I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có thể:
- Chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ.
- Chỉ và nói tên một số tuyến tiêu hóa và dịch tiêu hóa.
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh vẽ cơ quan tiêu hóa phóng to và các phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
III. Lên lớp.
- Bài cũ: làm gì để cơ và xương phát triển tốt?
Kết luận: Ta không nên mang các vật quá nặng, cần ăn uống đầy đủ.
- Bài mới: Cơ quan tiêu hóa.
- Khởi động: trò chơi: “Chế biến thức ăn”.
- GV giới thiệu sơ bộ đường đi của thức ăn từ miệng xuống dạ dày, ruột non
- Bước 1: GVHD trò chơi gồm 3 động tác: Nhập khẩu, vận chuyển, chế biến
TUẦN 5 GV:Lê Thị Thuý Huyên TỰ NHIÊN XÃ HỘI CƠ QUAN TIÊU HÓA I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ. - Chỉ và nói tên một số tuyến tiêu hóa và dịch tiêu hóa. II. Đồ dùng dạy học. Tranh vẽ cơ quan tiêu hóa phóng to và các phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. III. Lên lớp. - Bài cũ: làm gì để cơ và xương phát triển tốt? Kết luận: Ta không nên mang các vật quá nặng, cần ăn uống đầy đủ. - Bài mới: Cơ quan tiêu hóa. - Khởi động: trò chơi: “Chế biến thức ăn”. - GV giới thiệu sơ bộ đường đi của thức ăn từ miệng xuống dạ dày, ruột non - Bước 1: GVHD trò chơi gồm 3 động tác: Nhập khẩu, vận chuyển, chế biến - Bước 2: Tổ chức cho HS chơi. + HĐ1: Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ ống tiêu hóa. - Bước 1: Làm việc theo cặp. Sơ đồ ống tiêu hóa: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. - Bước 2: Làm việc cả lớp. Thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi đâu? - Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non, biến thành chất bổ dưỡng ở ruột non, các chất bổ được thấm vào máu đi nuôi cơ thể, các chất bã được đưa xuống ruột già và thải ra ngoài. + HĐ2: Quan sát, nhận biết các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ. - Qúa trình tiêu hóa thức ăn cần có sự tham gia của các dịch tiêu hóa. - HSQS hình 2 (SGK). Kể tên các cơ quan tiêu hóa? - Cơ quan tiêu hóa gồm có: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt, gan, tụy. - Trò chơi: Ghép chữ vào hình. GV cho các nhóm nhận biết và nhớ vị trí các cơ quan tiêu hóa để ghép chữ vào hình. Sau khi hoàn thành, các nhóm dán sản phẩm của nhóm mình lên bảng. GV khen ngợi nhóm nào làm đúng, nhanh. IV. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: “Tiêu hóa thức ăn”.
Tài liệu đính kèm: