Thiết kế giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần 20

Thiết kế giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần 20

 Tiết 96 BẢNG NHÂN 3

I. Mục tiêu: Giúp HS

- Thành lập bảng nhân 3 và học thuộc lòng bảng nhân này.

 - Ap dụng bảng nhân 3 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.

-Thực hành đếm thêm 3.

 -Ham thích học Toán.

II. Chuẩn bị

- GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 3 chấm tròn hoặc 3 hình tam giác, 3 hình vuông. Kẻ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.

- HS: Vở.

III. Các hoạt động

 

doc 32 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 31/01/2009
Ngày dạy : 02/02/2009
 MÔN: TOÁN
 Tiết 96 BẢNG NHÂN 3
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Thành lập bảng nhân 3 và học thuộc lòng bảng nhân này.
 - Aùp dụng bảng nhân 3 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
-Thực hành đếm thêm 3.
 -Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 3 chấm tròn hoặc 3 hình tam giác, 3 hình vuông. Kẻ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định :
2. Bài cũ :Luyện tập.
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tính:
2 cm x 8 = 	; 	2 kg x 6 = 
2 cm x 5 = 	; 	2 kg x 3 = 
Nhận xét cho điểm HS.
3. Bài mới : Bảng nhân 3
v Hướng dẫn lập bảng nhân 3.
 (Tương tự bảng nhân 2)
v Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Yêu cầu HS tự làm bài vào SGK
Bài 2:
Gọi 1 HS đọc đề bài
Hỏi: Một nhóm có mấy HS?
Có tất cả mấy nhóm?
Để biết có tất cả bao nhiêu HS ta làm phép tính gì?
Yêu cầu HS giải vào vở. Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
 - Nhận xét và cho điểm bài làm của HS.
Bài 3:
Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
 - Tiếp sau đó là 3 số nào?
3 cộng thêm mấy thì bằng 6?
Tiếp sau số 6 là số nào?
6 cộng thêm mấy thì bằng 9?
Giảng: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 3.
Yêu cầu tự làm bài tiếp, sau đó chữa bài rồi cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được.
4. Củng cố – Dặn dò 
 - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3 vừa học.
Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà học cho thật thuộc bảng nhân 3.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
-2 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào bảng con.
- Quan sát hoạt động của GV và trả lời câu hỏi của GV.
- Cá nhân đọc bảng nhân 3.
-Cả lớp đọc .
-Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
-Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
-HS đọc.
Một nhóm có 3 HS.
Có tất cả 10 nhóm.
Ta làm phép tính 3 x 10
Làm bài:
Bài giải
Mười nhóm có số HS là:
	3 x 10 = 30 (HS)
	Đáp số: 30 HS.
Bài toán yêu cầu chúng ta đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
Số đầu tiên trong dãy số này là số 3.
Tiếp sau số 3 là số 6.
3 cộng thêm 3 bằng 6.
Tiếp sau số 6 là số 9.
6 cộng thêm 3 bằng 9.
Nghe giảng.
Làm bài tập.
Một số HS đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
--------------------
MÔN: MĨ THUẬT
 Tiết 20 VẼ THEO MẪU VẼ CÁI TÚI XÁCH
(GV bộ môn dạy )
MÔN: TẬP ĐỌC
 Tiết 58,59 ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ 
I. Mục tiêu
-Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn .
 -Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
 -Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc. 
-Hiểu những từ ngữ khó: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, đẵn, ăn năn.
 -Hiểu nội dung bài.
 -Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2. Bài cũ :Thư Trung thu
Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Thư Trung thu.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới :Oâng Mạnh thắng Thần Gió
v Luyện đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài.
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. 
 - Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm).
- Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS
 - Hỏi: Bài tập đọc có mấy đoạn? Các đoạn được phân chia ntn?
 - Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
 (Kết hợp giảng từ ở phần chú giải)
 - Tương tự đoạn 2,3,4,5.
 - Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
v Thi đua đọc
Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
Nhận xét, cho điểm.
 - Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4.
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
Hát
2 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài Thư Trung thu và trả lời câu hỏi cuối bài.
-Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
-Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV
-5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
-Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
- Bài tập đọc được chia làm 5 đoạn:
1 HS đọc bài.
 - 1 HS đọc bài.
- HS tìm cách ngắt sau đó luyện ngắt giọng câu.(như SGV)
HS đọc bài theo yêu cầu.
Theo dõi GV đọc mẫu.
Luyện đọc 2 câu đối thoại giữa Thần Gió và ông Mạnh, sau đó đọc cả đoạn.
MÔN: TẬP ĐỌC
ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIO Ù(TT)
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Tìm hiểu bài
 - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2, 3.
 - Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận?
 - Sau khi xô ngã ông Mạnh, Thần Gió làm gì?
 - Ngạo nghễ có nghĩa là gì?
 - Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió. (Cho nhiều HS kể)
 -Ngôi nhà vững chãi là ngôi nhà ntn?
 - Gọi HS đọc phần còn lại của bài.
 - Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay?(HS khá –giỏi )
 - Thần Gió có thái độ thế nào khi quay trở lại gặp ông Mạnh?
- Aên năn có nghĩa là gì?
 - Oâng Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình?
 - Vì sao ông Mạnh có thể chiến thắng Thần Gió?(HS giỏi)
 - Oâng Mạnh tượng trưng cho ai? Thần Gió tượng trưng cho ai?
 - Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?(HS giỏi)
v Luyện đọc lại bài
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
4. Củng cố – Dặn dò 
 - Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
 - Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà luyện đọc.
- Chuẩn bị: Mùa xuân đến.
- 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Thần xô ông Mạnh ngã lăn quay.(HS TB,Y)
- Thần Gió bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.
- Ngạo nghễ có nghĩa là coi thường tất cả.
- Oâng vào rừng lấy gỗ .viên đá thật to làm tường.
- Là ngôi nhà thật chắc chắn và khó bị lung lay.
- 1 HS đọc đoạn 4, 5 trước lớp.
- Hình ảnh cây cối xung quanh nhà đổ rạp, nhưng ngôi 
nhà vẫn đứng vững, chứng tỏ Thần Gió phải bó tay.
- Thần Gió rất ăn năn.
- Aên năn là hối hận về lỗi lầm của mình.
- Oâng Mạnh an ủi và mời Thần Gió thỉnh thoảng tới chơi nhà ông.
-Vì ông Mạnh có lòng quyết tâm và biết lao động để thực hiện quyết tâm đó.
- Oâng Mạnh tượng trưng cho sức mạnh của người, còn Thần Gió tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên.
- Câu chuyện cho ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ lòng quyết tâm và lao động, nhưng người cần biết cách sống chung (làm bạn) với thiên nhiên.
- 5 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc một đoạn truyện.
-Tùy từng HS.
Ngày soạn : 31 /01/2009 
Ngày dạy : 03/02/2009
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết 20 TRẢ LẠI CỦA RƠI (TT)
(Đã soạn chung tiết 1)
-------------------------
 MÔN : THỂ DỤC
Tiết 39 ĐỨNG KIỂNG GÓT HAI TAY CHỐNG HÔNG 
(GV bộ môn dạy)
----------------------
MÔN: CHÍNH TẢ
 Tiết 39 GIÓ 
I. Mục tiêu
- Nghe và viết lại chính xác bài thơ Gió.
- Trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ với 2 khổ thơ.
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s / x, iêc / iêt.
- Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Thư Trung thu
Yêu cầu HS viết các từ sau: cái tủ, khúc gỗ, cửa sổ, muỗi
GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới : Gió
v Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
Gọi 3 HS lần lượt đọc bài thơ.
Bài thơ viết về ai?
Hãy nêu những ý thích và hoạt động của gió được nhắc đến trong bài thơ.
 b) Hướng dẫn cách trình bày
Bài viết có mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ? 
 c) Hướng dẫn viết từ khó
Hãy tìm trong bài thơ:
+ Các chữ bắt đầu bởi âm r, d, gi; 
+ Các chữ có dấu hỏi, dấu ngã.
Đọc lại các tiếng trên cho HS viết vào bảng. Sau đó, chỉnh sửa lỗi cho HSù.
d) Viết bài
GV đọc bài, đọc thong thả, mỗi câu thơ đọc 3 lần.
e) Soát lỗi
GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các chữ khó cho HS soát lỗi.
g) Chấm bài
Thu và chấm một số bài. Số bài còn lại để chấm sau.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu các em viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại bài cho đúng.
Hát
4 HS lên bảng viết bài, cả lớp viết vào giấy nháp.
HS dưới lớp nhận xét bài của các bạn trên bảng.
- 3 HS lần lượt đọc bài.
- Bài thơ viết về gió.
- Gió thích chơi thân với mọi nhà: gió cù anh mèo mướp; gió rủ ong mật đến thăm hoa; gió đưa những cánh diều bay lên; gió ru cái ngủ; gió thèm ăn quả lê, trèo bưởi, trèo na.
-Bài viết có hai khổ thơ, mỗi khổ thơ có 4 câu thơ, mỗi câu thơ có 7 chữ.
+ Các chữ bắt đầu bởi âm r, d, gi: gió, rất, rủ, ru, diều.
+ Các chữ có dấu hỏi, dấu ngã: ở, khẽ, rủ, bổng, ngủ, quả, bưởi.
- Viết các từ khó, dễ lẫn.
- Viết bài theo lời đọc của GV.
- Soát lỗi, sửa lỗi sai và ghi tổng số lỗi ra lề vở.
HS tự làm bài vào vở bài tập.
------------------
MÔN: TOÁN
Tiết 97 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Giúp HS.Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 3.
- Aùp dụng bảng nhân 3 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
 - Củng cố kĩ năng thực h ... 
Bài 2:
Viết lên bảng: 2 x 3 + 4 = 
Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của biểu thức trên.
Nhận xét: Trong hai cách tính trên, cách 1 là cách đúng. Khi thực hiện tính giá trị của một biểu thức có cả phép nhân và phép cộng ta thực hiện phép nhân trước rồi mới thực hiện phép cộng.
Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
v Giúp HS giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài.
Bài 4: 
Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Củng cố – Dặn dò :
- Yêu cầu HS ôn lại bảng nhân 4.
Tổng kết tiết học.
Chuẩn bị: Bảng nhân 5
Hát
2 HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi và nhận xét xem 2 bạn đã học thuộc lòng bảng nhân chưa.
-Tính nhẩm.
-Cả lớp làm bài vào vở. 1 HS đọc chữa bài, các em còn lại theo dõi và nhận xét bài của bạn.
- 2 x 3 và 3 x 2 đều có kết quả là 6
Khi đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
Theo dõi.
Làm bài. HS có thể tính ra kết quả như sau:
2 x 3 + 4 	= 6 + 4
	= 10
2 x 3 + 4 	= 2 + 7
	= 14
Nghe giảng và tự làm bài. 3 HS lên bảng làm bài.
Mỗi HS được mượn 4 quyển sách. Hỏi 5 HS được mượn bao nhiêu quyển sách?
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Làm bài:
Tóm tắt
1 em mượn	: 4 quyển
5 em mượn	: . . . quyển?
Bài giải
Số quyển sách 5 em HS được mượn la:ø
	4 x 5 = 20 (quyển sách)
	Đáp số: 20 quyển sách.
---------------------
Ngày soạn : 03/02/2009
Ngày dạy :06/02/2009
