Giáo án bài dạy Tuần 14 - Lớp 2

Giáo án bài dạy Tuần 14 - Lớp 2

TIẾT 40 +41 Tập đọc

CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

Kiến thức:

- Hiểu ý nghĩa của các từ: chia lẻ, hợp lại, đùm bọc, đoàn kết.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh chị em trong nhà phải đoàn kết thương yêu nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh .

Kỹ năng:

- Đọc trơn toàn bài.

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật (người cha, bốn người con)

Thái độ:

- Giáo dục HS phải biết đoàn kết và thương yêu anh chị em.

 

doc 34 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1041Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài dạy Tuần 14 - Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN :
NGÀY DẠY :
TIẾT 40 +41	Tập đọc 
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Hiểu ý nghĩa của các từ: chia lẻ, hợp lại, đùm bọc, đoàn kết. 
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh chị em trong nhà phải đoàn kết thương yêu nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh .
Kỹ năng: 
Đọc trơn toàn bài.
Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
Biết đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật (người cha, bốn người con) 
Thái độ: 
Giáo dục HS phải biết đoàn kết và thương yêu anh chị em.
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Tranh minh họa, băng giấy ghi sẳn câu cần luyện đọc, SGK.
HS: - SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’) Hát
Kiểm tra bài cũ: (4’) “Há miệng chờ sung ”
HS đọc và TLCH:
+ Chàng lười ngồi dưới gốc cây sung để làm gì? 
+ Chi tiết nào cho thấy anh chàng lười này rất buồn cười ?
+ Truyện này phê phán điều gì?
Nhận xét 
Bài mới: “Câu chuyện bó đũa ”
- “ Truyện ngụ ngôn mở đầu chủ điểm anh em sẽ cho các em một lời khuyên rất bổ ích. Các em hãy đọc truyện này để biết lời khuyên ấy thế nào nhé ”
- GV ghi bảng tựa bài
Hoạt động 1: (3’) Đọc mẫu
Phương pháp: đọc mẫu, quan sát
GV đọc mẫu toàn bài
- GV lưu ý giọng đọc :
+ Giọng người kể: thong thả,chậm rãi
+ Giọng người cha giảng giải ôn tồn, nhấn giọng các từ ngữ: chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh, có đoàn kết mới có sức mạnh.
- GV yêu cầu 1 HS đọc lại
Hoạt động 2: (25’) Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
Phương pháp: thực hành, vấn đáp, thi đua
Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó
GV yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng câu cho đến hết bài.
Hướng dẫn luyện đọc từ ngữ khó đọc trong bài: lớn lên, lần lượt, hợp lại, đùm bọc lẫn nhau, buồn phiền, bó đũa, túi tiền, bẻ gãy, thông thả 
Đọc từng đoạn trước lớp và kết hợp giải nghĩa từ
Yêu cầu HS đọc từng đoạn nối tiếp
GV lưu ý một số câu văn sau:
Một hôm,/ ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn,/ rồi gọi các con,/ cả trai,/ gái,/ dâu,/ rể lại và bảo://
Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.//
Người cha bèn cởi bó đũa ra,/ rồi thong thả/ bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng//
Như thế là các con thấy rằng/ chia lẻ ra thì yếu,/ hợp lại thì mạnh//
Yêu cầu HS đọc lại từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ:
+ Va chạm có nghĩa là gì?
+ Em hiểu thế nào là chia lẻ?
+ Hợp lại là như thế nào?
Yêu cầu HS giải nghĩa từ: đoàn kết, đùm bọc
Yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm 
Thi đọc giữa các nhóm
Cả lớp đọc đồng thanh doạn 2
Nhận xét – Dặn dò: (1’)
Nhận xét tiết học
Luyện đọc thêm
Chuẩn bị câu hỏi tìm hiểu bài để sang tiết 2 học
Hát
HS đọc và TLCH
HS nhắc lại
HS lắng nghe 
1 HS đọc bài, lớp mở SGK, đọc thầm theo
HS đọc nối tiếp
HS nêu từ khó, phân tích, đọc
HS đọc
HS đọc 
Là cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt 
Là tách rời từng cái 
Là để nguyên cả bó như bó đũa
HS nêu chú giải
HS đọc trong nhóm
HS thi đọc
HS đọc đồng thanh 
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’) Hát
2. Bài mới: Câu chuyện bó đũa 
“Chúng ta vừa luyện đọc bài “Câu chuyện bó đũa “. Và bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu kỹ nội dung bài qua tiết này nhé.”
GV ghi bảng tựa bài
Hoạt động 1: (16’) Hướng dẫn tìm hiểu bài
Phương pháp: đàm thoại, giảng giải
Gọi HS đọc đoạn 1, 2
Câu chuyện này có những nhân vật nào?
Thấy các con không yêu nhau ông cụ làm gì?
Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy bó đũa?
Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
Ị Gia đình có hai anh em mà không thương yêu nhau nên người cha buồn, lấy câu chuyện bó đũa để dạy các con.
Gọi HS đọc đoạn 3
Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì?
Người cha muốn khuyên các con điều gì?
Ị Người cha đã dùng câu chuyện bó đũa để khuyên bảo các con: Anh em phải đoàn kết thương yêu đùm bọc nhau.
Hoạt động 2: (15’) Luyện đọc lại
Phương pháp: đọc theo vai
Tổ chức các nhóm đọc truyện theo các vai 
Nhận xét và tuyên dương nhóm đọc hay nhất
Nhận xét – Dặn dò: (1’)
GV yêu cầu HS đặt tên khác để thể hiện ý nghĩa câu truyện
Qua bài này em học được điều gì?
Liên hệ giáo dục tinh thần đoàn kết
Nhận xét tiết học
Yêu cầu HS đọc lại bài kỹ để có ý kể lại câu chuyện cho mạch lạc dựa theo các yêu cầu kể trong SGK.
Hát
Mở SGK 
HS đọc
Ông cụ và bốn người con
Ông rất buồn phiền, bèn tìm cách dạy bảo các con.
Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ thì không thể bẻ gãy cả bó đũa
Người cha cởi bó đũa ra, thong thả bẻ gãy từng chiếc
HS đọc đoạn 3
Với từng người con, với sự chia rẽ, với sự đoàn kết
Anh em phải đoàn kết thương yêu nhau, đùm bọc nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên mọi sức mạnh. Chia rẽ sẽ yếu.
Nhóm tự phân vai thi đọc
HS đặt
HS nêu
TIẾT 14	Âm nhạc
ÔN BÀI: CHIẾN SĨ TÍ HON
TẬP ĐỌC THƠ THEO TIẾT TẤU
TIẾT 66	Toán
55 – 8 , 56 – 7 , 37 – 8 , 68 – 9 
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Biết thực hiện các phép tính trừ có nhớ (số bị trừ có hai chữ số, số trừ có một chữ số). 
Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong phép tính cộng
Kỹ năng: 
HS biết tính nhẩm 
HS biết vận dụng để làm tính và giải toán
Thái độ: 
Tính cẩn thận, chính xác, khoa học
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Bảng phụ 
HS: - VBT, bộ đồ dùng Toán học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Oån định: (1’)
Bài cũ: (4’) 15, 16, 17, 18 trừ đi một số 
Bài 2/ 65: Nối kết quả với phép tính
Nhận xét, tuyên dương
Bài mới: 55 – 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9 
Giới thiệu: “Các em sẽ học các phép tính trừ có nhớ: 55 – 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9 “
GV ghi bảng
Hoạt động 1: (10’)
Phương pháp: Giảng giải, quan sát, thực hành
GV nêu phép tính: 55 - 8
Yêu cầu HS nêu cách thực hiện (đặt tính)
GV ghi bảng:
GV yêu cầu HS lần lượt thực hiện các phép tính trừ còn lại
Hoạt động 2: (15’)Thực hành
Phương pháp: Thực hành
	* Bài 1: Tính 
Yêu cầu HS làm VBT
Sửa bài, hỏi lại cách tính
Chốt: Cách đặt tính và cách tính
Bài 2: Tìm x
Yêu cầu HS làm VBT
Nêu qui tắc thực hiện
Chốt: Muốn thực hiện bài tính tìm x trước tiên phải xác định x rồi áp dụng qui tắc để tính
Bài 3: Vẽ hình theo mẫu
GV giải thích hình mẫu như SGK có thể vẽ trên bảng phụ cho HS xem
GV hướng dẫn HS cách vẽ: Trước hết chấm các điểm cần nối vào vở theo SGK, sau đó dùng bút và thước nối lại để được hình vẽ
Chốt: cần quan sát mẫu đã cho, xác định đúng yêu cầu để vẽ chính xác
GV chấm một số vở
Nhận xét
4. Dặn dò:
Xem lại bài
Chuẩn bị 65 – 38, 46 – 17, 57 – 28, 78 - 29
Hát
3 HS lên bảng thực hiện 
HS nhắc lại.
HS nêu cách làm
HS nêu cách thực hiện:
5 không trừ được 8 lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7 nhớ 1
5 trừ 1 bằng 4, viết 4
55 – 8 = 47
HS thảo luận nhóm nêu cách thực hiện
HS đọc yêu cầu
HS tự làm VBT
HS nêu
HS nhắc lại
HS đọc yêu cầu
HS làm VBT
Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
HS đọc yêu cầu
Quan sát mẫu
HS thực hành VBT, 1 HS làm bảng lớp
NGÀY SOẠN :
NGÀY DẠY :
TIẾT 27	Thể dục
TIẾT 27
I. MỤC TIÊU:
	_ Học trò chơi “ Vòng tròn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia ở mức độ bước đầu
	_ Trật tự không xô đẩy, chơi mộït cách chủ động.
NHẬN XÉT CHỨNG CỨ :
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN.
	_ Sân trường rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
	_ Còi, kẻ 3 vỏng tròn đồng tâm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Định lượng
Tổ chức luyện tập
	1. Phần mở đầu :
_ GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
_ Dậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp..
_ Ôn bài thể dục phát triển chung.
	2. Phần cơ bản:
_ Học trò chơi : “ Vòng tròn”.
3. Phần kết thúc :
_ Đi đều và hát trên địa hình tự nhiên.
_ Cúi người thả lỏng : 5 – 6 lần.
_ Nhảy thả lỏng : 5 – 6 lần.
_ GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi.
_ GV nhận xét, giao bài tập về nhà.
5’
1’
2’
2’
20’
20’
 5’
1’
1’
2’
1’
1’
_ Theo đội hình hàng ngang.
_ Theo đội hình vòng tròn.
_ Cho HS điểm số theo chu kì 1 – 2 
_ Tập nhảy chuyển đội hình theo khẩu lệnh “Chuẩn bị nhảy !” hoặc “1, 2, 3 !” sau đó thổi 1 tiếng còi nhanh gọn để các em nhảy từ vòng tròn giữa thành 2 vòng tròn. Tập như vậy 5 – 6 lần, xen kẽ giữa các lần tập, Gv sửa động tác sai và hướng dẫn thêm cách nhảy cho HS.
_ Tập nhún chân vỗ tay theo nhịp. Khi nghe thấy lệnh “nhảy”, các em nhảy chuyển đội hình .
_ Tập đi nhún chân, vỗ tay theo nhịp, khi có lệnh nhảy chuyển thành đội hình.
_ Theo đội hình vòng tròn.
_ Về nhà tập chơi lại cho thuần thục.
TIẾT 67	Toán
65 – 38, 46 – 17, 57 – 28, 78 – 29 
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Biết thực hiện các phép trừ có nhớ (số có hai chữ số trừ số có một chữ số) 
Kỹ năng: 
Biết cách thực hiện các phép tính trừ liên tiếp
Vận dụng phép trừ đã học để làm tính và giải toán có lời văn.
Thái độ: 
Tính cẩn thận, chính xác, khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
GV: - SGK, VBT 
HS: - Bộ đồ dùng học toán, VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Oån định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) “55 – 8, 58 – 7, 37 – 8, 68 – 9 ”
- GV yêu cầu HS sửa bài 
	* Bài 1c:
Yêu cầu nêu cách đặt tính và tính
	* Bài 2: Tìm x
Nêu qui tắt tìm số hạng
Ị Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mơ ... ïng độ dài đoạnthẳng.
Kỹ năng :
Làm tính nhanh, chính xác.
Thái độ : 
Trình bày vở sạch đẹp, cẩn thận. 
II. CHUẨN BỊ:
GV : - SGK, bảng phụ kẻ đoạn thẳng.
HS : - VBT, thước kẻ, bút chì.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Bảng trừ (4’)
Yêu cầu HS đọc bảng trừ đã học
Nêu cách thực hiện 12 – 7, 15 – 8.
Nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới: Luyện tập. 
Để củng cố phép trừ có nhớ và làm quen với việc ước lượng độ dài đoạn thẳng. Hôm nay, ta sang tiết luyện tập
à Ghi tựa.
Hoạt động 1: Ôn tập (10’)
Phương pháp: Thực hành.
	* Bài 1: Tính nhẩm.
Ị Cần thuộc bảng trừ để làm tính đúng.
Hoạt động 2 : Luyện tập ( 10’) 
Phương pháp: Thực hành.
	* Bài 2: Đặt tính và tính.
Hãy nêu cách đặt tính?
GV nhận xét, kiểm tra kết quả (Lưu ý cách đặt tính).
GV nhận xét kết quả bài làm của HS.
Ị Muốn trừ 2 số có nhớ trong phạm vi 100 ta lấy số đơn vị trừ đi số đơn vị, nhớ 1 sang tổng các chục của số trừ rồi tính tiếp.
	* Bài 3: Tìm x
Cho HS nêu yêu cầu.
Hỏi lại tên gọi của x trong phép tính.
Ị Đối với phép tính tìm thành phần chưa biết cần xác định tên gọi thành phần đó và áp dụng quy tắc về tìm thành phần chưa biết để tính.
Hoạt động 3: Giải toán ( 7’) 
Phương pháp: Phân tích, thực hành.
	* Bài 4:
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
GV kết hợp vẽ sơ đồ tóm tắt.
Hướng dẫn giải.
	* Bài 5:
Vẽ 2 đoạn thẳng 
 A B
 M N
Đoạn thẳng MN dài bao nhiêu dm?
GV nhận xét.
4. Dặn dò: (1’)
Về làm bài 1, 2, 3 / 70.
Chuẩn bị: 100 trừ đi 1 số.
Nhận xét tiết học.
Hát
Đọc cá nhân.
HS nêu yêu cầu.
Dựa vào bảng trừ đã học HS nêu kết quả các phép tính ở bài 1.
Mỗi em đọc 1 cột của bài.
Viết số đơn vị thẳng cột với đơn vị, số chục thẳng cột với chục.
HS nêu.
1 HS nêu.
HS đọc lại đề.
Nhìn tóm tắt đọc lại đề.
Làm vào vở.
HS quan sát.
HS ước lượng bằng mắt và nêu kết quả.
TIẾT 28	Chính tả
TIẾNG VÕNG KÊU
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức :
Chép lại đúng khổ thơ thứ 2.
Làm đúng các bài tập phân biệt l / n, i / iê, ăt / ăc.
Kỹ năng :
Rèn kỹ năng chép lại chính xác. Trình bày rõ đẹp.
Thái độ :
Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, óc thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Bảng phụ viết khổ thơ 2.
HS : - Vở bài tập, bảng con, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Quà của bố (4’)
Đọc 1 số chữ HS viết sai nhiều: niềng niễng, quẫy tóc nước.
Nhận xét vở viết, tổng kết điểm bài viết trước.
3. Bài mới: Tiếng võng kêu.
Tiết chính tả hôm nay, chúng ta sẽ tập chép khổ thơ 2 của bài Tiếng võng kêu và làm 1 số bài tập phân biệt l / n, i / iê, ăc / ăt.à Ghi tựa.
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết (20’)
Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, thực hành.
GV đọc đoạn viết.
Tìm hiểu nội dung đoạn viết:
Trong khi ngủ bé Giang mơ thấy điều gì?
Yêu cầu HS gạch dưới những từ khó viết.
Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
Đọc từ khó viết.
Hướng dẫn cách trình bày vở.
GV đọc bài viết.
Hướng dẫn sửa lỗi, chấm điểm.
Hoạt động 2: Luyện tập ( 7’)
Phương pháp: Trò chơi.
	* Bài 1:
Yêu cầu HS làm bài vào vở.
Thi đua 2 dãy lên điền vào chỗ trống (Em nào làm xong thì lên bảng chọn chữ điền vào chỗ trống, chữ của 2 dãy khác màu)
Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Củng cố (4’)
Phương pháp: Trò chơi.
GV chia lớp thành 2 dãy. Đại diện 1 dãy 3 HS.
Tìm từ :
+ Từ trái nghĩa với từ nóng
+ Chỉ người tốt cho phép lạ trong truyện cổ tích
+ Chỉ hướng ngược với hướng Nam
à Nhận xét, tuyên dương.
4. Dặn dò: (1’)
Sửa lỗi sai.
Chuẩn bị: Tập chép: Hai anh em.
Nhận xét tiết học.
Hát.
HS viết bảng con.
1 HS đọc lại, lớp đọc thầm.
Mơ gặp con cò và con bướm.
Kẽo kẹt, vấn vương, lặn lội, phất phơ.
Viết hoa.
HS viết bảng con.
HS đọc tư thế ngồi.
HS viết bài.
Sửa lỗi chéo vở.
HS nêu đề bài.
HS làm bài.
a) lấp lánh, nặng nề, lanh lợi, nóng nảy.
b) tin cậy, tìm tòi, khiêm tốn, miệt mài.
c) thắc mắc, chắc chắn, nhặt nhạnh.
Đại diện các nhóm thi đua.
Lạnh
Tiên
Bắc.
TIẾT 14	Tập làm văn
QUAN SÁT TRANH, TRẢ LỜI CÂU HỎI. 
VIẾT NHẮN TIN
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức :
HS biết nhìn tranh, trả lời đúng các câu hỏi tả hình dáng, hoạt động của bé gái được vẽ trong tranh.
Kỹ năng :
Viết mẩu tin ngắn gọn đủ ý.
Thái độ :
Yêu thích môn tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
GV : - Tranh minh hoạ bài tập 1. Bảng phụ ghi các câu hỏi BT1.
HS : - Vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Gọi điện (4’)
Gọi 3 HS lần lượt lên bảng kể hoặc đọc đoạn văn đã viết về gia đình mình.
Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. Viết nhắn tin
Các em sẽ cùng quan sát và trả lời câu hỏivề hình dáng hoạt động của bạn nhỏ được vẽ trong tranh. Sau đó các em sẽ thực hành viết mẩu tin ngắn cho bố mẹ Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập (25’)
Phương pháp: Vấn đáp, thực hành.
	* Bài 1: (miệng)
Treo tranh và hỏi HS:
+ Tranh vẽ những gì?
+ Bạn nhỏ đang làm gì?
+ Mắt bạn nhìn búp bê như thế nào?
+ Tóc bạn nhỏ như thế nào ?
+ Bạn nhỏ mặc gì ?
GV yêu cầu HS nói liền mạch các câu nói về hoạt động, hình dáng của bạn nhỏ trong tranh theo nhóm đôi.
Ị Nhận xét.
	* Bài 2:
GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi:
+ Vì sao em cần viết tin nhắn?
GV hướng dẫn: Nội dung tin nhắn cần viết rõ em đi chơi với bà.
Yêu cầu HS viết tin nhắn.
Nhận xét.
Lưu ý HS: Tin nhắn phải gọn, đầy đủ.
Ị Nhận xét.
Hoạt động 2: Củng cố (4’) 
Phương pháp: Đàm thoại.
Khi tả hoạt động, hìng dáng của 1 người trong tranh cần phải nói như thế nào?
Khi viết tin nhắn cần lưu ý điều gì?
4. Dặn dò: (1’)
Nhớ thực hành viết nhắn tin khi cần thiết.
Chuẩn bị: Tiết 15.
Hát
2 – 3 HS thực hiện.
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Vẽ 1 bạn nhỏ, búp bê, mèo con.
Bạn nhỏ đang cho búp bê ăn (Bạn nhỏ đang đặt búp bê vào lòng, bón bột cho búp bê ăn)
Mắt bạn nhì búp bê thật âu yếm (Bạn nhìn búp bê thật trìu mến)
Tóc bạn nhỏ buộc 2 chiếc nơ rất đẹp. (Tóc bạn buộc thành 2 bím có thắc nơ rất xinh)
Bạn nhỏ mặc bộ quần áo rất đẹp.
2 HS ngồi cạnh nhau nói cho nhau nghe, sau đó 1 số em trình bày trước lớp.
Nhận xét.
Đọc đề bài.
Vì bà đến nhà đón em đi chơi nhưng bố mẹ không có nhà, em cần viết tin nhắn cho bố mẹ để bố mẹ không lo lắng.
3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào VBT.
Cả lớp nhận xét và sửa chữa tin nhắn của 3 bạn trên bạn. Chọn người viết tin nhắn hay nhất.
 5 giờ chiều 2-12
Mẹ ơi ! Bà nội đến chơi. Bà đợi mãi mà mẹ chưa về. Bà đưa con đi dự sinh nhật em Phượng Thu. Khoảng 8 giờ tối bác Hoà sẽ đưa con về.
Con : Tường Linh.
Cần phải nói liền mạch các câu nói về hoạt động, hình dáng.
Cần nhớ tình huống để viết lời nhắn ngắn gọn, đủ ý.
TIẾT 13	Thủ công
GẤP, CẮT, DÁN HÌNH TRÒN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS biết cách gấp, cắt, dán hình tròn
Kỹ năng: Gấp, cắt, dán được hình tròn.
Thái độ: HS hứng thú, yêu thích giờ học thủ công.
NHẬN XÉT CHỨNG CỨ :
II. CHUẨN BỊ:GV: Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông
Qui trình gấp, cắt, dán hình tròn có vẽ hình minh họa
Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ
 HS: Giấy thủ công, keo, bút màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Khởi động: (1’) Hát
Kiểm tra bài cũ: (4’) “Gấp, cắt, dán hình tròn (T 1)”
Cho HS nhắc lại các bước gấp
GV nhận xét, tuyên dương
Bài mới: “Gấp, cắt, dán hình tròn (Tiết 2)”
Hoạt động 1: (20’) Thực hành gấp 
Cho HS lên thực hiện lại các thao tác
Cho lớp nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, sửa chữa
GV tổ chức cho HS thực hành 
Yêu cầu mỗi em lấy ra 1 tờ giấy thủ công hình vuông
GV lưu ý: các con cần gấp các nếp thẳng, đều đẹp
Hoạt động 2: (5’) Hướng dẫn trang trí
GV gợi ý cho HS trang trí sản phẩm: như làm bông hoa hay chùm bong bóng bay.
Cho HS thực hành trang trí
GV đến từng nhóm để quan sát. Chú ý uốn nắn giúp đỡ những HS còn yếu, lúng túng.
Hoạt động 3: (4’) Củng cố 
GV cho HS xem vài mẫu
GV cho HS thi đua trình bày sản phẩm theo nhóm để khích lệ khả năng sáng tạo của từng nhóm.
GV chọn ra sản phẩm đẹp của 1 số cá nhân, nhóm để tuyên dương trước lớp. 
Đánh giá sản phẩm của HS
Tổng kết – Dặn dò: (1’)
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: “Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều”
Về nhà: Tập làm lại cho thành thạo
3 bước:
Bước 1: Gấp hình
Bước 2: Cắt hình tròn
Bước 3: Dán hình tròn
- HS nhắc lại
2 HS thực hiện
Lớp nhận xét
HS lắng nghe
HS thự c hành
 - HS quan sát
6 nhóm thi đua
Trưng bày sản phẩm lên bàn
HOẠT LỚP( TUẦN 14)
I/ MỤC TIÊU:
Đánh giá được ưu tồn trong tuần
Có kế hoạch phù hợp cho tuần tới
II/ NỘI DUNG:
Đánh gía các hoạt động của tuần:
GV cho BCS + HS toàn lớp tự đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục.
GV nhận xét chung.
Kế hoạch:
Duy trì nề nếp sẵn có
Học bài và làm bài trước khi đến lớp
Truy bài đầu giờ
Phát huy phong trào tự học của lớp
Rèn chữ viết thường xuyên
Sinh hoạt văn nghệ
TỔ KHỐI
CHUYÊN MÔN
NGUYỄN THỊ HIỀN

Tài liệu đính kèm:

  • docGA2 T 14.doc