Bài soạn Tổng hợp các môn khối lớp 2 - Tuần học 20

Bài soạn Tổng hợp các môn khối lớp 2 - Tuần học 20

I. MỤC TIÊU:

 - Thực hành bảng nhân 3, giải bài toán có lời văn

 - Điền dấu thích hợp vào ô trống

 - Rèn kỹ năng làm bài cho học sinh

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC;

 1. Cho học sinh làm bài 93 ở vở luyện toán tiểu học

 

doc 8 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn khối lớp 2 - Tuần học 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN20
Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2010
Toán
Luyện tập: Bảng nhân 3
I. Mục tiêu:
 - Thực hành bảng nhân 3, giải bài toán có lời văn
 - Điền dấu thích hợp vào ô trống
 - Rèn kỹ năng làm bài cho học sinh
II. Các hoạt động dạy học;
 1. Cho học sinh làm bài 93 ở vở luyện toán tiểu học
 *Bài 1: (trang 7) Nhân nhẩm (theo mẫu):
3
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
3
- Hỏi HS yêu cầu của bài
GV hướng dẫn học sinh phép tính mẫu
Học sinh làm bài vào vở
Gọi một số học sinh đọc bài của mình
GV nhận xét và cho học sinh nêu bài tập 1 chính là bảng nhân 3
 *Bài 2: Đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào chỗ trống:
3
6
18
21
Học sinh nêu yêu cầu của bài
Học sinh làm bài vào vở
Học sinh đọc lại bài làm của mình
Học sinh nhận xét và bổ sung và nêu được nội dung bài tập 2 chính là kết quả của bảng nhân 3.
 *Bài 3: Mỗi nhóm nhảy dây có 3 bạn. Hỏi 5 nhóm nhảy dây có bao nhiêu bạn?
- Cho học sinh đọc lại bài.
Hỏi học sinh yêu cầu của bài
Học sinh suy nghĩ rồi làm bài vào vở.
Gọi HS lên bảng chữa bài.
Gọi học sinh nhận xét bài của bạn
 *Bài 4: Điền dấu >, <, = thích hợp vào ô trống:
 3 + 3 	3 x 2	3 x 2 	2 x 3
 3 x 4 2 x 4 	3 + 5 	3 x 5
Học sinh nêu yêu cầu của bài
Học sinh suy nghĩ rùi làm bài vào vở
Hai học sinh lên bảng chữa bài
Học sinh nêu cách làm, học sinh khác nhận xét bổ sung.
 2. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét giờ học – Dặn HS về ôn bài
********************************************
Tập đọc
Luyện đọc bài : Mùa nước nổi
I. Mục đích yêu cầu:
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ, đúng mức.
 - Biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả gợi cảm.
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới : hiền hoà, lũ, phù sa.
 - Biết thực tế ở Nam Bộ hằng năm có mùa nước lụt.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS đọc lần lượt đọc bài : Mùa xuân đếnvà trả lời các câu hỏi.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài(trực tiếp) 
 - GV ghi bảng
 b. Luyện đọc:
 - GV đọc mẫu
 - GV chia đoạn.
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ( các từ ngữ theo yêu cầu)
 - Đọc từng đoạn trước lớp:
 + HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp, chú ý các từ ngữ: làng tôi, nước nổi, mưa lũ, sướt mướt
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Thi đọc giữa các nhóm: GV yêu cầu 2 HS của 2 nhóm đọc đoạn 1của bài.
 - HS nhận xét phần đọc của bạn.
 - GV nhận xét phần đọc của các em và cho điểm. 
 c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
 - HS đọc từng câu hỏi và đọc thầm từng đoạn của bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
 d. Luyện đọc lại
 - 2 HS thi đọc lại bài văn.
 - HS nhận xét phần đọc của bạn.
 - GV nhận xét cho điểm. 
 3. Củng cố - Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn HS về nhà đọc bài.
*********************************************************************
Thứ năm ngày 14 tháng 1 năm 2010
Luyện từ và câu
Luyện tập: Từ ngữ về thời tiết. 
trả lời câu hỏi : Khi nào? Dấu chấm, dấuchấm than.
I. Mục đích yêu cầu:
 Luyện cho cho HS: 
 - Vốn từ ngữ về thời tiết.
 - Biết dùng các cụm từ : Bao giờ, lúc nào,tháng mấy,mấy giờ thay cho cụm từ Khi nào để hỏi về thời điểm.
 - Điền đúng dấu chấm và dấu chấm than vào ô trống trong đoạn văn đã cho. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở buổi 2
III. Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS lên bảng chữa bài tập 1,2 tiết trước.
 - GV nhận xét, ghi điểm
 2. Bài tập ở lớp
 *Bài 1: Trả lời các câu hỏi về thời tiết bốn mùa.
 - GV nêu từng câu hỏivà gọi HS lần lượt trả lời các câu hỏi . 
 a. Khi nào thời tiết ấm áp? 
 b. Khi nào thời tiết nóng nực? 
 c. Khi nào thời tiết mát mẻ?
 d. Khi nào thời tiết lạnh lẽo?
 *Bài 2: Em hãy thay cụm từ Khi nào bằng một cụm từ khác trong các câu sau. 
 a. Khi nào các em đến thăm bạn Hoa bị ốm?
 - Bao giờ các em đến thăm bạn Hoa?
 a. Khi nào lớp em được cô giáo khen?
 - Lúc nào lớp em được cô giáo khen?
 a. Khi nào tổ em làm trực nhật?
 - Thứ mấy tổ em làm trực nhật?
 a. Em giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa khi nào ?
 - Em giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa lúc nào?
 -HS làm bài vào vở.
 - HS đọc bài làm.
 - GV nhận xét , chữa bài
 - HS đổi vở kiểm tra chéo bài nhau rồi nhận xét.
 *Bài 3: Hãy chọn dấu chấm hoặc dấu chấm than điền vào ô trống trong đoạn văn sau.
 - GV đưa bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn HS làm bài vào vở.
 - Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
 - GV nhận xét chữa bài.
 3. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
************************************************
Hoạt động tập thể
Chăm sóc bồn hoa cây cảnh
I. Yêu cầu:
- Tiếp tục tổ chức cho học sinh chăm sóc bồn hoa cây cảnh
- Học sinh thực hành chăm sóc bồn hoa cây cảnh
II. Chuẩn bị:
 Dụng cụ: Xô tưới nước, chép để làm cỏ
III. Lên lớp:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của học sinh
3. GV nêu yêu cầu giờ học
- GV phổ biến nội dung công việc trong giờ học.
- GV phân công công việc cho từng tổ: Mỗi tổ thực hành chăm sóc một bồn hoa: Các bạn nữ thì làm cỏ, các bạn nam thì tưới cây.
- GV chỉ vị trí cho từng tổ và cử tổ trưởng nhận vị trí làm cỏ của tổ mình.
- HS các tổ thực hành làm công việc của tổ mình.
- GV quan sát và hướng dẫn học sinh làm, nhắc nhở học sinh an toàn khi làm.
- GV cho lớp trưởng xếp hàng các bạn theo 3 tổ.
- GV nhận xét, tuyên dương các tổ làm tốt, không nô đùa khi làm.
- GV nhắc nhở những học sinh khi làm còn nô đùa, chạy nhảy không để ý làm.
 4. Nhận xét- dặn dò: Nhận xét giờ
*********************************************************************
Thứ sáu ngày 15 tháng1 năm 2010
Tự nhiên xã hội
Thực hành bài: An toàn khi đI các phương tiện giao thông
I. Mục tiêu: Luyện cho học sinh hiểu
 - Một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
 - Một số cần lưu ý khi đI các phương tiện giao thông.
 - Chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông.
II. Lên lớp
1. Cho học sinh làm bài tập ở vở tự nhiên xã hội
*Bài 1: (trang 19): Nối các ô chữ cho phù hợp
 - Gọi 3 HS đọc lại các ô chữ
 - HS suy nghĩ rồi nối các ô chữ lại cho phù hợp.
 - Gọi 4 HS đọc các ô chữ mình vừa nối, mỗi em một tình huống.
 - Gọi HS khác nhận xét và bổ sung.
 - GV nhận xét đánh giá.
*Bài 2: (trang19):
 - Gọi 3 HS đọc lại đầu bài
 - Hỏi HS yêu cầu của bài.
 - HS suy nghĩ rồi làm bài vào vở.
- Gọi một số HS nêu mình đã đi trên những phương tiện giao thông nào? Và khi đi những phương tiện giao thông đó, bạn phải thực hiện những quy định gì để đảm bảo an toàn.
 - Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét đánh giá
2. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ học.
*********************************************************************
Thứ bảy ngày 16 tháng 1 năm2010
Tập làm văn
Luyện tập: tả ngắn về bốn mùa
I. Mục đích yêu cầu
 - Đọc đoạn văn Xuân về trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
 - Dựa vào nội dung đoạn văn và câu hỏi gợi ý của GV để viết đoạn văn về mùa xuân.
II. Đồ dùng dạy học: Vở buổi 2
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. Kiểm tra: Vở buổi 2
 2. Bài luyện ở lớp:
 * GV giới thiệu nội dung tiết học.
 - GV yêu cầu HS mở Sgk và đọc thầm đoạn văn Xuân về.
 - GV nêu các câu hỏi và trả lời.
 - HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
 Các câu hỏi : 
Những dấu hiệu nào báo mùa xuân đến? 
Tác giả quan sát mùa xuân bằng những giác quan nào? 
 *Luyện viết
 - GV nêu đề bài.
Dựa vào các câu hỏi gợi ý sau, em hãy viết một đoạn văn để nói về mùa xuân.
 - 2HS đọc yêu cầu của đề bài.
 - Gv ghi các câu hỏi trong bảng phụ.
 - HS đọc thầm các câu hỏi.
 - Gv lưu ý Hs cách làm bài và trình bày bài làm 
 - HS làm bài vào vở 
 - Gv chấm bài 5Hs và nhận xét.
 - GV đọc cho HS nghe một số đoạn văn hay.
 3. Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Củng cố lại bảng nhân 4
 - Vận dụng bảng nhân 4 để làm tính và giải toán
 - Rèn kỹ năng làm bài cho học sinh
II. Lên lớp:
1. Cho HS làm Bài 96 ở vở luyện toán tiểu học
*Bài 1: Số
4 x 3 = 4 x 5 =  4 x 6 = 
4 x = 12 4 x= 20 4 x 10 = 24
4 x 7 = 4 x 9 =  4 x = 40
  x 7 = 28 x 9 = 36  x 10 = 40
 - Hỏi HS yêu cầu củă bài
 - HS làm vào vở
 - HS lên bảng chữa bài và nêu cách làm.
 - Gọi một HS nhận xét và đọc lại bài của bạn
*Bài 2: (trang10): Tính theo mẫu
Mẫu: 4 x3 + 8 = 12 + 8
 = 20
 a) 4 x 2 + 8 = b) 4 x 8 + 18 =
 c) 4 x 5 + 10 = d) 4 x 10 + 50 = 
 - HS nêu yêu cầu của bài
 - GV hướng dẫn học sinh phép tính mẫu.
 - Học sinh làm bài vào vở
 - 4 học sinh lên bảng chữa bài
 - Học sinh nhận xét bài làm của bạn
 *Bài 3: Mỗi hình vuông có 4 chấm tròn. Hỏi 4 hình vuông như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn.
 - Học sinh nêu yêu cầu của bài
 - Hỏi học sinh bài toán hỏi gì?
 - Học sinh làm bài và chữa bài
 - Gọi hai học sinh đọc bài làm của mình
*Bài 4: (trang 10): Nối kết quả với phép tính đúng:
4 x 9
4 x 6
4 x 10
4 x 3
3 x 8
4 x 9
24
36
40
12
- Học sinh nêu yêu cầu của bài
- Học sinh làm bài vào vở
- Học sinh lên chữa bài và một học sinh khác đọc lại bài của bạn
2. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn bài
*********************************************************************
ban giám hiệu kí duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 20(3).doc