Thiết kế giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 29 năm học 2007

Thiết kế giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 29 năm học 2007

TOÁN

CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết các số từ 111 đến 200 gồm các trăm, các chục, các đơn vị.

- Đọc và viết thành thạo các số từ 111 đến 200.

- So sánh được các số từ 111 - 200. Nắm được thứ tự các số từ 111 - 200.

- Đếm được các số trong phạm vi 200.

II. Đồ dùng dạy học:

Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 15 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 29 năm học 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày 02/ 4/ 2007
TOÁN
CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết các số từ 111 đến 200 gồm các trăm, các chục, các đơn vị.
- Đọc và viết thành thạo các số từ 111 đến 200.
- So sánh được các số từ 111 - 200. Nắm được thứ tự các số từ 111 - 200.
- Đếm được các số trong phạm vi 200.
II. Đồ dùng dạy học:
Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
- Đọc và viết số từ 111 - 200.
- Làm việc chung cả lớp.
- Viết và đọc số 111.
111: một trăm mười một.
- Viết và đọc số 243.
243: Hai trăm bốn mươi ba.
- Làm việc cá nhân.
Thực hành:
Bài 1: Viết theo mẫu: 110: một trăm mười.
Bài 2: Số? (Giảm câu b)
Bài 3: > < = ?
123  124 120  152
129  120 186  186
126  122 135  125
136  136 148  128
155  158 199  200
- HS tự làm các bài còn lại.
Tổ chức trò chơi: sắp thứ tự các số. GV tổ chức trò chơi sắp xếp các số giống ở bài học 133.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: các số có ba chữ số.
ĐẠO ĐỨC
GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (T2)
I. Mục tiêu:
1. HS biết:
- Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật.
- Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật.
- Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ.
2. Học sinh có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng của bản thân.
3. HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Tranh minh hoạ cho HĐ1 – Tiết 1.
- Phiếu thảo luận nhóm cho HĐ2 – Tiết 2.
III. Các hoạt động dạy học:
- HĐ 1: Xử lý tình huống.
+ Giáo viên nêu tình huống.
+ Đại diện các nhóm trình bày và thảo luận lớp.
Kết luận: Thuỷ nên khuyên bạn. Cần chỉ đường hoặc dẫn người bị hỏng mắt đến tận nhà cần tìm.
- HĐ 2: Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật.
Kết luận: Khen ngợi HS và khuyến khích HS thực hiện những việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
IV. Củng cố – dặn dò:
Thực hiện đúng những điều đã học.
Thứ ba, ngày 03/4/2007
TOÁN
CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Đọc và viết thành thạo các số có ba chữ số.
- Củng cố về cấu tạo số.
II. Đồ dùng dạy học:
Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Đọc và viết các số từ 111 đến 200.
a) Làm việc chung cả lớp
- Viết và đọc số 243
243: Hai trăm bốn mươi ba.
b- Làm việc cá nhân.
235: ..
Thực hành:
Bài 1: (giảm)
Bài 2: Mỗi số sau ứng với cách đọc nào?
- Làm thứ tự bài tập 1 của bài học.
Bài 3: Viết số tương ứng với lời đọc.
Viết theo mẫu
 Đọc số Viết số
Tám trăm hai mươi 820
Chín trăm mười một 911
Chín trăm chín mươi mốt .
Sáu trăm bảy mươi ba 
Sáu trăm bảy mươi lăm 
Bảy trăm linh năm .
Tám trăm 
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: "So sánh số ba chữ số".
CHÍNH TẢ 
NHỮNG QỦA ĐÀO
I. Mục đích:
1. Chép chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện Những quả đào.
2. Luyện viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lộn: s/x, in/inh.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng phụ viết nội dung đoạn văn cần chép.
III. Các hoạt động dạy học:	
- Kiẻm tra bài cũ: 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
- GV đọc đoạn chép.
- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa?
- Những chữ cái đứng đầu câu và đứng đầu mỗi tiếng trong các tên riêng phải viết hoa.
- HS viết bảng con từ khó.
- HS chép bài vào vở.
- Chấm - sửa bài.
Bài tập 2: 
VD: cửa sổ, cột đình.
a- Điền vào chỗ trống s hay x.?
a- Đang học bài, Sơn bỗng nghe thấy tiếng lạch cạch. Nhìn chiếc lồng sáo treo trước cửa sổ, em thấy lồng trống không. Chú sáo nhỏ tinh nhanh đã sổ lồng. Chú đang nhảy nhảy trước sân. Bỗng mèo mướp xồ tới. Mướp định vồ sáo nhưng sáo nhanh hơn, đã vụt bay lên và đậu trên một cành xoan rất cao.
b- Điền vào chỗ trống in hay inh.
b- To như cột đình - kín như bưng - kính trên nhường dưới - tình làng nghĩa xóm - chín bỏ làm mười.
IV. Củng cố – dặn dò: 
Nhận xét tiết học - Khen ngợi.
KỂ CHUYỆN
NHỮNG QỦA ĐÀO
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng nói: 
- Biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng 1 cụm từ hoặc 1 câu.
- Biết kể lại từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt.
- Biết cùng các bạn phân vai, dựng lại toàn bộ câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể chuyện để nhận xét đúng hoặc kể tiếp được câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết nội dung tóm tắt 4 đoạn của câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy học.
- Kiểm tra bài cũ: 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện kho báu, trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện.
- Đoạn 1:
- Chia đào / Quà của ông
- Đoạn 2:
- Chuyện của Xuân / Xuân làm gì với quả đào? / Xuân ăn đào như thế nào?
- Đoạn 3:
- Chuyện của Vân / Vân ăn đào như thế nào? Cô bé ngây thơ.
- Đoạn 4:
- Chuyện của Việt / Việt đã làm gì với quả đào?/ Tấm lòng nhân hậu.
- Kể từng đoạn câu chuyện dựa vào nội dung tóm tắt BT1.
- HS tập kể từng đoạn trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể theo 2 cách.
- 2, 3 học sinh đại diện cùng kể 1 đoạn. 
- 4 HS đại diện tiếp nối nhau kể 4 đoạn.
- Phân vai dựng lại câu chuyện.
IV. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
TOÁN
SO SÁNH SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết so sánh các số có ba chữ số.
- Nắm được thứ tự các số (không quá 1000). 
II. Đồ dùng dạy học: 
Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Ôn lại cách đọc và viết số có ba chữ số.
Đọc số: Giáo viên treo lên bảng các dảy số viết sẵn và cho học sinh đọc các số đó:
401, 402, 403, 404,  410
121, 122, 123, . 130
151, 152, . 160
551, 552  560
Viết số: Học sinh viết các số vào vở theo lời đọc của giáo viên.
Năm trăm hai mươi mốt: 521
Năm trăm hai mươi hai: 522
Năm trăm hai mươi chín: 529
So sánh các số:
Làm việc chung cả lớp.
234 . 235
235 .. 234
Yêu cầu học sinh so sánh hai số
Giáo viên yêu cầu học sinh xác định số trăm, số chục và số đơn vị
Thực hành chung:
Giáo viên cho học sinh so sánh các cặp số sau:
498  500 241 . 260
259 . 313 247 .. 349
250 .. 219
Một vài học sinh nêu kết quả điền dấu.
Bài 1: Học sinh làm bài vào vở.
Bài 2: Giáo viên viết các số: 395, 695, 375 và yêu cầu khoanh vào số lớp I.
Một học sinh lên bảng làm. Cả lớp nhận xét.
Bài 3: Học sinh chép đề bài rồi tự điền số thích hợp vào ô trống.	
IV. Củng cố - Dặn dò:
Nhận xét tiết học.
TẬP VIẾT
CHỮ HOA: a
I. Mục đích.
* Rèn kĩ năng viết chữ:
1. Biết viết chữ a hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
2. Biết viết ứng dụng câu: ao liền ruộng cả. Viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy học.
Mẫu chữ a đặt trong khung chữ. 
III. Các hoạt động dạy học.
- Kiểm tra bài cũ: 1 HS nhắc lại cụm từ ứng dụng. 
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Chữ hoa a
- HD học sinh quan sát nhận xét.
 a
- Hướng dẫn HS viết bảng con.
 a
- HD học sinh viết cụm từ ứng dụng.
 ao
- Hướng dẫn HS viết bảng con.
- Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
 ao liãưn ruäüng caí
- Chấm – Sửa bài.
IV. Củng cố – dặn dò:
Nhận xét tiết học - Khen ngợi.
THỦ CÔNG 
LÀM VÒNG ĐEO TAY
I. Mục tiêu:
- HS biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy.
- Làm được vòng đeo tay.
- Thích làm đồ chơi, yêu thích chiếc vòng đeo tay do mình làm ra.
II. Chuẩn bị:
Mẫu vòng đeo tay bằng giấy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu vòng đeo tay bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng quan sát.
- Vòng đeo tay được làm bằng gì? Có mấy màu?
- GV hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Cắt thành các nan giấy.
Bước 2: bán nối các nan giấy.
Bước 3: Gấp các nan giấy.
Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay.
IV. Củng cố - Dặn dò:
Nhận xét tiết học .
 Thứ năm, ngày 05/ 4/ 2007
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Luyện tập so sánh các số có ba chữ số.
- Nắm được thứ tự các số (không quá 1000).
- Luyện tập ghép hình.
II. Đồ dùng dạy học:
Bộ lắp ghép hình.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ôn lại cách so sánh số có ba chữ số.
Giáo viên viết bài tập so sánh các số 567 và 569, yêu cầu học sinh nêu cách so sánh các số này.
Hàng trăm:
Chữ số hàng trăm cùng là 5.
Hàng chục: 
Chữ số hàng chục cũng là 6.
Hàng đơn vị: 
7 < 9
Kết luận: 
567 < 369
Giáo viên cho học sinh so sánh tiếp hai số 375 và 369.
375 < 369
Học sinh so sánh và kết luận.
Luyện tập:
Bài 1: Cho học sinh chép bài vào vở, sau đó tự làm.
Viết số trăm chục đơn vị, đọc số
116 1 1 6 một trăm mười sáu.
(Điền các số thích hợp vào chổ chấm)
815 . .. .. .
307 . ...  
Bài 2: Học sinh tự làm
Bài 3: Điền dấu > hoặc < thích hợp vào chổ chấm.
540  590 .. 342 .. 432 ..
670 . 676 .. 987 .. 879 
699 . 701  695  600 + 95
Bài 4: Viết các số 875, 1000, 299, 420 theo thứ tự từ bé đến lớn.
299, 420, 875, 1000.
* Giảm bài số 5.
IV. Củng cố – Dặn dò.
- Nhận xét tiết học. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI – CÂU - ĐỂ LÀM GÌ?
I. Mục đích.
1. Mở rộng vốn từ về cây cối.
2. Tiếp tục luyện tập đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ "Để làm gì?"
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh 3, 4 loài cây ăn quả.
III. Các hoạt động dạy học
- Kiểm tra bài cũ: Viết tên các loài cây ăn qủa.
- Bài mới: Giới thiệu bài: Từ ngữ về cây cối - Câu - Để làm gì?
- HD giải bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV treo tranh 1, 2 HS lên bảng nêu tên các loài cây đó, chỉ các bộ phận của cây.
- rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả, ngọn.
Bài tập 2: (Viết)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Tìm những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây.
- Rễ cây: dài, ngoằn ngoèo, uốn lượn, cong queo, gồ ghề, xù xì, kì dị.
- Gốc cây: to, thô, nham nháp, sần sùi, mập mạp, mảnh mai.
- Thân cây: to, cao, chắc, bạc phếch.
- Cành cây: xum xuê, um tùm, cong queo, trơ trụi.
- Lá: xanh biếc, tươi xanh.
- Hoa: vàng tươi, hồng thắm.
- Quả: vàng rực, đỏ ối, chín mọng
- Bài tập 3: Yêu cầu HS quan sát từng tranh, nói về việc làm của 2 bạn nhỏ trong tranh.
IV. Củng cố – dặn dò: 
Khen ngợi HS làm bài tốt - Nhận xét tiết học
TNXH
MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Nói tên một số con vật sống ở dưới nước.
- Nói tên một số con vật sống ở dưới nước ngọt, nước mặn.
- Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trong SGK – Trang 60, 61.
III. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Làm việc với SGK.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: Có rất nhiều loài vật sống dưới nước, trong đó có những loài vật sống ở nước ngọt (ao, hồ, sông, .) có loài vật sống nước mặn (biển). Muốn cho các loài vật sống dưới nước được tồn tại và phát triển, chúng ta cần giữ sạch nguồn nước.
HĐ2: Làm việc với tranh ảnh các con vật sống dưới nước sưu tầm được.
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình, sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau.
Cho học sinh chơi trò chơi: Thi kể tên các con vật sống dưới nước ngọt, các con vật sống ở nước mặn.
Cho một số học sinh xung phong làm trọng tài.
MĨ THUẬT
NẶN HOẶC XÉ DÁN CON VẬT
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết hình dáng con vật.
- Năn được con vật theo trí tưởng tượng.
- Yêu mến các con vật nuôi trong nhà.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Hình ảnh các con vật có hình dáng khác nhau.
Học sinh: Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Quan sát - Nhận xét.
Giáo viên chỉ cho học sinh thấy bài nặn các con vật khác nhau về hình dáng và màu sắc. 
HĐ2: Cách nặn con vật.
HĐ3: Thực hành.
Trước khi dặn, giáo viên cho học sinh xem hình các con vật qua tranh, ảnh hoặc quan sát các sản phẩm nặn.
+ Nặn hình theo đặc điểm của con vật như: mình, các bộ phận 
+ Tạo dáng hình con vật: Đứng, chạy, nằm .
HĐ4: Nhận xét – đánh giá.
HSQS và liên hệ với sản phẩm của mình.
IV. Dặn dò:
Vẽ hoặc xé dán con vật vào giấy đã chuẩn bị.
Sưu tầm tranh.
Thứ sáu, ngày 06 /4/2007
TOÁN
MÉT
I. Mục tiêu: Giúp HS.
- Nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị mét (m). Làm quen với thước mét. 
- Nắm được quan hệ giữa dm, cm, và m.
- Biết làm các phép tính cộng, trừ (có nhớ) trên số đo với đơn vị là mét.
- Bước đầu tập đo độ dài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Thước mét.
- Một sợi dây dài khoảng 3m.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ôn tập - kiểm tra.
2. Giới thiệu đơn vị đo độ dài mét (m) và thước mét.
Giáo viên hướng dẫn, học sinh quan sát các thước mét.
Độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét.
Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là m.
Giáo viên nói:
Một mét bằng 10 dêximét rồi viết lên bảng:
10 dm = 1m; 1m = 10 dm.
Giáo viên khẳng định lại:
Một mét bằng 100 xăngtimét.
Gọi 1 vài học sinh nhắc lại:
1m = 10 dm; 1m = 100 cm
Thực hành:
Bài 1: Số?
1dm =  cm; .. cm = 1m
1m =  cm; .. dm = 1m
Bài 2: Tính:
17m + 6m = 15m - 6m = 
8m + 30m = 38m - 24m =
47m + 18m = 74m - 59m =
Bài 3: Cây dừa cho 8m, cây thông cao hơn cây dừa 5m. Hỏi cây thông cao bao nhiêu mét?
 Giải
 Cây thông cao là:
 8 + 5 = 13m
 Đáp số: 13m
Bài 4: Viết cm hoặc m vào chổ chấm thích hợp.
a) Cột cờ trong sân trường cao 10 
b) Bút chì dài 19 .
c) Cây cau cao 6 
d) Chú Tư cao 165 ..
IV. Củng cố – Dặn dò:
Nhắc nhỡ HS làm bài chưa xong về nhà làm tiếp.
CHÍNH TẢ 
 HOA PHƯỢNG
I. Mục đích.
1. Nghe viết lại chính xác, trình bày đúng bài thơ 5 chữ Hoa Phượng.
2. Viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x; in/inh.
II. Đồ dùng dạy học.
Bút dạ+ 3 + 4 tờ giấy.
III. Các hoạt động dạy học.
- Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ sau: xâu kim, chim sâu, cao su, đồng xu.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Hoa phượng
- Hướng dẫn nghe viết.
- GV đọc đoạn thơ một lần. 3, 4 HS đọc lại.
- Học sinh viết vào bảng con: Lấm tấm, lửa thẫm, rừng rực.
- Giáo viên đọc, học sinh viết bài.
- Chấm, sửa, bài.
- Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2: 
a) Bầu trời xám xịt như sà xuống sát tận chân trời. Sấm rền vang, chớp loé sáng.
Cây sung già trươc của sổ hút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơ xác, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa dông sầm sập đổ xuống, gõ lên mái tôn loảng xoảng, nước mưa sủi bọt, cuốn qua mảnh sân xi măng thành dòng đục ngầu.
b) Chú Vinh là thương binh. Nhờ siêng năng, biết tính toán, chú đã có một ngôi nhà xinh xắn, vườn cây đầy trái chín, thơm lừng. Chú hay giúp đỡ mọi người nên được gia đình, làng xóm tin yêu, kính phục.
IV Củng cố – dặn dò.	
Giáo viên nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI - CHIA VUI – NGHE VÀ TLCH
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Rèn kỹ năng nói: Tiếp tục rèn cách đáp lời chia vui.
2. Rèn kĩ năng nghe - hiểu:
Nghe kể chuyện sự tích hoa dạ lan hương nhớ và TLCH về nội dung.
Hiểu nội dung câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi các câu hỏi a, b, c.
III. Các hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ:
- 2, 3 cặp học sinh lần lượt lên bảng đối thoại. 
Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1: (Miệng).
HS1: Chúc mừng bạn 8 tuổi/ chúc mừng ngày sinh nhật của bạn.
HS 2: Rất cảm ơn bạn/ cảm ơn bạn đã nhớ ngày sinh nhật của mình.
VD: Với tình huống b, c.
Năm mới bác chúc bố mẹ cháu luôn luôn mạnh khoẻ, làm ăn phát đạt.
Cháu cảm ơn bác. Cháu cũng xin chúc bác sang năm mới luôn luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc ạ.
Bài tập 2: (Miệng) 
1 HS yêu cầu của bài.
Cả lớp quan sát tranh minh hoạ, nói về tranh.
Giáo viên kể chuyện 3 lần.
Câu chuyện: Sự tích hoa dạ lan hương.
Giáo viên treo bảng phụ đã ghi sẵn 4 câu hỏi - HSTL.
Giáo viên chốt lại ý chính.
3, 4 học sinh hỏi - đáp trước lớp theo 4 câu hỏi SGK.
IV. Củng cố – Dặn dò:
Ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi cây hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó.
SHTT
KIỂM ĐIỂM CÔNG TÁC CUỐI TUẦN
SINH HOẠT VĂN NGHỆ TỔ NHÓM
I. Mục đích:
- Tập cho các em biết năm ưu khuyết điểm của mình trong học tập 1 tuần lễ qua.
- Giáo dục HS nêu cao tinh thần phê và tự phê. HS biết phát huy ưu, khắc phục khuyết. Phấn đấu cho tuần sau tốt hơn.
II. Lên lớp:
1. Kiểm điểm theo tổ cá nhân qua các mặt.
- Học tập	- Lao động trực nhật.
- Đạo đức	- VS cá nhân.
2. Bầu cá nhân xuất sắc, tổ xuất sắc.
3. Phổ biến công việc tuần 30.
- Tiếp tục củng cố nề nếp.
- Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra HK II.
- Thực hiện tốt ATGT.
4. Sinh hoạt: Hát tập thể – Hát cá nhân.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan-cuc-29.doc