Giáo án Lớp 2 tuần 20 (2)

Giáo án Lớp 2 tuần 20 (2)

Buổi 1

Tập đọc - kể chuyện

Ở lại với chiến khu

 I. Mục đích, yêu cầu

 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữ các cụm từ.

 - Biết đọc phân biết giọng kể chuyện, người chỉ huy và các chiến sỹ nhỏ tuổi.

 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài

 - Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tình yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống pháp trước đây.

 

doc 31 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1173Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 20 (2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Tuần 20
Thứ hai, ngày 22 tháng 1 năm 2007
Buổi 1
Tập đọc - kể chuyện 
ở lại với chiến khu
	I. Mục đích, yêu cầu
	1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
	 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai, 	ngắt 	nghỉ đúng sau các dấu câu, giữ các cụm từ.
	 - Biết đọc phân biết giọng kể chuyện, người chỉ huy và các chiến 	sỹ nhỏ tuổi.
	2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
	- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài
	- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tình yêu nước, không quản ngại 	khó khăn gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng 	chiến chống pháp trước đây.
	3. Rèn kĩ năng nói: 
	Dựa vào các câu hỏi gợi ý, HS kể lại được câu chuyện tự nhiên 	biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
	4. Rèn kỹ năng nghe.
	- Tập trung theo dõi bạn kể.
	- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp lời bạn.
	II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc.
	III. Các hoạt động dạy học
	Tập đọc
	A. Bài cũ: Hai HS đọc lại bài "Báo cáo kết quả tháng thi đua..." 	Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
	B. Dạy bài mới
	1. Giới thiệu bài học.
	2. Luyện đọc 
	a. GV đọc mẫu toàn bài
	b. Hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ
	- Đọc từng câu
	HS nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn, GV theo dõi HS đọc, 	GV phát hiện lỗi đọc sai để sửa phát âm.
	- Đọc từng đoạn trước lớp
	Bốn HS đọc 4 đoạn trước lớp. GV giúp HS hiểu nghĩa từ chú giải.
	- Đọc từng đoạn trong nhóm
	- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
	3. Tìm hiểu bài
	- HS đọc thầm đoạn 1
	? Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
	- Một HS đọc thầm đoạn 2, cả lớp đọc thầm 
	? Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ "ai 	cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại"
	? Thái độ của các bạn sau đó thế nào?
	? Vì sao Lượm và các bạn nhỏ không muốn về nhà?
	? Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
	- Cả lớp đọc thầm đoạn 3
	? Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào? 
	4. Luyện đọc lại
	GV chọn đọc diễn cảm một đoạn trong bài. Một vài HS đọc lại 	đoạn văn.
	Một HS đọc bài văn.
Kể chuyện
	1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn 	của câu chuyện. HS kể toàn bộ câu chuyện .
	2. Hướng dẫn kể toàn bộ truyện theo tranh.
	- HS quan sát 4 tranh minh hoạ.
	- Bốn HS nối tiếp nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện theo 	tranh
	- Một HS kể toàn bộ câu chuyện.
 	- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
	IV. Củng cố, dặn dò
	Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì?
	Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
T96: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
I. Mục tiêu:
	Giúp HS : 
	 - Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước.
	 - Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ
	Hai HS làm lại bài tập 3, 4 tiết trước. GV và cả lớp, nhận xét, đánh giá.
	B. Bài mới
	1. Giới thiệu điểm ở giữa.
	 GV vẽ lên bảng hình như SGK. GV nhấn mạnh A,O, B là 3 điểm thẳng hàng. Theo thứ tự: điểm A , điểm O rồi điểm B (hướng từ trái sang phải) O là điểm ở giữa hai điểm A và B (Khái niệm "điểm ở giữa" xác định "vị trí" điểm O ở trên, ở trong đoạn thẳng AB hoặc hiểu là: A là điểm bên trái điểm O, B là điểm bên phải điểm O nhưng với điều kiện là 3 điểm phải thẳng hàng.)
	- Nêu vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên.
	2. Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng
	GV vẽ hình như SGK: GV nhấn mạnh các điều kiện để M là trung điểm của đoạn thẳng AB:
	+ M là điểm ở giữa hai điểm Avà B
	+ AM = MB ( độ dài đoạn thẳng AM, bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3 cm)
	- Nêu vài ví dụ khác để củng cố khái niệm ttrên.
	3. Thực hành:
	GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán. GV theo dõi, chấm chữa bài.
	Bài tập 1: yêu cầu HS chỉ ra được 3 điểm thẳng hàng, điểm ở giữa hai điểm,...
	Bài tập 2:, 3 : Yêu cầu HS giải thích được tại sao là trung điểm, tại sao không là trung điểm?
IV. Củng cố, dặn dò
	GV nhận xét chung tiết học
Tự nhiên và xã hội
 Ôn tập Xã hội
	I. Mục đích, yêu cầu
	Sau bài học HS biết:
	- Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.
	- Kể với các bạn về gia đình nhiều thế hệ, trtường học và cuộc sống xung quanh.
	- Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh của mình.
	- Cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi mình sống.
	II.Chuẩn bị:
	 	Một số thăm có nội dung các câu hỏi
	III. Các hoạt động dạy học
	1. Hoạt động 1: GV tổ chức cho HS ôn tập bằng hình thức "hái hoa dân chủ". Đại diện các nhóm lên bốc thăm câu hỏi, về chỗ thảo luận rồi cử một đi diện trình bày trưốưc lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung thêm. 
	Nội dung câu hỏi
	1. Gia đình em có mấy thế hệ? Thế hệ thứ nhất, thứ hai, thứ ba,... gồm những ai?
	2. Kể về họ nội, họ ngoại của em?
	3. Nói những thiệt hại do cháy gây ra? Em cần làm gì để phòng cháy khi đun nấu ở nhà?
	4. Hãy nêu các hoạt động ở trường? Kể một số hoạt động ngoài hoạt động học tập?
	5. Nêu những trò chơi lành mạnh?
	6. Kể một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,... của tỉnh?
	7. Kể các hoạt động ở bưu điện?
	8. Kể một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh?
	9. Kể một số hoạt động thương mại, công nghiệp của tỉnh?
	10. Phân tích sự khác nhau về làng quê và đô thị?
	11. Nêu một số quy định đối với người đi xe đạp? 
	12. Nêu tác hại của rác đối với sức khoẻ của con người?
	13. Nêu cách xử lí rác?
	HĐ2. GV kết luận, nhận xét tiết học.
	Buổi 2 
	 Luyện tiếng Việt
	Luyện từ và câu tuần 19
	I. Mục đích, yêu cầu
	Giúp HS củng cố về nhân hoá, cách đặt và trả lời câu hỏi 	Khi nào?
	II. Các hoạt động dạy học
	1. Giới thiệu: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết dạy.
	2. Hai hoặc ba HS nhắc lại nội dung luyện từ và câu tuần 19
	3. Hoàn thành và làm lại bài 2, 3 (SGK)
	HS làm bài vào vở luyện Tiếng Việt
	GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
	4. Bài ra thêm
	GV không bắt buộc, chỉ yêu cầu những HS đã hoàn thành bài tập thì làm thêm.
	a. Tìm những dòng thơ nói về sự vật có hoạt động như hoạt động của người.
 Con đường làng
Vừa mới đắp
Xe chở thóc
	 Đã hò reo
 Nối đuôi nhau
 Cười khúc khích
	b.Hãy viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
	- Khi nào lớp em tổ chức kết nạp đội viên mới?
	- Em biết đọc bao giờ?
	HS làm bài, hai HS khá giỏi chữa bài
	III. Củng cố, dặn dò
	Tổng kết nhận xét.
	Mỹ thuật
