Giáo án môn học lớp 2 - Tuần 31, 32

Giáo án môn học lớp 2 - Tuần 31, 32

TẬP ĐỌC

CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC

I. Mục tiêu

1Kiến thức:

- HS đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩu, giữa các cụm từ.

- Giọng đọc trang nghiêm, thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác.

2Kỹ năng:

- Hiểu ý nghĩa của các từ mới: uy nghi, tụ hội, tam cấp, non sông gấm vóc, tôn kính.

- Hiểu nội dung bài: Cây và hoa đẹp nhất từ khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác.

3Thái độ:

- Ham thích môn học.

II. Đồ dùng dạy-học:

- GV: Tranh minh hoạ bài tập trong SGK. Tranh ảnh sưu tầm về Quảng Trường Ba Đình, nhà sàn, các loài cây, hoa xung quanh lăng Bác.

 

doc 32 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 2 - Tuần 31, 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 15 tháng 4 năm 2009
TẬP ĐỌC
CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC
I. Mục tiêu
1Kiến thức: 
HS đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩu, giữa các cụm từ.
Giọng đọc trang nghiêm, thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác.
2Kỹ năng: 
Hiểu ý nghĩa của các từ mới: uy nghi, tụ hội, tam cấp, non sông gấm vóc, tôn kính.
Hiểu nội dung bài: Cây và hoa đẹp nhất từ khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác.
3Thái độ: 
Ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy-học:
GV: Tranh minh hoạ bài tập trong SGK. Tranh ảnh sưu tầm về Quảng Trường Ba Đình, nhà sàn, các loài cây, hoa xung quanh lăng Bác.
HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy-học
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: (1’)
b.Luyện đọc
-Đọc mẫu
-Luyện phát âm
-Luyện đọc đoạn
+ Đoạn 1: Trên quảng trường  hương thơm.
+ Đoạn 2: Ngay thềm lăng  đã nở lứa đầu.
+ Đoạn 3: Sau lăng  toả hương ngào ngạt.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
-Thi đọc
c.Tìm hiểu bài
4.Củng cố – Dặn dò (3’)
-Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Chiếc rễ đa tròn.
Nhận xét cho điểm HS.
-Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh chụp cảnh ở đâu?
Con có nhận xét gì về cảnh vật ở đây?
Lăng Bác là một cảnh đẹp nổi tiếng, là nơi Bác Hồ yên nghỉ. Các loài cây và hoa từ khắp mọi miền đất nước về đây tụ hội tạo cho lăng Bác một vẻ đẹp độc đáo. Bài tập đọc Cây và hoa bên lăng Bác sẽ cho các con thấy rõ điều đó.
-GV đọc mẫu toàn bài lần 1.
Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các HS.
-Hỏi: Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp)
Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.
Yêu cầu HS đọc chú giải và chuyển sang đọc đoạn.
-Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Phân chia các đoạn ntn?
Yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn. Sau mỗi lần có 1 HS đọc, GV dừng lại để hướng dẫn ngắt giọng câu văn dài và giọng đọc thích hợp.
Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội,/ đâm chồi,/ phố sắc,/ toả ngát hương thơm.//..
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
-Gọi các nhóm thi đọc đoạn trước lớp.
-GV đọc mẫu cả bài lần 2.
GV có thể giải thích thêm về một số loại cây và hoa mà HS của từng địa phương chưa biết.
Kể tên các loại cây đượctrồng phía trước lăng Bác?
Những loài hoa nổi tiếng nào ở khắp mọi miền đất nước được trồng quanh lăng Bác?
Tìm những từ ngữ hình ảnh cho thấy cây và hoa luôn cố gắng làm đẹp cho lăng Bác?
Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác?
Gọi 1 HS đọc toàn bài và hỏi: Cây và hoa bên lăng Bác tượng trưng cho ai?
-Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà đọc lại bài.
Chuẩn bị bài: Bảo vệ như thế là rất tốt.
Hát
