Thiết kế giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 23 năm 2007

Thiết kế giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 23 năm 2007

I. Mục đích yêu cầu

- Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ mới, các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Phân biệt được lời kể, lời các nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ trong bài: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, đá một cú trời giáng,

- Hiểu nội dung của bài: Qua câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trị lại, tác giả muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh họa bài tập đọc (nếu có).

- HS: SGK.

 

doc 40 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 23 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 23
Ngày 
Môn 
Tiết 
Tên bài dạy 
Thứ hai 
12/ 2 / 07
SH ĐT 
T Đ 2
T
Đ Đ 
23
73 , 74
111
23
Bác sĩ Sói
Số bị chia – Số chia – Thương (GT)
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (T1) 
Thứ ba 
13 / 2 / 07
TD 
CT
T
KC 
AN 
45
45
112
23
67
Trò chơi :” Kết bạn “
TC: Bác sĩ Sói 
Bảng chia 3
Bác sĩ Sói 
Học hát : Bài Chú chim nhỏ dễ thương 
Thứ tư 
14 / 2 / 07
MT
T Đ
T 
LTC 
68
75
113
23
Vẽ tranh : Đề tài mẹ hoặc cô giáo 
Nội quy Đảo Khỉ 
Một phần ba ( GT )
TN về muôn thú . Đặt và TLCH : Như thế nào ?
Thứ năm 
22 / 2 / 07
TD
CT 
T
TV
TC
46
46
114
23
69
Đi nhanh chuyển sang chạy . TC : “ Kết bạn “
NV : Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên 
Luyện tập ( GT )
Chữ hoa T
Ôn tập chương II : Phối hợp gấp , cắt , dán hình 
Thứ sáu 
23 / 2 / 07
TNXH
TLV
T
NHĐ
23
23
115
3
Ôn tập : Xã hội 
Đáp lời khẳng định . Viết nội quy 
Tìm một thừa số của phép nhân ( GT )
Thức ăn tốt và không tốt cho răng và nướu 
Thứ hai , ngày 12 tháng 2 năm 2007 
TẬP ĐỌC
Tiết 73 , 74 : BÁC SĨ SÓI 
I. Mục đích yêu cầu 
Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ mới, các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Phân biệt được lời kể, lời các nhân vật.
Hiểu nghĩa các từ trong bài: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, đá một cú trời giáng,
Hiểu nội dung của bài: Qua câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trị lại, tác giả muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa bài tập đọc (nếu có).
HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ Cò và Cuốc.
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc Cò và Cuốc.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới 
Giới thiệu: Yêu cầu HS mở sgk trang 40 và đọc tên chủ điểm của tuần.
Giới thiệu: Bác sĩ Sói.
v Hoạt động 1: Luyện đọc bài 
GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng đọc:
+ Giọng kể: vui vẻ, tinh nghịch.
+ Giọng Sói: giả nhân, giả nghĩa.
+ Giọng Ngựa: giả vờ lễ phép và rất bình tĩnh.
- Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các em.
- Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp)
- Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.
- Bài tập đọc gồm mấy đoạn? Các đoạn được phân chia ntn?
- Trong bài tập đọc có lời của những ai?
- Giảng: Vậy chúng ta phải chú ý đọc để phân biệt lời của họ với nhau.
- Mời 1 HS đọc đoạn 1.
+ Khoan thai có nghĩa là gì?
- HD HS cách ngắt giọng câu dài của đoạn, GV giảng chính xác lại cách đọc rồi viết lên bảng và cho cả lớp luyện đọc câu này.
- Đoạn văn có nhiều lời đối thoại giữa Sói và Ngựa, khi đọc lời của Sói, các con cần đọc với giọng giả nhân, giả nghĩa (đọc mẫu), khi đọc giọng của Ngựa, các con cần đọc với giọng lễ phép và rất bình tĩnh (đọc mẫu).
- Đoạn văn này là lời của ai?
- Để đọc hay đoạn văn này, các con cần đọc với giọng vui vẻ, tinh nghịch.
- Mời HS đọc đoạn 
- Yêu cầu HS đọc chú giải các từ: phát hiện, bình tĩnh, làm phúc , cú đá trời giáng.
- Gọi HS đọc đoạn trong nhóm 
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
v Hoạt động 2: Thi đua đọc bài 
- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc nối tiếp, phân vai. Tổ chức cho các cá nhân thi đọc đoạn 2.
- Nhận xét và tuyên dương các em đọc tốt.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS dưới lớp lắng nghe và nhận xét bài đọc, nhận xét câu trả lời của bạn.
- Chủ điểm Muông thú.
Theo dõi GV giới thiệu.
- Theo dõi GV đọc bài. 
- HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài.
- Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh: rỏ dãi, lễ phép, huơ, toan, khoan thai, giả giọng, vỡ tan.
- Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu.
- Bài tập đọc gồm ba đoạn:
+ Đoạn 1: Thấy Ngựa đang ăn cỏ  tiến về phía Ngựa.
+ Đoạn 2: Sói đến gần  Phiền ông xem giúp.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Bài tập đọc có lời của người kể chuyện, lời của Sói, lời của Ngựa.
- 1 HS khá đọc bài.
+ Khoan thai có nghĩa là thong thả, không vội.
- Luyện ngắt giọng câu:
Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt,/ một ống nghe cặp vào cổ,/ một áo choàng khoác lên người,/ một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu.//
Thấy Sói đã cúi xuống đúng tầm,/ nó tung vó đá 1 cú trời giáng,/ làm Sói bật ngửa,/ bốn cẳng huơ giữa trời,/ kính vỡ tan,/ mũ văng ra//
- Đoạn văn này là lời của người kể chuyện.
- HS đọc từng đoạn trước lớp
- HS đọc phần chú giải 
- HS đọc bài.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Thi đọc theo hướng dẫn của GV.
TIẾT 2
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
- GV đọc lại toàn bài một lần.
- Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?
- Vì thèm rỏ dãi mà Sói quyết tâm lừa Ngựa để ăn thịt, Sói đã lừa Ngựa bằng cách nào?
-NNgựa đã bình tĩnh giả đau ntn?
- Sói định làm gì khi giả vờ khám chân cho Ngựa?
- Sói định lừa Ngựa nhưng cuối cùng lại bị Ngựa đá cho một cú trời giáng, em hãy tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá. (Hướng dẫn HS đọc kĩ hai câu cuối bài để tả lại cảnh này)
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 3.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS, sau đó yêu cầu HS thảo luận với nhau để chọn tên gọi khác cho câu chuyện và giải thích vì sao lại chọn tên gọi đó.
- Qua cuộc đấu trí của Sói và Ngựa, câu chuyện muốn gửi đến chúng ta bài học gì?
v Hoạt động 2: Luyện đọc lại truyện
- GV tổ chức cho HS đọc lại bài theo hình thức phân vai.
3. Củng cố – Dặn dò
Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?
GV nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Chuẩn bị: Nội quy Đảo Khỉ.
- Theo dõi bài đọc của GV và đọc thầm theo.
- Đọc đoạn 1 và trả lời: Sói thèm rỏ dãi.
- Sói đã đóng giả làm bác sĩ đang đi khám bệnh để lừa Ngựa.
- Khi phát hiện ra Sói đang đến gần. Ngựa biết là cuống lên thì chết bèn giả đau, lễ phép nhờ “bác sĩ Sói” khám cho cái chân sau đang bị đau.
- Sói định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa cho Ngựa hết đường chạy.
- HS phát biểu ý kiến : Nghe Ngựa rên rỉ kêu đau và nhờ khám bệnh, Sói tưởng đã lừa được Ngựa thì mừng lắm. Nó bèn mon men lại phía sau Ngựa định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa, chẳng ngờ đâu Ngựa đã chuẩn bị sẵn sàng nên khi vừa thấy Sói cúi xuống đúng tầm, Ngựa liền tung một cú đá trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra.
- 1 HS đọc bài.
- Thảo luận và đưa ra ý kiến của nhóm. Ví dụ: 
+ Chọn tên là Sói và Ngựa vì đây là hai nhân vật chính của truyện.
+ Chọn tên là Lừa người lại bị người lừa vì tên này thể hiện nội dung chính của truyện.
+ Chọn tên là Chú Ngựa thông minh vì câu chuyện ca ngợi sự thông minh nhanh trí của Ngựa.
- Qua câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trị lại, tác giả muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.
- Luyện đọc lại bài.
HS trả lời.
Bạn nhận xét.
TOÁN
Tiết 111 : SỐ BỊ CHIA – SỐ CHIA – THƯƠNG
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS:
Biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia.
2Kỹ năng: Củng cố các tìm kết quả của phép chia.
3Thái độ:Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bộ thực hành Toán.
HS: Vơ.û Bộ thực hành Toán.
III. Các hoạt động bdạy học 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ : Luyện tập.
GV nhận xét 
2. Bài mới 
Giới thiệu bài : 
v Hoạt động 1: Giúp HS biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia.
Giới thiệu tên gọi của thành phần và kết quả phép chia.
- GV nêu phép chia 6 : 2
- GV gọi HS đọc: “Sáu chia hai bằng ba”.
- GV chỉ vào từng số trong phép chia (từ trái sang phải) và nêu tên gọi:
6	 	:	2	=	3
Số bị chia	 Số chia	 Thương
- GV nêu rõ thuật ngữ “thương”
- Kết quả của phép tính chia (3) gọi là thương.
- GV có thể ghi lên bảng:
Số bị chia	Số chia	Thương
6	 : 2	=	 3
	Thương
- Yêu cầu HS nêu ví dụ về phép chia, gọi tên từng số trong phép chia đó.
-GV nhận xét 
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: 
Bài 2: Ở mỗi cặp phép nhân và chia, HS tìm kết quả của phép tính rồi viết vào vở. Chẳng hạn:
2 x 6 = 3
6 : 2 = 3	 
Bài 3: Qua ví dụ (mẫu) ở SGK cần nêu lại:
	8 : 2 = 4
2 x 4 = 8
	8 : 4 = 2
Từ một phép nhân (2 x 4 = 8) có thể lặp lại hai phép chia tương ứng ( 8 : 2 = 4 và 8 : 4 = 2).
Yêu cầu HS làm tiếp theo mẫu.
GV nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Bảng chia 3
2 HS lên bảng sửa bài 3.
Bài giải
Số lá cờ của mỗi tổ là:
 18 : 2 = 9 (lá cờ)	
Đáp số: 9 lá cờ
Bạn nhận xét.
- HS tìm kết quả của phép chia
6 : 2 = 3.
- HS đọc: “Sáu chia hai bằng ba”.
HS lập lại.
HS lập lại.
HS lập lại.
- HS nêu ví dụ về phép chia,  ... át và giúp bạn minh họa bằng tranh ảnh.
Chẳng hạn:
+ Nhóm 1: Nói về gia đình.
 Những công việc hằng ngày của các thành viên trong gia đình là: Oâng bà nghỉ ngơi, bố mẹ đi làm, em đi học, 
 Vào những lúc nghỉ ngơi, mọi người trong gia đình đều vui vẻ: Bố đọc báo, mẹ và ông bà chơi với em
 Đồ dùng trong gia đình có nhiều loại. Về đồ sứ có: bát, đĩa, ; về đồ nhựa có xô, chậu, bát, rổ rá,  Để giữ cho đồ dùng bền đẹp, khi sử dụng ta phải chú ý cẩn thận, sắp xếp ngăn nắp.
 Cần phải giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở và có các biện pháp phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
HS nhận phiếu và làm bài.
HS thực hành nối các câu ở cột A với câu tương ứng ở cột B. 
HS kể. Bạn nhận xét.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 24 : ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH – VIẾT NỘI QUY
I. Mục đích yêu cầu 
1Kiến thức: 
Biết đáp lời khẳng định trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
2Kỹ năng: 
Ghi nhớ và viết lại được từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường.
3Thái độ: 
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa bài tập 1, nếu có. Bản nội quy của trường.
HS: Vở
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ Tả ngắn về loài chim.
Gọi 2, 3 HS lên bảng, yêu cầu thực hành đáp lời xin lỗi trong các tình huống đã học.
Em thích nhất loài chim nào?
Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới 
Giới thiệu bài : 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 : 
Treo tranh minh họa và yêu cầu HS đọc lời của các nhân vật trong tranh.
Khi bạn nhỏ hỏi cô bán vé – Cô ơi, hôm nay có xiếc hổ không ạ? Cô bán vé trả lời thế nào?
Lúc đó, bạn nhỏ đáp lại lời cô bán vé thế nào?
Theo em, tại sao bạn HS lại nói vậy? Khi nói như vậy bạn nhỏ đã thể hiện ntn?
Bạn nào có thể tìm được câu nói khác thay cho lời đáp lại của bạn HS.
Cho một số HS đóng lại tình huống trên.
Bài 2 :
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài. Chú ý HS có thể thêm lời thoại nếu muốn.
Gọi 1 HS cặp HS đóng lại tình huống 1.
Yêu cầu cả lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác.
Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
v Hoạt động 2: Giúp HS ghi nhớ và viết lại được từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường.
Bài 3 :
Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc Nội quy trường học.
Yêu cầu HS tự nhìn bảng và chép lại 2 đến 3 điều trong bản nội quy.
GV chấm 1 số vở.
3. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS thực hành đáp lại lời khẳng định của người khác trong cuộc sống hằng ngày. 
Chuẩn bị: Đáp lời phủ định
2, 3 HS lên bảng trả lời theo câu hỏi của GV, bạn nhận xét.
2 HS thực hiện đóng vai, diễn lại tình huống trong bài.
Cô bán vé trả lời: Có chứ!
Bạn nhỏ nói: -Hay quá!
Bạn nhỏ đã thể hiện sự lịch sự, đúng mực trong giao tiếp.
Ví dụ: Tuyệt thật./ Thích quá! Cô bán cho cháu một vé với./
Một số cặp HS thực hành trước lớp.
1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp cùng suy nghĩ.
HS làm việc theo cặp.
Tình huống a)
Mẹ ơi, đây có phải con hươu sao không ạ?
Trông nó đẹp quá, mẹ nhỉ./ Trông nó lạ quá, mẹ nhỉ./ Nó hiền lành và đáng yêu quá, phải không mẹ./ Oâi, bộ lông của nó mới tuyệt làm sao./ Cái cổ của nó phải dài mấy mét ấy mẹ nhỉ./
HS dưới lớp nhận xét và đưa ra những lời đáp án khác, nếu có.
Một số đáp án:
b) Thế hả mẹ?/ Nó chẳng bao giờ bị ngã đâu, mẹ nhỉ./ Thế thì nó còn giỏi hơn cả hổ vì hổ không biết trèo cây, mẹ nhỉ./..
c) Bác có thể cho cháu gặp bạn ấy một chút, được không ạ?/ Bác vui lòng cho cháu gặp Lan một chút nhé!/ May quá, cháu đang có việc muốn hỏi bạn ấy. Bác cho phép cháu lên nhà gặp Lan, bác nhé!/
2 HS lần lượt đọc bài.
HS tự nhìn bảng và chép lại 2 đến 3 điều trong bản nội quy.
TOÁN
Tiết 115 : TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS:Biết cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia.
2Kỹ năng: Biết cách trình bày bài giải.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn.
HS: Bảng con. Vở.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ Luyện tập
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu bài : 
v Hoạt động 1: Giúp HS: Biết cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia.
Oân tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa có bao nhiêu chấm tròn ?
HS thực hiện phép nhân để tìm số chấm tròn. GV viết lên bảng như sau:
 	2	 x	3	=	6
Thừa số thứ nhất	Thừa số thứ hai 	Tích
Từ phép nhân 2 x 3 = 6, lập được hai phép chia tương ứng:
6 : 2 = 3. Lấy tích (6) chia cho thừa số thứ nhất (2) được thừa số thứ hai (3)
6 : 3 = 2. Lấy tích (6) chia cho thừa số thứ hai (3) được thừa số thứ nhất (2)
Nhận xét: Muốn tìm thừa số này ta lấy tích chia cho thừa số kia.
2. Giới thiệu cách tìm thừa số x chưa biết
GV nêu: Có phép nhân X x 2 = 8
Giải thích: Số X là thừa số chưa biết nhân với 2 bằng 8. Tìm X.
Từ phép nhân X x 2 = 8 ta có thể lập được phép chia theo nhận xét “Muốn tìm thừa số X ta lấy 8 chia cho thừa số 2”.
GV hướng dẫn HS viết và tính: X = 8 : 2
	 X = 4
GV giải thích: X = 4 là số phải tìm để được 4 x 2 = 8.
Cách trình bày: 	X x 2 = 8
	X = 8 :2
	X = 4
GV nêu: 3 x X = 15
Phải tìm giá trị của X để 3 x với số đó bằng 15.
Nhắc lại: Muốn tìm thừa số X ta lấy 15 chia cho thừa số 3.
- 	GV hướng dẫn HS viết và tính:X = 15 : 3
	 X = 5
X = 5 là số phải tìm để được 3 x 5 = 15.
Trình bày: 	3 x X	 = 15
	X = 15 : 3
	X = 5
Kết luận: Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia (như SGK)
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS tính nhẩm theo từng cột.
Bài 2: Tìm x (theo mẫu). HS nhắc lại kết luận trên.
Bài 3: Tìm y ( tương tự như bài 2)
Bài 4: 
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia 20 : 2 = 10
GV nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
2 HS lên bảng thực hiện. Bạn nhận xét.
Sửa bài 5:
 Bài giải
	 Số can dầu là:
	27 : 3 = 9 (can)
 	Đáp số: 9 can dầu.
- 6 chấm tròn.
2 x 3 = 6
6 : 2 = 3
6 : 3 = 2
HS lập lại.
HS viết và tính: X = 8 : 2
	X = 4
HS viết vào bảng con.
HS nhắc lại: Muốn tìm thừa số X ta lấy 15 chia cho thừa số 3.
- HS viết và tính:X = 15 : 3
	 X = 5
HS viết vào bảng con.
HS lặp lại.
1/ HS tính nhẩm 
2 x 4 = 8 3 x 4 = 12 3 x 1 = 3 
8 : 2 = 4 12 : 3 = 4 3 : 3 =1
8 : 4 = 2 12 : 4 = 3 3 : 1 = 3
2/ HS nêu quy tắc làm bảng con 
Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia
X x 3 = 12
X = 12 : 3
X = 4
3 x X = 21
X = 21 : 3
X = 7
HS thực hiện phép chia 20 : 2 = 10
HS lên bảng thực hiện. HS dưới lớp giải vào vở.
 Bài giải
	 Số bàn học là:
20 : 2 = 10 (bàn)
	 Đáp số: 10 bàn học
NHA HỌC ĐƯỜNG
Tiết 3 : THỨC ĂN TỐT VÀ KHÔNG TỐT CHO RĂNG VÀ NƯỚU
I Mục tiêu 
HS hiểu và biết lựa chọn :
Thức ăn tốt cho răng và nướu 
Thức ăn không tốt cho răng và nướu 
II Chuẩn bị : 
Tranh vẽ hay mô hình cao su các thức ăn tốt ( thơm , cam ,mận , củ sắn , đu đủ  ) và thức ăn không tốt ( kẹo , bánh ngọt , kem ,nước ngọt  )cho răng và nướu . Hay mẫu thức ăn thật 
III Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1 Bài cũ :
- Thế nào là bàn chải tốt ?
- Thế nào là bàn chải cần phải thay ?
- Em giữ gìn bàn chải đánh răng của em như thế nào ?
2 Bài mới :
Hoạt động 1 : GV chia mô hình thức ăn thành 2 nhóm 
Chia lớp làm 2 nhóm và cho đại diện 2 nhóm lên chọn thức ăn tốt và không tốt cho răng và nướu 
GV giải thích thêm cho HS biết nhóm nào là thức ăn tốt cho răng và nướu : Nhóm thức tốt là những thức ăn cần thiết cho sự phát triển của cơ thể hay sự phát triển của răng và nướu 
Giải thích cho HS biết nhóm thức ăn không tốt cho răng và nướu : Là những thức ăn hay thức uống có ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể hay răng và nướu 
Hoạt động 2 : Hoạt động cả lớp 
Hãy kể tên một vài loại thức ăn tốt cho răng và nướu 
Hãy kể tên một vài loại thức ăn không tốt cho răng và nướu 
Giải thích cho HS hiểu thức ăn này ũng cần cho cơ thể nhưng nó có nhiều đường  ăn liên tục thì bị sâu răng và song nướu nhiều hơn 
Nếu có ăn bánh kẹo em sẽ làm gì ngay sau khi đó GV rút ra bài học 
Hoạt động 3 : Trò chơi “ Ai nhanh tay “
Chia lớp làm 2 nhóm và cho HS chọn thức ăn tốt và không tốt cho răng và nướu 
GV nhận xét tuyên dương 
Dặn dò HS nên ăn nhóm thức ăn tốt cho răng và nướu , hạn chế ăn những thức ăn không tốt cho răng và nướu 
Dặn dò : 
Về nhà thực hiện tốt những gì đã học 
- Bàn chải cán thẳng vừa tầm tay , lông bàn chảicó độ cao bằng nhau 
- Bàn chải bị phai màu , lông bàn chải bị toe 
- Sạch sẽ , khô ráo 
N 1 : Thức ăn tốt cho răng và nướu : Các loại trái cây như xoài , am , quýt 
N : Thức ăn không tốt cho răng và nướu : Bánh ngọt , kẹo .
Cá , trứng , cua , ốc , tôm 
+ Dầu phộng , dầu thực vật , mỡ 
+ Cam , khóm , đu đủ , củ đậu , sữa 
Bánh ngọt , kem , kẹo éo , mè xửng , nước ngọt nhiều đường 
Chải răng ngay sau khi ăn 
HS nêu lại bài học 
HS chọn 
+ N 1 : Thức ăn không tốt cho răng và nướu 
+ N 2 : Thức ăn tốt cho răng và nướu 

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 2 TUAN 23 CHUAN KTKN.doc