	 VTĐT: Ngày tết, lễ hội
I. Mục tiêu
- HS biết tìm chọn nội dung đề tài về ngày tết hoặc lễ hội của dân tộc, của quê hương.
- Vẽ được một bức tranh có đề tài trên.
II. Phương tiện
	Tranh ảnh về ngày tết hoặc lễ hội
III. Hoạt động dạy học
1. HĐ1. Hướng dẫn chọn nội dung đề tài
Cho HS quan sát các tranh ảnh về ngày tết, lễ hội đã chuẩn bị.
? Em thấy không khí của ngày tết, lễ hội như thế nào.
? Ngày tết ở các vùng thường có những hoạt động gì.
? Cảnh trang trí trong ngày tết, lễ hội như thế nào.
? Hãy kể những điều em biết về ngày tết hoặc lễ hội ở quê hương em.
2. HĐ2. Hướng dẫn cách vẽ tranh
? Em chọn nội dung gì. Vẽ về những hoạt động nào?
? Trong các hoạt động đó, hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ.
? Màu sắc trong tranh em chọn như thế nào.
3. HĐ3. HS thực hành vẽ
GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho những HS yếu
IV. Tổng kết giờ học - dặn dò HS
Tự học ( Toán )
Điểm ở giữa - trung điểm của đoạn thẳng
I. Mục tiêu
- Hướng dẫn HS ôn về nội dung đã học ở tiết 96: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
II. Hoạt động dạy học.
	A. Bài cũ
	Hai HS nêu lại kết quả bài tập 1,2 ở vở BT. GV và cả lớp, nhận xét, đánh giá.
	B. Bài mới
1.Củng cố về điểm ở giữa.
	 GV vẽ lên bảng hình như SGK. GV nhấn mạnh A,O, B là 3 điểm thẳng hàng. Theo thứ tự: điểm A , điểm O rồi điểm B (hướng từ trái sang phải) O là điểm ở giữa hai điểm A và B (Khái niệm "điểm ở giữa" xác định "vị trí" điểm O ở trên, ở trong đoạn thẳng AB hoặc hiểu là: A là điểm bên trái điểm O, B là điểm bên phải điểm O nhưng với điều kiện là 3 điểm phải thẳng hàng.)
	- HS nêu thêm vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên.
2. Củng cố về trung điểm của đoạn thẳng
	GV vẽ hình như SGK: GV nhấn mạnh các điều kiện để M là trung điểm của đoạn thẳng AB:
	+ M là điểm ở giữa hai điểm Avà B
	+ AM = MB ( độ dài đoạn thẳng AM, bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3 cm)
	- Nêu vài ví dụ khác để củng cố khái niệm ttrên.
	3. Thực hành:
	- Bài 1. Vẽ một đoạn thẳng PQ rồi lấy điểm I nằm giữa 2 điểm P và Q.
	- Bài 2. Vẽ đoạn thẳng MN dài 10 cm, Lấy trung điểm O của MN. Tính độ dài của ON, OM.
	HS làm bài - GV theo dõi chung.
	III. Củng cố, dặn dò
	GV nhận xét chung tiết học
Thứ ba, ngày 23 tháng 1 năm 2007
Buổi 1
Thể dục
ôn đội hình đội ngũ
	I. Mục tiêu
	- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 - 4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác.	
	Trò chơi: "Thỏ nhảy". Yêu cầu biết cách chơi và chơi ở mức tương đối chủ động.
	II. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
	1. Phần mở đầu
	GV nhận lớp và phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
	Dậm chân theo một hàng dọc xung quanh sân.
	Trò chơi: "Có chúng em"
	2. Phần cơ bản
	- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều theo 1 - 4 hàng dọc: 12-15 phút
	Chia lớp luyện tập theo khu vực đã quy định, các tổ trưởng điều khiển tổ mình tập, GV theo dõi và giúp đỡ những HS thực hiện chưa tốt.
	- Trò chơi "Thỏ nhảy"
	Cách chơi: Khi có lệnh chơi, các em ở hàng thứ nhất thi nhau nhảy chụm hai chân về phía trước, ai nhảy đúng và nhảy nhanh về tới đích trước là thắng (chân tiếp xúc đất bằng nửa bàn chân đầu gối hơi khuỵu) . Hàng thứ nhất thực hiện xong về vị trí cuối hàng, hàng thứ hai cứ tiếp tục như vậy cho đến hết hoặc có thể quy định trong mỗi lần chơi, mỗi em chỉ bật nhảy 3 lần, em nào bật xa nhất em đó thắng. Sau một số lần chơi, GV có thể chọn những em nhất của từng đợt và thi với nhau để chọn người vô địch.
	- GV nêu tên trò chơi
	- Kẻ vạch xuất phát, đích cách nhau 8 mét.
	Thi đua chơi giữa các tổ
	Tuyên dương em vô địch.
	3. Phần kết thúc: 
	GV cùng HS hệ thống lại bài. Nhận xét chung tiết học. 
	Về nhà ôn lại bài thể dục.
Anh Văn
GV chuyên dạy
Toán
Luyện tập
	I. Mục tiêu: 
	Giúp HS: 
	- Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
	- Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
	II. Đồ dùng dạy học: 
	Bảng phụ.
	III. Các hoạt động dạy học
	A. Bà ... u nghị với thiếu nhi Quốc tế.
	GV tổng két chung tiết học.
	Buổi 2
 Luyện tiếng Việt
Tập làm văn : Tuần 19 
I. Mục đích, yêu cầu
	Rèn kỹ năng nói:
	1. Luyện tập kể câu chuyện Chàng trai làng Phù ủng, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.	
	2. Rèn kĩ năng viết: viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung đúng ngữ pháp (viết thành câu), rõ ràng, đủ ý. 
II. Đồ dùg dạy học
	Tranh minh hoạ truyện Chàng trai làng Phù ủng
III Các hoạt động dạy học
	1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
	2. Hướng dẫn làm bài tập
	Bài tập 1: 
Nhóm đôi kể cho nhau nghe câu chuyên Chàng trai làng Phù ủng
	Một số HS kể câu chuyện trước lớp. 
	Từng tốp 3 HS phân vai kể chuyện.
	GV hỏi: Truyện có những nhân vật nào?
	Chàng trai ngồi bê vệ đường làm gì?
	Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng?
	Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng về kinh đô?
	Cả lớp và GV nhận xét cách kể của từng nhóm, bình chọn nhóm kể tốt nhất.
	Bài tập 2: làm vào vở luyện Tiếng Việt
	Một HS đọc yêu cầu của bài tập
	- Cả lớp làm bài cá nhân. Mỗi em chọn viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c. GV nhắc các em trả lời rõ ràng, đủ ý, thành câu.
	Một số HS nối tiếp nhau đọc bài viết. Cả lớp và Gv nhận xét, chấm điểm.Các đại diện tổ thi giới thiệu.
IV. Củng cố, dặn dò
	GV nhận xét, biểu dương những HS học tốt.
 Luyện thể dục
Trò chơi: Lò cò tiếp sức
I. Mục đích, yêu cầu
	- Chơi trò " Lò cò tiếp sức". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách tương đối chủ động.
II. Nội dung và phương pháp lên lớp
	 1. Phần mở đầu
	GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
	Chạy chậm thành một hàng dọc xung quanh sân.
	Khởi động kĩ các khớp
	2. Phần cơ bản
	*Trò chơi " Lò cò tiếp sức "
	- Cách chơi: Khi có lệnh chơi, các em ở hàng thứ nhất thi nhau nhảy lò cò một vòng qua lá cờ, (không được dẫm vào vòng tròn) rồi lại nhảy lò cò trở lại vạch xuất phát và đưa tay chạm vào người em thứ hai, sau đó đi về đứng ở cuối hàng. Em số 2 lại chạy lò cò như em số 1, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Hàng nào xong trước, ít phạm quy hàng đó thắng cuộc. 
	- Kẻ vạch xuất phát, đích cách nhau 8 mét.
	- HS xếp hai hàng đừng sau vạch xuất phát thẳng hướng với cờ, mỗi hàng có số HS đều nhau.
	GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi sau đó cho HS chơi thử rồi chơi chính thức.
	Thi đua chơi giữa các tổ
	3. Phần kết thúc
	Đứng tại chỗ hát.
	Tập một số động tác hồi tĩnh, GV và HS hệ thống lại bài.
HDTH
Ôn tập về Xã hội
I. Mục đích, yêu cầu
	Sau bài học HS biết:
	- Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.
	- Kể với các bạn về gia đình nhiều thế hệ, trtường học và cuộc sống xung quanh.
	- Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh của mình.
	- Cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi mình sống.
II.Chuẩn bị:
	 	Một số thăm có nội dung các câu hỏi
III. Các hoạt động dạy học
	1. Hoạt động 1: GV tổ chức cho HS ôn tập bằng hình thức "Hái hoa dân chủ". Đại diện các nhóm lên bốc thăm câu hỏi, về chỗ thảo luận rồi cử một đi diện trình bày trưốưc lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung thêm. 
	Nội dung câu hỏi
	1. Gia đình em có mấy thế hệ? Thế hệ thứ nhất, thứ hai, thứ ba,... gồm những ai?
	2. Kể về họ nội, họ ngoại của em?
	3. Nói những thiệt hại do cháy gây ra? Em cần làm gì để phòng cháy khi đun nấu ở nhà?
	4. Hãy nêu các hoạt động ở trường? Kể một số hoạt động ngoài hoạt động học tập?
	5. Nêu những trò chơi lành mạnh?
	6. Kể một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,... của tỉnh?
	7. Kể các hoạt động ở bưu điện?
	8. Kể một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh?
	9. Kể một số hoạt động thương mại, công nghiệp của tỉnh?
	10. Phân tích sự khác nhau về làng quê và đô thị?
	11. Nêu một số quy định đối với người đi xe đạp? 
	12. Nêu tác hại của rác đối với sức khoẻ của con người?
	13. Nêu cách xử lí rác?
	HĐ2. GV kết luận, nhận xét tiết học.
Thứ sáu, ngày 26 tháng 1 năm 2007
Buổi 1
Tập làm văn
Báo cáo hoạt động 
I. Mục đích, yêu cầu
	Rèn kỹ năng nói: Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua - lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.	
	2. Rèn kĩ năng viết: Biết viết báo cáo ngắn gọn gửi cô giáo (thầy giáo) theo mẫu đã cho.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ
III Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ: Hai HS nối tiếp nhau kể câu chuyện: Chàng trai làng Phù ủng.
	Một HS đọc Báo cáo tháng thi đua "Noi gương chú bộ đội" Trả lời câu hỏi SGK
	B. Bài mới.	
	1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
	2. Hướng dẫn làm bài tập
	- Bài tập 1: 
	HS đọc yêu cầu của bài (dựa theo bài tập đọc Báo cáo tháng thi đua "Noi gương chú bộ đội", Hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ trong thánh qua.)
	Cả lớp đọc thầm lại
	GV nhắc HS: Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo hai mục đích: 1. Học tập ; 2. Lao động. Trước khi đi vào nội dung cụ thể cần nói lời mở đầu:"Thưa các bạn..."
	Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình
	Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng tự tin.
	Các tổ làm theo các bước sau:
	Các thành viên trao đổi, thống nhất kết quả lao động và học tập của tổ trong tháng, mỗi HS tự ghi nhanh ý chính của cuộc trao đổi.
	Lần lượt từng HS đóng vai tổ trtưởng báo cáo trước các bạn kết quả lao động học tập của tổ mình.
	Một vài HS trình bày trước lớp.
	- Bài tập 2
	Một HS đọc yêu cầu của bài tập
	HS điền cá nhân vào vở bài tập 
	Một số HS nối tiếp nhau đọc báo cáo, Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm.
III. Củng cố, dặn dò
	GV nhận xét, biểu dương những HS học tốt.
Thủ công
Ôn tập chương 2: Cắt dán chữ cái đơn giản
I. Mục tiêu
 - Đánh giá kiến thức, kỷ năng cắt dán chữ qua sản phẩm thực hành của HS.
 - Yêu thích môn học
II. Phương tiện
	Mẫu chữ cái của 5 bài học trong chương 2.
	Giấy, kéo, hồ dán,...
III. Hoạt động dạy học
1. HĐ1. Củng cố lý thuyết
	? Nêu tên các chữ cái đã đợc cắt, dán ở chương 2.
	? Độ cao của mỗi chữ cái là mấy ô.
	? Khi dán các chữ cái em lưu ý điều gì.
	GV cho HS quan sát lại các chữ mẫu.
2. HĐ2. Thực hành
	HS thực hành kẻ, cắt dán lần lượt các chữ:
	I, T, H, U, V, E, VUI VE
	GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
	Lu ý các em cẩn thận khi dùng kéo.
3. HĐ3. Trưng bày sản phẩm
	GV đánh giá sản phẩm, tuyên dương những em có sản phẩm đúng, đẹp.
IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS.
Toán
T100: Phép cộng các số trong phạm vị 10000
I. Mục tiêu:
	Giúp HS :
	- Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10000 (Bao gồm đặt tính rồi tính đúng)
	- Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải toán có lời văn bằng phép cộng.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
	1. Bài cũ:
	Một HS làm lại bài tập 3 (SGK)
	Nhận xét, đánh giá
	2. GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng 3526 + 2759
	GV nêu phép cộng 3526 + 2759 = ? trên bảng rồi gọi HS nêu nhiệm vụ phải thực hiện. GV cho HS tự nêu cách thực hiện phép cộng (đặt tính rồi tính), Sau đó gọi một HS tự đặt tính và tính ở trên bảng, các HS khác theo dõi, góp ý khi cần thiết. Nên gọi một và HS nêu lại cách tính (như bài học) rồi cho HS tự viết tổng của phép cộng.
3526 + 2759 = 6285
	GV có thể hỏi HS : Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta làm thế nào?
	Rồi gọi HS trả lời... Sau khi HS đã trả lời và trao đổi ý khiến để chọn câu trả lời hợp lý, GV cho HS nêu lại: Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau: Chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục,... rồi viết dấu cộng, kẻ ngang và cộng từ phải sang trái.
	3. Hướng dẫn HS làm bài tập
	- HS làm vào vở bài tập các bài 1, 2, 3, 4, 5 GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
	- Tổ chức cho HS chữa bài: 
	HS nối tiếp đọc kết quả từng bài tập và nêu cách đặt tính và 
 	 Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu: 
	Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện trong tuần và những tồn tại cần khắc phục.
	Nắm được kế hoạch của tuần tới
II. Các hoạt động dạy học
	1. GV nêu tiêu chí đánh giá
	- Đảm bảo sỉ số (- Chậm, vắng )
	- Tổng số điểm 10 trong tuần
	- Vệ sinh trực nhật. - Các hoạt động Đội Sao...
	- Trang phục HS
 Các tổ dựa vào tiêu chí bình xét thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân.
	GV cùng tập thể lớp tuyên dương những HS có nhiều thành tích và tổ xuất sắc.
	2. GV triển khai kế hoạch trong tuần 21: 
	- Các tổ kèm cặp giúp đỡ HS yếu trong tổ cùng nhau tiến bộ.
	- Vệ sinh nhặt rác ở sân trường.
Buổi 2
Luyện âm nhạc
GV chuyên dạy
Bài soạn dạy thao giảng
Ngày dạy: 26/1/ 2007
 Người dạy: Biện Thị Hoa
Môn dạy: Luyện toán
	 Bài dạy:
	 Luyện về so sánh số trong phạm vi 10 000.
	Phép cộng và Giải toán
I. Mục tiêu
	Luyện tập so sánh, phép cộng các số trong phạm vi 10000, giải toán bằng hai phép tính.
II. Các hoạt động dạy học
	1. GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
	2. Hướng dẫn HS luyện tập
	a. Củng cố lý thuyết
	? Trong tuần 20 các em đã học những nội dung toán nào?
	? Có những nội dung nào các em chưa rõ.
 	GV hướng dẫn HS ôn tập, củng cố về cách đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10 000.
	? Số có 4 chữ số gồm có mấy hàng đó là những hàng nào.
	? Muốn so sánh 2 số có 4 chữ số em làm như thế nào
	GV kết luận - Gọi 1 số em nhắc lại
	b.Thực hành làm bài tập.
- Bài1. Điền dâu , = vào chỗ trtống
	6527 ... 699 + 27 4005 ... 4000 + 5
	2012 ... 7869 - 5202 1723 .... 1732
	2012 .... 2102 + 35 2107 ... 1720 - 20
- Bài 2. Đặt tính rồi tính
	2341 + 2153 3046 + 1273 6548 + 349
- Bài 3. Một nhà máy buổi sáng sản xuất được 972 kiện hàng, buổi chiều sản xuất được số hàng bằng số hàng đã sản xuất buổi sáng. Hỏi cả ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu kiện hàng?
	GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS
	3. Chấm một số bài. Chữa bài.
	- Bài 1. Gọi 2 em lên làm - Cả lớp theo dõi, nhận xét
	- Bài 2. Hai em lên đặt tính và tính
	? Khi đặt tính em lưu ý điều gì.
	- Bài 3. Một em giải
	Số kiện hàng buổi chiều nhà máy sản xuất được là: 
	972 : 3 = 324 ( kiện )
	Số kiện hàng nhà máy sản xuất được trong cả ngày là:
	972 + 324 = 1296 ( kiện )
	Đáp số: 1296 kiện
III. Tổng kết, dặn dò: GV nhận xét chung tiết học.
HĐTT
Tổng phụ trách dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc