Thiết kế giáo án Tổng hợp môn học khối 2 năm 2009 - Tuần 5 (chi tiết)

Thiết kế giáo án Tổng hợp môn học khối 2 năm 2009 - Tuần 5 (chi tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Đọc

· Học sinh đọc trơn được cả bài.

· Đọc đúng các từ ngữ có vần khó hoặc dễ lẫn.

· Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

· Biết phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật.

2. Hiểu

· Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: hồi hộp, ngạc nhiên, loay hoay.

· Hiểu nội dung của bài: Khen ngợi Mai vì em là một cô bé ngoan, tốt bụng, biết giúp đỡ bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

· Tranh minh họa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 40 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án Tổng hợp môn học khối 2 năm 2009 - Tuần 5 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Chủ điểm : TRƯỜNG HỌC
Thứ.ngàytháng..năm
Tập đọc
CHIẾC BÚT MỰC
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Học sinh đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ có vần khó hoặc dễ lẫn.
Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Biết phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật.
2. Hiểu
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: hồi hộp, ngạc nhiên, loay hoay.
Hiểu nội dung của bài: Khen ngợi Mai vì em là một cô bé ngoan, tốt bụng, biết giúp đỡ bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Mít làm thơ.
Sau mỗi HS đọc và trả lời, GV gọi HS khác nhận xét và GV cho điểm.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
GV đọc mẫu lần 1.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
Đọc từng đoạn.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc đoạn 1, 2 trước lớp.
Hỏi: Hồi hộp có nghĩa là gì?
Yêu cầu HS chia nhóm và luyện đọc đoạn 1, 2 theo nhóm.
Các nhóm thi đọc.
Đọc đồng thanh.
2.2. Tìm hiểu đoạn 1, 2
GV nêu câu hỏi SGK.
Chuyển đoạn: Lan đã được viết bút mực còn Mai thì chưa. Vậy chuyện gì đã xảy ra? Chúng ta cùng học tiếp đoạn còn lại để biết điều đó.
HS 1: Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Nghe xong thơ viết về mình, Biết Tuốt phản ứng thế nào?
HS 2: Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Nghe xong thơ của Mít, thái độ của 3 bạn như thế nào?
HS 3: Đọc toàn bài và trả lời câu hỏi: Vì sao các bạn lại rất giận Mít?
HS 4: Đọc toàn bài và trả lời câu hỏi: Con hãy nói một vài câu bênh bạn Mít?
Cả lớp nghe, đọc thầm theo.
Hướng dẫn luyện phát âm, mỗi em chỉ đọc 1 câu cho đến hết đoạn 2.
Nối tiếp nhau đọc đoạn 1, 2. 1 HS đọc cả 2 đoạn.
Hồi hộp có nghĩa là không yên lòng và chờ đợi 1 điều gì đó.
Từng HS đọc trước nhóm của mình. Các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
HS trả lời.
TIẾT 2
2.3.Luyện đọc đoạn 3
GV đọc mẫu lần 1.
Đọc từng câu trong bài.
Đọc từng đoạn.
Tiến hành tương tự như tiết 1.
Thi đọc giữa các nhóm.
Đọc đồng thanh.
2.4. Tìm hiểu đoạn 3, 4.
GV nêu câu hỏi SGK.
2.5. Luyện đọc lại truyện
GV gọi HS đọc theo vai.
Gọi HS đọc toàn bài và hỏi câu hỏi theo nội dung.
Nhận xét, cho điểm.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Gọi 1 HS đọc toàn bài và hỏi: Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?
Dặn HS về nhà đọc lại bài và luôn giúp đỡ người khác.
Cả lớp theo dõi.
HS nối tiếp đọc từng câu cho đến hết bài. Sau đó đọc lại chính xác các từ: loay hoay, nức nở, ngạc nhiên.
HS trả lời.
4 HS đọc.
3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
HS đọc.
Thích Mai vì Mai là người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn bè.
Luôn giúp đỡ mọi người.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
 Thứ.ngàytháng..năm
Kể chuyện
CHIẾC BÚT MỰC
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có thể:
Dựa vào tranh minh họa, gợi ý cuối mỗi tranh và các câu hỏi gợi ý của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.
Biết thể hiện lời kể tự nhiênvà phối hợp lời kể với nét mặt, điệu bộ.
Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nhân vật, từng nội dung của truyện.
Biết theo dõi lời bạn kể.
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa trong SGK phóng to.
Hộp bút, bút mực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 4 HS lên bảng kể lại chuyện Bím tóc đuôi sam.
Gọi HS nhận xét về nội dung, cách kể.
Cho HS điểm.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Kể lại từng đoạn câu chuyện
Hướng dẫn HS nói câu mở đầu.
Hướng dẫn kể theo từng bức tranh.
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Kể phân vai
Hướng dẫn HS nhận vai.
HS kể lại chuyện 2 lần.
Lần 1: GV là người dẫn chuyện.
Lưu ý: sử dụng các đồ dùng trực quan.
Lần 2: 4 HS phối hơp với nhau để kể lại câu chuyện
Nhận xét, cho điểm.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Trong câu chuyện này con thích nhân vật nào? Vì sao?
Theo con ai là người bạn tốt?
Dặn dò HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
4 HS kể theo vai (người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thầy giáo). HS theo dõi bạn kể.
Nhận xét.
Một hôm, ở lớp 1 A, HS đã bắt đầu viết bút mực, chỉ còn có Mai và Lan vẫn phải viết bút chì.
Người dẫn chuyện: giọng thong thả, chậm rãi.
Cô giáo: giọng dịu dàng, thân mật.
Lan: giọng buồn.
Mai: giọng dứt khoát nhưng có chút nuối tiếc.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ.ngàytháng..năm
Chính tả
CHIẾC BÚT MỰC
I. MỤC TIÊU
Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn tóm tắt Chiếc bút mực.
Trình bày hình thức một đoạn văn xuôi: Viết hoa chữ cái đầu câu, chữ đầu đoạn lùi vào một ô, tên riêng phải viết hoa.
Củng cố quy tắc chính tả: ia/ya, l/n, en/eng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ có viết sẵn đoạn văn cần chép.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi học sinh lên bảng kiểm tra.
- Nhận xét, cho điểm từng học sinh.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn tập chép
a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép.
Đọc đoạn văn.
Gọi 1 HS đọc lại.
Hỏi: Đoạn văn này tóm tắt nội dung của bài tập đọc nào?
Đoạn văn này kể về chuyện gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn văn này có mấy câu?
Cuối mỗi câu có dấu gì?
Chữ đầu câu và đầu dòng phải viết thế nào?
Khi viết tên riêng chúng ta phải lưu ý điều gì?
c) Hướng dẫn viết từ khó
Yêu cầu HS đọc và viết bảng các từ khó, dễ lẫn.
d) Chép bài
Theo dõi, chỉnh sửa cho HS.
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: Điền vào chỗ trống ia hay ya?
Gọi HS đọc yêu cầu.
HS tự làm bài.
Bài 3:
a) Tìmnhững từ chứa tiếng có âm đầu l hoặc n.
Đưa ra các đồ vật?
Đây là cái gì?
Bức tranh vẽ con gì?
Người rất ngại làm việc gọi là gì?
Trái nghĩa với già là gì?
b) Tìm những từ chứa tiếng có vần en hoặc eng.
Tiến hành tương tự bài 3a.
Lời giải: xẻng, đèn, khen, thẹn.
3. CỦNG CỐ, DẠN DÒ.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà tìm 5 từ chứa tiếng có vần en; eng; 5 từ chứa tiếng có âm l; n.
- 3 học sinh lên bảng đặt câu có từ ngữ: da, ra, gia.
- HS dưới lớp viết bảng con: khuyên, chuyển, chiều.
Đọc thầm theo GV.
Đọc, cả lớp theo dõi.
Bài Chiếc bút mực.
Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút. Mai lấy bút của mình cho bạn mượn.
Đoạn văn có 5 câu.
Dấu chấm.
Viết hoa. Chữ đầu dòng lùi vào 1 ô.
Viết hoa.
Viết các từ: cô giáo, lắm, khóc, mượn, quên.
Đọc yêu cầu.
3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở bài tập. (Lời giải: tia nắng; đêm khuya; cây mía).
Cái nón.
Con lợn.
Người lười biếng.
Là non.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ.ngàytháng..năm