-3 HS đọc bài nối tiếp, mỗi HS một đoạn. 1 HS đọc toàn bài. Sau đó trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 của bài.
-Chụp cảnh ở lăng Bác.
Khung cảnh ở đây đẹp, có rất nhiều cây và hoa.
HS theo dõi và đọc thầm theo.
HS đọc bài.
Từ: lăng Bác, lịch sử, nở lứa đầu, khoẻ khoắn, vươn lên, tượng trưng,
Một số HS đọc bài cá nhân
Tìm và đọc các từ khó phát âm
Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu.
Đọc chú giải để
hiểu nghĩa các từ mới.
Bài được chia làm 3 đoạn.
Đọc từng đoạn kết hợp luyện ngắt giọng các câu văn dài, khó đọc.
Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4. (Đọc 2 vòng)
Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Theo dõi và đọc thầm theo.
-Cây vạn tuế, cây dầu nước, cây hoa ban.
-Hoa ban, hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, N hoahài, hoa mộc, N hoagâu.
-Tụ hội, đâm chồi, phô sắc, toả ngát hương thơm.
-Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác.
-Cây và hoa bên lăng Bác tượng trưng cho nhân dân Việt Nam luôn tỏ lòng tôn kính với Bác.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY. 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về Bác Hồ.
2Kỹ năng: Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy-học:
GV: Bài tập 1 viết trên bảng. Thẻ ghi các từ ở BT1. BT3 viết vào bảng phụ. Giấy, bút dạ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy-học
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: (1’)
b.Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1
Bài 2
Bài 3:
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
-Gọi 3 HS lên viết câu của bài tập 3 tuần 30.
Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của bài tập 2.
GV nhận xét.
-Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay các em sẽ được ôn tập về dấu chấm, dấu phẩy và mở rộng vốn từ theo chủ đề Bác Hồ.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 2 HS đọc các từ ngữ trong dấu ngoặc.
Gọi 1 HS lên bảng gắn các thẻ từ đã chuẩn bị vào đúng vị trí trong đoạn văn. Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập 2.
Nhận xét chốt lời giải đúng.
-Gọi HS đọc yêu cầu.
 Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy cho từng nhóm và yêu cầu HS thảo luận để cùng nhau tìm từ.
gợi ý: Các em có thể tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ ở những bài thơ, bài văn các em đã học.
Sau 7 phút yêu cầu các nhóm HS lên bảng dán phiếu của mình. GV gọi HS đếm từ ngữ và nhận xét, nhóm nào tìm được nhiều từ ngữ và đúng sẽ thắng.
GV có thể bổ sung các từ mà HS chưa biết.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Treo bảng phụ.
Yêu cầu HS tự làm.
Vì sao ô trống thứ nhất các con điền dấu phẩy?
Vì sao ô trống thứ hai các con điền dấu chấm?
Vậy còn ô trống thứ 3 con điền dấu gì?
-Gọi 5 HS đặt câu với từ ngữ tìm được ở BT 2.
Gọi HS nhận xét câu của bạn.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà tìm thêm các từ ngữ về Bác Hồ, tập đặt câu với các từ này.
Chuẩn bị bài: Từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy.
hát
HS thực hiện yêu cầu của GV.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
2 HS đọc từ.
HS làm bài theo yêu cầu.
HS đọc đoạn văn sau khi đã điền từ.
-Tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ.
Ví dụ: tài ba, lỗi lạc, tài giỏi, yêu nước, thương dân, giản dị, hiền từ, phúc hậu, khiêm tốn, nhân ái, giàu nghị lực, vị tha,
-Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống.
1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập.
Vì Một hôm chưa thành câu.
Vì Bác không đồng ý đã thành câu và chữ đứng liền sau đã viết hoa.
Điền dấu phẩy vì Đến thềm chùa chưa thành câu.
5 HS đặt câu.
Bạn nhận xét.
TOÁN
LUYỆN TẬP. 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS:
Luyện kĩ năng thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) theo cột dọc.
Ôn luyện về tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.
Ôn luyện cách tìm số bị trừ, số trừ, hiệu.
Ôn luyện về giải bài toán về ít hơn.
2Kỹ năng: Củng cố biểu tượng, kĩ năng nhận dạng hình tứ giác.
3Thái độ: Ham thích học Toán.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ, bộ thực hành Toán.
HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy học 
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 
3. Bài mới 
aGiới thiệu: (1’)
b.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:Tính
MT:củng cố kĩ năng tính với các số có 3 chữ số
Bài 2:Đặt tính rồi tính
MT:củng cố kĩ năng đặt tính và tính với các số có 3 chữ số
Bài 3: Số ?
MT: củng cố kĩ năng tìm SBT, ST, H
Bài 4:Giải toán
MT: vận dụng tính trừ với các số có 3 chữ số vào giải toán có lời văn
Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
MT: HS tìm và chọn đúng số hình tứ giác 
Đáp án D.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
-Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
Đặt tính và tính:
a) 456 – 124 ; 673 – 212
b) 542 – 100 ; 264 – 135
c) 698 – 104 ; 789 – 163
GV nhận xét 
- Giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng
-Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả của bài toán.
-Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc đặt tính và thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số.
Yêu cầu HS cả lớp làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
-Yêu cầu HS tìm hiểu đề bài.
Chỉ bảng và cho HS đọc tên các dòng trong bảng tính: Số bị trừ, số trừ, hiệu.
Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
Yêu cầu HS làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
-Gọi HS đọc đề bài.
Hướng dẫn HS phân tích bài toán và vẽ sơ đồ bài toán, sau đó viết lời giải.
Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
-Vẽ hình như phần bài tập lên bảng và đánh số từng phần của hình.
Hỏi: Hình tứ giác có mấy cạnh và có mấy đỉnh?
Yêu cầu HS tìm tất cả các hình tứ có trong hình trên.
Vậy có tất cả mấy hình tứ giác?
Đáp án nào đúng?
-Nhận xét tiết học.
 ... âm nay lớp mình sẽ kể lại câu chuyện này để hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
-GV treo tranh và các câu hỏi gợi ý.
Chia nhóm HS dựa vào tranh minh hoạ để kể.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi lần HS kể.
Khi HS kể, GV có thể đặt câu hỏi gợi ý.
Hai vợ chồng người đi rừng bắt được con gì?
Con dúi đã nói cho hai vợ chồng người đi rừng biết điều gì?
Bức ranh vẽ cảnh gì?
Cảnh vật xung quanh ntn?
Tại sao cảnh vật lại như vậy?
Con hãy tưởng tượng và kể lại cảnh ngập lụt.
Chuyện kì lạ gì xảy ra với hai vợ chồng?
Quả bầu có gì đặc biệt, huyền bí?
Nghe tiếng nói kì lạ, người vợ đã làm gì?
Những người nào được sinh ra từ quả bầu?
Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 3.
Yêu cầu 2 HS đọc phần mở đầu.
Phần mở đầu nêu lên điều gì?
Đây là cách mở đầu giúp các con hiểu câu chuyện hơn.
Yêu cầu 2 HS khá kể lại theo phần mở đầu.
Yêu cầu 2 HS nhận xét.
Cho điểm HS.
Gọi hs nêu ý nghĩa của câu chuyện?
-Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể lại truyện.
Chuẩn bị: Bóp nát quả cam.
Hát
3 HS kể mỗi HS kể 1 đoạn.
1 HS kể toàn truyện.
Các dân tộc Việt Nam đều là anh em một nhà, có chung tổ tiên.
Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS kể từng đoạn của chuyện theo gợi ý. Khi 1 HS kể thì các em khác lắng nghe.
Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi HS kể một đoạn truyện.
Người Khơ-nú, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh, 
2 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu dưới đây.
