Thiết kế giáo án Tổng hợp môn học khối 2 - Tuần 26

Thiết kế giáo án Tổng hợp môn học khối 2 - Tuần 26

I. Mục tiêu

- Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác .

- Biết cư sử phù hợp khi đến nhà bạn bè , người quen

- Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác .

II. Chuẩn bị

- GV: Truyện kể Đến chơi nhà bạn. Phiếu thảo luận

- HS: SGK.

III. Các hoạt động

 

doc 35 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án Tổng hợp môn học khối 2 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng năm 20
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết: LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC.
I. Mục tiêu
- Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác .
- Biết cư sử phù hợp khi đến nhà bạn bè , người quen 
- Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác .
II. Chuẩn bị
GV: Truyện kể Đến chơi nhà bạn. Phiếu thảo luận
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
Nêu những việc cần làm và không nên làm để thể hiện lịch sự khi gọi điện thoại.
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Lịch sự khi đến nhà người khác.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kể chuyện “Đến chơi nhà bạn”
Một lần Tuấn và An cùng đến nhà Trâm chơi. Vừa đến nơi, Tuấn đã nhảy xuống xe, đập ầm ầm vào cổng nhà Trâm và gọi to: “Trâm ơi có nhà không?”. Mẹ Trâm ra mở cửa, cánh cửa vừa hé ra Tuấn đã chui tọt vào trong nhà và hỏi mẹ Trâm: “ Trâm có nhà không bác?” Mẹ Trâm có vẻ giận lắm nhưng bác chưa nói gì. An thì từ nãy giờ quá ngỡ ngàng trước hành động của Tuấn nên vẫn đứng im. Lúc này An mới đến trước mặt mẹ Trâm và nói: “Cháu chào bạn ạ! Cháu là An còn đây là Tuấn bạn cháu, chúng cháu học cùng lớp với Trâm. Chúng cháu xin lỗi bác vì bạn Tuấn đã làm phiền lòng. Bác cho cháu hỏi bạn Trâm có nhà không ạ?”. Nghe An nói mẹ Trâm nguôi giận và mời hai bạn vào nhà. Lúc vào nhà An dặn nhỏ với Tuấn: “ Cậu hãy cư xử cho lịch sự, nếu không biết thì thấy tớ làm thế nào thì cậu làm theo thế nhé. “Ở nhà Trâm ba bạn chơi rất vui vẻ nhưng lúc nào Tuấn cũng để ý xem An cư xử ra sao. Thấy An cười nói rất vui vẻ, thoải mái nhưng lại rất nhẹ nhàng Tuấn cũng hạ giọng của mình xuống. Thấy An trước khi muốn xem một quyển sách hay một món đồ chơi nào đều hỏi Trâm rất lịch sự, Tuấn cũng làmtheo. Lúc ra về, An kéo Tuấn đến trước mặt Trâm và nói: “Cháu chào bác, cháu về ạ!”. Tuấn cũng còn ngượng ngùng về chuyện trước nên lí nhí nói: “Cháu xin phép bác cháu về. Bác thứ lỗi cho cháu về chuyện ban nãy”. Mẹ Trâm cười vui vẻ: “Bác đã không còn nghĩ gì về chuyện đó nữa rồi vì bác biết cháu sẽ không bao giờ cư xử như thế nữa, thỉnh thoảng hai đứa lại sang chơi với Trâm cho vui nhé.”
v Hoạt động 2: Phân tích truyện.
Tổ chức đàm thoại
Khi đến nhà Trâm, Tuấn đã làm gì?
Thái độ của mẹ Trâm khi đó thế nào?
Lúc đó An đã làm gì?
An dặn Tuấn điều gì?
Khi chơi ở nhà Trâm, bạn An đã cư xử ntn?
Vì sao mẹ Trâm lại không giận Tuấn nữa?
Em rút ra bài học gì từ câu chuyện?
GV tổng kết hoạt động và nhắc nhở các em phải luôn lịch sự khi đến chơi nhà người khác như thế mới là tôn trọng chính bản thân mình.
v Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
Yêu cầu HS nhớ lại những lần mình đến nhà người khác chơi và kể lại cách cư xử của mình lúc đó.
Yêu cầu cả lớp theo dõi và phát biểu ý kiến về tình huống của bạn sau mỗi lần có HS kể.
Khen ngợi các em đã biết cư xử lịch sự khi đến chơi nhà người khác và động viên các em chưa biết cách cư xử lần sau chú ý hơn để cư xử sao cho lịch sự.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Khi đến nhà người khác cần cư xử thế nào?
Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện điều gì?
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Tiết 2
Hát
HS trả lời, bạn nhận xét 
HS lắng nghe.
Tuấn đập cửa ầm ầm và gọi rất to. Khi mẹ Trâm ra mở cửa, Tuấn không chào mà hỏi luôn xem Trâm có nhà không?
Mẹ Trâm rất giận nhưng bác chưa nói gì.
Anh chào mẹ Trâm, tự giới thiệu là bạn cùng lớp với Trâm. An xin lỗi bác rồi mới hỏi bác xem Trâm có nhà không?
An dặn Tuấn phải cư xử lịch sự, nếu không biết thì làm theo những gì An làm.
An nói năng nhẹ nhàng. Khi muốn dùng đồ chơi của Trâm, An đều xin phép Trâm.
Vì bác thấy Tuấn đã nhận ra cách cư xử của mình là mất lịch sự và Tuấn đã được An nhắc nhở, chỉ cho cách cư xử lịch sự.
Cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác chơi.
Một số HS kể trước lớp.
Nhận xét từng tình huống mà bạn đưa ra xem bạn cư xử như thế đã lịch sự chưa. Nếu chưa, cả lớp cùng tìm cách cư xử lịch sự.
HS trả lời.
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON 
I. Mục tiêu
- Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu và cụm từ rõ ý ; bước đầu biết đọc trơi chảy tồn bài .
- Hiểu ND: Cá con và Tơm càng đều cĩ tài riêng . Tơm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm . Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít (( trả lời được các CH1,2,3,5 )
* HS khá , giỏi trả lời được CH4 ( hoặc CH : Tơm Càng làm gì để cứu Cá Con ? )
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài Tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu, đoạn cần luyện đọc. Mái chèo thật hoặc tranh vẽ mái chèo. Tranh vẽ bánh lái.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bé nhìn biển.
Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Bé nhìn biển và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Tôm Càng và Cá Con. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu toàn bài lần 1, chú ý đọc bài với giọng thong thả, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ ngữ tả đặc điểm, tài riêng của mỗi con vật. Đoạn Tôm Càng cứu Cá Con đọc với giọng hơi nhanh, hồi hộp. 
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: 
+ Tìm các từ có âm đầu l, n, r, s,  trong bài.
+ Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã, có âm cuối n, ng, t, c 
Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này.
Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
Nêu yêu cầu luyện đọc từng đoạn sau đó hỏi: Bài tập đọc này có mấy đoạn, mỗi đoạn từ đâu đến đâu?
Gọi 1 HS đọc đoạn 1. Theo dõi HS đọc bài, nếu HS ngắt giọng sai thì chỉnh sửa lỗi cho các em.
Hướng dẫn HS đọc lời của Tôm Càng hỏi Cá Con.
Hướng dẫn HS đọc câu trả lời của Cá Con với Tôm Càng.
Gọi HS đọc lại đoạn 1.
Gọi HS đọc đoạn 2.
Khen nắc nỏm có nghĩa là gì?
Bạn nào đã được nhìn thấy mái chèo? Mái chèo có tác dụng gì?
Bánh lái có tác dụng gì?
Trong đoạn này, Cá Con kể với Tôm Càng về đề tài của mình, vì thế khi đọc lời của Cá Con nói với Tôm Càng, các em cần thể hiện sự tự hào của Cá Con.
Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2.
Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
Đoạn văn này kể lại chuyện khi hai bạn Tôm Càng và Cá Con gặp nguy hiểm, các em cần đọc với giọng hơi nhanh và hồi hộp nhưng rõ ràng.
 Cần chú ý ngắt giọng cho chính xác ở vị trí các dấu câu.
Gọi 1 HS đọc lại đoạn 3.
Yêu cầu HS đọc đoạn 4.
Hướng dẫn HS đọc bài với giọng khoan thai, hồ hởi khi thoát qua tai nạn.
Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp theo đoạn, đọc từ đầu cho đến hết bài.
Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
v Hoạt động 2: Thi đọc 
GV tổ chức cho các nhóm thi đọc nối tiếp, phân vai. Tổ chức cho các cá nhân thi đọc đoạn 2.
Nhận xét và tuyên dương HS đọc tốt.
d) Đọc đồng thanh
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
Hát
3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 của bài.
Quan sát, theo dõi.
Theo dõi và đọc thầm theo.
Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: 
+ Các từ đó là: vật lạ, óng ánh, trân trân, lượn, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, nó lại, phục lăn, vút lên, đỏ ngầu, lao tới,
+ Các từ đó là: óng ánh, nắc nỏm, ngắt, quẹo, biển cá, uốn đuôi, đỏ ngầu, ngách đá, áo giáp,
5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
Dùng bút chì để phân chia đoạn 
+ Đoạn 1: Một hôm  có loài ở biển cả.
+ Đoạn 2: Thấy đuôi Cá Con  Tôm Càng thấy vậy phục lăn.
+ Đoạn 3: Cá Con sắp vọt lên  tức tối bỏ đi.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
1 HS đọc bài. Cả lớp theo dõi để rút ra cách đọc đoạn 1.
Luyện đọc câu: 
Chào Cá Con.// Bạn cũng ở sông này sao?// (giọng ngạc nhiên)
Luyện đọc câu: 
Chúng tôi cũng sống ở dưới nước/ như nhà tôm các bạn.// Có loài cá ở sông ngòi,/ có loài cá ở hồ ao,/ có loài cá ở biển cả.// (giọng nhẹ nhàng, thân mật?
1 HS khá đọc bài.
Nghĩa là khen liên tục, không ngớt và tỏ ý thán phục.
Mái chèo là một vật dụng dùng để đẩy nước cho thuyền đi. (HS quan sát mái chèo thật, hoặc tranh minh hoạ)
Bánh lái là bộ phận dùng để điều khiển hướng chuyển động (hướng đi, di chuyển) của tàu, thuyền.
Luyện đọc câu: 
Đuôi tôi vừa là mái chèo,/ vừa là bánh lái đấy.// Bạn xem này!//
1 HS đọc lại bài.
1 HS khá đọc bài.
Luyện ngắt giọng theo hướng dẫn của GV. (HS có thể dùng bút chì đánh dấu những chỗ cần ngắt giọng của bài)
Cá Con sắp vọt lên/ thì Tôm Càng thấy một con cá to/ mắt đỏ ngầu,/ nhằm Cá Con lao tới.// Tôm Càng vội búng càng, vọt tới,/ xô bạn vào một ngách đá nhỏ.// Cú xô làm Cá Con va vào vách đá.// Mất mồi,/ con cá dữ tức tối bỏ đi.//
HS đọc đoạn 3.
1 HS khá đọc bài.
1 HS khác đọc bài.
4 HS đọc bài theo yêu cầu.
Luyện đọc theo nhóm.
Thi đọc theo hướng dẫn của GV.
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2, 3.
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON (TT) 	
III.  ... sáng.
Sóng biển xanh như dềnh lên./
Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh. 
Trên mặt biển có những cánh buồm đang lướt sóng và những chú hải âu đang chao lượn.
Mặt trời đang dần dần nhô lên, những đám mây đang trôi nhẹ nhàng.
HS tự viết trong 7 đến 10 phút.
Nhiều HS đọc.
VD: Cảnh biển lúc bình minh thật đẹp. Sóng biển nhấp nhô trên mặt biển xanh. Những cánh buồm đỏ thắm đang lướt sóng. Đàn hải âu chao lượn. Mặt trời lên, những đám mây trắng bồng bềnh trôi.
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết tính độ dài đường gấp khúc ; tình chu vi hình tam giác , hình tứ giác .
* Bài tập cần làm : 1,3,4
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Chu vi hình tam giác. Chu vi hình tứ giác
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là:
3 cm, 4 cm, 5 cm
5 cm, 12 cm, 9 cm
8 cm, 6 cm, 13 cm
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Luyện tập.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Thực hành:
Bài 1:
Bài này có thể nối các điểm để có nhiều đường gấp khúc khác nhau mà mỗi đường đều có 3 đoạn thẳng, chẳng hạn là: ABCD, ABDC, CABD, CDAB, 
Khi làm bài, yêu cầu HS chỉ cần nối các điểm để có một trong những đường gấp khúc trên là được.
Bài 2: HS tự làm, chẳng hạn:
	Bài giải
	Chu vi hình tam giác ABC là:
	2 + 4 + 5 = 11(cm)
	Đáp số: 11 cm.
Bài 3: HS tự làm, chẳng hạn:
	Chu vi hình tứ giác DEGH là:
	4 + 3 + 5 + 6 = 18(cm)
	Đáp số: 18cm.
v Hoạt động 2: Thi đua: giải bằng 2 cách.
 Bài 4:
	a)	Bài giải
	Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:
	3 + 3 + 3+ 3 = 12(cm)
	Đáp số: 12cm.
	b)	Bài giải
	Chu vi hình tứ giác ABCD là:
	3 + 3 + 3 + 3 = 12(cm)
	Đáp số: 12 cm.
Chú ý:
+ Nếu có thời gian, GV có thể liên hệ “hình ảnh” đường gấp khúc ABCDE với hình tứ giác ABCD (độ dài đường gấp khúc ABCDE bằng chu vi hình tứ giác ABCD). Đường gấp khúc ABCDE nếu cho “khép kín” thì được hình tứ giác ABCD.
+ Ở bài 2, bài 3: HS làm quen với cách ghi độ dài các cạnh, chẳng hạn: AB = 2cm, BC = 5m, , DH = 4cm, 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Trò chơi: Thi tính chu vi
GV hướng dẫn cách chơi.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Số 1 trong phép nhân và phép chia.
Hát
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài ra giấy nháp.
HS chỉ cần nối các điểm để có một trong những đường gấp khúc trên.
HS tự làm
HS sửa bài.
HS tự làm
HS sửa bài.
HS 2 dãy thi đua
HS nhận xét 
HS có thể thay tổng trên bằng phép nhân: 3 x 4 = 12 (cm).
HS cả lớp chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết: MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC
I. Mục tiêu
- Nêu được tên , lợi ích của một số cây sống dưới nước .
* kể được tên một số cây sống trơi nổi hoặc cây cĩ rễ cắm sâu trong bùn
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, ảnh trong SGK trang 54, 55. Các tranh, ảnh sưu tầm các loại cây sống dưới nước. Phấn màu, giấy, bút viết bảng. Sưu tầm các vật thật: Cây bèo tây, cây rau rút, hoa sen, 
