Bài soạn các môn học lớp 2 - Trường TH B Bình Mỹ - Tuần 14 năm 2009

Bài soạn các môn học lớp 2 - Trường TH B Bình Mỹ - Tuần 14 năm 2009

TOÁN

Tiết 66: 55 – 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9

I. Mục tiêu :

 - Biết thực hiện phép tính có nhớ trong phạm vi 100 dạng : 55 - 8, 56 – 7 , 37 – 8 68 – 9

 - Biết tìm số hạng chưa biết của 1 tổng.

 - Gd các em có ý thức trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học :

 - Hình vẽ bài tập 3 , vẽ sẵn trên bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 23 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn học lớp 2 - Trường TH B Bình Mỹ - Tuần 14 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
Sáng (Đ/ C NgôThị Thuyết dạy)
__________________________________________________________________
Chiều
Toán
Tiết 66: 55 – 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9
I. Mục tiêu :
 - Biết thực hiện phép tính có nhớ trong phạm vi 100 dạng : 55 - 8, 56 – 7 , 37 – 8 68 – 9
 - Biết tìm số hạng chưa biết của 1 tổng.
 - Gd các em có ý thức trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Hình vẽ bài tập 3 , vẽ sẵn trên bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
- Giáo viên gọi 2 em đặt tính và tính
55 - 8 , 56 – 7 , 37 – 8 , 68 – 9
- Giáo viên nhận xét , ghi điểm .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1 : Phép trừ 55 – 8 .
- Nêu bài toán : Có 55 que tính bớt đi 8 que tính. 
- Hỏi : Còn lại bao nhiêu que tính? 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại bài.
- Để biết số que tính còn lại? Ta làm phép tính gì?
- Gọi hs lên bảng đặt tính rồi tính
- Hs nhắc lại cách thực hiện tính
c. Hoạt động2: Phép tính 56 – 7 , 37 – 8 , 68 – 9
- Yêu cầu học sinh tiến hành tương tự như phép tính trên.
- Giáo viên nhận xét , bổ sung .
d. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành.
*Bài 1: Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm.
Giáo viên sửa bài bổ sung .
*Bài 2: Bài này yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh tự làm vào vở. 
- Giáo viên sửa bài: 
*Bài 3: 
- Nêu yêu cầu của bài.
- Có những hình gì ghép lại với nhau ?
- Gọi 1 em lên chỉ hình tam giác và hình chữ nhật .
- Yêu cầu học sinh làm vào vở.
- Giáo viên sửa bài.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương. 
3. Củng cố dặn dò:
- Gọi 1 em nhắc lại cách đặt tính 56-7 và nêu cách tính.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về ôn lại các dạng toán đã học.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con.
- 2 em nhắc lại
- Hs thao tác trên que tính để tìm kết quả.
- 1 em lên bảng làm bài 
- Cả lớp làm bảng con:
 -
 47
- 3 em.làm bài trên bảng,lớp làm vào bảng con.
- Học sinh nhắc lại.
- Đặt tính và nêu cách tính.
- 3 em lần lượt lên bảng làm.
- Lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét bài trên bảng,
- 1 em .
- 3 em lên bảng, lớp làm vào vở
 - Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Đổi vở sửa bài.
- 1 em nêu.
- 3 em lên bảng làm.
- Các em khác nhận
- Trả lời 
- Học sinh nêu.
- Hình tam giác và hình chũ nhật.
- Học sinh lên chỉ
- Học sinh làm vào vở.
Đạo đức
Tiết 14 : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp (T1)
I. mục tiêu
 - Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 - Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 - Gd các em biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. Tài liệu, phương tiện
 - Bài hát Em yêu trường em
 - Vở bài tập
III. Hoạt động dạy học
1. Khởi động : Lớp hát bài Em yêu trường em
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu giờ học
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài
 * Hoạt động 1: Tiểu phẩm Hùng thật đáng khen
 - Hs đọc tiểu phẩm - Đoán xem Hùng làm gì trong buổi sinh nhật mình ?
 - Hãy đoán xem vì sao Hùng làm như vậy ?
 - Hs thảo luận nhóm- đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
 - Gv nhận xét kết luận 
 * Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ
 - Hs quan sát tranh trong vở bài tập
 - Hs thảo luận nhóm
 - Các nhóm bày tỏ ý kiến của mình- Hs nhận xét, kết luận.
 * Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
 - HS đọc yc bài- Hs bày tỏ ý kiến của mình, Hs nhận xét 
 - Gv nhận xét kết luận
3. Củng cố dặn dò 
 - Gv nhận xét kết luận chung
 - Liên hệ gd hs trong lớp về giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
__________________________________________________
Tự học
Luyện đọc bài Câu chuyện bó đũa
I. Mục tiêu
 - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ ; biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 - Hiểu ND: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em phải doàn kết, thương yêu nhau (Trả lời được các CH 1, 2, 3, 5), HS khá, giỏi trả lời được CH4
 - Gd các em biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ
2. Hướng dẫn luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu 
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu. Giáo viên theo dõi phát hiện từ khó.
- Yêu cầu học sinh phát âm từ khó.
- Giáo viên treo bảng phụ.
- Yêu cầu học sinh đọc ngắt giọng đúng :
 Một hôm,/ ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn,/ rồi gọi các con,/ cả trai,/ gái,/ dâu,/ rể lại và bảo: //
 Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.//
 Người cha bèn cởi bó đũa ra,/ rồi thong thả/ bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.//
 Như thế là các con đều thấy rằng/ chia lẻ ra thì yếu,/ hợp lại thì mạnh.//
 - Gọi hs đọc, hs nhận xét.
 - Giáo viên nhận xét tuyên dương.
 - Hs đọc đoạn trước lớp 
 - Thi đọc giữa các nhóm
3. Tìm hiểu bài ( Theo câu hỏi trong sgk)
4.Luyện đọc lại 
 - Thi đọc theo vai
 - Bình chọn bạn đọc hay nhất.
5. Củng cố dặn dò
 - Gv nhận xét giờ học, về nhà luyện đọc bài, chuẩn bị bài giờ sau.
_________________________________________________________________
Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2009
Chiều Kể chuyện
Tiết 14: Câu chuyện bó đũa
I. Mục đích yêu cầu 
 - Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện
 - HS khá, giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh họa 
 - Một bó đũa , 1 túi dựng như túi tiền trong chuyện.
 - Bảng ghi tóm tắt ý chính của câu chuyện .
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi 4 em lên kiểm tra: kể nối tiếp câu chuyện: Bông hoa niềm vui
- Giáo viên nhận xét ghi điểm tuyên dương.
2.Bài mới : 
a. Giới thiệu bài .
b. Hoạt động 1: Hướng dẫn kể từng đoạn
- Gọi học sinh nêu yêu cầu 1 . 
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh ( tranh vẽ cảnh gì?) 
- Yêu cầu kể trong nhóm.
- Yêu cầu kể trước lớp .
- Giáo viên nhận xét tuyên dương
c. Hoạt động 2 : Kể lại nội dung câu chuyện.
- Yêu cầu học sinh kể theo vai từng tranh.
*Lưu ý : Khi kể nội dung tranh 1 , các em có thể
thêm vài câu cãi nhau. Khi kể đến nội dung tranh 5 các em thêm lời hứa.
+ Kể lần 1: Giáo viên làm người dẫn chuyện . +Kể lần 2 : Học sinh tự đóng vai người dẫn chuyện.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tổng kết giờ học. 
- Về kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe.
- 4 HS lên bảng kể nối tiếp
- Học sinh nêu.
- Hs nêu nội dung từng tranh.
- Lần lượt từng em kể . Các em khác trongnhóm nhận xét bổ sung.
- Đại diện các nhóm lên kể , mỗi em kể nội dung 1 bức tranh. 
- Hai học sinh nam đóng vai hai người con trai , hai học sinh nữ đóng vai hai người con gái. 1 học sinh đóng vai người cha. 1 học sinh làm người dẫn chuyện.
- Hs lắng nghe
Toán
Tiết 67: 65 - 38, 46 - 17, 57 - 28, 78 - 29
I. Mục tiêu : 
 - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng : 65 – 38 , 46 – 17 , 57 – 28 , 78 - 29
 - Biết giải bài toán có 1 phép trừ dạng trên.
 - Gd các em có ý thức tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học
 - Que tính, bảng gài.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng : Đặt tính rồi tính: 55 - 8 , 66 - 7 
 - Giáo viên nhận xét , ghi điểm .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1: Phép trừ 65 – 38 .
- Nêu bài toán: Có 65 que tính bớt đi 38 que tính. Hỏi : còn lại bao nhiêu que tính?
- Để biết được còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì ?
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện phép tính.
- Giáo viên nêu cách đặt và thực hiện 
- Các phép tính trừ tương tự : 46 – 17 , 57 – 28, 78 - 29
- Yêu cầu học sinh làm lần lượt từng phép tính và nêu cách thực hiện .
- Giáo viên nhận xét cách làm của học sinh và đưa ra đáp án đúng
d. Hoạt động2 : Luyện tập thực hành.
*Bài 1(cột 1, 2, 3) : 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài. 
- Yêu cầu học sinh tự làm. 
- Giáo viên sửa bài bổ sung đưa ra đáp án đúng 
*Bài 2(cột 1) :
- Bài này yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi học sinh lên báo cáo. 
- Giáo viên nhận xét và sửa bài đưa ra đáp án đúng .
* Bài 3: Hs đọc yc bài.
- Bài toán cho biết gì ? Cần tìm gì ?
- Hs tự tóm tắt và giải bài toán
- Gv chấm bài, chữa bài 
3. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về ôn lại các dạng toán đã học và hoàn thành các bài toán còn lại.
- 2 em lên bảng làm, lớp làm 
bảng con
- Nghe và phân tích đề.
*Thực hiện phép tính trừ : 65-38 .
- 1 học sinh lên bảng.
- Lớp làm vào bảng con .
- Học sinh lắng nghe và nhắc lại .
- 3 em học sinh lên bảng làm
- Cả lớp làm vào vở nháp .
- Các em khác nhận xét bài trên bảng.
- 1 em nêu . 
- 3 em lên bảng, lớp làm vào sách giáo khoa.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Đổi vở sửa bài.
- 1 học sinh nêu .
- Tự làm bài .
- 1 học sinh sửa bài báo cáo. 
- Học sinh tự sửa những phần sai .
- 1 HS trả lời
- Hs làm bài vào vở
- Hs lắng nghe.
Chính tả ( NV)
Tiết 27 : Câu chuyện bó đũa
I. Mục tiêu
 - Nghe và viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói nhân vật.
 - Làm được BT2 a/b .
 - Gd các em có tính cẩn thận trong khi viết bài. 
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập.
III. Các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng viết : Yên lặng . dung dăng . 
- Giáo viên nhận xét .
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động 1: Hướngdẫn viết chính tả.
- Giáo viên đọc đoạn viết.
- Đây là lời của ai nói với ai ?
- Người cha nói gì với các con?
- Lời người cha viết sau dấu câu gì ?
- Yêu cầu học sinh đọc và viết từ khó: liền bảo, chia lẻ, thương yêu , sức mạnh.
- Giáo viên nhận xét uốn nắn.
- Yêu cầu học sinh viết vào vở.
- Giáo viên đọc từng câu.
- Giáo viên chấm từ 5 đến 6 bài và nhận xét.
c. Hoạt động 2:
 Hướng dẫn làm bài tập.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên treo bảng phụ
- Yêu cầu học sinh làm bài .
- Giáo viên nhận xét bổ sung: 
a. Lên bảng , nên ngươi, ăn no, lo lắng.
b. Mải miết, hiểu biết , chim sẻ , điểm 10 .
- Giáo viên nhận xét tuyên dương,
3. Củng cố, dăn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về viết lại những lỗi sai.
- 2 em lên bảng viết , dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS nhắc lại tên bài
- 1 em đọc lại.
- Lời người cha nói với các con
- Người cha khuyên các con phảI đoàn kết mới có sức mạnh, chia  ... ảI đoàn kết mới có sức mạnh, chia lẻ sẽ không có sức mạnh.
- Sau dấu hai chấm, dấu gạch ngang đầu dòng .
- Hai em lên bảng viết. Dưới lớp viết vào bảng con
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh soát dấu , soát lỗi.
- Học sinh nêu.
- 1 em lên bảng làm .
- Lớp làm vào vở bài tập
- Hs đổi vở kiểm tra bài cho nhau
- Hs nhận xét.
- Hs luyện viết bài 
_________________________________________________________________
Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2009
( Đ C Ngô Thị Thuyết dạy)
_________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2009
Tập làm văn
Tiết 14: Quan sát tranh trả lời câu hỏi. Viết nhắn tin.
I. Mục tiêu :
 - Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về nội dung tranh (BT1)
 - Viết được một mẩu tin nhắn ngắn gọn, đủ ý (BT2)
 - GD các em có ý thức trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Tranh vẽ minh họa bài tập 1 .
 - Bảng phụ ghi các câu hỏi ở bài tập 1 .
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh: Đọc bài văn kể về gia đình mình.
- Giáo viên nhận xét , ghi điểm.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạtđộng 1 : Hướng dẫn làm bài tập .
*Bài 1:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên treo tranh minh họa.
- Hỏi : 
+Tranh vẽ gì ?
+Bạn nhỏ đang làm gì ?
+Mắt bạn nhỏ nhìn búp bê như thế nào ?
+Bạn nhỏ mặc áo màu gì ?
+Tóc bạn nhỏ như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh nói liền mạch các câu về hoạt động hình dáng bạn nhỏ trong tranh.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương .
*Bài 2: Bài yêu cầu gì? 
- Vì sao em phải viết tin nhắn ?
- Nội dung tin nhắn viết gì ?
- Yêu cầu học sinh viết tin nhắn
- GV nhận xét, bổ sung
3. Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về ôn bài
- 2 em đọc bài
- 2 HS nhắc lại tên bài
- 1 em nêu.
- Quan sát và trả lời
- Học sinh lắng nghe và trả lới.
- Tranh vẽ 1 bạn nhỏ , búp bê và mèo con. 
- Bạn nhỏ đang cho búp bê ăn .
- Nhìn búp bê rất tình cảm và trìu mến..
- Bạn nhỏ mặc bộ quần áo màu xanh rất dễ thương.
- Tóc bạn nhỏ buộc 2 chiếc lơ rất đẹp..
- Từng cặp học sinh ngồi cạnh nhau , nói cho nhau nghe. Một số em trình bày trước lớp.
- Vì bà đến nhà đón em đi chơi nghưng bố mẹ không có nhà. Em cần viết tin nhắn cho bố mẹ khỏi lo lắng.
- Em cần viết rõ em đi chơi với bà.
- 2 em lên bảng viết , lớp viết vào vở.
- Nhận xét bài của bạn.
- Hs lắng nghe.
_________________________________________________________________
Toán
Tiết 70: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 - Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm, trừ có nhớ trong phạm vi 100, giải toán về ít hơn
 - Biết tìm số bị trừ, số hạng chưa biết
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng gài .
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 học sinh lên bảng:
 + Đọc bảng trừ 11,12, 15 trừ đi 1 số .
 +Đọc bảng trừ 13 , 14 trừ đi 1 số .
 +Đọc bảng trừ 16 , 17 trừ đi 1 số .
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1: Luyện tập .
*Bài 1 : Yêu cầu gì ?
- Yêu cầu học sinh tự nhẩm và ghi kết quả . 
- Yêu cầu học sinh thông báo kết quả.
- Nhận xét tuyên dương. 
*Bài 2(cột 1, 3) : 
- Bài yêu cầu gì ?
- Yêu cầu học sinh tự làm vào vở . 
- Gọi học sinh lên bảng làm .
- Giáo viên nhận xét
*Bài 3b :
- Nêu yêu cầu của bài .
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính của 1 số phép tính trên .
- Yêu cầu học sinh tự làm vào vở.
- Giáo viên nhận xét bổ sung :
x +7 = 21 x -15 = 15
 x = 21 – 7 x = 15 +15
 x = 14 x = 30
*Bài 4 :
- Gọi học sinh đọc đề bài 
+Bài toán cho biết gì ?
+Bài toán hỏi gì?
- GV hỏi: Bài toán này thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu học sinh tự tóm tắt và giải bài tập vào vở.
Tóm tắt
Thùng to : 45 kg .
Thùng bé ít hơn : 6 kg .
Thùng bé :  kg ?
- Chấm bài và nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về nhà ôn tập các dạng toán đã học.
- 3 em lên bảng đọc
- HS nhắc lại tên bài
- Tính nhẩm.
- Tự làm vào vở nháp
- Học sinh nối tiếp nhau thông báo kết quả.
- 2 Học sinh nêu.
- Tự làm vào vở
- 2 em lên bảng làm
- Lắng nghe và nhận xét cách làm của bạn. 
- Đổi vở chữa bài
- 1 em nêu. 
-1 em lên bảng, lớp làm vào vở. 
- Đổi vở sửa bài .
- 2 HS đọc 
- Bài toán về ít hơn .
- 1 em lên bảng làm , lớp làm vào vở. 
Bài giải
Thùng nhỏ có số ki lô gam là :
45 – 6 = 39 ( kg)
 Đáp số : 39 kg
- Đổi vở kiểm tra bài
- Lắng nghe
_____________________________________________________
Chính tả(TC)
Tiết 28: Tiếng võng kêu
I. Mục tiêu:
 - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài Tiếng võng kêu
 - Làm được BT2 a/b/c.
 - Gd các em có tính cẩn thận trong khi viết bài.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần chép và bài tập.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 em lên bảng viết các từ : quẫy tóe nước, thao láo, nhộn nhạo.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép
- Đọc đoạn chép trên bảng.
- H: Bài thơ cho ta biết điều gì ?
- H: Mỗi câu thơ có mấy chữ ?
- H: Để trình bày khổ thơ đẹp ta phải viết như thế nào?
- Các chữ đầu dòng viết như thế nào ?
- Giáo viên đọc các từ : Lặn lội , vương vương , kẽo cà kẽo kẹt , phơ phất .
- Yêu cầu học sinh nhìn bảng tự chép vào vở.
- Theo dõi nhắc nhở.
- Đọc bài cho học sinh soát lỗi.
- Chấm 1 số bài nhận xét tuyên dương.
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập .
*Bài 2:
- Giáo viên treo bảng phụ.
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài .
- Giáo viên sửa và bổ sung .
a. Lấp lánh , nặng nề , lanh lợi, nóng nảy.
b.Tin cậy , tìm tòi , khiêm tốn , miệt mài .
c.Thắc mắc , chắc chắn , nhặt nhạnh
- Giáo viên chấm 1số bài nhận xét tuyên dương 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học ,tuyên dương 1 số em.
- Về viết lại những lỗi chính tả.
- 3 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- 2 HS nhắc lại tên bài
- 1 học sinh nhìn bảng đọc lại.
- Bài thơ cho ta biết bạn nhỏ đang ngắm em ngủ và đoán giấc mơ của em .
- Có 4 chữ
- Viết khổ thơ vào giữa trang giấy .
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ.
- 2 em lên bảng viết , dưới lớp viết bảng con .
- Tự chép bài.
- Tự soát lỗi. 
- Xem bài viết đẹp.
- 1 học sinh đọc.
- 3 em lên bảng , lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài trên bảng.
- Theo dõi và sửa bài.
- Hs lắng nghe và thực hiện.
________________________________________________
Tự nhiên xã hội
Tiết 14 : Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
I. Mục tiêu :
 - Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
 - Biết được các biểu hiện khi ngộ độc
 - Hs khá giỏi nêu được một số lý do khiến bị ngộ độc qua đường ăn, uống như thức ăn bị ôi, thiu, ăn nhiều quả xanh, uống nhầm thuốc, ... 
II. Đồ dùng dạy học 
 - Các hình vẽ trong sách giáo khoa ( 30 , 31 ) .
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 học sinh lên kiểm tra:
+Em đã làm gì để môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ ?
+Giữ gìn xung quanh nhà ở có lợi gì ?
- Giáo viên nhận xét 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để chỉ ra và nói tên những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình .
- Y/c học sinh trình bày kết quả theo từng hình 
- Giáo viên nhận xét bổ sung
- Thảo luận cặp đôi.
- Yêu cầu học sinh thảo luận từng hình 1 , 2 , 3
theo các câu hỏi : 
+Hình 1: Bắp ngô đã bị thiu nếu cậu bé ăn phải thì điều gì xảy ra ?
+Hình 2: Nếu em bé nhầm thuốc với kẹo ăn vào thì điều gì xảy ra ?
+Hình 3: Nếu chị phụ nữ lấy nhầm chai thuốc
sâu để nấu ăn thì điều gì xảy ra ?
- Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu từ những điều trên các nhóm rút ra kết luận : Vậy chúng ta bị ngộ độc do những nguyên nhân nào ?
- Giáo viên nhận xét chốt lại kiến thức .
c. Hoạt động 2: Phòng tránh ngộ độc .
- Yêu cầu quan sát hình 4, 5, 6 trang 31 và nói rõ người trong hình đang làm gì ? Làm thế có tác dụng gì ?
- Hỏi : Hãy kể thêm 1 vài việc làm có tác dụng đề phòng chống ngộ độc ở nhà mà em biết ?
- Giáo viên rút ra kết luận .
d. Hoạt động 3:
- Đóng vai xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc..
- Giáo viên giao nhiệm vụ :
+Nhóm 1 & 3 : Nêu và xử lí tình huống bản thân bị ngộ độc .
+Nhóm 2, 4 & 5 : Nêu và xử lí tình huống người thân bị ngộ độc. 
- Giáo viên chốt lại kiến thức 
3. Củng cố dăn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học .
- Về học bài chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- 2 HS nhắc lại tên bài
- Học sinh quan sát tranh ở trang 30 và thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Các em khác nhận xét.
Học sinh thảo luận: 1- 2 nhóm nhanh nhất lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung . 
- Học sinh nghe và ghi nhớ, các nhóm khác nhận xét bổ 
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh quan sát tranh trong sgk- trả lời
-1 , 2 nhóm lên trình bày , 
- Học sinh tự đóng vai và trả lời trực tiếp.
- Các nhóm thảo luận và lên trình bày.
- Học sinh nhắc lại.
________________________________________________
Hoạt động tập thể
 Tiết 14: Kiểm điểm hoạt động tuần 14 
 Phương hướng hoạt động tuần 15.
I. Mục tiêu
 - Hs nhận thấy ưu khuyết điểm của mình trong tuần.
 - Biết nhận lỗi sửa lỗi, phấn đấu vươn lên trong học tập.
 - Gd các em ngoan, có ý thức trong học tập
II. Nội dung sinh hoạt
1. GV nhận xét tình hình hoạt động trong tuần:
 - Đạo đức
 - Học tập 
 - Văn thể, vệ sinh
 Tuyên dương những HS có ý thức học tốt,chăm học,ngoan, lễ phép với mọi người.
2. Phương hướng tuần 15:
*Tiếp tục thi đua với chủ đề " Uống nước nhớ nguồn "
 - Thi đua học tốt, nâng cao chất lượng học tập
 - Thực hiện tốt các nề nếp của trường lớp đề ra:
 + Đi học đầy đủ đúng giờ, học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 + Bồi dưỡng hs khá giỏi, rèn hs yếu trong các giờ học.
 + Thi đua giữa các tổ, cá nhân để học tốt.
* Các hoạt động khác: 
 - Vệ sinh lớp học sân chơi sạch sẽ.
 - Các hoạt động khác: Tham gia đầy đủ, hoàn thành.
_________________________________________________________________
*****************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 2 tuan 14 chuan KTKN 2 buoi.doc