2-3 hs nêu ý nghĩa của câu chuyện.
CHÍNH TẢ
CHUYỆN QUẢ BẦU 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: 
Chép lại chính xác, đẹp đoạn cuối trong bài Chuyện quả bầu.
Oân luyện viết hoa các danh từ riêng.
2Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n; v/d.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy-học:
GV: Bảng chép sẵn nội dung cần chép. Bảng chép sẵn nội dung hai bài tập.
III. Các hoạt động dạy-học
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: (1’)
b.Hướng dẫn tập chép
-Ghi nhớ nội dung 
-Hướng dẫn cách trình bày
-Hướng dẫn viết từ khó
-Chép bài
-Soát lỗi
- Chấm bài
c.Bài tập 
Bài 3:
a. Điền vào chỗ trống l hay n.
b.Trò chơi.
-nồi, lội, lỗi.
-vui, dài, vai.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
-Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó cho HS viết.
Tìm 3 từ có thanh hỏi/ thanh ngã
Nhận xét và cho điểm HS.
-Giờ Chính tả hôm nay lớp mình sẽ chép một đoạn trong bài Chuyện quả bầu và làm các bài tập chính tả.
-Yêu cầu HS đọc đoạn chép.
-Đoạn chép kể về chuyện gì?
-Các dân tộc Việt Nam có chung nguồn gốc ở đâu?
-Đoạn văn có mấy câu?
-Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
-Những chữ đầu đoạn cần viết ntn?
-GV đọc các từ khó cho HS viết.
Chữa lỗi cho HS.
Yêu cầu hs chép bài vào vở
Yêu cầu hs đổi chéo vở để kiểm tra bài của bạn
Chấm và nhận xét một số bài tại lớp
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập a.
Yêu cầu HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Cho điểm HS.
a)Bác lái đò
Bác làm ghề chở đò đã năm năm nay. Với chiếc thuyền nan lênh đênh trên mặt nước, ngày này qua ngày khác, bác chăm lo đưa khách qua lại bên sông.
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS lên bảng viết các từ theo hình thức tiếp sức. Trong 5 phút, đội nào viết xong trước, đúng sẽ thắng.
Tổng kết trò chơi. 
-Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm lại bài tập.
Chuẩn bị: Tiếng chổi tre.
Hát
2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp.
-3 HS đọc đoạn chép trên bảng.
-Nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam.
-Đều được sinh ra từ một quả bầu.
-Có 3 câu.
-Chữ đầu câu: Từ, Người, Đó.
Tên riêng: Khơ-mú, Thái, Tày, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh.
-Lùi vào một ô và phải viết hoa.
Khơ-mú, nhanh nhảu, Thái, Tày, Nùng, Mường, Hmông, Ê-đê, Ba-na.
-Điền vào chỗ trống l hay n.
Làm bài theo yêu cầu..
2 HS đọc đề bài trong SGK.
HS trong các nhóm lên làm lần lượt theo hình thức tiếp sức.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS:
Củng cố kĩ năng đọc, viết các số có 3 chữ số.
Củng cố kĩ năng so sánh và thứ tự các số có 3 chữ số.
Nhận biết một phần năm.
2Kỹ năng: 
Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến đơn vị tiền Việt Nam.
3Thái độ: 
Ham thích học toán.
II. Đồ dùng dạy-học:
GV: Viết sẵn nội dung bài tập 1, 2 lên bảng.
HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy-học
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: (1’)
b.Hướng dẫn luyện tập.
Bài1:Viết (Theo mẫu)
MT: Củng cố kĩ năng đọc, viết các số có 3 chữ số.
Bài 2: Số ?
MT: Củng cố kĩ năng so sánh và thứ tự các số có 3 chữ số.
Bài 3: >, <, =
MT: Củng cố kĩ năng so sánh và thứ tự các số có 3 chữ số.
Bài 4: Hình nào được khoanh vào một phần năm số hình vuông?
MT: củng cố về 1/5
Bài 5:Giải toán
MT: củng cố kĩ năng giải toán liên quan đến đơn vị tiền Việt Nam.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
-Yêu cầu HS lên bảng làm các bài tập sau:
Viết số còn thiếu vào chỗ trống:
500 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng
700 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng
900 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng + 200 đồng
Nhận xét và cho điểm.
-Nêu mục tiêu tiết học và nêu tên bài lên bảng.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
Yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra bài nhau.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Viết lên bảng:
Hỏi: Số liền sau 389 là số nào?
Vậy ta điền 390 vào ô tròn.
Số liền sau 390 là số nào?
Vậy ta điền 391 vào ô vuông.
Yêu cầu HS đọc dãy số trên.
3 số này có đặc điểm gì?Hãy tìm số để điền vào các ô trống còn lại sao cho chúng tạo thành các số tự nhiên liên tiếp.
Chữa bài cho điểm HS.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Hãy nêu cách so sánh các số có 3 chữ số với nhau.
Yêu cầu HS cả lớp làm bài.
Chữa bài.
Hỏi: Tại sao điền dấu < vào: 900 + 90 + 8 < 1000?
Hỏi tương tự với: 732 = 700 + 30 + 2
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
Vì sao con biết được điều đó?
Hình b đã khoanh vào một phần mấy số hình vuông, vì sao con biết điều đó?
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
Hướng dẫn HS phân tích đề bài, vẽ sơ đồ sau đó viết lời giải bài toán.
Chữa bài và cho điểm HS.
 Bài giải
 Giá tiền của bút bi là:
 700 + 300 = 1000 (đồng)
 Đáp số: 1000 đồng.
-Nhận xét tiết học và yêu cầu HS ôn luyện về đọc viết số có 3 chữ số, cấu tạo số, so sánh số.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp thực hành trả lại tiền thừa trong mua bán.
-1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống.
Là số 390
Là số 391
Đọc số: 389, 390, 391.
Đây là 3 số tự nhiên liên tiếp (3 số đứng liền nhau).
3 HS lần lượt lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh số.
1 HS trả lời.
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Vì 900 + 90 + 8 = 998 mà 998 < 1000.
-Hình nào được khoanh vào một phần năm số hình vuông?
Vì hình a có tất cả 10 hình vuông, đã khoanh vào 2 ô hình vuông.
Hình b được khoanh vào một phần hai số hình vuôn.
-1 hs đọc
Gọi 1 hs lên bảng làm
Lớp làm bài vào vở
MĨ THUẬT
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG 
I.Mục tiêu:
HS bước đầu nhận biết được các thể loại tượng.
Có ý thức giữ gìn những tác phẩm điêu khắc.
II.Đồ dùng dạy học
GV: tranh ảnh về tượng đài, tượng cổ, tượng chân dung 
HS: sưu tầm tranh ảnh về tượng, vở tập vẽ. 
III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: (1’)
2.Bài cũ: (3’)
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài
 (2’)
b.Tìm hiểu về tượng
 (30’)
4.Củng cố-dặn dò
 (3’)
-Nhận xét, đánh giá một số bài trang trí hình vuông.
-Giới thiệu một số một số tranh ảnh về tượng để hs nhận biết:
+Tranh được vẽ trên giấy, vải bằng chì, màu
+Tượng được nặn, tạc bằng gỗ, thạch cao, xi măng, đồng, đá
Cho HS kể tên một vài pho tượng mà em biết?
Cho HS biết: ngoài các pho tượng kể trên còn có các tượng con vật(tượng voi, hổ, rồng)
-Yêu cầu hs quan sát ảnh các pho tượng trong vở tập vẽ, và giới thiệu:
+Tượng vua Quang Trung đặt ở khu gò Đống Đa, Hà Nội làm bằng xi măng của nhà điêu khắc Vương Học Báo.
+Tượng phật Hiếp Tôn Giả đặt ở chùa Tây Phương, Hà Nội, tạc bằng gỗ.
+Tượng Võ Thị Sáu đặt ở viện bảo tàng mĩ thuật Hà Nội, đúc bằng đồng của nhà điêu khắc Diệp Minh Châu.
Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét về hình dáng của từng pho tượng.
-Nhận xét giờ học
-Dặn hs chú ý quan sát tượng ở công viên, ở chùa
Sưu tầm tranh ảnh về tượng trên báo, tạp chí
Quan sát các loại bình đựng nước.
-Quan sát tranh ảnh về tượng
HS kể: tượng phật ở chùa, .
Quan sát tranh ảnh các pho tượng trong vở tập vẽ , kết hợp nghe thầy giảng để tìm hiểu các pho tượng.
-Quan sát và nhận xét về hình dáng của từng pho tượng.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docT31,32.doc