với một số: 8 + 5.
- Làm gì để cơ và xương phát triển tốt.
Thứ sáu
10/09
- Chính tả
- Tập làm văn
- Toán
- Nhạc
- Sinh hoạt lớp
8
4
20
4
4
- N/v: Trên chiếc bè.
- Cảm ơn, xin lỗi!
- 28 + 5.
- Học hát: Bài Xòe hoa.
- Sinh hoạt lớp.
Thứ Hai, ngày 20 tháng 09 năm 2010
Tiết 4
Môn: ĐẠO ĐỨC
Bài:
BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI
I. MỤC TIÊU.
	- Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
	- Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
	- Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: 
+ Phiếu thảo luận nhóm.
+ Nội dung các ý kiến cho hoạt động 3.
+ Nội dung câu chuyện cái bình hoa.
- HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- 
3. Dạy học bài mới:
3.1. Hoạt động 1: Liên hệ thực tế.
- Gọi một số Hs lên bảng kể những câu chuyện về mắc lỗi và sửa lỗi của bản thân em hoặc những người trong gia đình.
- Yêu cầu nhận xét theo mỗi tình huống Hs đưa ra.
- Khen Hs biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Nhận xét về sự chuẩn bị bài tập ở nhà của Hs.
3.2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau: Việc làm của các bạn trong tình huống sau đúng hay sai? Em hãy giúp bạn đưa ra cách giải quyết hợp lý.
+ Tình huống 1: Lịch bị đau chân không xuống tập thể dục cùng cả lớp được. Cuối tuần bị trừ điểm thi đua. Các bạn trách Lịch dù lịch đã nói rõ lý do.
3.3. Hoạt động 3: Trò chơi ghép đôi.
- Gv phổ biến luật chơi:
+ Gv phát cho 2 dãy Hs, mỗi dãy 5 tấm bìa ghi các câu tình huống và các câu ứng xử. Dãy Hs còn lại cùng với Gv làm Ban giám khảo.
+ Khi bắt đầu chơi, Gv chỉ bất kì 1 Hs ở dãy cầm các tấm bìa ghi tình huống. 
- Tình huống:
1. Mượn vở của bạn và sơ ý làm rách 1 BT.
2. Mải chơi với bạn, quên quét nhà thì mẹ về.
3. Quên chưa làm bài tập về nhà.
4. Lỡ hẹn đi đá bóng với bạn.
5. Sơ ý làm giây mực ra áo bạn.
6. Quên chưa học thuộc bài cô giáo giao.
7. Làm gãy thước kẻ của bạn.
- Đáp án: 
1 – d; 2 –c; 3 – a; 4 – e; 5 – b; 6 – g; 7 – f.
4. Củng cố và dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Một số Hs kể trước lớp.
- Hs cả lớp nhận xét xem bạn đưa ra cách sửa lỗi như thế đã đúng chưa?
- Các nhóm Hs thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, ví dụ:
- Lịch nên nhờ đến sự can thiệp của cô giáo chủ nhiệm để cô báo cáo với cô Tổng phụ trách không trừ điểm thi đua của cả lớp vì Lịch bị đau chân, không thể xuống sân tập thể dục được.
- Hs cầm tấm bìa ghi cách ứng xử tương ứng phải đọc ngay cách ứng xử. Đôi bạn nào ứng xử nhanh và đúng là đôi bạn thắng cuộc.
- Cách ứng xử:
a. Nhận lỗi với cô giáo và làm bài tập ngay.
b. Nhận lỗi với bạn.
c. Xin lỗi mẹ và lấy chổi quét nhà ngay.
d. Xin lỗi và dán lại cho bạn.
e. Nhận lỗi với bạn và giải thích lí do.
f. Nhận lỗi với bạn và xin tiền mẹ mua lại cho bạn.
g. Nhận lỗi với cô giáo và học thuộc bài ngay.
Tiết 13
Môn: TẬP ĐỌC
Bài:
BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I. MỤC TIÊU.
- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung: Không nên đối xử không tốt với bạn bè, cần quan tam đối xử tốt với bạn nữ (Trả lời các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv: 
	+ Tranh minh họa các hình trong SGK.
	+ Bảng phụ ghi sẵn các từ, các câu dài và khó cần luyện đọc.
- Hs: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 Hs lên bảng.
3. Dạy học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay lớp chúng ta sẽ học bài “Bím tóc đuôi sam”. Qua bài học này các em sẽ biết được cách đối xử với bạn bè sao cho đúng để luôn được các bạn quý mến và tình bạn thêm đẹp.