Tập đọc
MỤC LỤC SÁCH
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Đọc đúng bản Mục lục sách.
Nghỉ hơi sau mỗi cột.
Biết chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện.
2. Hiểu
Các từ ngữ mới: mục lục, tuyển tập, tác giả, tác phẩm, hương đồng cỏ nội, vương quốc.
Biết xem lục sách để tra cứu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 3 HS lên bảng đọc 4 đoạn của bài tập đọc Chiếc bút mực.
1 HS đọc toàn bài.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Luyện đọc
GV đọc mẫu lần 1.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu theo thứ tự.
Gọi 2 đến 3 HS đọc lại cả bài.
2.3. Tìm hiểu bài
GV nêu câu hỏi SGK.
2.4. Luyện đọc lại bài
Gọi 3 HS đọc lại bài và hỏi 1 số câu về nội dung.
Nhận xét cho điểm.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Muốn biét cuốn sách có bao nhiêu trang, có những chuyện gì, muốn đọc từng truyện ta làm gì?
Nhận xét giờ học.
Dặn HS chuẩn bị luyện từ và câu.
HS đọc và trả lời câu hỏi:
Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực?
Chuyện gì đã xảy ra với Lan?
Thái độ của Mai lúc Lan quên bút ra sao?
Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
Nối tiếp nhau đọc từng cau đến hết bài. Ví dụ:
Một.// Quang Dũng.// Mùa quả cọ.// Trang 7.
HS đọc nối tiếp đến hết bài.
HS trả lời.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
 Thứ.ngàytháng..năm
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Phân biệt từ chỉ người, chỉ vật nói chung và từ gọi tên riêng của người, của vật.
Biết viết hoa từ chỉ tên riêng của người, của vật.
Củng cố kỹ năng đặt câu theo mẫu: Ai (hoặc cái gì, con gì) là gì?
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Yêu cầu HS tìm 1 số từ chỉ tên người, tên vật.
Nhận xét và cho điểm từng HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1:
Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc.
Tìm thêm các từ giống các từ ở cột 2.
Các từ ở cột 1 dùng để làm gì?
Các từ dùng để gọi tên một loại sự vật nói chung không phải viết hoa.
Các từ ở cột 2 có ý nghĩa gì?
Các từ dùng để gọi tên của một sự vật cụ thể gọi phải viết hoa.
GV đọc phần đóng khung trong SGK.
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu.
Gọ ... ønh tương tự với các câu còn lại.
Bài tập 2:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS đọc câu a.
Yêu cầu HS đọc mẫu.
Các câu này cùng có nghĩa khẳng định hay phủ định?
Hãy đọc các cặp từ in đậm trong các câu mẫu.
Nêu: khi muốn nói, viết các câu có cùng nghĩa phủ định ta thêm các cặp từ trên vào trong câu.
Yêu cầu HS đọc câu b sau đó nối tiếp nhau nói các câu có nghĩa gần giống câu b.
Tiến hành tương tự với câu c.
Bài tập 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS quan sát tranh và viết tên tất cả các đồ dùng em tìm được ra một tờ giấy.
Gọi 1 số cặp HS lên trình bày.
Có thể tổ chức thành cuộc thi Tìm đồ dùng giữa các tổ.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Yêu cầu HS nêu lại các cặp từ được dùng trong câu phủ định.
Tổng kết giờ học.
Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
Em là HS lớp 2.
Em.
Đặt câu hỏi: Ai là HS lớp 2? (nhiều HS nhắc lại).
Lời giải:
b) Ai là HS giỏi nhất lớp?
HS giỏi nhất lớp là ai?
c) Môn học nào em yêu thích?/ Em yêu thích mon học nào? Môn học em yêu thích là gì?
Tìm những cách nói có nghĩa giống câu sau.
Mẩu giấy không biết nói.
Đọc mẫu trong SGK.
Nghĩa phủ định.
Không  đâu; có  đâu; đâu có.
HS 1: Em không thích nghỉ học đâu.
HS 2: Em có thích nghỉ học đâu.
HS 3: Em đâu có thích nghỉ học.
Đây không phải đường đến trường đâu.
Đây có phải đường đến trường đâu.
Đây đâu có phải đường đến trường.
Đọc đề.
2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát, tìm đồ vật và viết tên.
Từng cặp HS lên bảng, một em đọc tên đồ dùng , em kia chỉ tranh và nói tác dụng.
Cả lớp nghe. Bổ sung nếu còn thiếu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ.ngàytháng..năm
TẬP VIẾT
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Biết viết chữ Đ hoa.
Viết đúng, đẹp cụm từ ứng dụng:Đẹp trường đẹp lớp.
Biết cách nố nét chữ từ Đ sang chữ e.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ kẻ sẵn khung chữ. Chữ Đ hoa đặt trong khung chữ. Viết mẫu cụm từ Đẹp trường đẹp lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Kiểm tra vở viết ở nhà của HS.
Kiểm tra viết bảng chữ D, chữ Dân, cụm từ Dân giàu nước mạnh.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn viết chữ hoa Đ.
a) Quan sát chữ mẫu và quy trình viết
Treo mãu chữ và hỏi: Chữ D hoa gần giống chữ nào đã học?
Yêu cầu HS nêu lại cấu tạo và quy trình viết chữ D hoa và nêu cách viết nét ngang trong chữ Đ hoa.
b) Viết bảng
Yêu cầu HS viết chữ Đ hoa vào trong không trung rồi viết vào bảng con.
Nhận xét, chỉnh sửa lỗi cho HS.
2.3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng
Yêu cầu HS mở Vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng.
Hỏi: Đẹp trường đẹp lớp có mang lại tác dụng gì?
Nêu: Cụm từ có ý khuyên các em giữ gìn lớp học, trường học sạch đẹp.
b) Quan sát và nhận xét cách viết
Hỏi: Đẹp trường đẹp lớp có mấy chữ là những chữ nào, khi viết khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu.
Yêu cầu HS nhận xét về độ cao của các chữ cái.
Khi viết chữ Đẹp ta nối chữ Đ với chữ e như thế nào?
c) Viết bảng
Yêu cầu HS viết bảng chữ Đẹp và chỉnh sửa lỗi cho HS.
2.4. Hướng dẫn viết vào Vở tập viết.
Yêu cầu HS viết: 1 dòng chữ Đ hoa cỡ vừa, 2 dòng chữ Đ hoa cỡ nhỏ, 1 dòng chữ Đẹp cỡ vừa, 1 dòng chữ Đẹp cỡ nhỏ, 3 dòng cụm từ ứng dụng Đẹp trường đẹp lớp, cỡ nhỏ.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Nhận xét giờ học.
Dặn dò HS hoàn thành tốt bài Tập viết.
Gần giống chữ D đã học những khác là chữ Đ hoa có thêm 1 nét ngang.
Trả lời.
Viết bảng con.
Đọc: Đẹp trường đẹp lớp.
Trả lời.
Đẹp trường đẹp lớp có 4 chữ ghép lại, khi viết ta viết khoảng cách giữa các chữ là 1 chữ cái.
Các chữ Đ, l cao 5 li, các chữ đ, p cao 2 li, chữ t cao 1,5 li, các chữ còn lại cao 1 li.
Viết sao cho nét khuyết chữ e chạm vào nét cong phải của chữ Đ.
Viết bảng.
Viết bài.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ.ngàytháng..năm
Tập đọc
MUA KÍNH
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Đọc trơn được cả bài.
Ngắt hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Biết phân biệt lời kể và lời nhân vật.
2. Hiểu
Hiểu tính hài hước của câu chuyện: Cậu bé lười học, không biết chữ lại tưởng nhầm cứ đeo kính là sẽ biết đọc nên mới đi mua kính. Hành động suy nghĩ của cậu làm bác bán kính không nhịn được cười.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra.
Nhận xét và cho điểm từng HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Luyện đọc
GV đọc mẫu lần 1.
Tiến hành tương tự như các tiết trước.
Đoc từng đoạn
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
Yêu cầu HS chia nhóm và luyện đọc trong nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm
Cả lớp đọc đồng thanh.
2.3. Tìm hiểu bài
GV nêu câu hỏi SGK.
2.4. Luyện đọc lại bài
GV cho HS đọc theo vai, có thể thi giữa các nhóm HS với nhau.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Hỏi: Nếu được gặp cậu bé, em sẽ nói gì với cậu.
Tổng kết giờ học.
Khuyến khích HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
+ HS 1: Hãy đọc các đoạn văn miêu tả ngôi trường mới và lớp học.
Tại sao khi bước vào lớp học bạn HS lại thấy vừa bỡ ngỡ, vừa thân quen.
+ HS 2: Đoạn văn nào cho thấy rõ tình cảm của bạn HS với ngôi trường mới. Hãy đọc đoạn văn đó và cho biết bạn HS có tình cảm như thế nào đối với ngôi trường mới?
Cả lớp theo dõi bài đọc.
Nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết bài.
Luyện đọc các từ khó, dễ lẫn (đã giới thiệu ở phần mục tiêu).
Nối tiếp nhau đọc theo đoạn cho đến hết bài.
Đoạn 1: Có một cậu bé  vẫn không đọc được.
Đoạn 2: Bác bán kính thấy thế  thì phải học đi đã.
Thực hành đọc theo nhóm.
HS trả lời.
Muốn đọc được sách cậu phải chăm chỉ học hành. Kính chỉ để giúp những người mắt kém nhìn rõ hơn thôi.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
 Thứ.ngàytháng..năm
Chính tả
NGÔI TRƯỜNG MỚI
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Nghe và viết lại chính xác, không mắc lỗi đoạn cuối tập đoc Ngôi trường mới.
Phân biệt vần ai/ay, âm đầu x/s, thanh hỏi/ thanh ngã trong một số trường hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảngï ghi sẵn nội dung bài tập chính tả.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 HS lên bảng sau đó đọc các từ khó, các từ phân biệt trong bài Chính tả trước cho HS viết lên bảng.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn nghe - viết
a) Ghi nhớ nội dung chính tả
GV đọc đoạn: Dưới mái trường mới đáng yêu đến thế.
Hỏi: Dưới mái trường mới, bạn HS thấy có gì mới?
b) Hướng dẫn trình bày
Tìm các dấu câu trong bài chính tả.
Hỏi thêm về yêu cầu viết chữ các đầu câu, đầu đoạn.
c) Viết chính tả
GV đọc. Mỗi câu, cụm từ đọc 3 lần.
d) Soát lỗi
e) Chấm bài
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Viết từ ngữ theo lời đọc của GV:
Mái nhà, máy cày, thính tai, giơ tay, xa xôi, sa xuống, phố xá, đường xá, ngả đường, ngã ba, vẽ tranh, có vẻ..
1 HS khác đọc lại.
Trả lời theo nội dung bài.
Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than.
Nghe GV đọc và viết lại.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ.ngàytháng..năm
TẬP LÀM VĂN
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Biết trả lời câu hỏi và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định.
Biết soạn mục lục sách đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ viết các câu mẫu của bài tập 1, 2.
Mỗi HS chuẩn bị 1 tập truyện thiếu nhi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Kiểm tra Bài tập 1, Bài tập 3, tiết Tập làm văn tuần 5.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 (làm miệng)
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu 1 HS đọc mẫu.
Hỏi: Câu trả lời nào thể hiện sự đồng ý?
Gọi 3 HS, yêu cầu thực hành với câu hỏi a) Em có đi xem phim không?
Yêu cầu lớp chia nhóm, 3 HS thành 1 nhóm và thực hành trong nhóm với các câu hỏi còn lại.
Tổ chức th hỏi đáp giữa các nhóm.
Bài 2
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Gọi HS đọc mẫu.
Gọi 3 HS đặt mẫu.
Yêu cầu HS tự đặt 3 câu theo 3 mẫu rồi đọc cho cả lớp nghe, nhận xét.
Bài 3
Gọi HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS để truyện lên trước mặt, mở trang mục lục.
Yêu cầu 1 vài em đọc mục lục sách của mình.
Cho HS cả lớp tự làm bài vào Vở bài tập.
Gọi 5 đến 7 HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Nhận xét giờ học.
Dặn dò HS về nhà nhớ đọc sách tham khảo và xem mục lục.
Trả lời câu hỏi bằng hai cách theo mẫu.
Đọc mẫu.
Có, em rất thích đọc thơ.
Không, em không thích đọc thơ.
HS 1: Em (Bạn) có đi xem phim không?
HS 2: Có, em (mình, tớ) rất thích đi xem phim.
HS 3: Không, em (tớ) không thích đi xem phim.
Đọc đề bài.
3 HS đọc, mỗi em đọc 1 câu.
3 HS đặt 3 câu theo 3 mẫu:
Quyển truyện này không hay đâu.
Chiếc vòng của em có mới đâu.
Em đâu có đi chơi.
Thực hành đặt câu.
Đọc đề.
Tìm mục lục cuốn truyện của mình.
Đọc bài.
Làm bài.
Đọc bài viết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tuần 7
Chủ điểm : THẦY CÔ
Thứ.ngàytháng..năm
Tập đọc
NGƯỜI THẦY CŨ

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 6 2009.doc