HS: SGK. Sưu tầm các vật thật: Cây bèo tây, cây rau rút, hoa sen, 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’) Hát bài quả 
GV sẽ chỉ để các nhóm trả lời một cách ngẫu nhiên.
Ví dụ: Quả gì mà chua chua thế Xin thưa rằng quả khế.
Những HS cùng hát về 1 loại quả là 1 nhóm. Do đó, chia lớp thành 5 nhóm tương ứng với: Quả khế, quả mít, quả đất và quả pháo.
2. Bài cũ (3’) Một số loài cây sống trên cạn.
Kể tên một số loài cây sống trên cạn mà các em biết.
Nêu tên và lợi ích của các loại cây đó?
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Một số loài cây sống dưới nước.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Làm việc với SGK
* Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau: 
Nêu tên các cây ở hình 1, 2, 3.
Nêu nơi sống của cây.
Nêu đặc điểm giúp cây sống được trên mặt nước.
NHÓM PHIẾU THẢO LUẬN
* Bước 2: Làm việc theo lớp.
Hết giờ thảo luận.
GV yêu cầu các nhóm báo cáo.
GV nhận xét và ghi vào phiếu thảo luận (phóng to) trên bảng.
GV tiếp tục nhận xét và tổng kết vào tờ phiếu lớn trên bảng.
KẾT QUẢ THẢO LUẬN 
Cây sen đã đi vào thơ ca. Vậy ai cho cô biết 1 đoạn thơ nào đã miêu tả cả đặc điểm, nơi sống của cây sen?
v Hoạt động 2: Trưng bày tranh ảnh, vật thật
Yêu cầu: HS chuẩn bị các tranh ảnh và các cây thật sống ở dưới nước.
Yêu cầu HS dán các tranh ảnh vào 1 tờ giấy to ghi tên các cây đó. Bày các cây sưu tầm được lên bàn, ghi tên cây.
GV nhận xét và đánh giá kết quả của từng tổ.
v Hoạt động 3: Trò chơi tiếp sức
Chia làm 3 nhóm chơi.
Phổ biến cách chơi: Khi GV có lệnh, từng nhóm một đứng lên nói tên một loại cây sống dưới nước. Cứ lần lượt các thành viên trong nhóm tiếp sức nói tên. Nhóm nào nói được nhiều cây dưới nước đúng và nhanh thì là nhóm thắng cuộc.
GV tổ chức cho HS chơi.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Loài vật sống ở đâu? 
Hát
Các nhóm trả lời một cách ngẫu nhiên.
HS trả lời. Bạn nhận xét, bổ sung.
HS thảo luận và ghi vào phiếu.
HS dừng thảo luận.
Các nhóm lần lượt báo cáo.
Nhận xét, bổ sung.
Trả lời: 
Trong đầm gì đẹp bằng sen.
Lá xanh, bông trắng lại xen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
HS trang trí tranh ảnh, cây thật của các thành viên trong tổ.
Trưng bày sản phẩm của tổ mình lên 1 chiếc bàn.
HS các tổ đi quan sát đánh giá lẫn nhau.
Tuần 26 :LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ
I/Mục tiêu :
 - Biết cách làm dây xúc xích trang trí .
- Cắt , dán được dây xúc xích trang trí . Đường cắt tương đối thẳng . Cĩ thể chỉ cắt ,dán được ít nhất ba vịng trịn . Kích thước các vịng trịn của dây xúc xích tương đối đều nhau .
II/Chuẩn bị :
-Dây xúc xích mẫu bằng giáy thủ cơng
-Quy trình làm dây xúc xích trang trí cĩ hình vẽ minh họa cho từng bước 
-Giấy thủ cơng, kéo , bìa dán 
III/Các hoạt động dạy học :
TIẾT 2
1/Ổn định :
2/Ktbc:
-Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
3/Bài mới :
-Giới thiệu bài – ghi tựa 
+Hoạt động 3:
-HS thực hành làm dây xúc xích 
*Mục tiêu : HS làm dây xúc xích bằng giấy thủ cơng , trang trí đẹp 
-Cách tiến hành :
-HS nhắc lại quy trình làm dây xúc xích bằng giấy thủ cơng 
 -Tổ chức cho học sinh thực hành theo nhĩm 4
-GV theo dõi,uốn nắn giúp đỡ 
-Nhắc học sinh cắt các nan giấy cho thẳng theo đường kẻ và cĩ độ dài bằng nhau 
-Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm 
-GV nhận xét – chọn sản phẩm đẹp tuyên dương 
4/Củng cố :
-Gọi học sinh nhắc lại các bước làm dây xúc xích 
-*Dặn : Về làm dây xúc xích trang trí gĩc học tập 
-Nhận xét tiết học
-HS nhắc lại 
-Bước 1:Cắt thành các nan giấy 
-Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích 
-Các nhĩm cùng thực hành 
-Các nhĩm lên trưng bày sản phẩm 
-Lớp nhận xét 
Tiết 26 : Học hát Chim chích bông .
	 Nhạc : Văn Dung 
I. MỤC TIÊU HỌC TẬP
 -Biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
II. CHUẨN BỊ 
	Đàn , bài hát , thanh phách
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức : 
- HS báo cáo sỉ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - GV cho học sinh hát lại các bài hát đã ôn tập.
* GV nhận xét chung
3. Dạy bài mới 
+ Giới thiệu bài : 
 Giới thiệu sơ lược nhạc sĩ Văn Dung và bài hát Chim chích bông , treo bài hát.
+ Học hát
- GV hát mẫu bài hát cho học sinh nghe. 
- Cho học sinh nêu cảm nhận về bài hát.
- Cho học sinh đọc lời bài hát.
a. GV hướng dẫn học sinh hát từng câu
* Câu 1 : Chim chích bông bé tẻo teo. Rất hay trèo từ cành na ra cành bưởi.
- GV hát mẫu , yêu cầu học sinh thực hiện 2, 3 lần.
- Yêu cầu cá nhân thực hiện.
- Nhận xét sửa sai
* Câu 2 : Sang bụi chuối . Em vẫy gọi chích bông ơi.
- GV hát mẫu , 
- Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhiều hình thức.
- Học sinh hát lại câu 1 và câu 2 .
- Nhận xét sửa sai 
* Câu 3 : Luống rau xanh sâu đang phá. Chim xuống nhé có thích không.
- GV hát 
- Yêu cầu cá nhân học sinh thực hiện, nhóm thực hiện.
- Nhận xét sửa sai.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện.
* Câu 4 : Chú chích bông liền sà xuống bắt sâu cùng và luôn mồm thích thích thích , thích thích thích.
- GV hát mẫu , yêu cầu học sinh thực hiện 2,3 lần theo nhiều hình thức
- Yêu cầu học sinh thực hiện, hát lại câu 3 , 4
- Học sinh hát lại 4 câu.
b. GV hướng dẫn học sinh hát cả bài
- GV yêu cầu học sinh hát cả bài hát
- Hát kết hợp gõ phách theo giai điệu bài hát
- Nhận xét , sữa sai
4. Củng cố 
 - GV cho cả lớp hát lại bài hát kết hợp gõ nhịp
 - Nhận xét , đánh giá
5. Dặn dò 
 Chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số
- Học sinh hát kết hợp vận động.
- Học sinh theo dõi
- Học sinh nghe bài hát , nêu cảm nhận về bài hát, đọc lời bài hát
- Học sinh chú ý
- Học sinh thục hiện với nhiều hình thức
- Nhận xét , sửa sai.
- Học sinh nghe
- Học sinh thực hiện với nhiều hình thức.
- Học sinh hát lại câu 2, hát cả hai câu
- Học sinh chú ý
- Học sinh hát theo nhiều hình thức
- Học sinh thực hiện sửa sai
- Học sinh thực hiện
- Học sinh hát câu 3 , 4 , hát cả 4 câu
- Học sinh hát cả bài hát
- Học sinh gõ đệm với nhiều hình thức
- Học sinh hát lại cả bài kết hợp gõ nhịp 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 2 TUAN 26 ckt.doc