Tích lũy chuyên môn dạy học Tiểu học

Tích lũy chuyên môn dạy học Tiểu học

ĐỔI MỚI CÁCH SOẠN BÀI CỦA GIÁO VIÊN

 Mọi GV đều phải chuẩn bị bài trước khi dạy học bài đó. Cách chuẩn bị bài dạy phù hợp với đặc điểm lao động của GV tiểu học và tạo điều kiện cho GV chủ động, linh hoạt khi tổ chức dạy học là lập kế hoạch bài học.

 Để kế hoạch bài học hổ trợ tích cực cho quá trình tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập của HS,kế hoạch bài học nên có các phần như sau:

 1.Mục tiêu: Nêu các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ. hsinh cần đạt khi học xong bài.

 2.Đồ dùng dạy học: Nêu các đồ dùng dạy và đồ dùng học cần thiết nhất hoặc công tác chuẩn bị của GV và HS trước khi dạy học bài học.

 3.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nêu tên từng hoạt động, cách tổ chức từng hoạt động.

 

doc 3 trang Người đăng duongtran Lượt xem 6760Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tích lũy chuyên môn dạy học Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi mới cách soạn bài của giáo viên
 Mọi GV đều phải chuẩn bị bài trước khi dạy học bài đó. Cách chuẩn bị bài dạy phù hợp với đặc điểm lao động của GV tiểu học và tạo điều kiện cho GV chủ động, linh hoạt khi tổ chức dạy học là lập kế hoạch bài học.
 Để kế hoạch bài học hổ trợ tích cực cho quá trình tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập của HS,kế hoạch bài học nên có các phần như sau:
 1.Mục tiêu: Nêu các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ... hsinh cần đạt khi học xong bài.
 2.Đồ dùng dạy học: Nêu các đồ dùng dạy và đồ dùng học cần thiết nhất hoặc công tác chuẩn bị của GV và HS trước khi dạy học bài học.
 3.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nêu tên từng hoạt động, cách tổ chức từng hoạt động.
 Mỗi hoạt động đều gắn với việc thực hiện các mục tiêu của bài học. Các hoạt động dạy học của bài học đều bao gồm kiểm tra bài cũ giúp HS tham gia học bài mới và thực hành theo nội dung mới học, củng cố nội dung chủ chốt của bài học, các hoạt động tiếp nối của bài học (như hoàn chỉnh các kĩ năng thực hành theo nội dung bài học, học và làm bài tập khi tự học, chuẩn bị bài học tiếp theo...) Không máy móc khi thực hiện trình tự các hoạt động dạy và học của mỗi bài học. GV có thể sắp xếp và triển khai các hoạt động theo thứ tự phù hợp với đặc điểm của bài và điều kiện dạy học cụ thể của từng tiết học.
 Điều quan trọng là tổ chức, hướng dẫn mọi HS tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động học tập để đạt được mục tiêu của bài học.
 Khi lập kế hoạch bài học, GV cần nắm chắc những nội dung cơ bản của bài học trong SGK và những hướng dẫn cụ thể về mục tiêu cần đạt , các hoạt động cần thực hiện, các mức độ cần đạt ở từng đối tượng học sinh... nêu trong SGK (hoặc các tài liệu giảng dạy khác) có liên quan trực tiếp đến bài học.
 Tuỳ theo kinh nghiệm, năng lực giảng dạy của từng GV và đặc điểm của từng loại bài học (bài dạy học kiến thức mới, bài luyện tập hoặc thực hành, ôn tập...) mà kế hoạch bài học có thể ngắn gọn, tổng quát, hoặc chi tiết, cụ thể. Dù soạn kế hoạch bài học như thế nào cũng nên có các nội dung trên và nên trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ sử dụng.
 Mỗi kế hoạch bài học có thể sử dụng trong nhiều năm học. Mỗi khi sử dụng lại (ở lượt sau) đều phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đối tượng học sinh và cập nhật thông tin mới, liên quan đến bài học.
 Lập kế hoạch như trên sẽ:
- Nâng cao trình độ và tinh thần trách nhiệm của GV.
- Giúp HS linh hoạt, chủ động trong tổ chức, hướng dẫn HS tham gia các hoạt động học tập.
- Loại bỏ dần cách soạn bài có tính chất hình thức, đối phó, cách dạy học máy móc, đơn điệu như kiểu thực hiện "5 bước lên lớp" trước đây. 
(Theo: Thế giới trong ta - số 187)
mẹo chữa các lỗi chính tả thông thường
*Lỗi về dấu thanh: dấu hỏi và dấu ngã.
1. Mẹo tương ứng thanh điệu trong từ láy: Trong một từ láy 2 tiếng, các dấu thanh bao giờ cũng cùng một nhóm.
Chị Huyền mang nặng ngã đau
Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành.
 Theo mẹo này, nếu gặp một tiếng ta lưỡng lự không biết là dấu hỏi hay dấu ngã thì ta thử tìm từ láy với tiếng đó. Nếu tiếng kia có dấu huyền hoặc nặng thì nó là dấu ngã.
 VD: nũng nịu, rộng rãi, lộng lẫy...
 Nếu tiếng kia không có dấu hoặc dấu sắc thì ta điền dấu hỏi.
 VD: ngớ ngẩn, sáng sủa, bảnh bao...
**Trường hợp ngoại lệ: ngoan ngoãn, khe khẽ, se sẽ, bền bỉ.
2. Mẹo theo tiếng cùng gốc hay gần nghĩa: Các tiếng cùng gốc hay gần nghĩa với nhau sẽ mang dấu cùng nhóm với nhau.
VD: cũng- cùng; dẫu- dầu; mõm- mồm; đẫy- đầy; phản- ván...
3. Mẹo:"Mình nên nhớ viết là dấu ngã": Các từ Hán- Việt trong trường hợp phân vân, những từ được bắt đầu bằng một trong những âm trong câu trên đây như:"m, n, v, l, d, ng" thì được viết với dấu ngã, các từ còn lại được viết với dấu hỏi.
 VD: mẫn cảm, mãnh liệt, mỹ lệ, nỗ lực, noãn bào, nhẫn nại, vãng lai, viễn thị, lão tướng, lễ độ, dưỡng sinh, kiều diễm, ngưỡng mộ, nghĩa hiệp...
 Ngoại lệ: Có một số tiếng (khoảng 20 tiếng) không bắt đầu bằng 7 phụ âm trên nhưng vẫn được viết bằng dấu ngã. 
 Đó là: kĩ năng, bãi khoá, vĩ cực, phẫu thuật, linh cữu, tống tiễn, thực tiễn, hoả tiễn, tiễu trừ, ấu trĩ, hỗ trợ, huyền tưởng, tích trữ, hỗn chiến, hãm tài, phóng đãng, cùng quẫn, thư xã, hữu dụng, cánh hữu, trừ hoãn, công quỹ, cưỡng đoạt, kỹ nữ, thi sĩ. 
** quy tắc viết c/k; g/gh; ng/ngh:
Trước i, e, ê, âm c được viết thành k; âm g được viết thành gh; âm ng được viết thành ngh.
**quy tắc đánh dấu thanh:
 Dấu thanh bao giờ cũng được đặt trên hoặc dưới âm chính của vần.
* Đối với các nguyên âm đôi:
- Khi vần có âm cuối: dấu thanh đặt ở âm thứ 2: thuyền, hiền...
- Khi vần không có âm cuối: dấu thanh đặt ở âm thứ 1: mía, mùa....
* Nguyên âm đôi gồm: iê (có khi viết ia, yê, ya)
 uô (có khi viết ua)
 ươ (có khi viết ưa)
(Theo: Sổ tay kiến thức Tiếng Việt Tiểu học)
các bài toán về số và chữ số
I. Những kiến thức cần lưu ý:
1.Có 10 chữ số là: 0,1,2 ... 9. Khi viết một số tự nhiên ta sử dụng 10 chữ số trên. Chữ số đầu tiên bên trái của một số tự nhiên phải khác 0.
2.Phân tích cấu tạo của một số tự nhiên:
 ab = a x 10 + b 
 abc = a x 100 + b x 10 + c = ab x 10 + c
abcd = a x 1000 + b x 100 + c x 10 + d 
 = abc x 10 + d = ab x 100 + cd
3. Quy tắc so sánh 2 số tự nhiên:
- Trong 2 số tự nhiên, số nào có chữ số nhiều hơn thì số đó lớn hơn.
- Nếu 2 số có cùng chữ số thì số nào có chữ số đầu tiên kể từ trái sang phải lớn hơn thì số đó lớn hơn.
4. Số tự nhiên có tận cùng = 0, 2, 4, 6, 8 là các số chẵn..
5. Số tự nhiên có tận cùng = 1, 3, 5, 7, 9 là các số lẽ
6. Hai số tự nhiên liên tiếp hơn (kém) nhau 1 đơn vị.
 Hai số hơn (kém) nhau một đơn vị là 2 số tự nhiên liên tiếp.
7. Hai số chẵn liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị.
 Hai số hơn (kém) nhau 2 đơn vị là 2 số chẵn liên tiếp.
8. Hai số lẻ liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị.
 Hai số hơn (kém) nhau 2 đơn vị là 2 số lẻ liên tiếp.
II. Một số dạng toán điển hình:
1.Viết số tự nhiên từ những số cho trước.
2.Các bài toán giải bằng phân tích số.
3.Những bài toán về xét các chữ số tận cùng của số.
**Một số kiến thức cần lưu ý:
 a. Chữ số tận cùng của một tổng bằng chữ số tận cùng của tổng các chữ số của các số hạng trong tổng ấy.
b. Chữ số tận cùng của một tích bằng chữ số tận cùng của tích các chữ số hàng đơn vị của các thừa số trong tích ấy.
c. Tổng 1+ 2+ 3+ 4...+9 có chữ số tận cùng = 5.
d. Tích 1 x 2 x3 x... x 9 có chữ số tận cùng bằng 5.
e. Tích a x a không thể có tận cùng = 2, 3, 7 hoặc 8.

Tài liệu đính kèm:

  • docTICH LUY CHUYEN MON[1]- CO HANH.doc