Giáo án Lớp 2 tuần 29 đến 34

Giáo án Lớp 2 tuần 29 đến 34

Lớp : 2G Tên bài dạy : NHỮNG QUẢ ĐÀO

Tiết :57 Tuần : 29

I. MỤC TIÊU:

 - Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn văn tóm tắt truyện Những quả đào.

 - Viết đúng một số tiếng có vần in/ inh, âm đầu s/x dễ lẫn.

 - Làm đúng các bài tập phân biệt vần in/ inh, âm đầu s/x.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - GV chép đoạn văn lên bảng lớp.

 - Vở bài tập Tiếng Việt.

 

doc 132 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1803Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 29 đến 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Chính tả Thứ ngày tháng năm 2005 
Lớp : 2G Tên bài dạy : Những quả đào
Tiết :57 Tuần : 29 
I. Mục tiêu: 
 - Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn văn tóm tắt truyện Những quả đào. 
 - Viết đúng một số tiếng có vần in/ inh, âm đầu s/x dễ lẫn.
 - Làm đúng các bài tập phân biệt vần in/ inh, âm đầu s/x.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - GV chép đoạn văn lên bảng lớp. 
 - Vở bài tập Tiếng Việt. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
2'
8'
I. Kiểm tra bài cũ: 
toả, bạc phếch, tàu dừa, lược, chải, rượu.
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
 Trong tiết học hôm nay sẽ chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn văn tóm tắt truyện Những quả đào; Viết đúng một số tiếng có vần in/ inh, âm đầu s/x dễ lẫn; Làm đúng các bài tập phân biệt vần in/ inh, âm đầu s/x.
2. Hướng dẫn HS tập chép. 
 Một người ông có ba đứa cháu nhỏ. Một hôm, ông cho mỗi đứa cháu một quả đào. Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng. Vân ăn đào xong, vẫn còn thèm. Còn Việt thì không ăn mà mang đào cho cậu bạn bị ốm. Ông bảo: Xuân thích làm vườn, Vân bé dại, còn Việt là người nhân hậu.
+ Theo ông, tính nết mỗi người cháu: Vân thích làm vườn, Vân trẻ con, Việt thương người. 
+ Viết hoa chữ cái đầu câu và đứng đầu mỗi tiếng trong các tên riêng phải viết hoa (Một, Xuân, Vân, Việt, Còn, Ông). 
Một số từ khó viết: 
+ xong: chú ý âm x.
*Kiểm tra đánh giá. 
 - GV đọc các từ cần kiểm tra, 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp. 
- GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ. 
*Trực tiếp
- GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài trên bảng. 
* Vấn đáp.
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung bài viết. 
- GV đọc đoạn chép 1 lần, HS theo dõi trên bảng rồi yêu cầu 2 HS lần lượt nhìn bảng đọc đoạn chép. HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn văn đó.
- Theo ông, tính nết mỗi người cháu như thế nào?
- GV cho HS nhận xét những chữ nào trong bài cần viết hoa? 
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị viết từ khó ( HS phát hiện, GV ghi lên bảng). 
10'
3'
5'
2'
+ dại (thơ dại): chú ý âm d. 
+ vườn: chú ý vần ươn, nhiều bạn quên dấu của chữ ư và chữ ơ.
3. HS chép bài vào vở. 
4. GV chấm, chữa. 
HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
5. Luyện tập: 
 Điền vào chỗ trống: 
a) s hoặc x:
 Đang học bài, Sơn bỗng nghe thấy tiếng lạch cạch. Nhìn chiếc lồng sáo treo trước cửa sổ, em thấy lồng trống không. Chú sáo nhỏ tinh nhanh đã sổ lồng. Chú đang nhảy nhảy trước sân. Bỗng mèo mướp xồ tới. Mướp định vồ sáo nhưng sáo nhanh hơn, đã vụt bay lên và đậu trên một cành xoan rất cao.
b) in hoặc inh:
- To như cột đình; 
- Kín như bưng;
- Kính trên nhường dưới; 
- Tình làng nghĩa xóm; 
- Chín bỏ làm mười.
6. Củng cố- Dặn dò: 
Khen HS có bài viết đẹp. 
Bài tập về nhà: Luyện chữ đẹp bài chính tả tiết sau. 
- HS viết các từ khó vào bảng con, GV cho HS giơ bảng, kiểm tra, nhận xét. 
* Thực hành, đánh giá.
HS nhìn bảng, chép bài vào vở, GV quan sát, nhắc nhở tư thế ngồi viết của HS. 
GV đọc lại đoạn văn, HS soát lỗi.
- GV chấm 5 bài ngay tại lớp rồi nhận xét từng bài về ưu khuyết điểm.
* Luyện tập. 
Bài 1: GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1. HS dưới lớp làm trong vở BT Tiếng Việt. 1 HS đọc chữa bài. 
- GV giúp HS giải thích các câu thành ngữ đó.
* GV nhận xét tiết học. 
GV yêu cầu HS về nhà luyện chữ lại bài tập chép. 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Môn: Chính tả 
Lớp : 2 G Tên bài dạy : Hoa phượng
Tiết : 58 Tuần : 29 
I. Mục tiêu: 
 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài thơ Hoa phượng. 
 - Tiếp tục luyện tập viết đúng chính tả các chữ âm in/ inh, âm đầu s/x dễ lẫn.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Vở bài tập Tiếng Việt. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
2'
8'
10'
I. Kiểm tra bài cũ: 
- cửa sổ, xum xuê, sum sê, tín ngưỡng, linh cảm.
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài thơ Hoa phượng. 
 - Tiếp tục luyện tập viết đúng chính tả các chữ âm s/x và vần in/ inh dễ lẫn. 
2. Hướng dẫn HS nghe - viết. 
 Hoa phượng
Hôm qua còn lấm tấm - Bà ơi! Sao mà nhanh!
Chen lẫn màu lá xanh. Phượng mở nghìn mắt lửa,
Sáng nay bừng lửa thẫm Cả dãy phố nhà mình,
Rừng rực cháy trên cành. Một trời hoa phượng đỏ.
 Hay đêm qua không ngủ
 Chị gió quạt cho cây?
 Hay mặt trời ủ lửa
 Cho hoa bừng hôm nay?
 Lê Huy Hoà
+ Bài thơ là lời của một bạn nhỏ nói với bà, thể hiện sự bất ngờ và thán phục trước vẻ đẹp của hoa phượng.
+ phượng: chú ý vần ương
+ Chen: không viết là xen.
+ màu: không viết mầu.
+ quạt: chú ý vần at.
+ bừng: bừng sáng; sáng bừng lên.
3. HS chép bài vào vở. 
*Kiểm tra đánh giá. 
 GV đọc các từ cần kiểm tra, 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. 
- GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ. 
*Trực tiếp.
 GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài trên bảng. 
* Vấn đáp: 
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt.
- 4 HS đọc lại. 
- Nội dung bài thơ là gì?
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị viết từ khó ( HS phát hiện, GV ghi lên bảng). 
- HS viết các từ khó vào bảng con, GV cho HS giơ bảng, kiểm tra, nhận xét. 
* Thực hành, đánh giá.
- GV đọc lại lần 2; HS nghe chuẩn bị viết bài.
- GV đọc lần 3 từng câu thơ cho HS nghe GV quan sát, nhắc nhở tư thế ngồi viết của HS. 
3'
5'
2'
4. GV chấm, chữa. 
HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
5. Luyện tập: 
 Điền vào chỗ trống: 
a) s hay x: 
 Bầu trời xám xịt như sà xuống sát tận chân trời. Sấm rền vang, chớp loé sáng. Cây sung già trước cửa sổ trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơ xác, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa dông sầm sập đổ xuống, gõ lên mái tôn loảng xoảng. Nước mưa sủi bọt, cuốn qua mảnh sân xi măng thành dòng ngầu đục.
b) in hoặc inh: 
Chú Vinh là thương binh. Nhờ siêng năng, biết tính toán, chú đã có một ngoi nhà xinh xắn, vườn cây đầy trái chín thơm lừng. Chú hay giúp đỡ mọi người nên được gia đình, làng xóm tin yêu, kính phục.
6. Củng cố- Dặn dò: 
Khen HS có bài viết đẹp. 
- GV đọc lại đoạn văn, HS soát lỗi.
- GV chấm 5 bài ngay tại lớp rồi nhận xét từng bài về ưu khuyết điểm. 
* Luyện tập. HS sử dụng vở bài tập Tiếng Việt.
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài. 
- GV chép sẵn bài 1 vào bảng phụ, 1 HS lên bảng chữa bài,.
- HS dưới lớp làm trong vở BT Tiếng Việt. Nhận xét bài trên bảng, so sánh với bài làm của mình.
* GV nhận xét tiết học. 
GV yêu cầu HS về nhà luyện chữ 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Môn: Đạo Đức
Lớp : 2 
Tiết :29 Tuần : 29
Tên bài dạy :
 Bảo vệ loài vật có ích (tiết1)
I. Mục tiêu: Học sinh hiểu:
- ích lợi của loài vật có ích đối với đời sống của con người .
- Cần bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
 Học sinh có thái độ:
- Biết yêu quí loài vật, đồng tình với những người biết yêu quí loài vậtcó ích.
- Không đồng tình và phê phán những ai làm tổn hại đến loài vật có ích.
 Học sinh có kĩ năng:
- Phân biệt hành vi đúng sai đối với loài vật có ích.
- Bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học : 
HS sưu tầm về loài vật có ích.
Phiếu thảo luận nhóm.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
2'
10'
5'
5'
8’
5’
I. Kiểm tra bài cũ: 
 Giúp đỡ người khuyết tật
+ Chúng ta phải giúp đỡ người khuyết tật và học đã chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, học gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Chú ta giúp đỡ họ thì họ sẽ được giảm bớt những khó khăn đó và thêm tự tin trong cuộc sống. 
+ đẩy xe lăn cho người bị liệt, dẫn đường hoặc đưa người mù qua đường, trò chuyện với người bị khuyết tật, quyên góp tiền của ủng hộ họ, ...
II. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài.
Bảo vệ loài vật có ích
2.Hoạt động 1: Phân tích tình huống
Mục tiêu: Giúp HS biết thương yêu loài vật có ích.
Tình huống: Trung ra ngõ chơi thì thấy các bạn trong xóm đang trêu một chú gà bị lạc. Bạn thì lấy que chọc vào mình gà, bạn thì vặt lông, bạn thì cầm hai cánh gà quăng đi, quăng lại và nói rằng gà đang tập bay. 
- Nếu em là Trung em sẽ làm gì khi đó?
+Nên chọn cách: Khuyên các bạn không nêu trêu chú gà mà thả để chú về với mẹ của mình. Nếu đứng xem hoặc cùng trêu thì chú gà sẽ chết.
GV : Đối với loài vật có ích chúng ta nên thương yêu và bảo vệ chúng, không nên trêu chọc và đánh đập chúng. Con vật nó cũng biết đau đớn như con người vậy.
 3.Hoạt động 2: Lựa chọn công việc phù hợp với mỗi con vật.
Nối tranh vẽ mỗi con vật với việc làm có ích của chúng.
Bò: Cho sữa (sức kéo, cho thịt, da)
Voi: kéo gỗ 
Ngựa : kéo xe (cho thịt)
Chó: Giữ nhà 
Mèo: Bắt chuột
Cá heo : Cứu người chết đuối 
Ong: Cho mật 
4.Hoạt động 3: 
Mục tiêu: Biết phân biệt việc làm đúng sai để bảo vệ loài vật có ích.
Tranh1: một bạn nhỏ đang cho bò ăn cỏ.(Đ)
+ Cho bò ăn cỏ để bò mau lớn, cho sữa, cho sức kéo, cung cấp thịt cho con người.
Tranh 2: Hai bạn đang dùng súng cao su để bắn chim. (S)
+ Hai bạn làm như vậy chim sẽ chết. Nếu có mặt ở đó con sẽ khuyên hai bạn không nên làm như vậy. Chim là loài vật có ích chúng ta cần phải bảo vệ 
Tranh 3 : Một bạn nhỏ đang âu yếm con mèo.(Đ)
+ Có. Vì như thế là biết thương yêu loài vật.
- GV: Loài vật nó cũng  ... Luyện đọc: 
1. GV đọc mẫu: 
 GV đọc diễn cảm toàn bài giọng cảm động, thiết tha; nhấn giọng những từ ngữ tả cảm xúc, tâm trạng bâng khuâng, ngẩn ngơ của bạn nhỏ: Càng ngắm ảnh Bác, càng nhớ Bác. 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
- Từ ngữ khó đọc: Ô Lâu, bâng khuâng, lời, bấy lâu.
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 
Đoạn 1: 8 dòng thơ đầu.
Đoạn 2: 6 dòng thơ còn lại
* Hiểu nghĩa các từ mới: 
Ô Lâu, cất thầm, bâng khuâng, ngẩn ngơ, ngờ
+ Ô Lâu: con sông chảy qua Tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
* Câu khó đọc: 
.//
c. Đọc cả bài trong nhóm. 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân cả bài. 
III. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
+ Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở ven sông Ô Lâu, một con sông chảy qua các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế. Vào lúc nhà thơ Thanh Hải viết bài thơ này, đây là vùng bị giặc Mĩ chiếm đóng.
+ Bạn nhỏ phải “cất thầm” ảnh Bác vì giặc cấm nhân dân ta giữ ảnh Bác, cấm nhân dân ta hướng về Cách mạng, về Bác, người lãnh đạo nhân dân chiến đấu giành độc lập tự do.
+ Hình ảnh Bác hiện lên rất đẹp trong tâm trí bạn nhỏ: đôi má Bác hồng hào, râu tóc Bác bạc phơ; mắt Bác sáng tựa vì sao.
+ Đêm đêm bạn nhỏ nhớ Bác. Bạn giở ảnh Bác vẫn cất thầm để ngắm Bác, càng ngắm càng mong nhớ. Ôm hôn ảnh Bác, bạn tưởng như được Bác hôn.
IV. Hướng dẫn hộc thuộc lòng: 
+ Đọc thuộc từng đoạn.
+ Đọc thuộc cả bài.
V. Củng cố - Dặn dò:
+ Bạn nhỏ sống trong vùng địch tạm chiếm nhưng luôn mong nhớ Bác Hồ.
+ Về nhà đọc thuộc lòng bài thơ.
* Kiểm tra đánh giá.
- 3 HS đọc bài Đàn bê của anh Hồ Giáo, mỗi HS đọc xong sẽ trả lời một câu hỏi về nội dung của bài. 
- Gv nhận xét, đánh giá.
- GV treo tranh
? Bức tranh vẽ gì?
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
* Luyện đọc. 
GV đọc mẫu toàn bài, HS cầm bút chì ngắt nghỉ cho đúng và gạch chân dưới từ ngữ cần nhấn mạnh khi đọc. 
- GV nói về xuất xứ bài thơ in ở sau bài thơ.
- HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ liền nhau. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho
HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp).
- HS đọc từng đoạn trong bài, mỗi đoạn đọc từ 3 đến 4 lần thì chuyển sang đoạn khác. 
- GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS đọc chú giải hoặc GV giải thích.
- GV treo bảng phụ có ghi cách ngắt nghỉ câu thơ khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ, đọc đúng ngữ điệu, HS khác nhận xét, GV cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm: Mỗi HS đọc một đoạn lần lượt cho đến hết bài sau đó quay lại 
- GV cho đại diện 4 nhóm thi đọc đoạn 1; các nhóm còn lại thi đọc đồng thanh đoạn 2. GV (HS) nhận xét. 
* Vấn đáp.
- HS đọc thầm bài, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi. 
- Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu? 
- Vì sao bạn phải “cất thầm” ảnh Bác?
- Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu?
- Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ.
- 3 HS đọc lại đoạn 1
- 3 HS đọc đoạn 2. 
* luyện đọc.
 GV hơướng dẫn HS đọc thuộc từng đoạn và cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn.
- 2 HS đọc thuộc cả bài.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét, GV nhận xét rồi cho điểm
 - Hãy nói về tình cảm của bạn nhỏ miền Nam với Bác Hồ qua bài thơ.
- GV nhắc HS về nhà luyện đọc.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: TLV
Lớp : 2
 Tên bài dạy: 
Tiết : 34 Tuần 34
 Kể ngắn về người thân
I.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nói người thân dựa vào hệ thống câu hỏi có sẵn.
- Rèn kĩ năng viết: viết đoạn văn ngắn kể về người thân của mình dựa vào bài văn miệng ở trên.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung dạy học chủ yếu
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
2’
12'
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Thực hành nói và đáp lờian ủi.
HS1: Bà cậu mất rồi à? Mình chia buồn với cậu nhé. 
HS2: Tớ cảm ơn cậu.
.....
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Bài học hôm nay: Kể ngắn về người thân luyện nói và viết.
 2. Hướng dãn HS làm bài tập .
* Bài 1: Hãy kể về một người thân của em (bố, mẹ, chú hoặc dì, ...) theo các câu hỏi gợi ý sau đây:
 Câu hỏi Từ ngữ
a) Bố (mẹ, chú, dì, .) - lái xe, bác sĩ,
của em làm nghề gì? bán hàng,.... 
b) Hằng ngày, bố - khám chữa 
(mẹ, chú, dì, ...) bệnh cứu người,
làm những việc gì? cung cấp hàng... 
c) Những việc ấy có - mọi người trở 
ích như thế nào? nên khoẻ mạnh, 
 mọi gia đình có 
 đồ dùng đầy đủ..
* Kiểm tra, đánh giá.
- Thực hành nói và đáp lờian ủi. 
- 3 cặp HS lên bảng thực hành (HS tự nghĩ ra tình huống phù hợp).
- HS nhận xét, GV nhận xét rồi cho điểm.
* Trực tiếp.
- GV nêu yêu cầu tiết học rồi ghi tên bài lên bảng. HS mở SGK
* Luyện tập, thực hành.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1 trong SGK. 4 HS lần lượt đọc lại hệ thống câu hỏi gợi ý. GV ghi câu hỏi lên bảng (bên trái bảng).
- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ nói miệng. Sau mỗi lần 1 HS nói xong, GV hỏi lại các HS khác : Người mà bạn vừa kể có quan hệ gì với bạn đó? Người đó làm nghề gì? Theo bạn đó thì công việc đó có ích như thế nào? Theo em thì công việc đó có ích như thế nào? Bạn kể đã đủ nội dung chưa? Theo em cần bổ sung điều gì?
- GV ghi lại những ý chính lên bảng (bên phải bảng).
15'
1'
 Bài 2: Hãy viết những điều đã kể ở bài tập 1 thành một đoạn văn.
VD: Mẹ em là một bác sĩ giỏi của bệnh viện Đống Đa. Hằng ngày mẹ đi làm rất sớm và trở về nhà rất muộn. Khi đến bệnh viện, mẹ thường đi khám bệnh cho những bệnh nhân cũ và những bệnh nhân mới. Mẹ kê đơn thuốc cho bệnh nhân và động viên họ chịu khó uống thuốc để mau lành bệnh. Nhờ sự chăm sóc tận tình của mẹ em mà các bệnh nhân do mẹ điều trị đều bình phục sức khoẻ rất nhanh. 
3. Củng cố - Dặn dò:
- HS đọc đề bài 2. HS làm bài trong vở bài tập. 
- Sau 10 phút, GV yêu cầu 2 HS đọc bài viết của mình, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, góp ý. GV thu vở chấm 5 bài tại lớp rồi nhận xét chung.
- GV chọn những bài hay đọc trước lớp và nêu nững điểm cần học tập ở bài viết của bạn cho HS tham khảo.
- GV đọc một vài đoạn văn mẫu cho HS tham khảo cách viết.
- GV nhận xét tiết học 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Môn: TNXH
Lớp: 2C
Tên bài dạy: Ôn tập: Tự nhiên
Tiết: 34 Tuần 34
I. Mục tiêu:
 - Hs hệ thống lại các kiến thức về các loại cây, con vật và về Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao.
- Ôn lại kĩ năng xác định phương hướng bằng mặt trời.
- Có tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề tự nhiên.
- Giấy, bút vẽ.
III. Hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung dạy học chủ yếu
Phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
2’
5’
8’
7’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Ai nhanh tay, ai nhanh mắt hơn.
Nơi sống
Con vật
Cây cối
Trên cạn
Dưới nước
Trên không
Trên cạn và dưới nước
3. Hoạt động 2: 
Thường nhìn thấy vào lúc nào trong ngày
Hình dạng
Mặt trời
Mặt trăng
Sao
4. Hoạt động 3: Hs làm phiếu bài tập
5. Củng cố, dặn dò: 
* Kiểm tra trong quá trình tiết học.
- Gv nêu yêu cầu của tiết học.
- GV nhận xét giờ học.
- Gv đưa ra các tranh ảnh thuộc chủ đề tự nhiên, chia thành 2 bộ có số cây, con vật tương ứng về số lượng.
- Gv treo 2 bảng phụ kẻ sẵn để hs lên dán các tranh, ảnh.
* Cách chơi: 
+ Mỗi đội cử 6 bạn, 6 bạn này lần lượt thay phiên nhau vượt chướng ngại vật lên nhặt nhanh dán vào bảng sao cho đúng chỗ trong vòng 5 phút.
+ Gv cho 2 đội nhận xét.
+ Gv kết luận: Loài vật và cây cối sống ở mọi nơi: trên cạn, dưới nước, trên không, trên cạn và dưới nước.
- Gv chia lớp thành 10 nhóm.
- Các em cùng thảo luận để điền vào bảng trong khoảng thời gian 5 phút
- Các nhóm lên dán kết quả thảo luận lên bảng.
- Cả lớp cùng nhận xét và kết luận.
- Gv phát phiếu cho hs.
- Cả lớp làm và chữa .
- Gv dặn hs về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm những hiểu biết của mình về mặt trời, mặt trăng và các vì sao để tiết học sau thi hùngbiện.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
......
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2004
Họ và tên:
Lớp: ..
Phiếu bài tập
Môn: Tự nhiên xã hội
Bài 1: Khoanh vào trước chữ cái em cho là đúng.
a. Mặt Trời và Mặt Trăng đều ở rất xa Trái Đất.
b. Cây chỉ sống ở trên cạn và dưới nước.
c. Loài vật có rất nhiều lợi ích.
d. Trái đất được chiếu sáng và sưởi ấm bởi các vì sao.
e. Loài vật ssống được ở trên cạn, dưới nước, bay lượn trên không.
g. Cây chỉ có ích lợi là che bóng mátcho con ngưòi.
h. Trăng lúc nào cũngtròn.
Bài 2: Nối từng ô bên trái với 1 ô thích hợp bên phải.
Mặt Trời
tròn, giống như một quả bóng lửa, ở rất xa Trái Đất, có tác dụng chiếu sáng và sưỏi ấm Trái Đất.
Mặt Trăng
sống ở dưới nước, trên mặt đất, cung cấp thức ăn cho ngưòi, động vật.
Thực vật
Sống trên cạn, dưói nước, bay lượn trên không.
Động vật
có hình tròn, ở xa Trái Đất, chiếu sáng Trái Đất vào ban đêm.
Bài 3: Hãy kể tên:
a. 2 con vật sống trên cạn: 
 2 con vật sống dưới nước: .
b. 2 loại cây sống trên cạn: 
 2 loại cây sống dưới nước: 
Bài 4: Hãy nêu một vài hiểu biết của em về: 
Mặt Trời: ..
Mặt Trăng: ..............................................................................................................
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 29-34.doc