Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 25 năm 2011

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 25 năm 2011

A/ Mục tiêu: Ôn các bài đạo đức đã học

- Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. Trả lại của rơi. Biết nói lời yêu cầu đề nghị. Lịch sự khi gọi và nhận điện thoại.

- Giúp HS nắm được kiến thức đã học một cách chắc chắn, Biết vận dụng thực hành vào cuộc sống.

- HSKT: Biết theo dõi bạn và biết bắt chước bạn làm điều tốt.

B/ Chuẩn bị: Nội dung ôn tập

 

doc 65 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1059Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 25 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH LỚP 2A TUẦN 25
Năm học: 2010 - 2011
Từ ngày 28 / 02 / 2010 đến ngày 04 / 03 / 2011
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
2
Sáng
1
2
3
4
5
Chào cờ
Đạo đức
Toán 
Tập đọc 
Tập đọc
Thực hành giữa kì II
Một phần năm
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (T1)
 // (T2)
Chiều
Phụ đạo học sinh yếu
3
sáng
1
2
3
4
Toán
TD 
KC
LT Việt
Luyện tập.
Đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang. TC Nhảy đúng nhảy nhanh
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 
Luyện đọc : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 
Chiều
1
2
3
TNXH
Chính tả 
L Toán
Một số loại cây sống trên cạn.
TC: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 
 Một phần măm
4
Sáng
1
2
3
4
5
Toán
T dục
T đọc
LTVC
LTV
Luyện tập
Đi nhanh chuyển sang chạy.TC Nhảy đúng nhảy nhanh 
Bé nhìn biển
Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông , biển. Đặt câu trả lời câu hỏi vì sao?
LViết CT: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 
Chiều
Sinh hoạt chuyên môn
5
Sáng
1
2
3
4
5
Toán
ÂN
Tập viết
TC
LT Việt
Giờ, phút
Ôn bài hát Trên con đường đến trường, hoa lá mùa xuân
Chữ hoa V
Làm dây xúc xích trang trí.
Mở rộng vốn từ: Từ ngữ sông , biển. Đặt câu trả lời câu hỏi vì sao? 
Chiều
Trang trí lớp học
6
Sáng
1
2
3
4
5
TL văn
MT
C tả
LToán
HĐNG
Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
Vẽ trang trí. Vẽ hoạ tiết hình vuông, hình tròn
N-V: Bé nhìn biển
Luyện Giờ phút
GDMT bài 2 
Chiều
1
2
3
Toán
LT Việt
HĐTT
thực hành xem đồng hồ.
Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. 
SH Sao.
 Ngày soạn: 26 / 02 / 2011
 Ngày giảng: Thứ hai, 28 / 02 / 2011 
Tiết 2: Đạo đức
ÔN TẬP THỰC HÀNH GIỮA KÌ II
A/ Mục tiêu: Ôn các bài đạo đức đã học
Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. Trả lại của rơi. Biết nói lời yêu cầu đề nghị. Lịch sự khi gọi và nhận điện thoại.
Giúp HS nắm được kiến thức đã học một cách chắc chắn, Biết vận dụng thực hành vào cuộc sống.
HSKT: Biết theo dõi bạn và biết bắt chước bạn làm điều tốt.
B/ Chuẩn bị: Nội dung ôn tập
C/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
 Bài mới:
1 Giới thiệu bài: Nêu nội dung bài học.
 Gọi HS nêu lại tên các bài đạo đức đã học.
 Theo giỏi ghi lên bảng.
 2 Thực hành:
 - Tổ chức hoạt động nhóm.
 - Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận bốn nội dung của 4 bài đạo đức.
 N1:
 - Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng có ích lợi gì?
 - Em háy nêu những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
 N2:
 - Khi nhặt được của rơi ta cần làm gì?
 - Thật thà, khi nhặt được của rơi em sẽ được mọi người đối xữ như thế nào?
 -N3:
 - Theo em khi nhận, gọi điện thoại ta cân nói năng như thế nào?
 N4:
 - Vì sao cần nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự?
 Giáo viên nhận xét bổ sung rút ra kết luận.
 Củng cố dặn dò:
Về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau tốt hơn.
Lắng nghe
Nêu tên các bài Đạo đức đã học.
Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. Trả lại của rơi. 
Biết nói lời yêu cầu đề nghị. 
Lịch sự khi gọi và nhận điện thoại.
Thảo luận nhóm thời gian 5 phút.
 Đại diện các nhóm lên trình bày.
Lớp theo dõi bổ sung.
 - Lắng nghe .
Tiết 3: Toán :
MỘT PHẦN NĂM
A/ Mục tiêu: Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “Một phần năm” Biết đọc, viết 1/5
Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau (BT1,3)
HSKT: Biết được dấu nhân. Viết được dấu nhân
B/ Chuẩn bị : - Các hình vuông , hình tròn , hình tam giác đều giống như hình vẽ trong SGK .
C / Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
 1.Bài cũ :
-Gọi học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà .
- Điền dấu thích hợp vào chỗ trống 
 5 x 2 ... 50 : 5 ; 30 : 5 ... 2 x 3 ; -Nhận xét đánh giá bài học sinh .
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay các em sẽ làm quen với một dạng số mới đó là “ Một phần năm “
 b/ Khai thác bài : 
* Giới thiệu “ Một phần năm ”
- Cho HS quan sát hình vuông như hình vẽ trong sách sau đó dùng kéo cắt hình vuông ra thành 5 phần bằng nhau và giới thiệu : “ Có 1 hình vuông chia thành 5 phần bằng nhau , lấy đi một phần , ta được một phần năm hình vuông “
“ Có 1 hình tròn chia thành 5 phần bằng nhau , lấy đi một phần , ta được một phần năm hình tròn“
“ Có 1 hình tam giác chia thành 5 phần bằng nhau lấy đi một phần, ta được một phần năm hình tam giác “
Trong toán học để thể hiện một phần năm hình tròn một phần năm hình vuông một phần năm hình tam giác người ta dùng số “ Một phần năm “ 
- Viết là : . 
 c/ Luyện tập:
-Bài 1: -Gọi HS nêu bài tập 1 .
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài , sau đó gọi học sinh phát biểu ý kiến .
- Nhận xét và ghi điểm học sinh .
Bài 2 :-Yêu cầu HS nêu đề bài .
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Gọi một em lên bảng làm bài .
- Vì sao em biết ở hình A có một phần năm số ô vuông được tô màu ?
- Nhận xét ghi điểm HS .
Bài 3 -Gọi một em nêu đề bài 3 .
- Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ và làm bài .
-Vì sao em biết hình b đã khoanh vào một phần năm số con vịt ? 
-Giáo viên nhận xét đánh giá
d) Củng cố - Dặn dò:
-Treo một số hình vẽ được chia thành năm phần trong đó một số hình chia theo tỉ lệ Yêu cầu hai đội chơi mỗi lần mỗi đội cử một em lên tìm hình có một phần tư , hết thời gian đội nào tìm được nhiều hình đúng hơn là thắng cuộc . 
*Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Hai học sinh lên bảng tính
- Lớp làm vào vở nháp 
5 x 2 = 50 : 5 ; 30 : 5 = 2 x 3 ; 
 Hai học sinh khác nhận xét .
*Lớp theo dõi giới thiệu bài
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- Quan sát các thao tác của giáo viên , phân tích bài toán , sau đó nhắc lại .
- Còn lại một phần năm hình vuông .
- Ta có một phần năm hình tròn .
 - Ta có một phần năm hình tam giác .
- Lắng nghe giáo viên giảng bài và nhắc lại đọc và viết số 
- Đã tô màu hình nào ?
-Lớp thực hiện tính vào vở .
- Các hình đã tô màu hình là A , D, C 
-Học sinh khác nhận xét bài bạn
- Hình nào có số ô vuông được tô màu ?
- Các hình có một phần năm số ô vuông tô màu là hình A ,C 
- Vì hình A có tất cả 10 ô vuông và đã tô màu 2 ô vuông 
- Hình nào đã khoanh một phần năm số con vịt ? 
- Hình b đã khoanh một phần năm số con vịt 
- Vì hình b có 10 con vịt đã khoanh vào 2 con vịt .
- Nhận xét bài làm của bạn .
- Thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên .
-Hai học sinh nhắc lại nội dung vừa học .
-Về nhà học bài và làm bài tập .
Tiết 4,5:	Tập đọc
SƠN TINH THUỶ TINH
I/ Mục tiêu : Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
 - Hiểu nội dung: Truyện giải thích chuyện nạn lụt ở nước ta là do thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt. (Trả lời được CH 1,2, 4).
 - HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.
 - HSKT biết lắng nghe bạn và cô đọc bài .
II / Chuẩn bị Tranh minh họa , bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
III/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
 1/ Kiểm tra bài cũ :
 - Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi trong bài “ Voi nhà“đã học ở tiết trước . 
2.Bài mới a) Phần giới thiệu 
- Treo tranh giới thiệu vào tháng 7 , tháng 8 hàng năm nước ta thường xảy ra lụt lội đó là nguyên nhân truyền thuyết Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh để dành lại Mị Châu .Hôm nay chúng ta tìm hiểu điều đó .
 b) Đọc mẫu 
- Đọc mẫu diễn cảm bài văn. 
- Đoạn 1 đọc thong thả, trang trọng lời vua Hùng, dõng dạc, đoạn tả cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh hào hùng nhấn giọng các từ ngữ tuyệt trần,một trăm vắn, mộy trăm nệp, chín ngà , chính cựa, chín hồng mao ,...
- Gọi một HS đọc lại bài .
* Luyện đọc nối tiếp câu : 
- Gọi học sinh đọc nối tiếp mỗi em một câu đến hết bài
-Hướng dẫn tìm và đọc các từ khó dễ lẫn trong bài 
-Tìm các từ khó đọc có thanh hỏi và thanh ngã hay nhầm lẫn trong bài 
-Nghe HS trả lời và ghi các âm này lên bảng .
 - Yêu cầu đọc từng câu , nghe và chỉnh sửa lỗi cho học sinh về các lỗi ngắt giọng 
* Đọc từng đoạn : 
- Bài này có mấy đoạn ? 
- Các đoạn được phân chia như thế nào ? 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
- “cầu hôn” có nghĩa là gì ?
- Y/c lớp đọc thầm và nêu cách ngắt giọng .
- Hướng dẫn học sinh ngắt giọng câu khó .
- Yêu cầu một HS đọc lại đoạn 1 .
- Yêu cầu một em đọc đoạn 2 .
- Mời một HS đọc lại lời của Vua Hùng ( giọng dõng dạc , trang trọng , chú ý nhấn giọng các từ chỉ lễ vật ) sau đó nhận xét và cho HS cả lớp luyện đọc lại câu này .
- Gọi một em đọc lại đoạn 2 
- Yêu cầu HS đọc phần còn lại của bài .
- Gọi một HS đọc lời tả cuộc chiến giữa hai vị thần chú ý nhấn giọng ở các từ : hô mưa , gọi gió , bốc dời , nước dâng lên bao nhiêu , núi cao lên bấy nhiêu ,. .
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc lại cả bài .
*/ Luyện đọc trong nhóm .
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ , mỗi nhóm 4 em và yêu cầu đọc theo nhóm 
- Theo dõi HS đọc và uốn nắn cho HS .
*/ Thi đọc -Mời các nhóm thi đua đọc .
-Yêu cầu các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân 
-Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
* Đọc đồng thanh 
-Yêu cầu đọc đồng thanh đoạn 3 của bài. 
Tiết 2 : a/ Tìm hiểu bài :
- Gọi HS đọc bài .
-Yêu cầu lớp đọc thầm trả lời câu hỏi :
 -Những ai đến cầu hôn Mị Nương ?
- Họ là những vị thần từ đâu đến ?
- Chuyện gì sẽ xảy ra với đôi bạn chúng ta cùng tiếp hiểu tiếp bài .
- Gọi một HS đọc đoạn 2 ,3
- Hùng Vương đã phân xử việc hai vị thần cùng đến cầu hôn bằng cách nào ?
- Lễ vật mà Hùng Vương yêu cầu gồm những gì ?
- Vì sao Thuỷ Tinh lại đùng đùng nổi giận cho quân đuổi đánh Sơn Tinh ?
- Thuỷ Tinh đã đánh Sơn Tinh bằng cách nào ?
- Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh ra sao ?
- Ai là người chiến thắng trong cuộc chiến này ?
- Hãy kể lại toàn bộ cuộc chiến đấu giữa hai vị thần ?
- Câu văn nào trong bài cho thấy Sơn Tinh là người luôn chiến thắng trong cuộc chiến này ?
-Yêu cầu lớp thảo luận trả lời câu hỏi 4 .
* GV kết luận : 
- Đây là câu chuyện truyền thuyết , các nhân vật trong truyện như Sơn Tinh , Thuỷ Tinh , Mị Nương , Hùng Vương đều được nhân dân ta xây dựng nên bằng trí tưởng tượng phong phú chứ không có thật . Tuy nhiên câu chuyện lại cho ta biết sự thật trong cuộc sống có từ hàng nghìn năm nay , đó là nhân dân ta đã chống bão lụt rất kiên cường .
b/ Luyện đọc lại : 
- Yêu cầu nối tiếp nhau đọc lại bài .
- Mời em khác nhận xét , giáo viên ghi điểm sau mỗi lần HS đọc bài .
 c) Củng cố dặn dò : 
- Gọi hai em đọc lại bài .
- Em thích nhân vật nào trong truyệ ... 1.Bài cũ :
-Gọi học sinh lên bảng sửa bài tập tìm x 
-Yêu cầu mỗi em làm một cột .
 x : 3 = 5 và x : 4 = 6 
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu về cách tính chu vi hính tam giác và chu vi hình tứ giác . 
 b) Khai thác:
1.1 Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tam giác 
- Vẽ lớn lên bảng hình tam giác như bài học .
- Yêu cầu học sinh đọc tên hình . 
- Hãy đọc tên các đoạn thẳng có trong hình ?
-Các đoạn thẳng mà các em vừa đọc tên đó chính là các cạnh của hình tam giác ABC .
- Vậy hình tam giác ABC có mấy cạnh ? Đó là những cạnh nào ?
- Giáo viên chỉ hình và nêu : Cạnh của hình tam giác chính là các đoạn thẳng tạo thành hình đó .
- Yêu cầu quan sát : - Cho biết độ dài của từng đoạn thẳng AB ,BC , CA ?
- Hãy tính tổng độ dài các cạnh AB , BC , CA ?
 - Vậy tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC là bao nhiêu ? 
- Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC chính là chu vi của tam giác ABC .
- Vậy chu vi tam giác ABC bằng bao nhiêu ?
1.2 Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tứ giác 
- Hướng dẫn học sinh tương tự như đối với hình tam giác trên .
 c) Luyện tập:
-Bài 1: - Giáo viên nêu bài tập 1 .
-Bài này yêu cầu ta làm gì .
- Khi biết độ dài của các cạnh muốn tính chu vi tam giác đó ta làm như thế nào ?
-Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở .
- Mời một em lên tính trên bảng .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 : - Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
-Hướng dẫn HS thực hiện như bài tập 1 . 
+Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh 
-Bài 3: - Giáo viên nêu bài tập 3 .
- Gọi hai em nhắc lại cách đo độ dài của một đoạn thẳng cho trước .
-Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở .
- Mời một em lên tính trên bảng .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
 d) Củng cố - Dặn dò
*Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Hai học sinh lên bảng sửa bài .
- x : 3 = 5 x : 4 = 6 
 x = 5 x 3 x = 6 x 4 
 x = 15 x = 24
-Hai học sinh khác nhận xét .
*Lớp theo dõi giới thiệu bài
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
-Lớp quan sát hình .
- Hình tam giác ABC .
- Đoạn thẳng AB , BC , CA .
- Tam giác ABC có 3 cạnh đó là AB, BC , CA .
- Đoạn AB dài 3cm , BC dài 5cm , CA dài 4cm 
-Thực hiện tính tổng :3 cm + 5 cm + 4 cm =12 cm
-Tổng độ dài các các cạnh là 12 cm .
- Chu vi hình tam giác ABC là 12 cm .
- Tiến hành tìm hiểu như đối với hình tam giác .
- Chỉ khác hình tứ giác có 4 cạnh ta tính chu vi tứ giác là tính tổng độ dài 4 cạnh .
- Một em nêu bài tập 1 
- Tính chu vi hình tam giác khi biết độ dài các cạnh.
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của tam giác đó .
a / Chu vi hình tam giác là : 
3 cm + 5 cm + 7 cm = 15 cm 
b/ Chu vi hình tam giác là : 
6 cm + 2 cm + 4 cm = 12 cm 
- Lớp nhận xét bài bạn .
-Một em nêu đề bài .
- Lớp làm vào vở , 2 em lên bảng tính .
- Lớp nhận xét bài bạn . 
- Hai em đọc đề bài .
- Lần lượt một số em nêu cách đo độ dài của một đoạn thẳng cho trước .
- Một em lên bảng giải bài .
* Giải : Chu vi hình tam giác ABC là :
 3 + 3 + 3 = 9 ( cm )
 Đ/ S : 9 cm .
- Lớp nghe và nhận xét bạn .
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại
 Tự nhiên xã hội : Ôn tập : tự nhiên .
A/ Mục tiêu : - Củng cố và khắc sâu những kiến thức về chủ đề tự nhiện về các loài cây , con vật và Mặt Trời , Mặt Trăng và các vì sao . Ôn kĩ năng xác định phương hướng bằng Mặt Trơpì . Có tình yêu đối với thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên .
B/ Chuẩn bị : - Tranh vẽ của học sinh ở hoạt động nối tiếp bài 32 . Giấy bút , Tranh ảnh liên quan đến chủ đề tự nhiên . 
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 em lên bảng .
- Hãy kể tên một số cây và loài vật mà em biết ?
- Cây cối và loài vật có thể sống được những nơi nào ?
- Nêu cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời ?
- Mặt Trăng có hình dạng gì ? Ngoài Mặt Trăng bầu trời ban đêm còn có gì ?
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài
-Tiết học hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại các kiến thức đã học trong chương Tự nhiên . 
-Hoạt động 1 :Ai nhanh tay nhanh mắt hơn . 
- Yêu cầu lớp thảo luận theo 2 đội , các đội dựa vào tranh ảnh sưu tầm được và các kiến thức đã học về các loại cây và con vật hãy xếp theo bảng ghi sẵn nói về các chủ đề quy định 
- Lắng nghe các nhóm trình bày .
- Nhận xét bổ sung và ghi điểm đối với từng nhóm .
* Cho điểm : - Nói đúng , đủ kiến thức và trình bày đẹp 
 10 điểm 
- Đội nào nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc .
- Phát thưởng cho nhóm thắng cuộc .
-Hoạt động 2 : Trò chơi : “ Ai về nhà đúng “ .
- Chia lớp thành 2 đội .
- Phát các bức vẽ đến từng đội ( mỗi đội 5 bức vẽ về ngôi nhà và phương hướng của nhà ở bài 32 ) .
- Phổ biến cách chơi tiếp sức .
-Nhận xét đánh giá đội chiến thắng .
- Hỏi các học sinh về tác giả từng bức tranh và so sánh với kết quả của đội chơi .
-Hoạt động 3 : “ Hùng biện về bầu trời “ .
- Yêu cầu các nhóm làm việc và trả lời câu hỏi .
- Em biết gì về bầu trời , ban ngày và ban đêm (có những gì ? Chúng như thế nào ? )
- Sau 7 phút mời các nhóm cử đại diện trình bày .
* Chốt ý chính : - Mặt Trăng và Mặt Trời có gì giống nhau về hình dạng ? Có gì khác nhau ? Mặt Trời và các vì sao có gì giống nhau ? Ở điểm nào ?
-Hoạt động 4 : Phiếu bài tập .
- Phát phiếu học tập đến các nhóm .
- Đánh dấu X vào trước các ý em cho là đúng .
a/ Mặt Trời và Mặt Trăng đều ở rất xa Trái Đất .
b/ Cây chỉ sống ở trên cạn và dưới nước .
c/ Loài vật có rất nhiều ích lợi .
d/ Trái Đất được chiếu sáng và sưởi ấm bởi các vì sao .
e/ Loài vật sống cả trên cạn , dưới nước và trên không .
g/ Cây chỉ có ích lợi che bóng mát cho con người .
h/ Trăng lúc nào cũng tròn .
2. Hãy kể tên : 
- 2 con vật sống trên cạn - 2 con vật sống dưới nước 
- 2 loại cây sống trên cạn - 2 loại cây sống dưới nước 
- Nhìn lên bầu trời bạn thấy những gì ?
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới .
- Ba em lên bảng trả lời .
- Kể tên : Cây cam , cây mít , cây phong lan , cây sen , cây bèo ; Con trâu , bò , chim , cá , tôm ...Cây cối và các loài vật có thể sống trên cạn , dưới nước , trên không . Hai em lên xác định phương hướng bằng Mặt Trời . Mặt Trăng hình tròn sáng dịu , xung quanh Mặt Trăng có các vì sao .
- Hai em nhắc lại tựa bài .
- Các đội thảo luận sau đó cử 6 đại diện lên để xếp các tranh trình bày theo đúng cột giáo viên quy định , các thành viên khác trong nhóm có thể bổ sung .
Nơi sống 
Con vật 
Cây cối
Trên cạn
Dưới nước 
Trên không 
Cả trên cạn và dướinước
- Lần lượt 6 đại diện 2 đội lên dán tên cây , con vào bảng theo đúng chủ đề .
- Hai đội nhận xét bổ sung cho nhau .
-Các đội nhận tranh từ giáo viên 
- Thảo luận để hoàn thành yêu cầu .
- Cử 5 đại diện lên bảng chơi tiếp sức ( em thứ nhất lên xác định ngôi nhà thì em thứ 2 lên gắn hướng ngôi nhà ) .
-Lớp theo dõi nhận xét bình chọn đội chiến thắng .
- Trong nhóm người hỏi người trả lời sau đó phân công người lên trình bày dưới dạng kịch hoặc dưới dạng lần lượt nối tiếp nhau .
- Đại diện các nhóm lên trình bày .
- Lắng nghe và nhận xét nhóm bạn .
- Lần lượt từng cá nhân trả lời .
- Lớp chia thành các nhóm .
- Từng nhóm thảo luận để hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập .
- Sau 6 phút các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp .
- Lắng nghe nhận xét bổ sung nhóm bạn .
- Bình chọn nhóm thắng cuộc .
- Hai em nêu lại nội dung bài học .
-Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới 
 Đạo đức : Giúp đỡ người khuyết tật (t1) .
I / Mục tiêu : 1. Kiến thức : -Giúp học sinh hiểu được : - Người khuyết tật là những người mà cơ thể , trí tuệ có phần thiếu hụt . Họ yếu đuối và chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống nên chúng ta cần phải giúp đỡ họ .Nếu được giúp đỡ cuộc sống của người tàn tật sẽ bớt khó khăn hơn , họ sẽ vui hơn.
2. Thái độ : - Thông cảnm với người khuyết tật .Đồng tình ủng hộ những ai biết giúp đỡ người khuyết tật . Không đồng tình , phê bình nhắc nhớ những ai không biết giúp đỡ người tàn tật .
 3 .Hành vi : Bước đầu thực hiện hành vi giúp đỡ người khuyết tật trong những tình huống cụ thể .
 II /Chuẩn bị :* Truyện kể “ Cõng bạn đi học “ . Phiếu học tập .
 III/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 2.Bài mới: 
ª Hoạt động 1 Kể chuyện cõng bạn đi học.
-GV kể qua câu chuyện một lần .
- Gọi một hoặc hai em đọc lại câu chuyện .
Hoạt động 2 Phân tích truyện : “ Cõng bạn đi học “
- Tổ chức đàm thoại : - Vì sao Tứ phải cõng Hồng đi học ?
- Những chi tiết nào cho thấy Tứ không ngại khó , ngại khổ để cõng bạn đi học ?
- Các bạn trong lớp đã học được điều gì ở Tứ ?
- Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này ?
Những người như thế nào thì được gọi là người khuyết tật ?
* Chúng ta cần giúp đỡ người khuyết tật vì họ là những người thiệt thòi trong cuộc sống . Nếu được giúp đỡ họ sẽ vui hơn và cuộc sống đỡ vất vả hơn .
Hoạt động 3 Thảo luận nhóm . 
- Chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu các nhóm suy nghĩ thảo luận để tìm những việc nên làm và không nên làm đối với người khuyết tật . 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả . 
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét .
- GV nhận xét bổ sung .
 Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà áp dụng vào cuộc sống . 
- Lắng nghe giáo viên kể chuyện .
- hai em đọc lại câu chuyện .
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi .
-Vì Hồng bị liệt không đi lại được nhưng lại rất thích đi học .
- Dù trời nắng hay mưa , có hôm mệt Tứ vẫn cõng bạn đi học để bạn không bị mấtbuổi 
- Các bạn đã thay nhau cõng Hồng đi học .
- Chúng ta cần phải giúp đỡ người khuyết tật 
- Những người mất chân , tay , khiếm thị , khiếm thính , trí tuệ không bình thường , sức khoẻ yếu .
- Lớp chia các nhóm và thảo luận theo yêu cầu .
- Ví dụ : + Các việc lên làm : - Đẩy xe cho người bị liệt ; Dẫn người khiếm thính qua đường ; vui chơi với các bạn khuyết tật ; Quyên góp ủng hộ người khuyết tật ...
+ Các việc không nên làm : - Trêu chọ người khuyết tật ; Chế giễu người khuyết tật .
- Nhận xét đánh giá ý kiến nhóm bạn. 
-Về nhà áp dụng vào thực tế cuộc sống để thực hiện Giúp đỡ người khuyết tật . Chuẩn bị cho tiết thực hành “Giúp đỡ người tàn tật“

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L2 T25 CKTKN LGKNS ca ngay.doc