Giáo án Tập đọc 2 tuần 26 đến 35 - Trường Tiểu học Tường Đa

Giáo án Tập đọc 2 tuần 26 đến 35 - Trường Tiểu học Tường Đa

TÔM CÀNG VÀ CÁ CON

I.MỤC TIÊU :

 -Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý ; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài.

-Hiểu nghĩa các từ ngữ : búng càng, nhìn trân trân, nắc nỏm, mái chèo, bánh lái, quẹo,

-Hiểu nội dung : Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ càng khắng khít. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5).

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

 -GV : Tranh minh hoạ bài Tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu, đoạn cần luyện đọc. Tranh vẽ mái chèo. Tranh vẽ bánh lái.

 

doc 83 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1097Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc 2 tuần 26 đến 35 - Trường Tiểu học Tường Đa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	Tuần : 26
	Ngày dạy :	Tiết : 1 + 2
TÔM CÀNG VÀ CÁ CON
I.MỤC TIÊU :
	-Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý ; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài.
-Hiểu nghĩa các từ ngữ : búng càng, nhìn trân trân, nắc nỏm, mái chèo, bánh lái, quẹo,
-Hiểu nội dung : Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ càng khắng khít. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5). 
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 -GV : Tranh minh hoạ bài Tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu, đoạn cần luyện đọc. Tranh vẽ mái chèo. Tranh vẽ bánh lái.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
 HOẠT ĐỘNG THẦY
 HOẠT ĐỘNG TRÒ
4’
1’
34’
1’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Bé nhìn biển.
-Nhận xét – Ghi điểm.
*Nhận xét chung.
3.Bài mới :
v Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
vHoạt động 2 : Luyện đọc
MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ khó hiểu nghĩa từ.
-GV đọc mẫu
-Rèn đọc các từ khó : thân dẹt, tròn xoe, nắc nỏm, ngoắt, xuýt xoa, 
-Nhận xét
*Chia đoạn : 4 đoạn
Đoạn 1:
-Đoạn này cần thể hiện mấy giọng đọc?
-Lời của Tôm Càng đọc với giọng như thế nào?
-Lời của Cá Con đọc giọng như thế nào?
-GV nhận xét
Đoạn 2
-Lời của Cá Con đọc giọng như thế nào?
-GV nhận xét
Đoạn 3
-Đoạn này kể lại chuyện Tôm Càng và Cá Con gặp nguy hiểm các em cần đọc với giọng như thế nào ?
 +Cá Con sắp vọt lên/ thì Tôm Càng thấy một con cá to/ mắt đỏ ngầu,/ nhằm Cá Con lao tới.//
-GV nhận xét
 Đoạn 4
- Ở đoạn này kể lại chuyện Tôm Càng và Cá Con khi thoát khỏi tai nạn ta cần đọc với giọng như thế nào?
-GV nhận xét
-Chia nhóm 2 HS
-GV nhận xét
v Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị tiết sau
-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ +trả lời câu hỏi
-Dò theo.
-Đọc nối tiếp câu lần 1.
-HS đọc cá nhân, đồng thanh
-Đọc nối tiếp câu lần 2.
-4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
-1 HS đọc đoạn 1.
-3 giọng (người dẫn chuyện, Tôm Càng, Cá Con).
-Giọng ngạc nhiên.
-Giọng nhẹ nhàng, thân mật 
-2 HS đọc đoạn 1, nhận xét
-Giải nghĩa từ : búng càng, nhìn trân trân
 -1 HS đọc đoạn 2
-Giọng tự hào
-2 HS đọc đoạn 2, nhận xét
-Giải nghĩa từ : nắc nỏm khen , mái chèo, bánh lái, quẹo
 -1 HS đọc đoạn 3 
-Hồi hộp căng thẳng.
-Nêu cách đọc.
-2 HS đọc đoạn 3. 
-HS đọc đoạn 4.
-Giọng khoan thai.
-2 HS đọc đoạn 4, nhận xét
-Đọc nối tiếp đoạn lần 2
-Đọc trong nhóm 
-Đọc thể hiện trước lớp -nhận xét
-1 HS đọc cả bài
TIẾT 2
TG
 HOẠT ĐỘNG THẦY
 HOẠT ĐỘNG TRÒ
30’
5’
2’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài
MT : Giúp HS nắm nội dung bài.
-Gọi 1 HS đọc đoạn 1
-Tôm Càng đang làm gì dưới đáy sông?
-Khi đang tập dưới đáy sông,Tôm Càng gặp chuyện gì?
-Cá Con làm quen với Tôm Càng ntn?
-Gọi HS đọc đoạn 2
-Đuôi của Cá Con có ích lợi gì?
-Vẩy của Cá Con có lợi ích gì?
-Cho HS đọc đoạn 3, 4
-Khi Cá Con đang bơi thì có chuyện gì xảy ra?
-Hãy kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con.
-Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen?
-Nội dung bài này nói gì ?
-GV chốt ý ghi bảng nội dung
v Hoạt động 2 : Luyện đọc lại.
MT : Giúp HS đọc truyện theo vai.
-Chia lớp làm 2 nhóm
-Nhận xét –tuyên dương
v Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò :
-Em học tập ở Tôm Càng đức tính gì? (Dũng cảm, thông minh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu bạn.)
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị : Sông Hương.
-1 HS đọc.
-Tôm Càng đang tập búng càng.
-Gặp con vật lạ, thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp người phủ 1 lớp vẩy bạc óng ánh.
-Cá Con làm quen với Tôm Càng bằng lời chào và tự giới thiệu tên mình : “Chào bạn. Tôi là cá Con. Chúng tôi cũng sống dưới nước như họ nhà tôm các bạn
-1 HS đọc
-Đuôi của Cá Con vừa là mái chèo, vừa là bánh lái.
-Là bộ áo giáp bảo vệ cơ thể nên Cá Con bị va vào đá cũng không biết đau.
- Cả lớp đọc thầm.
-Tôm Càng thấy một con cá to, mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con lao tới.
-Tôm Càng búng càng, vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ. 
-Tôm Càng dũng cảm cứu bạn thoát nạn./ Tôm Càng lo lắng khi bạn bị đau./ Tôm Càng rất thông minh, nhanh nhẹn. /Tôm Càng là người bạn đáng tin cậy
-Tôm Càng và Cá Con đều có tài riêng. Tôm Càng cứu bạn qua khỏi hiểm nguy, tình bạn của họ ngày càng khắng khít
-HS đọc nội dung
-Mỗi nhóm 3 HS (vai người dẫn chuyện, vai Tôm Càng, vai Cá Con).
-Thi đọc theo vai – Nhận xét.
-HS trả lời.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 26
	Ngày dạy :	Tiết : 3
SÔNG HƯƠNG
I.MỤC TIÊU :
-Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ ; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài.
-Hiểu nghĩa các từ khó : sắc độ, đặc ân, êm đềm,
-Hiểu nội dung : Vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi sắc màu của dòng sông Hương.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 -GV :Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Một vài tranh (ảnh) về cảnh đẹp ở Huế. Bản đồ Việt Nam. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
 HOẠT ĐỘNG THẦY
 HOẠT ĐỘNG TRÒ
4’
1’
19’
10’
5’
1’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Tôm Càng và Cá Con
-GV nhận xét
3.Bài mới :
v Hoạt động 1: Giới thiệu bài :
-Treo bức tranh minh hoạ và hỏi : Đây là cảnh đẹp ở đâu ?
-Treo bản đồ, chỉ vị trí của Huế, của sông Hương trên bản đồ.
-Huế là cố đô của nước ta. Đây là một thành phố nổi tiếng với những cảnh đẹp thiên nhiên và các di tích lịch sử. Nhắc đến Huế, chúng ta không thể không nhắc tới sông Hương, một đặc ân mà thiên nhiên ban tặng cho Huế. Chính sông Hương đã tạo cho Huế một nét đẹp riêng, rất êm đềm, quyến rũ. Bài học hôm nay sẽ đưa các con đến thăm Huế, thăm sông Hương. 
vHoạt động 2 : Luyện đọc
MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ khó hiểu nghĩa từ.
-GV đọc mẫu :
-Rèn đọc các từ khó : phong cảnh, phượng vĩ, bãi ngô, thảm cỏ, đỏ rực, 
-Nhận xét.
*Chia đoạn : 3 đoạn
+Đoạn 1: Sông Hương  trên mặt nước.
+Đoạn 2 : Mỗi mùa hè  dát vàng.
 +Đoạn 3 : Phần còn lại.
Đoạn 1:
-Hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi
 +Bao trùm lên cả bức tranh/ là một màu xanh/ có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau:/ màu xanh thẳm của da trời,/ màu xanh biếc của cây lá,/ màu xanh non của những bãi ngô,/ thảm cỏ in trên mặt nước.//
 -GV chốt ý đúng
-Đoạn này đọc giọng khoan thai thể hiện sự ngưỡng mộ vẻ đẹp của dòng song, nhấn giọng những từ gợi tả màu xanh.
-GV nhận xét 
Đoạn 2 :
-Hướng dẫn cách đọc ngắt nghỉ hơi.
+Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày/ thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.//
-Đọc chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ tả sự thay đổi sắc màu của dòng sông.
-GV nhận xét.
Đoạn 3 :
-Đoạn này các em cần đọc chậm rãi thán phục nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi Sông Hương đặc ân, trong lành, tan biến, êm đềm.
-GV nhận xét
-Chia nhóm 2 HS
-GV nhận xét
v Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bài.
MT : Giúp HS nắm nội dung bài.
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và gạch chân dưới những từ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương?
-Gọi HS đọc các từ tìm được. Nhận xét
-Những màu xanh ấy do cái gì tạo nên?
-Gọi 1 HS đọc đọc đoạn 2
-Vào mùa hè, sông Hương đổi màu ntn?
-Do đâu mà sông Hương có sự thay đổi ấy?
-GV chỉ lên bức tranh minh hoạ và nói thêm về vẻ đẹp của sông Hương.
-Vào những đêm trăng sáng, sông Hương đổi màu ntn?
-Do đâu có sự thay đổi ấy?
-Gọi HS đọc đoạn 3
-Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế? 
-Qua bài này em nghĩ thế nào về sông Hương? ( Sông Hương là một dòng sông đẹp ,luôn biến đổi )
-GV : nói đến Huế là nói đến Sông Hương. Chính dòng sông này đã làm cho thành phố Huế có một vẻ đẹp nên thơ, thanh bình, êm đềm, rất khác lạ với những thành phố khác.
v Hoạt động 4: Luyện đọc lại 
MT : Giúp HS đọc lại bài văn
-Gọi HS đọc lại bài 
-Nhận xét – tuyên dương
v Hoạt động 5 : Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị tiết sau : Ôn tập.
-2 HS đọc bài +trả lời câu hỏi
-Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào ?
-Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen? (-Tôm Càng dũng cảm cứu bạn thoát nạn./ Tôm Càng lo lắng khi bạn bị đau./ Tôm Càng rất thông minh, nhanh nhẹn. /Tôm Càng là người bạn đáng tin cậy)
-Dò theo
-Đọc nối tiếp câu lần 1
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
-Đọc nối tiếp câu lần 2
-3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
-1 HS đọc đoạn 1.
-HS nêu cách đọc, nhận xét
-1 HS đọc đoạn 1, nhận xét
-Giải nghĩa từ : sắc độ
-1 HS đọc đoạn 2.
-HS nêu cách đọc, nhận xét.
-1 HS đọc đoạn 2, nhận xét
-Giải nghĩa từ : Hương Giang, lụa đào, lung linh dát vàng.
-1 HS đọc đoạn 3.
-Theo dõi.
-2 HS đọc đoạn 3 –Giải nghĩa từ : đặc ân, thiên nhiên, êm đềm.
-Đọc nối tiếp đoạn lần 2
-Đọc trong nhóm 
-Đọc thể hiện trước lớp -nhận xét
-1 HS đọc cả bài
-Đọc thầm tìm và dùng bút chì gạch chân dưới các từ chỉ màu xanh : 
Xanh thẳm, xanh biếc, xanh non.
-HS nêu.
-Màu xanh thẳm do da trời tạo nên, màu xanh biếc do cây lá, màu xanh non do những thảm cỏ, bãi ngô in trên mặt nước tạo nên.
-1 HS đọc đoạn 2.
-Sông Hương thay chiếc áo xanh hàng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
-Do hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ sông in bóng xu ... ời khen ngợi theo từng huống cho trước (BT2) Biết đặt câu và trả lời câu hỏi có cụm từ vì sao (BT3)
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY 
HOẠT ĐỘNG TRÒ 
1.Ổn định :
2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
-Tiến hành tương tự như tiết 1.
3.Hướng dẫn làm bài tập.
vÔn luyện cách đáp lời khen ngợi của người khác
Bài 2:
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Hãy đọc các tình huống mà bài đưa ra.
-Hãy nêu tình huống a.
-Hãy tưởng tượng em là bạn nhỏ trong tình huống trên và được bà khen ngợi, em sẽ nói gì để bà vui lòng.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm lời đáp cho các tình huống còn lại. Sau đó, gọi một số cặp HS trình bày trước lớp.
-Nhận xét và cho điểm HS.
vÔn luyện cách đặt câu hỏi có cụm từ Vì sao
-Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS đọc các câu văn trong bài.
-Yêu cầu HS đọc lại câu a.
-Hãy đặt câu hỏi có cụm từ vì sao cho câu văn trên.
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trên.
-Vậy câu hỏi có cụm từ vì sao dùng để hỏi về điều gì?
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh thực hành hỏi đáp với các câu còn lại. Sau đó gọi một số cặp lên trình bày trước lớp, 1 con đặt câu hỏi, con kia trả lời.
-Nhận xét và cho điểm từng HS. 
4.Củng cố – Dặn dò :
-Khi đáp lại lời khen ngợi của người khác, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào ?
-Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức của bài và chuẩn bị bài sau: Ôn tập tiết 6.
- Bài tập yêu cầu chúng ta nói lời đáp lại lời khen ngợi của người khác trong một số tình huống.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
- Bà đến nhà chơi, con bật tivi cho bà xem. Bà khen: “Cháu bà giỏi quá!”
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Cảm ơn bà đã khen cháu, việc này dễ lắm bà ạ, để cháu dạy bà nhé./ Việc này cháu làm hằng ngày mà bà./ Có gì đâu, cháu còn phải học tập nhiều bà ạ./ Việc này chỉ cần quen là làm được thôi bà ạ. Bà làm thử nhé, cháu sẽ giúp bà./
-Làm bài :
-Cháu cảm ơn dì ạ./ Dì ơi, ở lớp cháu còn nhiều bạn múa đẹp hơn nữa dì ạ./ Thật hả dì? Cháu sẽ tập thêm nhiều bài nữa để hát cho dì xem con nhé./ Dì khen làm cháu vui quá./
-Có gì đâu, mình gặp may đấy./ Có gì đâu, chỉ là mình đang đứng gần nó./
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- 1 HS đọc bài trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Vì khôn ngoan, Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài.
- Vì sao Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài?
- Vì Sư Tử rất khôn ngoan.
- Hỏi về lí do, nguyên nhân của một sự vật, sự việc nào đó.
-Vì sao người thuỷ thủ có thể thoát nạn?
-Vì sao Thủy Tinh đuổi đánh Sơn Tinh?
-Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực, không kiêu căng.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 35
	Ngày dạy :	Tiết : 6
ÔN TẬP TIẾT 6.
I.MỤC TIÊU :
- Mức độ yêu cầu kĩ năng đọc như ở tiết 1.
-Biết đáp lời chúc mừng theo từng huống cho trước (BT2). Tìm được bộ phận trong câu trả lời cho câu hỏi. Để làm gì? (BT3) điền đúng dấu chấm than dấu chấm phẩy vào chỗ trống trong đoạn văn (BT4)
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1.Ổn định :
2.Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
-Tiến hành tương tực như tiết 1. 
3.Hướng dẫn HS làm bài tập :
vÔn luyện cách đáp lời từ chối của người khác
Bài 2 :
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Hãy đọc các tình huống được đưa ra trong bài.
-Yêu cầu HS nêu lại tình huống a.
-Nếu em ở trong tình huống trên, con sẽ nói gì với anh trai?
-Nhận xét, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại của bài.
-Gọi một số HS trình bày trước lớp.
-Nhận xét và cho điểm HS. 
vÔn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì?
Bài 3 :
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS đọc các câu văn trong bài.
-Yêu cầu HS đọc lại câu a.
-Anh chiến sĩ kê lại hòn đá để làm gì?
-Đâu là bộ phận trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì trong câu văn trên?
-Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm gì. Sau đó, một số HS trình bày trước lớp.
-Nhận xét và cho điểm từng HS.
vÔn luyện cách dùng dấu chấm than, dấu phẩy
-Nêu yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài tập.
-Gọi 1 HS đọc bài làm, đọc cả dấu câu.
-Yêu cầu HS cả lớp nhận xét sau đó kết luận về lời giải đúng và cho điểm HS.
4.Củng cố – Dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS về nhà tập kể về con vật mà con biết cho người thân nghe.
-Chuẩn bị: Ôn tập tiết 7.
- Nói lời đáp cho lời từ chối của người khác trong một số tình huống.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Em xin anh cho đi xem lớp anh đá bóng. Anh nói: “Em ở nhà làm cho hết bài tập đi.”.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến : Vâng, em sẽ ở nhà làm hết bài tập rồi, anh cho em đi nhé?/ Tiếc quá, lần sau nếu em làm hết bài tập thì anh cho em đi nhé./
b) Thế thì bọn mình cùng đi cho vui nhé./ Tiếc thật, nếu ngày mai bạn không chơi bóng thì cho tớ mượn nhé./ Không sao, tớ đi mượn bạn khác vậy./
- Một số HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- Tìm bộ phận của mỗi câu sau trả lời câu hỏi để làm gì?
- 1 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Để người khác qua suối không bị ngã nữa, anh chiến sĩ kê lại hòn đá bị kênh.
- Để người khác qua suối không bị ngã nữa.
- Đó là: Để người khác qua suối không bị ngã nữa.
b) Để an ủi sơn ca.
c) Để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng.
- Làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
 Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho câu dưới vòi hoa sen.
 Một hôm ở trường, thầy giáo nói với Dũng: 
- Ồ! Dạo này con chóng lớn quá!
Dũng trả lời: 
- Thưa thầy, đó là vì ngày nào bố mẹ con cũng tưới cho con đấy ạ.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 35
	Ngày dạy :	Tiết : 7
ÔN TẬP TIẾT 7.
I.MỤC TIÊU :
- Mức độ yêu cầu kĩ năng đọc như ở tiết 1.
-Biết đáp lời an ủi theo từng huống cho trước (BT2). Dựa vào tranh kể được câu chuyện đúng ý và đặt tên cho câu chuyện vừa kể. (BT3)
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1.Ổn định :
2.Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng 
-Tiến hành tương tự như tiết 1.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài 2
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Hãy đọc các tình huống được đưa ra trong bài.
-Yêu cầu HS nêu lại tình huống a.
-Nếu con ở trong tình huống trên, con sẽ nói gì với bạn?
-Nhận xét, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại của bài.
-Gọi một số HS trình bày trước lớp.
-Nhận xét và cho điểm HS. 
v Ôn luyện cách kể chuyện theo tranh 
Bài 3
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS quan sát từng bức tranh.
-Bức tranh 1 vẽ cảnh gì ?
-Chuyện gì đã xảy ra sau đó? Hãy quan sát và tìm câu trả lời ở bức tranh thứ 2.
-Bức tranh thứ 3 cho ta biết điều gì?
- Bức tranh 4 cho ta thấy thái độ gì của hai anh con sau khi bạn trai giúp đỡ con gái?
- Yêu cầu HS chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng tập kể lại truyện trong nhóm, sau đó gọi một số HS trình bày trước lớp.
-Nhận xét và cho điểm từng HS.
-Dựa vào nội dung câu chuyện, hãy suy nghĩ và đặt tên cho truyện.
4.Củng cố – Dặn dò :
- Khi đáp lại lời an ủi của người khác, chúng ta cần phải có thái độ ntn?
- Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức và chuẩn bị bài sau: Ôn tập tiết 8.
- Bài tập yêu cầu chúng ta: Nói lời đáp cho lời an ủi của người khác trong một số tình huống.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Con bị ngã đau. Bạn chạy đến đỡ con dậy, vừa xoa chỗ đau cho con vừa nói : “Bạn đau lắm phải không?”
-Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Cảm ơn bạn. Chắc một lúc nữa là hết đau thôi./ Cảm ơn bạn. Mình hơi đau một chút thôi./ Mình không nghĩ là nó lại đau thế./ Cảm ơn bạn. Bạn tốt quá!/
b) Cháu cảm ơn ông. Lần sau cháu sẽ cẩn thận hơn./ Cháu cảm ơn ông. Cháu đánh vỡ ấm mà ông vẫn an ủi cháu./ Cảm ơn ông ạ. Nhưng cháu tiếc chiếc ấm ấy lắm. Không biết là có tìm được chiếc âm nào đẹp như thế nữa không./
-HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Kể chuyện theo tranh rồi đặt tên cho câu chuyện.
- Quan sát tranh minh hoạ.
Một bạn trai đang trên đường đi học. Đi phía trước bạn là một bé gái mặc chiếc váy hồng thật xinh xắn.
- Bỗng nhiên, bé gái bị vấp ngã xóng xoài trên hè phố. Nhìn thấy vậy, bạn nam vội vàng chạy đến nâng bé lên.
- Ngã đau quá nên bé gái cứ khóc hoài. Bạn trai nhẹ nhàng phủi đất cát trên người bé và an ủi: “Em ngoan, nín đi nào. Một lát nữa là em sẽ hết đau thôi”
- Hai anh em vui vẻ dắt nhau cùng đi đến trường.
- Kể chuyện theo nhóm.
- Kể chuyện trước lớp, cả lớp nghe và nhận xét lời kể của các bạn.
- Suy nghĩ, sau đó nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Giúp đỡ con nhỏ, Cậu bé tốt bụng, 
- Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực.
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC TUAN 26.doc