Thiết kế giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần 27

Thiết kế giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần 27

Toán

 SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ CHIA .

I/ MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Giúp học sinh :

-Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó, số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.

-Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.

2. Kĩ năng : Rèn giải toán nhanh, đúng, chính xác.

3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh.

II/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên : Bảng cài.

2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp.

 

doc 40 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :27
Tiết :	
Toán
 SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ CHIA .
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Giúp học sinh :
•-Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó, số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
•-Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
2. Kĩ năng : Rèn giải toán nhanh, đúng, chính xác.
3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II/ CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên : Bảng cài.
2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1. Bài cũ : PP kiểm tra : Cho 3 em lên bảng làm :
-Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là : a/ 4cm, 7 cm, 9 cm
b/ 12 cm, 8 cm, 17 cm
c/ 11 cm, 7 cm, 15 cm
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : 
A/Giới thiệu phép nhân có thừa số là 1.
Mục tiêu : Biết số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó, số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
-PP giảng giải :Nêu phép nhân 1 x 2 và yêu cầu HS chuyển phép nhân này thành tổng tương ứng.
-Vậy 1 nhân 2 bằng mấy ?
-Tiến hành tương tự với các phép tính 1 x 3 và 1 x 4.
-Từ các phép tính 1 x 2 = 2, 1 x 3 = 3, 1 x 4 = 4 em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 1 với một số ?
-Gọi 3 em lên bảng thực hiện các phép tính :2 x 1, 3 x 1, 4 x 1 ?
-PP hỏi đáp : Khi ta thực hiện phép nhân của một số nào đó với 1 thì kết quả thế nào ?
-Kết luận : Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
B/Giới thiệu phép chia cho 1.
-PP giảng giải : Nêu phép tính 2 x 1 = 2.
-Dựa vào phép nhân trên, em hãy lập phép chia tương ứng.
-Vậy từ 1 x 2 = 2 ta có được phép chia 2 : 1 = 2.
-Tiến hành tương tự với phép tính 1 x 3 = 3, 1 x 4 = 4.
-Từ các phép tính trên, em có nhận xét gì về thương của các phép chia có số chia là 1.
-Kết luận : Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
-Nhận xét.
-Trò chơi.
Hoạt động 2 : Luyện tập, thực hành.
Mục tiêu : Làm đúng bài tập về số 1 trong phép nhân và chia.
-Bài 1 : PP luyện tập : Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố : Khi nhân hay chia một số với 1 thì kết quả như thế nào ?
-Giáo dục tư tưởng. Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-3 em lên bảng làm.Lớp làm nháp.
-Số 1 trong phép nhân và chia.
-HS nêu : 1 x 2 = 1 + 1 = 2
-1 x 2 = 2
-HS thực hiện :
-1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3, vậy 1 x 3 = 3
-1 x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4,vậy 1 x 4 = 4
-Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
-Vài em nhắc lại.
-3 em lên bảng làm : 2 x 1 = 2, 3 x 1 = 3, 4 x 1 = 4.
-Khi ta thực hiện phép nhân một số với 1 thì kết quả là chính số đó.
-Nhiều em nhắc lại.
-Nêu 2 phép chia 2 : 1 = 2
2 : 2 = 1
-Rút ra phép tính 3 : 1 = 3 và 4 : 1 = 4.
-Các phép chia có số chia là 1 có thương bằng số bị chia.
-Nhiều em nhắc lại.
-Trò chơi “Banh lăn”
-HS tự làm bài, đổi chéo vở kiểm tra.
-Điền số thích hợp vào ô trống.
-3 em lên bảng làm, lớp làm vở BT.
1 x 2 = 2 5 x 1 = 5 3 : 1 = 3
2 x 1 = 2 5 : 1 = 5 4 x 1 = 4
-Nhận xét bài bạn.
-Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó. Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
-Học thuộc quy tắc.
v Bổ sung:
v Rút kinh nghiệm:
Tuần :27 	GV:Phạm Văn Danh
Tiết :
Thứ	ngày	 tháng	năm
Tập đọc
 ÔN TẬP ĐỌC & HỌC THUỘC LÒNG / TIẾT 1.
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc.
•-Kiểm tra lấy điểm tập đọc .
•-Đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26. Tốc độ 50 chữ/ 1 phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài. Trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài học.
•-Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “khi nào ?’
 -Ôn cách đáp lời cám ơn của người khác.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc hiểu, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ : Ý thức học tập tốt.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19®26. Viết sẵn câu văn BT2. Vở BT
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra :
-Gọi 3 em đọc bài “Cá sấu sợ cá mập” và TLCH 
-Khách tắm biển lo lắng điều gì ?
-Ông chủ khách sạn nói như thế nào ?
-Vì sao ông chủ quả quyết như vậy ?
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
1. Kiểm tra tập đọc & HTL.
Mục tiêu : Kiểm tra lấy điểm tập đọc &HTL. Đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26. Tốc độ 50 chữ/ 1 phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài. Trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài học.
-PP kiểm tra :
-Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
-Chấm theo thang điểm :
-Đọc đúng từ đúng tiếng : 6 điểm.
-Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp : 1,5 điểm.
-Đạt tốc độ 50 tiếng/ 1 phút : 1,5 điểm.
-Trả lời đúng câu hỏi ; 1 điểm
2. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” 
Mục tiêu: Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào ?’
-Gọi HS đọc yêu cầu .
-PP trực quan : Bảng phụ viết nội dung bài.
a/Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
b/Hoa phượng vĩ nở đỏ rực khi hè về.
-Nhận xét, cho điểm.
3. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm .
 Mục tiêu : Ôn luyện về cách đặt câu hỏi.
-Gọi học sinh nêu yêu cầu .
-PP trực quan- luyện tập : Bảng phụ : 
a/Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.
b/Ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng.
-Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng ? Dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng khi nào ?
-Ve nhởn nhơ ca hát khi nào ? Khi nào ve nhởn nhơ ca hát ?
-Nhận xét, cho điểm.
4.Nói lời đáp lại của em.
Mục tiêu : Ôn cách đáp lại lời cám ơn của người khác.
-Gọi 1 em đọc và giải thích yêu cầu của bài tập.
-PP thực hành : Gọi 1 cặp HS thực hành đối đáp tình huống a.
-GV gợi ý thêm : trong tình huống a có thể nói : Có gì đâu./ Không có chi./ Chuyện nhỏ ấy mà./ Bạn bè phải giúp nhau mà./ Giúp được bạn là mình vui rồi.
-Theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
-Nhận xét.
3.Củng cố : Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài.
-3 em đọc bài và TLCH.
-Khách lo lắng trước tin đồn : bãi tắm có cá sấu.
-Quả quyết : Ở đây làm gì có cá sấu.
-Vì ở đây chỉ có cá mập, mà cá sấu thì sợ cá mập.
-Ôn tập đọc và HTL.
-7-8 em bốc thăm. 
-Đọc 1 đoạn hoặc cả bài.
-1 em đọc yêu cầu.
-Theo dõi. 2 em lên bảng gạch dưới các bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào?”
-PP luyện tập : Lớp làm nhẩm, sau đó làm nháp.
-Ở câu a : Mùa hè.
-Ở câu b : khi hè về. Nhận xét.
-1 em nêu yêu cầu. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
-2 em làm bài trên bảng , mỗi em đặt 1 câu hỏi. Cả lớp làm bài vào vở BT.
-Một số em đọc lại bài.
-Nhận xét, bổ sung.
-Đọc bài .
-Nói lời đáp lại của em.
-Thực hành theo cặp .
-HS1 :Rất cám ơn bạn đã nhặt hộ mình quyển truyện hôm nọ mình đánh rơi. May quá, đấy là quyển truyện rất quý mình mượn của bạn Nguyệt. Mất thì không biết ăn noí 
với bạn ấy ra sao .
-HS2 : Có gì đâu.Thấy quyển truyện không biết của ai rơi giữa sân trường, mình nhặt đem nộp cô giáo. Rất may là của bạn.
-Từng cặp thực hành tiếp tình huống b và c.
b/Dạ không có chi!/ Dạ thưa ông, có gì đâu ạ. Ông đi ạ!
c/Thưa bác, không có chi!/ Dạ, cháu rất thích trông em bé mà./ Lúc nào bác cần, bác cứ gọi cháu nhé!/
v Bổ sung:
v Rút kinh nghiệm:
Tuần :27 	GV:Phạm Văn Danh
Tiết :
Thứ	ngày	 tháng	năm
Tập đọc
ÔN TẬP ĐỌC & HỌC THUỘC LÒNG / TIẾT 2.
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức :
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc
-Mở rộng vốn từ về bốn mùa qua trò chơi.
-Ôn luyện về cách dùng dấu chấm.
2.Kĩ năng : Đọc trôi chảy rõ ràng rành mạch.
3.Thái độ : Phát triển tư duy ngôn ngữ.
II/ CHUẨN BỊ : Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19®26. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
15’
15’
4’
1’
1. Ôn luyện đọc & HTL.
Mục tiêu : Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Đọc trơn các bài tập đọc đã học. Tốc độ 50 chữ/ 1 phút. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
-Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
-Chấm theo thang điểm :
-Đọc đúng từ đúng tiếng : 6 điểm.
-Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp : 1,5 điểm.
-Đạt tốc độ 50 tiếng/ 1 phút : 1,5 điểm.
-Trả lời đúng câu hỏi : 1 điểm.
2. Trò chơi mở rộng vốn từ.
Mục tiêu : Mở rộng vốn từ về bốn mùa qua trò chơi.
-Yêu cầu chia tổ, mỗi tổ chọn 1 tên : Xuân, Hạ, Thu, Đông, Hoa, Quả.
-PP hoạt động : Yêu cầu thành viên từng tổ đứng lên giới thiệu tên của tổ
-GV gợi ý :
-Mùa xuân : Tháng 1.2.3 : mai, đào, vú sữa, quýt
-Mùa hạ : Tháng 4.5.6 : phượng, măng cụt, xoài, vải.
-Mùa thu : Tháng 7.8.9 : cúc, bưởi, cam, na, nhãn.
-Mùa đông : Tháng 10.11.12 :hoa mận, dưa hấu.
-Từng mùa hợp lại mỗi mùa có một đặc điểm riêng, như : ấm áp, nóng nực, oi nóng, mát mẻ, se se lạnh, mưa phùn gió bấc, giá lạnh ..
-Nhận xét, cho điểm.
3. Ôn luyện về dấu chấm.
Mục tiêu : Ôn luyện về dấu chấm.
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
-PP trực quan : Bảng phụ : Ghi nội dung đoạn văn.
-Yêu cầu học sinh tự làm bài.
-Nhận  ...  = 4 y = 15 
-1 em đọc : Cô giáo chia đều 24 tờ báo cho 4 tổ. Hỏi mỗi tổ nhận được mấy tờ báo ?
-Có tất cả 24 tờ báo.
-Nghĩa là chia thành 4 phần bằng nhau.
-Mỗi tổ nhận được mấy tờ báo ?
-Thực hiện phép chia 24 : 4
-1 em lên bảng làm, cả lớp làm vở BT
 Tóm tắt 
4 tổ : 24 tờ báo
1 tổ : ? tờ báo
 Giải
Mỗi tổ nhận được số báo là :
24 : 4 = 6 (tờ)
Đáp số : 6 tờ báo.
-Làm bài : Xếp các hình tam giác thành hình vuông.
-Học ôn số 1 trong phép nhân chia , số 0 trong phép chia. 
v Bổ sung:
v Rút kinh nghiệm:
GV:Phạm Văn Danh
Tuần 27
Tiết :	Thứ	ngày	 tháng	năm
Chính tả
ÔN TẬP KT TẬP ĐỌC & HTL/ TIẾT 8.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Đọc :
•-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng các bài thơ,
•-Củng cố vốn từ qua trò chơi ô chữ.
2.Kĩ năng : Rèn đọc thuộc bài trôi chảy, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức.
3.Thái độ :Ý thức chăm lo học tập.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Phiếu ghi các bài tập đọc có yêu cầu HTL, kẻ ô chữ BT2.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
15’
25’
4’
1’
1.Kiểm tra Tập đọc & Học thuộc lòng.
Mục tiêu : Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng các bài thơ (có yêu cầu học thuộc lòng, Sách Tiếng 
việt Lớp Hai tập 2).
-GV chuẩn bị các phiếu có ghi sẵn những bài tập đọc, 
yêu cầu học sinh HTL.
-Giáo viên yêu cầu học sinh HTL không cầm sách.
-Theo dõi, cho điểm.
-Em nào chưa thuộc về nhà tiếp tục học, tiết sau kiểm tra lại.
2.Trò chơi ô chữ :