3.2. Luyện đọc:
- Gv đọc mẫu toàn bài một lượt.
- Cho Hs đọc từng câu.
- Đọc từ khó.
- Gv chọn câu dài hướng dẫn Hs ngắt giọng.
- Đọc từng đoạn trước lớp:
+ Yêu cầu Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. Gv theo dõi sửa sai cho Hs.
+ Giải nghĩa từ: Bím tóc đuôi sam, tết, loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình.
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
+ Thi đọc giữa các nhóm.
+ Cả lớp đọc đồng thanh (1, 2 đoạn)
3.3. Tìm hiểu bài:
- Gv nêu câu hỏi SGK.
+ Câu 1: Các bạn gái khen Hà như thế nào?
+ Câu 2: Tại sao đang vui như vậy mà Hà khóc?
Em nghĩ thế nào về trò nghich của Tuấn?
+ Câu 3: Thầy đã Làm Hà vui lên như thế nào?
+ Câu 4: Nghe lời thầy Tuấn đã làm gì?
Từ ngữ nào cho thấy Tuấn rất xấu hổ vì đã chọc Hà?
Thầy giáo đã khuyên Tuấn điều gì?
3.4. Luyện đọc lại:
- Yêu cầu 2, 3 nhóm thi đọc toàn chuyện theo lối phân vai.
4. Củng cố và dặn dò:
- Yêu cầu cả lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
Hỏi: Bạn Tuấn trong bài đáng chê hay đáng khen? Vì sao?
- Qua câu chyện khuyên ta điều gì?
- Về nhà luyện đọc lại bài.
- Hát.
- Hs đọc thuộc lòng bài thơ Gọi bạn và trả lời câu hỏi:
+ Hs 1 trả lời câu hỏi: Vì sao Bê vàng phải đi tìm cỏ? Vì sao đến giờ Dê trắng vẫn gọi Bê! Bê!.
+ Hs 2: Nêu nội dung của bài.
- Theo dõi đọc thầm theo.
- Hs đọc: Loạng choạng, ngượng nghịu, vì vậy, ngã phịch xuống đất, òa khóc.
- Hs tìm cách đọc đúng câu văn dài theo hướng dẫn của Gv.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Hs xem chú thích các từ ngữ cuối bài.
- Hs thực hiện yêu cầu của Gv.
- Hs trả lời.
- Ái chà chà, bím tóc đẹp quá.
- Hs nêu: Tuấn kéo mạnh bím tóc của Hà làm Hà đau. Khi Hà ngã xuống đất Tuấn vẫn còn chọc Hà.
- Hs phát biểu ý kiến không tán thành: Tuấn đùa như vậy là bắt nạt bạn. Tuấn không tôn trọng Hà.
- Thầy khen hai bím tóc của Hà rất xinh.
- Tuấn đến gặp Hà và xin lỗi Hà.
- Tuấn gãi đầu ngượng nghịu.
- Thầy khuyên Tuấn phải đối xử tốt với bạn gái.
- Các nhóm thi đọc với nhau.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Bạn Tuấn đáng chê lại vừa đáng khen.Đáng chê là vì Tuấn nghịch ác với Hà. Đáng khen vì Tuấn biết nhận ra lỗi của mình và đã xin lỗi Hà.
- Cần đối xử tốt với bạn bè.
Tiết : 16
Môn: Toán
Bài: 
29 + 5
I. MỤC TIÊU.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5.
- Biết số hạng, tổng.
- Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
- Bài tập cần làm: Bài 1(cột 1, 2, 3); bài 2(a, b); bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv:
	+ Bảng cài, que tính.
	+ Ghi sãn bài tập 3 lên bảng phụ
- Hs: Bảng con, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 Hs lên bảng thực hiện các yêu cầu của Gv.
3. Dạy học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Trong giờ học toán hôm nay chúng ta sẽ thực hiện phép cộng có nhớ có 2 chữ số với số có một chữ số dạng 29 + 5.
3.2. Phép cộng 29 +5: 
- Bước 1: Giới thiệu: 
+ Nêu bài toán: Có 29 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
+ Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
- Bước 2: đi tìm kết quả:
+ Gv yêu cầu hs sử dụng que tính để tìm kết quả. 
+ Gv sử dụng bảng gài và que tính để hướng dẫn hs tìm kết quả của 29 +5 như sau:
Gài 2 bó que tính và 9 que tính lên bảng gài. Nói: Có 29 que tính, đồng thời viết 2 vào cột chục, 9 vào cột đơn vị như phần bài học trong Sgk.
Gài tiếp 5 que tính xuống dưới 9 que tính rời và viết 5 vào cột đơn vị ở dưới 9 và nói: thêm 5 que tính.
Nêu: 9 que tính rời với 1 que tính rời là 10 que tính, bó lại thành một chục, hai chục ban đầu với một chục nữa là ba chục que tính. Ba chục với 4 que tính rời là 34 que tính. Vậy 29 + = 34.
- Bước 3: Đặt tính và tính.
+ Gọi 1 Hs bất kỳ lên bảng đặt tính và nêu lại cách làm của mình.
3.3. Luyện tập – Thực hành:
- Bài 1:
+ Yêu cầu Hs tự làm bài.
- Bài 2:
+ Gọi 1 Hs đọc đề bài.
+ Muốn tính tổng ta làm như thế nào?
+ Cần chú ý điều gì khi đặt tính?
+ Yêu cầu Hs làm bài vào Vở bài tập, 1 Hs lên bảng làm bài.
+ Gọi Hs nhận xét bài của bạn.
+ Yêu cầu Hs nêu cách tính của phép cộng 59 + 6; 19 + 7 (mỗi Hs một phép tính).
- Bài 3:
+ Gọi 1 Hs đọc đề bài.
+ Muốn có hình vuông ta phải nối mấy điểm với nhau?
+ Yêu cầu Hs tự làm bài.
+ Gọi 1 Hs chữa bài.
+ Yêu cầu Hs gọi tên 2 hình vuông vừa vẽ được.
4. Củng cố và dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học, biểu dương các Hs chú ý học, có tiến bộ. Nhắc nhở các em chưa tiến bộ.
- Dặn dò Hs về nhà luyện tập thêm về phép cộng dạng 29 + 5.
- Hát.
- Hs 1 thực hiện phép tính: 9+5; 9+3; 9+7. Nêu cách đặt tính.
- Hs 2 tính nhẩm; 9+5+3; 9+7+2. Nêu cách tính.
- Nghe và phân tích đề toán.
- Thực hiện phép cộng 29 + 5.
- Hs thao tác trên que tính và đưa ra kết quả: 34 que tính (các em có thể tìm theo nhiều cách khác nhau).
- Lấy 29 que tính đặt trước mặt.
- Lấy thêm 5 que tính.
29
5
+
34
- Cách thực hiện: Viết 29 rồi viết 5 xuống dưới sao cho 5 thẳng cột với 9. Viết dấu cộng (+) và kẻ vạch ngang. Cộng từ phải sang trái, 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 thẳng 5 và 9, nhớ 1. 2 thêm 1 là 3, viết 3 vào cột chục. Vậy 29 + 5 = 34.
- Hs làm bài. Sau đó, 2 em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Hs đọc đề bài.
- Lấy các số hạng cộng với nhau.
- Ghi các số cho thẳng cột với nhau.
- Hs làm bài.
- Nhận xét bài về kết quả, cách viết phép tính của bạn.
- Trả lời tương tự như cách cộng phép tính 29 + 5.
- Nối các điểm để có hình vuông.
- Nối 4 điểm.
- Thực hành nối các điểm với nhau.
- Cả lớp theo dõi chỉnh sửa bài của mình.
- Hình vuông ABCD, hình vuông MNPQ.
Thứ Ba, ngày 07 tháng 09 năm 2010
Tiết 3
Môn: KỂ CHUYỆN
Bài:
BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I. MỤC TIÊU.
- Dựa theo tranh kể lại được đoạn 1, 2 của câu chuyện (Bài tập 1); bước đầu kể lại được đoạn 3  ... h
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 Hs lên bảng đọc các từ khó, dễ nhầm lẫn của các tiết trước cho các em viết. Yêu cầu cả lớp viết vào giấy nháp.
3. Dạy học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Trong tiết chính tả ngày hôm nay, các em sẽ nghe và viết đoạn đầu trong bài tập đọc Trên chiếc bè. Ôn lại quy tắc chính tả với iê/ yê. Làm các bài tập chính tả phân biệt: d/ r /gi, ân/ âng.
3.2. Hướng dẫn viết chính tả:
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết.
- Gv đọc đoạn chính tả, sau đó hỏi:
+ Đoạn trích này trong bài tập đọc nào?
+ Đoạn trích kể về ai?
+ Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu?
+ Hai bạn đi chơi bằng gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày.
- Đoạn trích có mấy câu?
- Chữ đầu câu viết như thế nào?
- Bài viết có mấy đoạn?
- Chữ đoạn viết như thế nào?
- Ngoài các chữ cái đầu câu, đầu đoạn còn phải viết hoa chữ nào? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu Hs tìm các từ khó dễ nhầm lẫn, các từ khó viết trong bài.
- Hãy tìm và đọc các từ trong đoạn trích có âm đầu là: l, r, d
- Tìm các chữ có âm cuối: n, t, chính tả có thanh hỏi, thanh ngã.
- Yêu cầu Hs viết các từ vừa tìm được.
d) Viết chính tả.
- Gv đọc bài cho Hs viết. Chú ý mỗi câu, mỗi cụm từ đọc 3 lần, phát âm rõ các tiếng khó, dễ nhầm lẫn.
e) Soát lỗi.
f) Chấm bài.
3.3. Hướng dẫn làm bài chính tả:
- Trò chơi: Thi tìm chữ có iê, yê.
+ Chia lớp thành 4 đội, các đội viết các từ tìm được lên bảng. Trong 3 phút, đội nào tìm được nhiều từ hơn là đội thắng cuộc.
- Bài 3:
+ Yêu cầu Hs đọc đề bài.
+ Hỏi: Dỗ em có nghĩa là gì?
+ Giỗ ông có nghĩa là gì?
+ Tìm các từ có từ giỗ hoặc dỗ.
+ Tiến hành tương tự với dòng và ròng.
+ Yêu cầu Hs đọc rồi tìm những từ có tiếng chứa: vần/ vầng, dân/ dâng.
4. Củng cố và dặn dò:
- Tổng kết giờ học.
- Dặn dò Hs viết lại cho đúng các lỗi sai, ghi nhớ các trường hợp cần phân biệt chính tả trong bài.
- Hát.
- Viết theo lời đọc của Gv.
+ Yên ổn, cô tiên, kiên cường, yên xe, da dẻ, cụ già, cặp da, ra vào.
+ Bạn thân, nhà tầng, bàn chân.
- Bài Trên chiếc bè.
- Kể về Dế Mèn và Dế Trũi.
- Đi ngao du thiên hạ.
- Bằng bè được kết từ lá bèo sen.
- Đoạn trích có 5 câu.
- Viết hoa.
- Có 3 đoạn.
- Viết hoa.
- Viết hoa chữ đầu của tên bài và tên riêng.
- Đọc các từ: Dế Trũi, ngao du, núi xa, đen sạm, thoáng gặp,
- Đọc các từ: Dế Trũi, rủ nhau, say đắm, bèo sen
- 2 Hs lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- Nghe Gv đọc và viết bài.
- Tìm chữ iê/ yê. Chẳng hạn: Cô tiên, đồng tiền, miền núi, đường viền Yên xe, yên ổn, yên ngựa, yên cươngnguyện vọng, khuyên bảo
- Đọc đề.
- Dùng lời nói nhẹ nhàng tình cảm để em bằng lòng nghe theo mình.
- Lễ cúng tưởng nhớ khi Ông đã mất.
- Các từ: Dỗ dành, dỗ em, dỗ ngon dỗ ngọt, giỗ tổ, ngày giỗ
- Dòng sông, dòng biển, dòng chảy, dòng dõi, ròng rã, vàng ròng
- Tìm từ ngữ theo yêu cầu:
+ Viết là Vần trong các trường hợp: Vần thơ, vần điệu, đánh vần, vần xoay
+ Viết là Vầng trong các trường hợp: Vầng trăng, vầng trán, vầng dương
+ Viết là Dân trong các trường hợp: Dân cư, nhân dân, dân làng, dân dã
+ Viết là Dâng trong các trường hợp: Dâng tràn, nước dâng, dâng hiến, kính dâng,
Tiết 4
Môn: TẬP LÀM VĂN
Bài:
CẢM ƠN, XIN LỖI
I. MỤC TIÊU.
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (Bài tập 1, Bài tập 2).
- Nói được 2, 3 câu ngắn gọn về nội dung bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn, xin lỗi (Bài tập 3).
- Hs khá, giỏi làm được Bài tập 4 (Viết lại những câu đã nói ở Bài tập 3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv: Bảng phụ.
- Hs: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 Hs lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
+ Hs 1: Kể lại câu chuyện Gọi bạn theo tranh minh họa.
+ Hs 2: Đọc danh sách thành viên trong tổ mình đã làm trong tiết Tập làm văn trước.
- Nhận xét và cho điểm.
3. Dạy học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Hỏi: Khi được ai đó giúp đỡ, em phải nói gì với họ?
- Khi làm phiền hay mắc lỗi với ai đó thì phải làm sao?
Giới thiệu: Trong giờ học này, chúng ta sẽ học cách nói lời cảm ơn, xin lỗi trong trường hợp cụ thể. Sau đó, dựa vào tranh minh họa, kể lại câu chuyện có sử dụng lời cảm ơn, xin lỗi.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
- Nếu Hs có trình độ khá, Gv có thể cho các em đọc tình huống xảy ra trong các bài tập đọc, sau đó cho các em chơi trò chơi đóng vai. Mỗi nhóm có từ 3 – 5 Hs lựa chọn 2 tình huống, một tình huống nói lời xin lỗi, một tình huống nói lời cảm ơn, các tình huống có thể giống hoặ không giống với tình huống của SGK, các nhóm thảo luận và diễn lại tình huống của mình theo nhiều cách khác nhau, nhóm nào diễn hay tìm được nhiều câu nói cám ơn, xin lỗi phù hợp nhất là nhóm thắng cuộc.
- Nếu không tổ chức chơi trò chơi, Gv có thể hướng dẫn làm bài tập một cách bình thường sau:
+ Bài 1: Làm miệng.
Gọi 1 Hs đọc yêu cầu bài.
Em nói thế nào khi bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.
Nhận xét, khen ngợi các em nói lời cảm ơn lịch sự.
Nêu: Khi nới lời cảm ơn, chúng ta phải có thái độ lịch sự, chân thành, nói lời cảm ơn với người lớn tuổi phải lễ phép, với bạn bè phải thân mật. Người Việt Nam có nhiều cách nói cảm ơn khác nhau.
Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
+ Bài 2: Tiến hành tương tự như Bài 1.
Nhắc nhở Hs khi nói lời xin lỗi, em phải có thái độ thành khẩn. 
+ Bài 3:
Yêu cầu Hs đọc đề bài.
Treo tranh 1 và hỏi: Tranh vẽ gì?
Khi được nhận quà bạn nhỏ phải nói gì?
Hãy dùng lời của em kể lại nội dung của bức tranh này, trong đó có sử dụng lời cảm ơn.
Nhận xét.
Treo tranh 2 và tiến hành tương tự.
+ Bài 4:
Yêu cầu Hs viết vào vở bài đã nói của mình về một trong hai bức tranh và cho điểm Hs.
4. Củng cố và dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò Hs nhớ thực hiện nói lới cảm ơn, xin lỗi trong cuộc sống hằng ngày.
- Hát.
- Hs lên bảng trả lời câu hỏi.
- Em phải nói lời cảm ơn.
- Em phải nói lời xin lỗi.
Đọc yêu cầu.
Nhiều Hs trả lời, ví dụ: Cảm ơn bạn! Cảm ơn bạn nhé! Mình cảm ơn bạn nhiều
- Cô giáo cho em mượn quyển sách: Em cảm ơn cô ạ!
- Em bé nhặt hộ em chiếc bút: Cảm ơn em nhiều!.
- Em lỡ bước dẫm vào chân bạn: Ôi! Tớ xin lỗi! Tớ xin lỗi, tớ không cố ý! Tớ xin lỗi cậu, tớ vô ý quá.
- Em mải chơi quên làm việc mẹ đã dặn: Con xin lỗi mẹ ạ! Con xin lỗi mẹ, lần sau con không thế nữa!
- Em đùa nghịch va phải cụ già: Ôi! Cháu xin lỗi cụ ạ! Cháu xin lỗi cụ, cụ có sao không?
Hs đọc yêu cầu.
Tranh vẽ một bạn nhỏ đang được nhận quà của mẹ (cô, bác)
Bạn phải cảm ơn mẹ (cô, bác,)
Hs nói với bạn bên cạnh, sau đó một vài Hs trình bày trước lớp.
Mẹ mua cho Ngọc một con gấu bông rất đẹp. Ngọc đưa hai tay đón lấy con gấu bông xinh xắn và nói: Con cám ơn mẹ!
Hs có thể nói: 
- Tuấn (cậu con trai) sơ ý làm vỡ lọ hoa cảu mẹ, khoanh tay xin lỗi và nói: Con xin lỗi mẹ ạ!.
- Viết bài và sau đó đọc bài trước lớp, cả lớp nghe, nhận xét.
Tiết 20
Môn: TOÁN
Bài: 
28 + 5
I. MỤC TIÊU.
- Biết thực hành phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5.
- Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
- Bài tập cần làm: Bài tập 1, 2, 4. Hs khá, giỏi làm hết các bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Gv: Que tính, bảng phụ.
- Hs: Que tính, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu sau.
- Nhận xét và cho điểm.
3. Dạy học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tựa bài lên bảng.
3.2. Phép cộng 28 +5.
- Bước 1: Giới thiệu
+ Nêu bài toán: Có 28 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
+ Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
- Bước 2: Đi tìm kết quả.
+ GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
+ Yêu cầu 1 Hs lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính.
+ Hỏi: Em đặt tính như thế nào?
+ Tính như thế nào?
+ Yêu cầu một số Hs nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính trên.
3.3. Luyện tập – thực hành.
- Bài 1:
+ Yêu cầu Hs tự làm bài vào Vở bài tập.
+ Có thể hỏi thêm về cách thực hiện một vài phép tính.
- Bài 3:
+ Yêu cầu Hs đọc đề bài.
+ Gọi 1 Hs lên bảng viết tóm tắt.
+ Yêu cầu Hs làm bài, 1 Hs làm trên bảng lớp.
+ Nhận xét và cho điểm Hs.
- Bài 4: 
+ Gọi Hs đọc đề bài.
+ Yêu cầu Hs vẽ vào Vở bài tập.
+ Hãy nêu lại cách vẽ đoạn thẳng có độ dài 5 cm.
4. Củng cố và dặn dò:
- Gv gọi 1 Hs nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 28 + 5.
- Tổng kết giờ học.
- Hát.
- Hs 1: Đọc thuộc lòng bảng các công thức 8 cộng với một số.
- Hs 2: Tính nhẩm: 8 + 3 +5, 8 + 4 + 2, 8 + 5 +1.
- Nghe và phân tích đề toán.
- Thực hiện phép cộng 28 + 5.
- Thao tác trên que tính và đưa ra kết quả: 33 que tính.
- 28
 5
+
 33
- Viết 28 rồi viết 5 xuống dưới sao cho 5 thẳng cột với 8. Viết dấu cộng (+) và kẻ vạch ngang.
- Tính từ phải sang trái: 8 cộng 5 bằng 13, viết 3 nhớ 1. 2 thêm 1 là 3. Vậy 28 cộng 5 bằng 33.
- Hs làm bài. Sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính.
- 1 Hs đọc đề bài.
- Tóm tắt: 
+ Gà: 18 con.
+ Vịt: 5 con.
+ Gà và vịt:
- Bài giải: 
Số con gà và con vịt có là:
18 + 5 = 33 (con)
Đáp số: 23 con.
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5 cm.
- Hs vẽ, 2 em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Dùng bút chấm 1 điểm trên giấy. Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm vừa chấm. Tìm vạch chỉ 5 cm, chấm điểm thứ 2, nối 2 điểm ta có đoạn thẳng dài 5 cm.
Tiết 4
Môn: SINH HOẠT LỚP
Bài:
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU:
- Hs nắm được việc nào chưa thực hiện được, việc nào chưa làm được.
- Qua đó Hs cần rèn luyện thêm trong học tập.
- HS nhận biết được lợi ích của học tập.
II. NỘI DUNG:
Tổ chức cho Hs chơi đầu giờ.
Lớp trước báo cáo tình hình thi đua của các tổ.
Gv nhận xét.
Còn một vài em chưa mang đủ tập vở.
Vệ sinh lớp chưa sạch sẽ.
Gv khen ngọi tuyên dương tổ cá nhân học tập tiến bộ, vệ sinh sạch sẽ trường lớp.
Nhắc nhở Hs chưa tiến bộ, chưa chịu khó học tập, vệ sinh chưa tốt.
Tổng kết và khen thưởng tổ xuất sắc nhất.
Đưa ra nhiệm vụ tuần tới.
Nhắc nhở Hs an toàn giao thong, an toàn mùa lũ, thực hiện tốt nội quy đạo đức Hs.
Các tổ tiếp tục thi đua với nhau.
Nghiêm túc trong giờ học.
Thường xuyên rèn chữ viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 ca nam(3).doc