Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 4 (buổi chiều)

Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 4 (buổi chiều)

I- MỤC TIÊU:

- Tiếp tục rèn kĩ năng đọc trơn thành tiếng; đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng, phát âm chuẩn.các tiếng có phụ âm, vần khó.

-HS nắm chắc nội dung của bài và học tập theo lời khuyên của bài.

II- ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ ghi câu khó.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 11 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 4 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Buổi chiều: 
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc bài:bím tóc đuôi sam
I- Mục tiêu:
- Tiếp tục rèn kĩ năng đọc trơn thành tiếng; đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng, phát âm chuẩn.các tiếng có phụ âm, vần khó.
-HS nắm chắc nội dung của bài và học tập theo lời khuyên của bài.
II- Đồ dùng:
- Bảng phụ ghi câu khó.
III- Các hoạt động dạy và học:
 hoạt động của thầy
 hoạt động của trò
1-ổn định tổ chức.
-Kiểm tra sĩ số. 
2. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc bài “ Gọi bạn” và trả lời câu hỏi :
+Bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu ?
+Chuyện gì xảy ra với hai bạn?
3. Bài mới: 
3. 1- Giới thiệu bài:
3. 2- Luyện đọc
a/ Luỵện đọc câu khó:
-GV đưa bảng phụ, gọi 1 HS khá đọc.
b/ Đọc từng đoạn : 
- GV hướng dẫn lại cách đọc .
-GV chú ý sửa cho HS đọc đúng, lưu loát.
c/Luỵện đọc cả bài:
-Hướng dẫn cách đọc diễn cảm.
-Tổ chức cho HS khá giỏi luyện đọc.
3.3- Tìm hiểu bài: 
-Lần lượt nêu lại các câu hỏi đã hỏi buổi sáng.
Kiểm tra lại việc nắm nội dung bài của HS kết hợp nhắc lại nghĩa của các từ mới (phần chú giải)
+Qua bài, em học tập được gì?
4. Củng cố - Liên hệ thực tế qua bài học.
5. Dặn dò: Nhận xét giờ học; Dặn về nhà đọc lại bài.
- Theo dõi, HS TB và yếu luỵên đọc.
- HS TB, yếu luyện đọc.
--Lắng nghe.
- 3 HS đọc toàn bài -> HS khác nhận xét.
- Đọc theo cặp, 2 HS làm thử. HS khác chú ý lắng nghe và nhận xét
Luyện Toán
Luyện tập: 29 + 5
I. Mục tiêu: 
 - Củng cố cách cộng có nhớ dạng 29 + 5 và giải toán có lời văn bằng một phép tính
 -Rèn kỹ năng cộng có nhớ ở dạng toán 29 + 5
II. Đồ dùng: Vở Toán thực hành.
III. Hoạt động dạy học:
 hoạt động của thầy
 hoạt động của trò
1-ổn định tổ chức.
-Kiểm tra sĩ số. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở của học sinh.
3.Hướng dẫn HS làm bài.
*Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 59 + 7 39 + 7 25 + 9
 39 + 8 8 + 79 6 + 49
-Yêu cầu HS làm bài vào bảng con, 3 HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét, chữa bài.
- Củng cố phép cộng có nhớ dạng 29 +5
*Bài 2:Điền số thích hợp vào chỗ trống
Số hạng
29
39
49
9
Số hạng
 7
 8
 2
79
Tổng
- Yêu cầu HS nêu các thành phần đã biết? 
- Hỏi: Bài yêu cầu tìm gì? 
- Yêu cầu HS nêu cách tìm? 
- Yêu cầu HS tự làm vào vở,1 HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
*Bài 3:Đặt đề toán theo tóm tắt rồi giải
Buổi sáng bán: 19 xe đạp
Buổi chiều bán: 7 xe đạp
Cả hai buổi bán: .... xe đạp
- Yêu cầu HS đọc các dữ kiện, đặt đề toán, tự giải vào vở.
- Củng cố về dạng toán tìm tổng.
+Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.
*Bài 4: Số? * + 9 = 28
 * + * = 54
-Yêu cầu HS đọc kỹ các dữ kiện, tìm cách làm và làm vào vở.
- Gọi HS chữa bài nhận xét
*Dự kiến bài dành cho HS khá giỏi:
 Đúng ghi Đ sai ghi S
42+ 9 + 9 = 60* 59+2+ 9 = 60* 
49+ 9 + 9 = 67* 69+ 3+ 10 =82* 4.Củng cố. Nêu lại nội dung bài học
5. Dặn dò: Nhận xét giờ học; Dặn về nhà làm bài.
-Thực hiện theo yêu cầu 
- 2 HS nêu cách đặt tính và tính phép tính 59+16; 8+79.
-1 HS nêu yêu cầu của đề: Điền số thích hợp vào chỗ trống.
- Số hạng, số hạng.
-Tìm tổng.
- Số hạng cộng với số hạng.
-Làm bài và đổi vở kiểm tra chéo.
- Thảo luận theo nhóm đôi để nêu đề toán sau đó báo cáo trước lớpVD:
Một cửa hàng buổi sáng bán được 19 xe đạp, buổi chiều bán được 7 xe đạp. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu xe đạp.
- Làm bài,1 HS lên bảng chữa bài. HS khác nhận xét cho điểm.
- 1 HS nêu yêu cầu: Điền số vào ô trống.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở
- HS giỏi đọc kĩ bài và tự làm bài sau đó chữa bài nhận xét
Buổi chiều Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009
Luyện Tiếng Việt
Luyện viết: bím tóc đuôi sam
I . Mục tiêu:
- Cho học sinh viết đúng , viết đẹp đoạn từ đầu đến”vịn vào một lúc” trong bài tập đọc: Bím tóc đuôi sam.
- Làm đúng một số bài tập phân biệt d/r/gi.
- Rèn thói quen viết đúng kĩ thuật, trình bày đúng một đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ ghi nội dung đoạn viết.
 -Vở Tiếng Việt Thực hành. 
III . Hoạt động dạy học
:
 hoạt động của thầy
 hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở của học sinh.
3. Hướng dẫn HS viết chính tả.
* Giới thiệu bài
* Đọc đoạn văn 1 lần.
- Đoạn văn này chép từ bài tập đọc nào?
- Hà nhờ mẹ làm gì?
- Khi đến trường các bạn gái tỏ thái độ như thế nào với Hà?
- Đoạn chép có mấy câu?
- Các chữ đầu câu viết như thế nào?
* Yêu cầu HS tìm từ khó viết, luyện viết
- HS viết xong nhận xét đưa đáp án đúng.
*Yêu cầu HS viết bài; Soát lỗi và chấm bài.
+. Hướng dẫn HS Làm bài tập. 
4.Củng cố: Nêu lại nội dung bài học.
5. Dặn dò:Nhận xét tiết học.
- 3 HS đọc bài viết.
- Nối tiếp nhau trả lời: Bài tập đọc “Bím tóc đuôi sam”. 
- Hà nhờ mẹ tết cho hai bím tóc rất đẹp.
- Các bạn khen: ái chà chà! Bím tóc đẹp quá!
- Nối tiếp nhau trả lời.
- Các chữ đầu câu viết hoa.
- Viết và đọc lại các từ khó: bím tóc, reo lên.
- Mở vở nhìn bảng viết bài, nghe đọc soát lỗi.
- Học sinh làm vào vở rồi chữa bài.
.
Luyện Toán
49+25
I . Mục tiêu:
- Cho học sinh củng cố về phép cộng có nhớ dạng 49+25(số có hai chữ số mà hàng đơi vị là 9 cộng với số có hai chữ số) dạng tính viết và giải toán có lời văn.
II . Đồ dùng dạy học:
-. 
III . Hoạt động dạy học
 hoạt động của thầy
 hoạt động của trò
1-ổn định tổ chức.
-Kiểm tra sĩ số. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở của học sinh.
3.Hướng dẫn HS làm bài.
*Bài 1:Tính.
 - Thứ tự tính như thế nào?
- Khi tính nhớ thêm 1 vào hàng chục
-Yêu cầu HS làm bài vàovở, 3 HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét, chữa bài.
*Bài 2:Điền số thích hợp vào chỗ trống
Số hạng
29
39
49
9
Số hạng
 7
 8
 2
79
Tổng
- Yêu cầu HS nêu các thành phần đã biết? 
- Hỏi: Bài yêu cầu tìm gì? 
- Yêu cầu HS nêu cách tìm? 
- Yêu cầu HS tự làm vào vở,1 HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
*Bài 3:Đặt đề toán theo tóm tắt rồi giải
Nữ : 19 học sinh 
	Nam : 17 học sinh
 Tất cả :..... học sinh?
- Yêu cầu HS đọc các dữ kiện, đặt đề toán, tự giải vào vở.
- Củng cố về dạng toán tìm tổng.
+Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.
*Bài 4: Gọi học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ rồi nêu số hình tam giác . 
- Gọi HS chữa bài nhận xét
4.Củng cố: Nêu lại nội dung bài học.
5. Dặn dò:Nhận xét tiết học
- Từ trái sang phải.
-Thực hiện theo yêu cầu 
-1 HS nêu yêu cầu của đề: Điền số thích hợp vào chỗ trống.
- Số hạng, số hạng.
-Tìm tổng.
- Số hạng cộng với số hạng.
-Làm bài và đổi vở kiểm tra chéo.
- Thảo luận theo nhóm đôi để nêu đề toán sau đó báo cáo trước lớp . VD:
 Lớp 2A có 19 bạn nữ và 17 bạn nam. Hỏi lớp 2A có tất cả bao nhiêu bạn? Làm bài,1 HS lên bảng chữa bài. HS khác nhận xét cho điểm.
- 1 HS nêu yêu cầu: 
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở: Có 9 hình tam giác.
 Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2009
 Luyện Tiếng Việt
Tập đọc: Mít làm thơ
I. Mục tiêu: 
-Đọc đúng: Biết Tuốt, nhanh nhảu, Ngộ Nhỡ, la lên, nuốt chửng.... Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, ngắt nhịp câu thơ hợp lý. 
- Hiểu từ: cá chuối, nuốt chửng, chế giễu. Nắm được nội dung tiếp theo của câu chuyện
- Giáo dục HS biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
II. Đồ dùng: Bảng phụ ghi câu văn dài.
III. Hoạt động dạy học
 hoạt động của thầy
 hoạt động của trò
1-ổn định tổ chức.
-Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
 -Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Trên chiếc bè.
 -Nhận xét cho điểm.
3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài qua tranh vẽ.
b) Luyện đọc
*GV đọc mẫu
*Hướng dẫn phát âm từ khó, dễ lẫn kết hợp giải nghĩa một số từ khó
- Yêu cầu HS đọc từng câu
- Yêu cầu HS tìm từ khó và đọc.
-GV ghi bảng các từ khó: Biết Tuốt, nhanh nhảu, Ngộ Nhỡ, la lên, nuốt chửng 
- Yêu cầu HS tìm từ khó và giải ngfhĩa
* Luyện ngắt, nghỉ, nhấn giọng:
-Yêu cầu HS tìm câu văn dài luyện đọc.
- Treo bảng phụ ghi câu văn dài yêu cầu HS tìm cách đọc.
+ Một hôm/ đi....suối/Biết Tuốt...chuối.//
*Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn và cả bài
c) Tìm hiểu bài: 
*Yêu cầu HS tự đặt và trả lời các câu hỏi trong SGK trang 36.
Chốt lại nội dung toàn bài:Mít yêu các bạn muốn làm thơ tặng các bạn nhưng do không hiểu biết về thơ nên thơ của Mít ngộ nghĩnh vụng về khiến các bạn hiểu lầm.
*Dự kiến câu hỏi bổ sung: 
-Mít tặng Biết Tuốt câu thơ nào?
-Mít tặng Ngộ Nhỡ câu thơ như thế nào?
d) Luyện đọc lại: 
-Luyện đọc phân vai.
- Lưu ý giọng đọc các nhân vật.
4.Củng cố: Nêu lại nội dung bài học.
5. Dặn dò:Nhận xét tiết học
*1 HS đọc, lớp đọc thầm.
*Nối tiếp nhau đọc mỗi HS 1 câu.
- Nối tiếp nhau tìm và đọc từ khó.
- Thực hiện hỏi đáp theo nhóm đôi
*Nối tiếp nhau đọc câu văn tìm được.HS khác nghe nhận xét.
- Luyện đọc cả lớp.
- 6 HS nối tiếp nhau đọc đoạn
- 2HS đọc cả bài.
* Thực hiện theo nhóm đôi 
-Nghe
*Dự kiến câu trả lời bổ sung
- Một hôm đi dạo qua dòng suối, Biết Tuốt nhảy qua con cá chuối.
- Có cái bánh nhân mỡ, dưới gối cậu Ngộ Nhỡ.
- Nhận vai và đọc trước lớp.
Giọng người dẫn chuyện:vui, hóm hỉnh Giọng Mít: hồn nhiên.Giọng Biết Tuốt: ngạc nhiên, giận dữ
Toán
8 cộng với một số: 8 + 5
I. Mục tiêu: 
 - Cho học sinh củng cố cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5. Chuẩn bị cơ sở để thực hiện phép cộng dạng 28 + 5 và 48 + 25.
 -Rèn kỹ năng thực hiện phép cộng có nhớ.
II. Đồ dùng.
- Bảng con.
 -Vở Toán Thực hành trang 14,15.
III. Hoạt động dạy học
 hoạt động của thầy
 hoạt động của trò
1-ổn định tổ chức.
-Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bảng 8 cộng với 1 số.
3.Bài mới:
 a)Giới thiệu bài
 b) Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên ghi mẫu cột: 8+3 và yêu cầu học sinh nêu cách nhẩm.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở rồi chữa bài.
Bài 2: Tính: 
Giáo viên ghi bảng các phép tính ;
 8+3 =	 8+5 =
 8+2+1= 8+2+3=
- Em có nhận xét gì về kết quả 2 phép tính 8+3 và 8+2+1?
Bài 3:
-Gọi HS nêu đề bài 
- Phân tích và hướng dẫn cách giải. 
Bài 4:Yêu cầu học sinh tìm xem ở hình vẽ có mấy hình vuông rồi khoanh vào đáp án đúng. 
4.Củng cố: Nêu lại nội dung bài học.
5. Dặn dò:Nhận xét tiết học
- Tính nhẩm
- Học sinh nêu: 8+3= 8+2+1=10 +1 =11
con.
- Thực hiện theo yêu cầu sau đó vài HS nêu tóm tắt miệng trước lớp.
- Làm bài vào vở, đổi bài nhận xét.
- Học sinh làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng lớp.
Số con vịt có tất cả là:
 8+8=16(con)
 Đáp số:16 con
 -Đáp án đúng : c. 9 hình vuông.
Luyện Tiếng Việt
Luyện viết thêm: Chữ hoa:c 
I - Mục tiêu:
-Tiếp tục cho HS nắm chắc cấu tạo và cách viết chữ hoa c cùng cụm từ ứng dụng: Chăm học, chăm làm. 
-Rèn kĩ năng viết chữ hoa đúng và đẹp. HS có thể viết thêm kiểu chữ nghiêng.
-HS có ý thức luyện chữ đẹp, giữ vở sạch.
II - Chuẩn bị:
-Chữ mẫu c(viết hoa) và câu ứng dụng:Chăm học,chăm làm. (kiểu chữ nghiêng)
- Vở thực hành luyện viết bài 4.
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số 
 2. Kiểm tra bài cũ:
-Nhận xét, cho điểm HS viết trên bảng.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu
b. Hướng dẫn luyện viết bài:
-Đưa chữ mẫu
-GV nhận xét, nhắc lại.
-Đưa câu ứng dụng 
- GV chốt lại cấu tạo, cách viết. GV nhận xét về những điểm đã đạt được và điểm chưa đạt của tiết học trước => đưa ra yêu cầu của tiết luyện viết thêm này.
*Giới thiệu thêm cách viết chữ nghiêng
c- Thực hành luyện viết thêm.
-Yêu cầu HS mở vở Thực hành Luyện viết (Bài 4)-> Giới thiệu phần luyện viết thêm.
-HS Viết chữ đẹp có thể viết thêm kiểu chữ nghiêng. GV theo dõi
d.Chấm-nhận xét:
-Chấm một số bài-> đưa HS quan sát, nhân xét.
4- Củng cố:
-GV hướng dẫn qua cách viết kiểu chữ nghiêng lên bảng. Yêu cầu HS luyện viết vào giấy nháp sau đó hoàn thành bài viết vào giờ Tự học.
5-Dặn dò:
-Nhận xét giờ học-Dặn hoàn thành bài viết.
- 2 HS lên bảng viết: B , Bạn bè sum họp
-Dưới lớp viết bảng con.
-2-3 HS nhắc lại cấu tạo và độ cao của chữ hoa.
-HS đọc và nêu lại cấu tạo, cách viết, khoảng cách các chữ.
-HS khác nhận xét
- Cho học sinh luyện viết vào bảng con sau đó viết vào vở.
Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2009
 Luyện Tiếng Việt
Cảm ơn, xin lỗi.
I. Mục tiêu: 
 -Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp. Biết nói 3, 4 câu về nội dung mỗi bức tranh trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp.
- Rèn kỹ năng nghe, nói, viết.
- Giáo dục HS biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp.
II. Đồ dùng: Tranh minh họa trong SGK.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
-Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ
- .Gọi 1 vài HS đọc bài làm của mình ở tuần 3.
3.Bài mới:
 a)Giới thiệu bài
 b) Hướng dẫn HS làm bài 
*Bài 1:
- Gọi HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 2 HS làm 1 nhóm thực hành nói lời cảm ơn với từng tình huống.
VD: trong tình huống 1
+Với bạn đi chung áo mưa (thái độ chân thành, thân mật): Cảm ơn bạn. / Mình cảm ơn bạn. / Cảm ơn bạn nhé.......
+ Với cô giáo cho mượn sách (lễ phép, kính trọng) : Em cảm ơn cô ạ!...
+ Với em bé nhặt hộ chiếc bút (thân ái) : chị cảm ơn em. / Cảm ơn em nhé.....
*Lưu ý nói với thái độ vui vẻ.
*Bài 2: 
- Cách tiến hành như bài 1.
- Yêu cầu HS báo cáo theo nhóm đôi trước lớp.
-Gọi HS nhận xét bổ sung.
-Đáp án:
+TH 1: ôi, xin lỗi cậu. / Xin lỗi, tớ vô ý quá!
+TH2: Ôi! Con xin lỗi mẹ. / Con xin lỗi mẹ, lần sau con không thế nữa.
+TH 3: Cháu xin lỗi cụ. / Ôi! cháu vô ý quá, cháu xin lỗi cụ.
*Dự kiến: HS khá giỏi có thể tự đưa ra các tình huống tương tự sau đó nói lời xin lỗi.
*Bài 3: 
-Yêu cầu HS quan sát tranh
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau trình bày trước lớp.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài 4: 
-Gọi HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
-Yêu cầu HS viết bài vào vở, đọc bài trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung.
4.Củng cố: Nhắc lại nội dung bài học. 5.Dặn dò:Nhận xét tiết học
- 1 HS đọc: Nói lời của em trong những trường hợp sau.
- Thực hiện theo yêu cầu. Nối tiếp nhau nói lời cảm ơn.HS khác nghe nhận xét
- Vài cặp nối tiếp nhau trình bày trước lớp
- HS khác nghe nhận xét.
- HS nói nội dung tranh 1, có dùng lời cảm ơn. Sau đó, kể nội dung tranh 2, có dùng lời xin lỗi.
-Nhận xét bổ sung ý kiến.
-1 HS nêu: Chọn 1 trong 2 bức tranh em vừa kể. Nhớ lại những điều em hoặc bạn đã kể khi làm bài tập 3.Viết lại nội dung tranh đó.
-Làm bài và nối tiếp nhau đọc bài làm trước lớp.
Luyện Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại phép cộng có nhớ dạng 29 + 5 và 49 + 25; 8+5
- Rèn kỹ năng đặt tính và tính, kỹ năng giải toán có lời văn. 
II. Đồ dùng.
- Bảng con.
 -Vở Toán Thực hành trang 16.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
-Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở của học sinh.
3. Bài mới:
a.GV nêu yêu cầu nội dung tiết học.
b.Hướng dẫn HS làm bài tập.
 *GV yêu cầu HS nêu những dạng bài tập đã học mà HS cảm thấy chưa nắm vững; GV có thể giải quyết những vướng mắc của HS thông qua một số dạng bài tập.
*Dự kiến các dạng bài tập sau
*Bài 1: Em hãy lấy các VD thuộc dạng: 29 + 5 49 + 25 và 8+5
- Đối với HS yếu GV có thể đưa ra một số gợi ý.
VD: các phép cộng thuộc 3 dạng trên có đặc điểm gì?
-Yêu cầu HS lấy các VD vào bảng con, 3 HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét.
* Rèn kỹ năng đặt tính và tính.
*Củng cố về phép cộng có nhớ.
*Bài 2: Điền dấu (>; <; =) thích hợp vào chỗ chấm. ( Hs khá giỏi làm hết các phép tính ; HS yếu kém làm 3 phép tính)
9+8 ...8 + 9
9 + 9 ...17
5+9 ...7+ 9
8+4...4 + 8
2+9... 8 + 9
8+ 3...8 + 6
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Bài thực hiện theo mấy bước?
-Yêu cầu HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm. Lớp chữa bài.
+Rèn kỹ năng so sánh các số.
*Bài3: Đặt đề toán theo tóm tắt rồi giải.( dành cho HS cả lớp)
 Tóm tắt
 Gà trống: 29 con
 Gà mái : 18 con
 Tất cả :...con gà?
-Yêu cầu HS đọc kỹ các dữ liệu mà bài đã cho.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và đặt đề toán, sau đó giải vào vở.
Dự kiến: Nhà em nuôi 29 con gà trống và 18 con gà mái. Hỏi nhà em nuôi tất
 cả bao nhiêu con gà?
*Bài 4 : ( dành cho HS khá giỏi)
 Số x có bao nhiêu chữ số biết 
a) x bé hơn 100 
b) x đứng liền sau một số có hai chữ số
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài vào vở
- Gọi HS chữa bài và nhận xét cho điểm.
4.Củng cố: Nhắc lại nội dung bài học. 5.Dặn dò:Nhận xét tiết học
-HS khá giỏi có thể tự đưa ra các VD thuộc các dạng đó.
-HS yếu dựa vào gợi ý trả lời và làm:
Là phép cộng có nhớ mà chữ số hàng đơn vị của số hạng thứ nhất phải là chữ số 9 hoặc chữ số 8....
- Làm bài.
-1 HS đọc đề, lớp đọc thầm
-3 bước: tính kết quả, so sánh, điền dấu.
- Làm bài.
- Lớp thực hiện theo yêu cầu.
- Vài HS nêu miệng đề toán.
-Cả lớp viết đề toán và giải vào vở.
- 1 HS đọc đề; HS khá giỏi làm bài
- 2 HS lên bảng chữa bài và một số hS giỏi khác quan sát bạn làm bài nhận xét cho điểm.
Sinh hoạt ngoại khoá
Nhận xét hoạt động tuần 4 và phương hướng hoạt động tuần 5
I. Nhận xét hoạt động tuần 4:
 1.Lớp trưởng nhận xét các hoạt động về nền nếp học tập của lớp
 2.GV nhận xét chung
 a.Ưu điểm:
 - Làm bài khảo sát do trường ra đề tương đối tốt
 -Thực hiện tốt mọi nền nếp do trường lớp quy định.
 - Hăng hái trong học tập: Thảo, Quỳnh.
 - Nhiều em có cố gắng luyện viết đẹp hơn: Trang, Thắng.
2.Tồn tại: 
-Một số em làm bài kiểm tra khảo sát đạt điểm trung bình
- Một số em cha chuẩn bị đồ dùng học tập 
-Trình bày và viết bài cha đúng kĩ thuật, chữ viết xấu:Chung, Hùng.
II.Phương hướng hoạt động tuần 5:
-Tiếp tục thực hiện đúng nền nếp do lớp đề ra
-Tập trung rèn viết và đọc.
- Chú ý giữ vở sạch và giữ vệ sinh cá nhân, lớp học.
- Tiếp tục thực hiện luật An toàn giao thông.
Xét duyệt của Ban chuyên Môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(67).doc