Bài soạn các môn học lớp 2 - Tuần 31 - Trường Tiểu Học Sơn An

Bài soạn các môn học lớp 2 - Tuần 31 - Trường Tiểu Học Sơn An

I. MỤC TIÊU: Giúp hs:

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng. Bước đầu biết phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật.

- HS hiểu nghĩa các từ: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ.

- Hiểu nd của câu chuyện: Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho thành cây. Trồng cái rễ cây Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.

- Tranh vẽ (SGK).

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ:

- Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ: Cháu nhớ Bác Hồ

- Em có cảm nghĩ gì về Bác?

 

doc 25 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn học lớp 2 - Tuần 31 - Trường Tiểu Học Sơn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 13 tháng 04 năm 2009.
Tuần 31.
Chào cờ.
Tập đọc.
Chiếc rễ đa tròn.
I. Mục tiêu: Giúp hs: 
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng. Bước đầu biết phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật. 
- HS hiểu nghĩa các từ: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ.
- Hiểu nd của câu chuyện: Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho thành cây. Trồng cái rễ cây Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
- Tranh vẽ (SGK).
III.Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ: Cháu nhớ Bác Hồ 
- Em có cảm nghĩ gì về Bác?
 2 Bài mới
*HĐ1: Giới thiệu bài: Tranh vẽ - giới thiệu bài học.
*HĐ2: Luyện đọc:
+ GV đọc mẫu toàn bài.
+ Y/C HS đọc nối tiếp từng câu
+ Em hãy nêu các từ khó đọc?
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc từ khó: rễ, ngoằn ngoèo, tần ngần, cuốn, thắc mắc, khẽ cười, cũng.
+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn. HS đọc nối tiếp đoạn.
+ GV hướng dẫn đọc câu khó:
“Đến gần cây đa/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ/và dài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất”.
+ GVgiải nghĩa từ cuối bài. 
+ Y/C HS luyện đọc nhóm.
+ GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
+ GV cho cả lớp đọc đồng thanh.	
Tiết 2
*HĐ3: Tìm hiểu bài:
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Qua bài
+Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì? (Bác bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp). 
+ Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa ntn? (Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc, sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất).
* GV giải thích cách Bác hướng dẫn trồng.
+ Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa có hình dáng ntn? (chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng lá tròn).
+ Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa? (Các bạn nhỏ vào thăm nhà Bác thích chui qua chui lại vòng lá tròn được tạo nên từ chiếc rễ đa).
*GVgt tranh
+ Em hãy nói 1 câu về tình cảm của Bác đối với TN? HS nêu
+ Từ nd câu chuyện, em hãy nói 1 câu về tình cảm của BH với mọi vật xung quanh? HS nêu.
*GV chốt nội dung bài: Bác Hồ là người có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng muốn uốn cái rễ theo hình vòng tròn để cây lớn lên sẽ thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
*HĐ4: Luyện đọc lại.
+ GVcho HS luyện đọc theo lối phân vai (người kể chuyện, Bác Hồ, chú cần vụ)
+ GV tổ chức thi giữa các nhóm 
+ Các nhóm đọc bài trước lớp.
+ Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất 
 Qua bài tập đọc em thấy Bác Hồ có tình cảm ntn đối với nhân dân, thiếu nhi Việt Nam ? HS nêu
+ Nhận xét tiết học . Nhắc học sinh về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau .
___________________________________
Toán:
Luyện tập.
I. Mục tiêu: Giúp hs:
+ Củng cố cộng các số có 3 chữ số, ôn tập về 1/4, chu vi tứ giác và giải toán 
+ Rèn kĩ năng tính cộng các số có 3 chữ số .
II Đồ dùng dạy họ:
- Hình vẽ ( SGK )
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 2 về nhà.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy bài mới
*HĐ1: Giới thiệu bài.
*HĐ2: Thực hành 
 Bài 1: Tính
+ GV ghi bảng lần lượt từng phép tính. Hướng dẫn HS làm
+ GV lưu ý cách viết kết quả. HS làm bài vào vở. 
 Bài 2:Đặt tính rồi tính.
+ Bài 2 y/c gì?
+ Y/c hs nhắc lại cách đặt tính, tính?
+ Y/c hs làm vở, 2 hs chữa bài. 361 712 453 
 + + +
 425 257 235
 786 969 688
+ GV theo dõi, lưu ý cách trình bày 
 Bài 3: + Y/c hs quan sát, suy nghĩ
+ Y/c hs trả lời, giải thích 
+ GV nhận xét, chữa bài 
 Bài 4: + Gọi hs đọc đề?
+ BT cho biết gì ?
+ BT hỏi gì?
+ Đây là dạng toán nào?
+ Y/c hs giải vở, 1 hs chữa bài. Số l nước thùng thứ hai chứa được là:
 156 + 23 = 179 (l)
 Đáp số: 179 l nước
 Bài 5: + GV nêu y/c 
+ Muốn tính chu vi tứ giác ta lntn?
+ Y/c hs nhẩm kq’, trả lời.
+ HS làm bài vào vở: Chu vi hình tam giác ABC là:
 125 + 211 + 143 = 479 (cm)
 Đáp số: 479 cm
3. Củng cố , dặn dò: 
 +Y/c hs nhắc lại cách đặt tính, tính cộng 2 số có 3 chữ số? 
+ Nhận xét tiết học. Nhắc hs về nhà ôn bài.
Thứ 3ngày 14 tháng 04 năm 2009.
Thể dục.
Chuyền cầu. Trò chơi: Ném bóng trúng đích.
I. Mục tiêu: 
+ HS tiếp tục ôn chuyền cầu. Y/c hs đón, chuyền cầu chính xác.
+ HS biết cách chơi, tham gia chơi một cách chủ động . 
+ GD hs tính kỉ luật, trật tự .
II. Địa điểm, phương tiện: Sân trường, còi, bóng
III. Nội Dung và phương pháp lên lớp:
*HĐ1. Phần mở đầu
+ GV nhận lớp, phổ biến nd, yc tiết học.
+ Hs khởi động: xoay các khớp. 
+ Ôn 5 động tác bài TD phát triển chung 
*HĐ2. Phần cơ bản
 * Chuyền cầu
+ GV yêu cầu hs tập theo tổ
+ GV quan sát, hướng dẫn bổ sung
* Trò chơi: Ném bóng trúng đích
+ GV nêu tên trò chơi và luật chơi.
+ Tổ chức cho hs chơi.
*HĐ3. Phần kết thúc
+ Đi đều và hát 
+ HS cúi người thả lỏng.
+ Trò chơi hồi tĩnh.
+ GV hệ thống bài. Nhắc hs về nhà tham gia chơi trò chơi.
Toán.
Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000.
I. Mục tiêu: 
+ Biết cách đặt tính, làm tính trừ các số có 3 chữ số theo cột dọc.
+ Rèn kĩ năng đặt tính, tính.
II. Đồ dùng: - VBT, phiếu bài tập ghi các bài tính cộng, trừ không nhớ.
III. Hoạt động dạy - học: 
 1. Bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập ở SGK.
- Kiểm tra việc làm bài tập của học sinh
- HS nhận xét bài làm của bạn.
 2. Bài mới: 
*HĐ1: Giới thiệu bài.
*HĐ2: Hướng dẫn cách thực hiện phép trừ số có 3 chữ số.
- GV cho HS lấy ra 6 tấm bìa, 3 thẻ và 5 ô vuông.
? Có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? (có 635 ô vuông)
- GV cho HS lấy bớt 2 tấm bìa, 1 thẻ, 4 ô vuông.
? Ta đã lấy bớt mấy ô vuông? (bớt 214 ô vuông)
- GV cho HS nêu kết quả bằng đồ dùng. (còn lại 421 ô vuông)
? Làm cách nào. 6 trăm bớt 2 trăm còn 4 trăm. 
 3 chục bớt 1 chục còn 2 chục
 5 đơn vị bớt 4 đơn vị còn 1 đơn vị.
? Vậy 635 - 214 = ? HS nêu: 635 - 214 = 421
- GV hướng dẫn cách đặt tính - HS đặt tính vào vở nháp 
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính.
- GV cho một số HS nhắc lại cách tính.
*HĐ3 : Thực hành
 Bài 1: Tính
+ GV hướng dẫn HS làm vào vở
 Bài 2: Đặt tính rồi tính 
+ Gọi hs nêu y/c BT2?
+ Y/c hs tự đặt tính, làm tính.
+ GV nhận xét, chữa bài.
+ Củng cố: Nhắc lại cách đặt tính, làm tính trừ theo cột dọc?
 Bài 3: + Nêu y/c bài tập?
+ Y/C hs tính nhẩm, nêu kết quả.
+ GV nhận xét, chữa bài 
 Bài 4: GV đọc đề
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Đây là loại bài toán gì? (bài toán về ít hơn)
+ Y/C hs làm bài vào vở bài tập: Số học sinh khối lớp 2 có là:
 287 - 35 = 252 (học sinh)
 Đáp số: 252 học sinh. 
+ GV chấm, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nhắc lại cách đặt tính, cách tính?
+ Nhận xét tiết học. 
+ Dặn hs về nhà xem lại bài và làm bài ở SGK.
Mỹ thuật.
Vẽ trang trí: Trang trí hình vuông.
(GV đặc thù dạy).
Kể chuyện.
Chiếc rễ đa tròn.
I. Mục tiêu: - Giúp hs: +) Nhớ truyện, sắp xếp lại trật tự 3 tranh( SGK) theo đúng diễn biến câu chuyện. HS kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên.
+) HS chăm chú nghe bạn kể để nhận xét đúng, kể tiếp lời kể của bạn.
- Rèn kĩ năng nghe - nói.
- GD hs lòng biết ơn, kính yêu Bác.
II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ (SGK), các câu hỏi gợi ý từng đoạn.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra: - Y/c 3 hs kể nối tiếp 3 đoạn câu chuyện “Ai ngoan sẽ được thưởng” 
+ TLCH: Vì sao Bác khen Tộ là ngoan?
2. Bài mới:
* HĐ1:Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC tiết học.
* HĐ2: Hướng dẫn hs kể chuyện.
a) Sắp xếp lại trật tự các tranh theo diễn biến của câu chuyện
+ GV đưa tranh vẽ, yc hs quan sát và nêu nội dung từng tranh?
+ GV chốt.
+ Y/c hs suy nghĩ, sắp xếp lại thứ tự các tranh?
+ Tranh1: Bác hd chú cần vụ trồng...
+ Tranh 2: Các bạn TN thích thú...
+ Tranh 3: Bác chỉ tay bảo chú cần vụ đem rễ đa đi trồng
+ HS sắp xếp: 3 - 1 - 2.
+ HS dựa tranh vẽ tập kể trong nhóm, bạn khác nhận xét, bổ sung
+ Gọi 3 - 4 đại diện thi kể
+ Lớp nhận xét bình chọn nhóm kể hay nhất.
* Hướng dẫn hs kể từng đoạn theo tranh
+ Y/c hs tập kể trong nhóm.
+ GV theo dõi, uốn nắn.
+ Y/C đại diện các nhóm lên kể.
+ GV nhận xét.
 * Kể toàn bộ câu chuyện:
+ Y/C hs đại diện của nhóm lên thi kể toàn bộ câu chuyện?
+ GV nhận xét, biểu dương.
*HĐ3: Củng cố, dặn dò:
+ Em suy nghĩ như thế nào về tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi?
+ Nhận xét tiết học. Nhắc hs về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
Chiều thứ 2 ngày 13 tháng 04 năm 2009.
Đạo đức.
Bảo vệ loài vật có ích (T2).
I. Mục tiêu: 
 - Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
 - HS có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích, không đồng tình với những người không biết bảo vệ loài vật có ích.
II. Đồ dùng dạy học: 
- VBT đạo đức, tranh, ảnh, mẫu vật các loài vật có ích, giấy ghi một số tình huống.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh nhắc lại một số con vật có ích? cần phải làm gì bảo vệ chúng? 
 - HS khác nêu nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
 *HĐ1: HS thảo luận nhóm
 - Mục tiêu: Giúp hs lựa chọn cách đối xử đúng với loài vật.
 - Cách thực hiện:
+GV đưa bài tập (BT3 - VBT)
 + Y/c hs thảo luận nhóm.
+ Y/c đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nx , bổ sung . 
*GV KL: Em nên khuyên ngăn các bạn. Nếu các bạn không nghe có thể mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích.
* HĐ2: Chơi đóng vai 
- Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp, biết tham gia bảo vệ loài vật có ích.	
+ GV nêu tình huống (BT4 - VBT).
+ GV quan sát, giúp đỡ.
+ Y/c các nhóm thể hiện.
+ GV nx. 
+HS thảo luận nhóm, phân công đóng vai.
+ 3 nhóm lên đóng vai.
+ Lớp nhận xét.
 - GVKL: An cần khuyên bạn không trèo cây, phá tổ chim vì:
 + Nguy hiểm, dễ bị ngã, có thể bị thương.
 + Chim non sống xa mẹ, dễ bị chết.
*HĐ3: Tự liên hệ
- MT: HS biết chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ loài vật có ích
- Cách thực hiện:
+ GV nêu y/c: Em đã biết bảo vệ loài vật có ích. 
chưa? Hãy kể 1 vài việc làm cụ thể? HS tự liên hệ.
- GVKL: Khen những hs đã biết bảo vệ loài vật có ích, nhắc nhở hs cùng học tập các bạn.
*HĐ4: Củng cố, dặn dò:
+ GVKL vai trò của loài vật có ích với đời sống con người. 
 + Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh thực hiện bài học.
Luyện tiếng việt.
Luyện đọc: Chiếc rễ đa tròn.
I. Mục tiêu: 
+ Rèn kĩ năng đọc thành t ... a là hoa đất "theo cỡ chữ nhỏ.
+ HS viết đúng chữ mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng: 
- Chữ mẫu.
III. Hoạt động dạy học: 
1.Kiểm tra: 
- Y/C hs viết bảng chữ M hoa kiểu 2.
- GV nhận xét. 
2. Bài mới: 
*HĐ1: Giới thiệu bài:
- GV nêu MĐ, YC tiết học.
*HĐ2: HD viết chữ hoa.
+ GV đưa chữ mẫu:
+ Chữ hoa N cao mấy li?
+ Chữ hoa Ngồm mấy nét? Có nét nào giống với nét trong chữ hoa đã học?
+ GV hướng dẫn cách viết: +) N1: Giống nét 1 trong chữ hoa M. Nét 2: Viết giống nét 3 trong chữ hoa M. 
+ GV viết mẫu, nhắc lại cách viết. 
+ Y/C hs luyện bảng con chữ N.
 + GV theo dõi, sửa lỗi. 
*HĐ3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
+ GV đưa câu ứng dụng. Y/C hs đọc giải nghĩa: Ca ngợi con người, con người là đáng quý nhất, là tinh hoa của trái đất.
+ Y/C hs quan sát, nhận xét về độ cao các chữ cái trong câu ứng dụng? (h,l, g: cao 2,5 li; đ: cao 2 li; t: cao 1,5 li; còn lại cao 1 li)
+ Em hãy nêu vị trí các dấu thanh?
+ Để viết đẹp chữ Người ta cần chú ý điều gì?
+ GV viết mẫu hướng dẫn cách viết cụm từ ứng dụng.
- GV cho HS viết vào bảng chữ Người
*HĐ4: Hướng dẫn hs viết vở 
+ GV nêu nội dung, yêu cầu bài viết (mỗi cỡ chữ viết 1 dòng)
+ HS viết bài.
+ GV chấm bài nhận xét.
 3. Củng cố, dặn dò: 
+ Y/c học sinh nhắc lại quy trình viết?
+ Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh về nhà luyện viết.
Toán. 
Luyện tập chung.
I. Mục tiêu: 
+ Giúp HS: Củng cố cộng, trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số.
+ Rèn kĩ năng tính nhẩm, kĩ năng vẽ hình.
+ Giáo dục hs tính kiên trì, chính xác.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ chép BT2. 
III. Hoạt động dạy học: 
1/ Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 1 HS lên bảng làm bài. 
 - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
 - Chữa bài:
2/ Bài mới:
*HĐ1: Giới thiệu bài
* HĐ2: Thực hành
 Bài 1: Đọc yêu cầu: Tính.
+ GV nêu phép tính, yêu cầu HS thực hành một số phép tính.
+ GV nhận xét, chữa bài. 
+ Y/c hs nhắc lại cách tính.
 Bài 2: + Gọi hs nêu yc: Tính
+ Y/c hs tự làm bài
+ Y/c hs nêu kết quả
+ GV đưa bảng phụ , nêu kết quả
 Bài 3: Bài 3 yc gì? Tính nhẩm
+ GV ghi phép tính. Yc hs tự nhẩm: 500 + 400 = 900 400 + 300 = 700
 800 - 200 = 600 700 - 500 = 200
 500 + 500 = 1000 1000 - 300 = 700
+ GV nhận xét, chữa bài 
 Bài 4: + GV nêu yc: Đặt tính rồi tính.
 274 + 212 357 + 430 538 - 316 843 - 623 
+ Y/c hs làm vào vở. Gọi 2 hs chữa bài 
 + GV nhận xét, chữa bài
+ Y/C hs nhắc lại quy tắc làm tính? 
Bài 5 : + Gọi hs nêu yc?
+ Y/c hs quan sát mẫu
+ Y/c hs nhắc lại cách vẽ?
+ Y/c hs tự vẽ vào vở: Đánh dấu, nối các điểm.
+ HS vẽ vào vở
3.: Củng cố, dặn dò:
+ Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh xem lại bài.
Tự nhiên và xã hội.
Mặt trời.
I. Mục tiêu: Giúp hs biết:
+ HS nắm khái quát hình dạng, đặc điểm, vai trò của mặt trời.
+ HS mô tả đặc điểm, hình dáng mặt trời
+ HS có ý thức đội mũ nón khi ra nắng
II. Đồ dùng dạy học: 
- Hình vẽ ( SGK), Giấy vẽ, bút màu.
III. Các hoạt động dạy, học:
 * HĐ1: Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về mặt trời.
- Mục tiêu: HS biết khái quát hình dáng, đặc điểm mặt trời.
- Cách thực hiện:	
+ B1: Làm việc cá nhân: HS vé tranh
+ B2: Làm việc cả lớp: HS giới thiệu ý tưởng
? Tại sao em lại vẽ Mặt Trời như vậy? 
? Theo các em Mặt Trời có hình gì?
? Tại sao em lại dùng màu đỏ hay màu vàng để tô màu của Mặt Trời?
- HS có thể quan sát các hình vẽ và đọc các lời ghi chú trong SGK để nói về Mặt Trời.
Bước 3: Liên hệ: Tại sao khi đi nắng các em cần phải đội mũ nón hay che ô ?
 ? Tại sao chúng ta không bao giờ được quan sát Mặt Trời trực tiếp bằng mắt? HS nêu 
+ GV kết luận: Mặt Trời tròn, giống như một quả bóng lửa khổng lồ, chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. Mặt Trời ở rất xa Trái Đất.
* HĐ2: Vai trò mặt trời
- Mục tiêu: HS biết mặt trời có vai trò như thế nào đối với trái đất 
- Cách tiến hành.
+ Em hãy nói vai trò của mặt trời đối với trái đất? (Người, động vật, thực vật đều cần đến Mặt Trời).
- GV cho HS phát biểu ý kiến trước lớp.
? Nếu không có Mặt trời chiếu sáng và toả nhiệt, Trái Đất của chúng ta sẽ ra sao? HS nêu 
+ GV kết luận: Trái Đất sẽ chỉ có đêm tối, lạnh lẽo và không có sự sống: người, vật, cây cỏ sẽ chết.
*HĐ3: Củng cố, dặn dò: 
+ GV tổng kết nội dung bài.
+ Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh thực hiện bài học.
 Thứ 6 ngày 17 tháng 04 năm 2009.
Chính tả (NV).
Cây và hoa bên lăng Bác.
I. Mục tiêu: 
 + HS nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Cây và hoa bên lăng Bác”. 
+ Làm đúng các bài tập có âm đầu, thanh dễ lẫn: r/d/gi; thanh ngã/ thanh hỏi.
+ Rèn kĩ năng nghe -viết; kĩ năng phân biệt chính tả.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ chép sẵn BT.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra: 
- Y/c hs tự viết 3 từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d; 2 từ chứa tiếng mang thanh hỏi, thanh ngã .
2. Bài mới: 
*HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC tiết học. 
*HĐ2: Hướng dẫn nghe – viết:
 a. Hướng dẫn chuẩn bị 
GV đọc đoạn văn từ sau lăng đến...toả hương ngào ngạt.
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn viết.
 ? Nội dung của đoạn văn tả gì? (Đoạn văn tả vẻ đẹp của những loài hoa ở khắp miền đất nước được trồng sau lăng Bác)
- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con các từ: Lăng, khoẻ khoắn, ngào ngạt.
b. GV đọc cho học sinh viết.
- HS viết bài vào vở.
c. Chấm chữa bài.
- GVđọc lại đoạn viết - học sinh sữa lỗi.
- GV chấm bài nhận xét.
*HĐ3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- HS làm bài vào vở
- GV chọn bài 2a
- Cả lớp làm vào bảng con
- GV nhận xét, viết bảng lời giải đúng: dầu - giầu - rụng
3:Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Yêu cầu học sinh viết lại vài lần từ còn mắc lỗi. 
Toán.
 Tiền Việt Nam.
I. Mục tiêu: 
+ HS biết đơn vị thường dùng của tiền VN là đồng. Nhận biết 1 số loại giấy bạc.
+ Rèn kĩ cộng, trừ trên đơn vị là đồng.
+ HS quý giá trị sản phẩm lao động - tiền.
II. Đồ dùng dạy,học: 
- Các tờ giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng.
III. Các hoạt động dạy, học:
 1. Kiểm tra:
 - HS làm các bài tập sau vào giấy nháp, 2 HS lên bảng làm.
 - Đặt tính rồi tính: 
 a) 452 + 378 
 b) 873 - 574 
 - GV nhận xét, ghi điểm
2/ Bài mới: Giới thiệu bài:
*HĐ1: Giới thiệu các loại giấy bạc
+ GV đưa các tờ giấy bạc: 200đ; 500đ và 1000đ
* HĐ2: Thực hành 
- Bài 1: HD hs quan sát
 GV nêu câu hỏi (SGK)
Bài 2: + Y/c hs nêu cách làm?
+ Y/c hs làm bài
- Bài 3: + Y/c hs quan sát
+ GV đưa câu hỏi
 Bài 4: + Y/c hs làm vở
+ GV lưu ý: cộng - trừ bình thường - kèm đơn vị.
- 2 hs lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
+ HS quan sát , nhận biết
+ HS nhận biết
+ HS trả lời
+ Nhẩm kết quả - điền số
+ HS đọc kết quả
+ HS quan sát, nhẩm số tiền từng con
+ HS trả lời (D)
+ HS làm vở
+ 2 hs chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
+ GV đưa tờ giấy bạc - hs nhận biết 
+ Nhận xét giờ học.
Tập làm văn.
Đáp lời khen ngợi. Tả ngắn về Bác Hồ.
I. Mục tiêu:	
+ Giúp hs: Biết nói câu đáp lời khen ngợi. Quan sát ảnh, TLCH về Bác Hồ.
+ Rèn kĩ năng viết đoạn văn về ảnh Bác.
+ GD hs kính yêu Bác.	
II. Đồ dùng dạy , học:
- ảnh Bác, VBT.
III. Các hoạt động dạy , học:	
1. Kiểm tra: - Y/c hs kể lại câu chuyện “Qua suối”?
2/ Bài mới: Giới thiệu bài: 
*HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1: + Y/C hs thảo luận theo cặp
+ GV cho 2 hs: hỏi, đáp theo câu hỏi ở SGK.
+ Gọi 4 -5 cặp trình bày.
+ GV nhận xét, lưu ý về thái độ
Bài 2: + GV nêu yc
+ Y/c hs thực hành thảo luận
+ HS thảo luận nhóm.
+ Nhiều đại diện nhóm trình bày
+ GV đưa câu hỏi
Bài 3: + Bài 3 yc gì?
+ Y/c hs nhắc lại cách trình bày đoạn văn?
+ Y/c hs viết bài vào vở. Viết đoạn văn về ảnh Bác.
*HĐ2: Chấm chữa bài: + GV chấm bài nhận xét. Gọi 4 -5 hs đọc bài làm của mình.
3. Củng cố, dặn dò: + Nhận xét tiết học. + Nhắc hs ôn bài.
Hoạt động tập thể.
Sinh hoạt lớp.
I. Mục tiêu: - Giáo dục học sinh ý thức học tập, ý thức lao động vệ sinh, giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Tạo kĩ năng hoạt động tập thể, ý thức tự quản.
II. Các hoạt động dạy học: *HĐ1: Đánh giá tình hình của lớp trong tuần qua.
- Lớp trưởng đánh giá tình hình của lớp trong tuần qua. Cả lớp lắng nghe:
+ Về mặt học tập: Nêu những mặt tốt đã đạt được và cả những mặt còn hạn chế, cần khắc phục.
+ Về nề nếp thể dục, sinh hoạt sao: Nêu những việc đã làm được và những việc chưa làm được, cần tiến hành vào thời gian tiếp theo.
+ Về vệ sinh trực nhật: Nhận xét cả vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp: Tuyên dương những cá nhân điển hình, xuất sắc trong phong trào vệ sinh trực nhật.
+ Về phong trào “Giữ vở sạch 
- Viết chữ đẹp”: Đánh giá chung.
*HĐ2: Thảo luận: - Yêu cầu HS thảo luận theo tổ, GV bao quát lớp.
- Đại diện tổ phát biểu ý kiến.
*HĐ3: GV phát biểu ý kiến: - GV chốt lại những ưu điểm, hạn chế của lớp trong tuần qua.
- Giải đáp thắc mắc của HS (nếu có)
- Nhắc nhở tập thể, cá nhân thực hiện tốt kế hoạch của lớp.
- GV phổ biến kế hoạch tuần tới.
+ Thực hiện tốt chương trình và thời khoá biểu tuần 32.
+ Duy trì nề nếp sinh hoạt sao và sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
+ Tăng cường công tác vệ sinh, trực nhật.
+ Thực hiện tốt việc giữ gìn sách vở, viết chữ đẹp .
- GV tổng kết tiết học.
Thủ công
Làm con bướm ( T1 )
I. Mục tiêu : 
+ HS biết cách làm con bướm bằng giấy .
+ Làm được con bướm .
+ Thích làm đồ chơi.
II. Đồ dùng :
 + Mẫu con bướm bằng giấy 
 + Quy trình làm 
 + kéo , giấy thủ công ,...
III. Hoạt động dạy học
* HĐ1 : KT sự chuẩn bị của hs 
* HĐ2 : Hướng dẫn hs quan sát , nhận xét 
+ Gv giới thiệu con bướm mẫu 
+ Con bướm làm bằng gì ?
+ Vòng có những bộ phận nào?
+ Xác định cách gấp con bướm?
+ HS quan sát 
+ bằng giấy 
+ 2 màu 
+ dán nối các nan giấy 
* HĐ3 : Hướng dẫn cách gấp 
+ GV vừa hướng dẫn , vừa làm mẫu 
+ HS theo dõi .
* Bước 1 : Cắt giấy : Cắt tờ giấy hình vuông cạnh 14 ô, 1 tờ cạnh 10 ô, nan giấy dài 12 ô, rộng 1/2 ô
* Bước 2 : Gấp cánh bướm
+ Tạo các đường nếp gấp
+ Mở giấy trở lại HV bắt đầu gấp các nếp cách đều, lấy dấu giữa.
* Bước 3 : Buộc thân bướm: Dùng chỉ buộc 2 đôi cánh bướm ở nếp gấp dấu giữa
* Bước 4 : Làm râu bướm:
+ Gấp đôi nan giấy làm râu bướm dùng mũi kéo vuốt cong mặt kẻ ô 2 đầu nan râu bướm
+ Dán râu bướm vào thân
* HĐ4: Thực hành:
+ Y/c hs thực hành gấp, cắt . 
+ HS thực hành theo nhóm .
*HĐ5 : Củng cố , dặn dò :
 + Y/c hs nhắc lại quy trình làm con bướm?
 + Nhận xét tiết học . Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31 Soan Ngang Chat.doc