Mục tiêu : Củng cố vốn từ qua trò chơi ô chữ.
-PP trực quan : Bảng phụ : kẻ sẵn ô chữ.
-GV gọi 1 em đọc yêu cầu của bài .
-GV nhắc nhở : Đây là kiểu bài tập các em đã làm quen từ học kì I , chỉ khác là nội dung tìm chữ khó hơn vì không có gợi ý chữ cái đầu. GV chỉ vào bảng ô chữ và hướng dẫn cách tìm từ.
-PP giảng giải, gợi mở :
-Theo gợi ý, các em phải đoán từ đó là từ gì ? Người cưới công chúa Mị Nương có 7 chữ cái ?
-Mùa nào rét, lạnh có 4 chữ cái ? Ghi từ vào các ô trống hàng ngang, nhớ viết chữ in hoa, mỗi ô trống ghi 1 chữ cái.
-Cơ quan phụ trách việc chuyển thư từ, điện báo (có 7 chữ cái).
-GV nói : nếu từ tìm được có nghĩa đúng nhu lời gợi ý vừa có số chữ cái thích hợp khớp với số ô trống trên từng dòng thì chắc là từ đúng.
-Ngày Tết của thiếu nhi có trăng đẹp(có 8 chữ cái) ?
-Nơi chứa sách, báo cho mọi người đọc (có 7 chữ cái)
-Con vật đi lạch bạch, lạch bạch (có 3 chữ cái) ?
-Trái nghĩa với dữ (có 4 chữ cái) ?
-Tên dòng sông đẹp ở thành phố Huế (có 9 chữ cái) ?
-GV nhắc tiếp : Sau khi điền đủ các từ vào ô trống theo hàng ngang, em sẽ đọc để biết từ mới xuất hiện ở cột dọc là từ nào ?
-GV dán bảng 3-4 tờ giấy khổ to đã kẻ ô chữ.
-GV nhận xét. 
-Sông Tiền nằm ở miền nào của đất nước ?
-PP truyền đạt : Sông Tiền nằm ở miền Tây Nam Bộ là một trong hai nhánh lớn của sông Mê Công chảy vào Việt Nam (nhánh còn lại là sông Hậu). Năm 2000, cầu Mĩ Thuận rất to, đẹp bắt qua sông Tiền đã được khánh thành.
3.Củng cố : 
-Giáo dục tư tưởng .Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Về nhà xem bài luyện tập chính tả, TLV : viết về một con vật mà em thích.
-HS lên bốc thăm.
-Xem lại bài 2 phút..
-Đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ 
định trong phiếu.
-Quan sát.
-1 em đọc yêu cầu. Quan sát ô chữ và tìm từ thích hợp để điền vào.
-1 em nêu : SƠN TINH.
-1 em nêu : ĐÔNG
-BƯU ĐIỆN.
-Theo dõi.
-TRUNG THU.
-THƯ VIỆN.
-VỊT.
-HIỀN.
-SÔNG HƯƠNG.
-HS trao đổi theo cặp.
-Lớp làm vở BT.
-3-4 nhóm lên thi tiếp sức.
-Đại diện từng nhóm đọc kết quả. 
-Miền Nam.
-Xem bài luyện tập chính tả, TLV : viết về một con vật mà em thích.
v Bổ sung:
v Rút kinh nghiệm:
GV:Phạm Văn Danh
Tuần 27
Tiết :
Thứ	ngày	 tháng	năm
 	 Kiểm tra : ĐỌC – HIỂU. LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
•- Kiểm tra đọc – hiểu . Luyện từ và câu
2.Kĩ năng : Rèn đọc trôi chảy, rõ ràng .
3.Thái độ : Giáo dục học sinh ý thức tự giác học bài, làm bài.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bài tập đọc, đề trắc nghiệm.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
30’
4’
1’
Giáo viên phát đề kiểm tra.
-Bài kiểm tra gồm 2 phần :
1. Đọc thầm mẫu chuyện “Cá rô lội nước”
-PP luyện đọc : Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài.
2. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời :
-PP kiểm tra.
1.Cá rô có màu như thế nào ?
2.Mùa đông, cá rô ẩn náu ở đâu ?
3.Đàn cá rô lội nước mưa tạo ra tiếng động như thế nào ?
4. Trong câu Cá rô nô nức lội ngược trong mưa, từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Con gì ?
5.Bộ phận in đậm trong câu “Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa” Trả lời cho câu hỏi nào ?
-Giáo viên thu bài.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm bài kiểm tra.
3.Củng cố : Nhận xét tiết kiểm tra.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò –Học bài.
-HS nhận đề.
-Đọc bài văn “ Cá rô lội nước”
-HS lần lượt đọc thầm bài (12-15 phút)
-Làm trắc nghiệm chọn ý đúng.
-Giống màu bùn.
-Trong bùn ao.
-Rào rào như đàn chim vỗ cánh.
-Cá rô.
-Như thế nào ?
-Tập đọc bài.
v Bổ sung:
v Rút kinh nghiệm:
GV:Phạm Văn Danh
Tuần 27
Tiết :
Thứ	ngày	 tháng	năm
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG .
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức : 
•- Học thuộc bảng nhân, chia, vận dụng vào việc tính toán.
•- Giải bài toán có phép chia.
2.Kĩ năng : Làm bài đúng, trình bày rõ ràng sạch đẹp.
3.Thái độ : Ý thức tự giác làm bài.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Viết bảng bài 2-3.
2.Học sinh : Sách Toán, vở BT, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra.
a. Đặt tính rồi tính :
45 + 26 62 – 29
34 + 46 80 - 37
b. Tìm x :
 x - 4 = 40 x : 4 = 10
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Mục tiêu : Học thuộc bảng nhân, chia, vận dụng vào việc tính toán.
-PP luyện tập : 
Bài 1 : 
A/ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
-PP hỏi đáp : Khi biết 2 x 4 = 8 có thể ghi ngay kết quả của 8 : 2 và 8 : 4 hay không, vì sao ?
-Nhận xét, cho điểm.
B/ Yêu cầu gì ?
-Khi thực hiện nhân chia với các số đo đại lượng ta thực hiện tính như thế nào ?
-GV gọi 3 em lên bảng.
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 2 : Yêu cầu HS tự làm bài.
-PP hỏi đáp : Khi thực hiện biểu thức trên em thực hiện như thế nào ?
-Khi nhân chia một số với 1 thì kết quả như thế nào ?
-Khi nhân chia một số với 0 thì kết quả như thế nào ?
-Phép chia có số bị chia là 0
Bài 3 : Gọi 1 em đọc đề.
-Nhận xét, chấm một số vở.
3.Củng cố : 
-Nhận xét tiết học. Giáo dục tính cẩn thận chính xác.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò - Ôn số 1, số 0 trong phép nhân, chia 
-Học sinh làm phiếu.
a.Đặt tính rồi tính :
 45 62 34 80
 +26 -29 +46 -37
 71 33 80 43
b.Tìm x :
x - 4 = 40 x : 4 = 10
 x = 40 + 4 x = 10 x 4
 x = 44 x = 40
-Luyện tập chung.
a/Cả lớp làm phần a.
-Khi biết 2 x 4 = 8 có thể ghi ngay kết quả của 8 : 2 và 8 : 4 vì khi lấy tích chia cho thừa số này ta sẽ được thừa số kia.
-Thực hiện nhân chia với các số đo đại lượng.
-Khi thực hiện nhân chia với các số đo đại lượng ta thực hiện tính bình thường, sau đó viết đơn vị đo đại lượng vào sau kết quả.
-3 em lên bảng làm, lớp làm vở.
-Thực hiện từ trái sang phải.
-Kết quả là chính số đó.
-bằng 0
-cũng bằng 0.
-HS làm bài 
a/ 3 x 4 + 8 = 12 + 8
 = 20
3 x 10 – 14 = 30 – 14
 = 16
b/ 2 : 2 x 0 = 1 x 0 
 = 0
 0 x 4 + 6 = 0 + 6 
 = 6
-1 em đọc đề. Có 12 học sinh chia đều thành 4 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy học sinh ?
-1 em lên bảng làm, lớp làm vở.
 Tóm tắt
4 nhóm : 12 HS
1 nhóm : ? HS
 Giải
Số học sinh mỗi nhóm có :
12 : 4 = 3 (HS)
 Đáp số : 3 học sinh. 
-Ôn số 1, số 0 trong phép nhân, chia 
v Bổ sung:
v Rút kinh nghiệm:
GV:Phạm Văn Danh
Tuần 27
Tiết :	 Thứ	ngày	 tháng	năm
 KIỂM TRA : CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
•- Kiểm tra giữa học kì 2 : chính tả – tập làm văn.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết đúng trình bày bài thi rõ ràng sạch đẹp.
3.Thái độ : Ý thức tự giác làm bài.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Đề kiểm tra, giấy thi HS.
2.Học sinh : Giấy nháp, giấy thi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
30’
4’
1’
-Giáo viên phát giấy thi.
1.Chính tả (nghe viết)
-Chọn một đoạn trích trong bài tập đọc (văn xuôi hoặc thơ) có độ dài khoảng dươí 40 chữ, thời gian 15 phút.
-Giáo viên đọc cho HS viết chính tả, bài “Con Vện” (STV/ tr 81)
2.Tập làm văn :
A.Dựa vào câu hỏi gợi ý, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu) nói về một con vật mà em thích.
1.Đó là con gì, ở đâu ?
2.Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật ?
3.Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu ?
-GV photo phiếu phát cho học sinh
3.Củng cố : 
-Nhận xét tiết kiểm tra.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-Học sinh nhận giấy thi.
-Lớp viết chính tả (15 phút) bài “Con Vện”
-Tập làm văn : 
-Học sinh làm bài viết (từ 4-5 câu) theo mẫu giấy quy định.
-Xem lại cách viết văn ngắn.
v Bổ sung:
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 2 daydu tuan 27CKT.doc