MÔN: CHÍNH TẢ
Tiết40 MƯA BÓNG MÂY 
I. Mục tiêu
Nghe và viết lại đúng bài thơ Mưa bóng mây.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s / x; iêt / iêc.
Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định :
2. Bài cũ :Gió
Gọi 2 HS lên bảng viết:cá diếc, diệt ruồi.
Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới : Mưa bóng mây
v Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
GV đọc bài thơ Mưa bóng mây.
Cơn mưa bóng mây lạ ntn?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
Các chữ đầu câu thơ viết ntn?
Trong bài thơ những dấu câu nào được sử dụng?
Giữa các khổ thơ viết ntn?
c) Hướng dẫn viết từ khó
Yêu cầu HS đọc các từ khó dễ lẫn và các từ khó viết.
Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
 d) Viết chính tả
GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.
e) Soát lỗi
GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa.
g) Chấm bài
Thu chấm 10 bài.
Nhận xét bài viết.
v Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2
GV đổi tên bài thành: Nối mỗi từ ở cột A với mỗi từ thích hợp ở cột B.
GV chuẩn bị sẵn nội dung bài tập 2 
vào 4 tờ giấy to phát cho mỗi nhóm.
Nhận xét, chữa bài cho từng nhóm.
4. Củng cố – Dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Dặn HS chú ý học lại các trường hợp chính tả cần phân biệt trong bài.
Chuẩn bị: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
Hát
HS thực hiện yêu cầu của GV.
- 1 HS đọc lại bài.
- Thoáng mưa rồi tạnh ngay.
Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 5 chữ.
Viết hoa.
Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
Để cách một dòng.
 - HS tự tìm từ khó.
4 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
HS nghe – viết.
Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
Chia lớp thành 4 nhóm. Thảo luận nhóm và làm. 
Nhóm nào làm xong trước thì mang dán lên bảng.
-----------------------
MÔN: TOÁN
 Tiết100 BẢNG NHÂN 5
I. Mục tiêu
- Giúp HS:Thành lập bảng nhân 5 (5 nhân với 1, 2, 3, . . ., 10) và học thuộc lòng bảng nhân này.
- Aùp dụng bảng nhân 5 để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân.
Thực hành đếm thêm 5.
 - Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 5 chấm tròn .Kẻ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định :
2. Bài cũ :Luyện tập.
Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tính tổng và viết phép nhân tương ứng với mỗi tổng sau:
3 + 3 + 3 + 3 
5 + 5 + 5 + 5
Nhận xét và cho điểm HS.
Gọi HS khác lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 3.
3. Bài mới : Bảng nhân 5 
v Hướng dẫn thành lập bảng nhân 5(Tương tự bảng nhân 4)
v Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
 - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng.
Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở bài tập, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
Tiếp sau số 5 là số nào?
5 cộng thêm mấy thì bằng 10?
Tiếp sau số 10 là số nào?
10 cộng thêm mấy thì bằng 15?
Hỏi: Trong dãy số này, mỗi số đứng sau hơn số đứng trước nó mấy đơn vị?
Yêu cầu HS tự làm tiếp bài, sau đó chữa bài rồi cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được.
Củng cố – Dặn dò 
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 5 vừa học.
Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà học cho thật thuộc bảng nhân 5.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
-1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở nháp:
3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 4 = 12
5 + 5 + 5 + 5 = 5 x 4 = 20
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
- Đọc: Mỗi tuần mẹ đi làm 5 ngày. Hỏi 4 tuần mẹ đi làm mấy ngày?
Làm bài:
Tóm tắt
	1 tuần làm	: 5 ngày
	5 xe	: . . . ngày?
Bài giải
 Số ngày 4 tuần lễ mẹ đi làm là:
 	 5 x 4 = 20 (ngày)
	 Đáp số: 20 ngày.
Bài toán yêu cầu chúng ta đếm thêm 5 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
Số đầu tiên trong dãy số này là số 5.
Tiếp theo 5 là số 10.
5 cộng thêm 5 bằng 10.
Tiếp theo 10 là số 15.
10 cộng thêm 5 bằng 15.
Mỗi số đứng sau hơn mỗi số đứng ngay trước nó 5 đơn vị.
Làm bài tập.
Một số HS đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
-----------------------
MÔN: TẬP LÀM VĂN
 Tiết 20 TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA
I. Mục tiêu
- Biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi về mùa xuân.
- Viết được một đoạn văn có từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè.
- Bước đầu biết nhận xét và chữa lỗi câu văn cho bạn.
II. Chuẩn bị
GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ. Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
HS: SGK. Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định :
2. Bài cũ :Đáp lời chào, lời tự giới thiệu.
Gọi HS đóng vai xử lý các tình huống trong bài tập 2 sgk trang 12.
Nhận xét, cho điểm HS.
3.Bài mới :Tả ngắn về bốn mùa
v Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
GV đọc đoạn văn lần 1.
Gọi 3 – 5 HS đọc lại đoạn văn.
Bài văn miêu tả cảnh gì?
Tìm những dấu hiệu cho con biết mùa xuân đến?
Mùa xuân đến, cảnh vật thay đổi ntn?
Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào?
Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn.
v Hướng dẫn viết được một đoạn văn có từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè. 
Bài 2
GV hỏi để HS trả lời thành câu văn.
Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm?
Mặt trời mùa hè ntn?
 - Khi mùa hè đến cây trái trong vườn ntn?
Mùa hè thường có hoa gì? Hoa đó đẹp ntn?
 - Em thường làm gì vào dịp nghỉ hè?
Em có mong ước mùa hè đến không?
Mùa hè con sẽ làm gì?
Yêu cầu HS viết đoạn văn vào nháp.
Gọi HS đọc và gọi HS nhận xét đoạn văn của bạn.
GV chữa bài cho từng HS. Chú ý những lỗi về câu từ
5.Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết đoạn văn vào Vở.
Chuẩn bị: Tả ngắn về loài chim.
Hát
Thực hiện yêu cầu của GV.
- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi.
- Đọc.
- Mùa xuân đến.
- Mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức, không khí ấm áp. Trên các cành cây đều lấm tấm lộc non. Xoan sắp ra hoa, râm bụt cũng sắp có nụ.
- Nhiều HS nhắc lại.
- Trời ấm áp, hoa, cây cối xanh tốt và tỏa ngát hương thơm.
- Nhìn và ngửi.
- HS đọc.
-Mùa hè bắt đầu từ tháng 6 trong năm.
Mặt trời chiếu những ánh nắng vàng rực rỡ.
Cây cam chín vàng, cây xoài thơm phức, mùi nhãn lồng ngọt lịm
Hoa phượng nở đỏ rực một góc trời.
Chúng con được nghỉ hè, được đi nghỉ mát, vui chơi
Trả lời.
Trả lời.
Viết trong 5 đến 7 phút.
Nhiều HS được đọc và chữa bài.
--------------------
SINH HOẠT LỚP
 TUẦN 11
1.Tổng kết tuần 20 :
*Học tập :
 - HS làm bài đạt kết quả tốt. - Đa số các em nắm được bài.
 - HS còn chậm : Thành, Bảo, Tân.
 - HS tích cực : Đình, Lâm, Thảo Vy, Vân.
 *Hạnh kiểm: 
 - HS còn chơi đánh thẻ 
 - Đa số các em biết lễ phép với thầy cô và người lớn.
*Các hoạt động khác :
 - Xếp hàng ra vào lớp tốt.
 - Tập thể dục giữa giờ tốt.
2.Phương hướng tuần 21 :
*Học tập:
- Duy trì nền nếp học tập tốt.
- Phân công HS khá kèm HS yếu.
- Chuẩn bị học bán trú. 
*Hạnh kiểm:
- Duy trì đạo đức tốt.
- Không đánh nhau với bạn.
*Các hoạt động khác :
- Thực hiện đúng luật giao thông.
- Duy trì nền nếp ra vào lớp tốt.
- Giữ vệ sinh trường lớp.
------------------------------------------
Ngày 06/02/2009
KT duyệt 
Nguyễn Thị Phương Hạnh

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc