Thiết kế giáo án môn Chính tả lớp 2 - Tuần 13, 14, 15, 15, 17

Thiết kế giáo án môn Chính tả lớp 2 - Tuần 13, 14, 15, 15, 17

I. Mục đích:

1. Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Bông hoa Niềm vui.

2. Làm đúng các bài tập phân biệt iê / yê, r / d, thanh ngã, thanh hỏi.

II. Đồ dùng dạy học.

- Bảng lớp viết bài tập chép theo mẫu chữ quy định.

III. Các hoạt động dạy học:

1- Kiểm tra bài cũ: 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con: lặng yên, tiếng nói, đêm khuya, ngại gió, lời ca.

2- Bài mới: Giới thiệu bài

- Hướng dẫn tập chép.

 

doc 12 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1145Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn Chính tả lớp 2 - Tuần 13, 14, 15, 15, 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 	 GV:Lê Thị Thuý Huyên
Tiết 25	CHÍNH TẢ (TC)
BÔNG HOA NIỀM VUI
I. Mục đích:
1. Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Bông hoa Niềm vui.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt iê / yê, r / d, thanh ngã, thanh hỏi.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng lớp viết bài tập chép theo mẫu chữ quy định.
III. Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con: lặng yên, tiếng nói, đêm khuya, ngại gió, lời ca.
2- Bài mới: Giới thiệu bài
- Hướng dẫn tập chép.
- HD HS chuẩn bị.
Cô giáo cho phép Chi hái thêm hai bông hoa nữa cho những ai ?
- 1 bông cho mẹ và 1 bông cho Chi.
Vì sao? 
Những câu nào trong bài chính tả được viết hoa ?
- Viết hoa chữ đầu câu và tên riêng nhân vật, tên riêng bông hoa.
HS tập viết tiếng khó.
- Hãy hái, nữa, trái tim tim, nhân hậu, dạy dỗ, hiếu thảo.
- HS chép bài vào vở
- Chấm – sửa bài.
- Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: 
Tìm những từ chứa tiếng có iê hoặc yê
- yếu, kiến, khuyên.
Bài tập 3: (Lựa chọn).
Đặt câu để phân biệt các từ trong mỗi cặp.
a. Cuộn chỉ rối / Bố rất ghét nói dối. Mẹ lấy ra đun bếp. / Bé Lan dạ 1 tiếng rõ to.
b. Bát canh có nhiều mở.
Bé mở cửa đón mẹ về.
Bé ăn thêm 2 thìa bột sữa.
Bệnh của bố đã giảm bớt một nửa.
IV. Củng cố – dặn dò: 
Nhận xét tiết học .
Nhắc nhở học sinh học yếu kém.
Tiết 26	 	 GV:Lê Thị Thuý Huyên
CHÍNH TẢ (NV)
QUÀ CỦA BỐ
I. Mục đích.
1. Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Quà của bố.
2. Tiếp tục luyện tập viết đúng chính tả các chữ có iê / yê, phân biệt cách viết phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn: d / gi, thanh hỏi / thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng lớp viết nội dung BT 2, BT 3 	a hoặc b.
III. Lên lớp.
1- Kiểm tra bài cũ: 2, 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: yếu ớt, kiến đen, khuyên bảo, múa rối, nói dối.
2- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Quà của bố.
Hướng dẫn nghe viết.
- Giáo viên đọc chính tả, 1, 2 học sinh đọc lại.
- Quà của bố đi câu về có những gì?
- Cá cuống, niềng niễng, hoa sen, nhị sen, cá sộp, cá chuối.
- Bài chính tả có mấy câu ?
- 4 câu.
- Những chữ đầu câu viết thế nào?
- Viết hoa.
- Câu nào có dấu hai chấm?
- Câu 2 : Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nước.
- Học sinh viết tiếng khó.
- Cá cuống, niềng niễng, nhôn nhao, tỏa, thơm lừng, quẫy, tóc nước, thao láo
- Giáo viên đọc, học sinh viết vào vở.
- Chấm, sửa bài.
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống iê hay yê ?
- Câu chuyện, yên lặng, viên gạch, luyện tập.
Bài tập 3: 
a) d hay gi.
b) Dẫu hỏi hay dấu ngã.
IV. Củng cố – dặn dò.
Nhận xét tiết học – Về nhà xem lại bài.
	TUẦN 14 	 GV:Lê Thị Thuý Huyên
Tiết 27	CHÍNH TẢ (NV)
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
I. Mục đích:
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài câu chuyện bó đũa.
- Luyện tập viết đúng một số những tiếng có âm, vần dễ lẫn: l / n, i / iê, ăt / ăc.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bút dạ và 3, 4 băng giấy viết nội dung bài tập (2) a, b hoặc c.
- 3, 4 tờ giấy khổ to viết nội dung BT (3) a, b hoặc c.
III. Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: 3 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Bốn tiếng bắt đầu bằng r / d / gi hoặc 4 tiếng có thanh hỏi / thanh ngã.
2- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA.
- Hướng dẫn nghe viết.
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả.
- Giúp HS nhận xét.
- Tìm lời người cha trong bài chính tả.
- Lời người cha được ghi sau dấu hai chấm và dấu phẩy gạch ngang đầu dòng.
- Hướng dẫn viết vào bảng con những tiếng khó:
- Chia lẻ, đùm bọc, đoàn kết, sức mạnh.
- Giáo viên đọc học sinh viết vào vở.
- Chấm, sửa bài.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: (lựa chọn)
2b: i / iê
2c: ăt / ăc
Mãi viết, hiểu biết, chim sẻ, điểm 10.
Chuột nhắc, nhắc nhở, đặt trên, thắc mắc.
Bài tập 3: Thực hiện như BT2
Đặt câu để phân biệt các từ trong mỗi cặp.
a) ông bà nội, canh - ca
b) hiền – tiên - chúa
c) dắt – bắc – cắt.
IV. Củng cố – dặn dò: 
Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh làm bài đúng. Học sinh về nhà tìm hiểu những từ có âm đầu l / n – Âm giữa vẫn: i / iê hoặc vần ắt /ắc.
 	Tiết 28	 GV:Lê Thị Thuý Huyên
CHÍNH TẢ (TC)
TIẾNG VÕNG KÊU
I. Mục đích.
1. Chép lại chính xác, trình bày đúng khổ 2, của bài thơ tiếng võng kêu.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt l / n, i / iê, ăt / ăc.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết khổ thơ cần tập chép, nội dung BT 92) a, b hay c.
III. Các hoạt động dạy học.
1- Kiểm tra bài cũ: 2, 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
2- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Tiếng Võng kêu.
Hướng dẫn tập chép.
- Chữ đầu các dòng thơ viết như thế như thế nào?
- Viết hoa, lùi vào 2 ô cách lề vở.
- Học sinh chép bài vào vở.
- Chấm, sửa bài.
- Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- Bài tập 2: (lựa chọn)
a) lấp lánh, nặng nề, lanh lợi, nóng nảy.
- Chọn những chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.
b) Tin cậy, tìm tòi, khiêm tốn, miệt mài.
c) thắc mắc, chắc chắn, mặt mạnh.
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống iê hay yê ?
- Câu chuyện, yên lặng, viên gạch, luyện tập.
IV. Củng cố – dặn dò.
Nhận xét tiết học – Khen ngợi.
Nhắc nhở học sinh viết sai về nhà viết lại vài lần.
 TUẦN 15	 GV:Lê Thị Thuý Huyên
 Tiết 29 	CHÍNH TẢ (NV)
HAI ANH EM
I. Mục đích:
1. Chép chính xác, trình bày đúng 2 đoạn của chuyện Hai anh em.
2. Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm, vần dễ lẫn ai/ay, s/x, ât/âc.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết nội dung đoạn văn cần chép.
III. Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: Đọc 2, 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con.
2- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Hai anh em.
- Hướng dẫn tập chép.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Tìm những câu nói lên suy nghĩ của người em.
- Anh mình còn phải nuôi vợ con . công bằng.
- Học sinh viết bảng con những tiếng dễ viết sai.
- Học sinh chép bài vào vở.
- Chấm, sửa bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: 
Từ có tiếng chứa vần ai:
- ai , chai , dẻo dai, đất đai, mái, hái, trái.
Từ có tiếng chứa vần ay:
- máy bay, chạy, rau đay, hay, ngay, chạy
Bài tập 3: Học sinh làm bài 3a hoặc 3b.
a. Bác sỹ, sáo, sẻ, sáo sậu, sơn ca, sấu, xấu
IV. Củng cố – dặn dò: 
Giáo viên nhận xét tiết học. Học sinh về nhà kiểm tra lại bài chép, sửa hết lỗi.
.
Tiết 30 	 GV:Lê Thị Thuý Huyên
CHÍNH TẢ (NV)
BÉ HOA
I. Mục đích.
1. Nghe. Viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Bé Hoa.
2. Tiếp tục luyện tập phân biệt các tiếng có âm đầu và vấn dễ lẫn ai / ay – s/x (ât / âc)
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng lớp viết nội dung BT 3a (3b).
III. Các hoạt động dạy học.
1- Kiểm tra bài cũ: Đọc 3 học sinh viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con một số tiếng chứa vần ai / ay, âm đầu s /x (hoặc vần ât / âc)
2- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Bé Hoa.
Hướng dẫn nghe viết.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên làm bài chính tả – 2 học sinh đọc lại.
- Em Nụ đáng yêu như thế nào ?
- Em Nụ môi đỏ hồng, mắt mở to tròn và đen láy.
- Học sinh tập viết vào bảng con những tiếng để viết sai.
- Trông, ngủ, mắt, tròn, đen láy, võng, thích.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Chấm – sửa bài.
Bài tập 2: Tìm những từ có tiếng chứa vần ai hoặc ay:
- Bay, chảy, sai.
Bài tập 3: (lựa chọn)
Điền vào chỗ trống:
a) s hay x ?
- Sắp xếp, xếp hàng, sáng sủa, xôn xao.
- Giấc ngủ, thật thà, chủ nhật, nhấc lên.
IV. Củng cố – dặn dò.
Nhận xét tiết học – Khen ngợi.Nhắc nhở học sinh chưa xong cố gắng về nhà xem lại các bài chính tả đã làm, sai lỗi.
TUẦN 16	 GV:Lê Thị Thuý Huyên
CHÍNH TẢ (TC)
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I. Mục đích:
1. Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn của chuyện con chó hàng xóm.
2. Làm đúng các bài tập chính tả phần biệt ui/uy, ch/tr, dấu hỏi/dấu ngã.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết nội dung đoạn văn cần chép.
- Bút dạ và 4, 5 tờ giấy khổ to để học sinh làm các BT2, 3 theo nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên đọc 2, 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con. Những từ ngữ sau: sắp xếp, ngôi sao, sương sớm, xếp hành, xôn xao.
2- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Con chó nhà hàng xóm.
- Hướng dẫn tập chép. 
- Vì sao từ: “Bé” trong đoạn phải viết hoa ?
- Vì là tên riêng.
- Trong hai từ : “Bé” ở câu Bé là một cố bé yêu loài vật, từ nào là tên riêng ?
- Từ bé thứ nhất là tên riêng.
- Học sinh viết vào bảng con từ khó:
- quấn quýt, bị thương, mau lành.
- Học sinh chép bài vào vở.
- Chấm, sửa bài.
Bài tập 2: Hãy tìm.
a. 3 tiếng có vần ui
a. núi, múi bưởi, mùi, mùi vị, tụi, rúi, búi tóc, chui, túi.
b. 3 tiếng có vần uy
b. tàu thủy, huy hiệu, khung áo, lũy tre, nhụy hoa, thiêu hủy.
Bài tập 3: (Lựa chọn)
a. Tìm những từ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằng ch.
a. chăn, chiếu, chãng, chổi, chạn, chén, chậu, chảo 
b. Tìm trong bài tập đọc con chó nhà hàng xóm.
3 tiếng có thanh hỏi.
3 tiếng có thanh ngã.
- nhảy nhót, mải, kể chuyện, khúc gỗ, ngã đau, vẫy đuôi, bác sỹ.
IV. Củng cố – dặn dò: 
Giáo viên nhận xét tiết học. 
Học sinh viết bài vào vở BT 3 (a hoặc b).
Tiết 32 	 GV:Lê Thị Thuý Huyên
CHÍNH T Ả (NV)
TRÂU ƠI !
I. Mục đích.
1. Nghe - Viết chính xác bài ca dao 42 tiếng thuộc thể thơ lục bát. Từ đoạn viết, củng cố cách trình bày một bài thơ lục bát.
2. Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần, thanh dễ lẫn, trích ai / au, thanh hỏi / thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học.
2 bảng quay nhỏ.
III. Các hoạt động dạy học.
1- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 học sinh viết đúng các từ có chứa tiếng có vần: ui / uy, ch / tr.
Múi bưởi, tàu thủy, đen thui, khuy áo, quả rúi, cái chăn.
2- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Trâu ơi!
Hướng dẫn nghe viết.
- Bài ca dao cho em thấy tình cảm của người nông dân với con trâu như thế nào ?
- Người nông dân rất yêu quý trâu, trò chuyện, tâm tình với trâu như với một người bạn.
- Bài ca dao có mấy dòng ?
- 6 dòng.
- Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ?
- Viết hoa.
- Bài ca dao viết theo thể thơ nào ?
- Thơ lục bát – dòng 6 – dòng 8.
- Nên bắt đầu viết từ ô nào trang vở.
- Mỗi dòng thơ đều được viết vào giữa giòng trang vở.
- Đọc học sinh viết.
- Bay, chảy, sai.
- Chấm – sửa bài.
- Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2: Thi tìm những tiếng chỉ khác nhau ở vần ao hoặc au.
- báu – báo, cáo – cái, cháo – cháu, đao.
Bài tập 3: Tìm những tiếng thích hợp có thể điền vào chổ trống.
a. tr ch
a. cây tre
 buổi trưa
 ánh trăng
 con trâu
 nước trong
che nắng
chưa ăn
chăng dây
chân bán
chong chóng
b. thanh hỏi – thanh ngã
b. mở cửa
 ngả mủ
 nghỉ ngơi
 đổ rác
 vẩy cá
thịt mở
ngã ba
suy nghĩ
đỗ xanh
vẫy tay
IV. Củng cố – dặn dò.
Nhận xét tiết học – Khen ngợi.
TUẦN17	 GV:Lê Thị Thuý Huyên
CHÍNH TẢ (NV)
TÌM NGỌC
I. Mục đích:
1. Nghe – Viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn tóm tắt nội dung truyện Tìm ngọc.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn ui / uy, r / d hoặc et / ec.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng lớp viết sẵn nội dung các bài tập 2, 3.
III. Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con những từ ngữ sau theo lời đọc của giáo viên: trâu ra ngoài ruộng, nối nghiệp, nông gia, quản công, cây lúa, ngọn cỏ, ngoài đồng.
2- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Tìm Ngọc.
- Hướng dẫn nghe viết.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc 1 lần đoạn văn; 2, 3 học sinh đọc lại.
- Giúp giáo viên nhận xét.
- Chữ đầu đoạn viết như thế nào ?
- Viết hoa, lùi vào 1 ô.
- Tìm những chữ trong bài chính tả em dễ viết sai ?
- VD: Long Vương, mưu mẹo, tình nghĩa, buồn.
Viết vào bảng con những tiếng các em dễ viết sai.
- Giáo viên đọc, học sinh viết bài vào vở
- Chấm, sửa bài.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2: 
Điền vào chỗ trống ui hay uy ?
- Chàng trai xuống thủy cung được Long Vương tặng viên ngọc quí.
- Mất ngọc chàng trai ngậm ngùi. Chó và Mèo an ủi chủ.
- Chuột chui vào tủ, lấy viên ngọc cho Mèo. Chó và Mèo vui lắm.
Bài tập 3: Điền vào chỗ trống.
a) r. d hay gi ?
a) rừng núi, dừng lại, cây giang, rang tôm.
b) et hay ec ?
b) Lợn kêu eng éc, hét to, mùi khét.
IV. Củng cố – dặn dò: 
Nhận xét tiết học – Khen ngợi.
Học sinh về nhà đọc lại các bài tập 2, 3.
Tiết 34 	 GV:Lê Thị Thuý Huyên
CHÍNH T Ả (TC)
GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ
I. Mục đích.
1. Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Gà “tỉ tê” với gà. Viết đúng các dấu hai chấm, dấu ngoặc kép ghi lời gà mẹ.
2. Luyện viết đúng những âm, vần dễ lẫn: au/ao, r/d/gi, (et / ec)
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ chép đoạn chính tả.
- Bảng lớp viết sẵn nội dung BT2, BT 3a.
III. Các hoạt động dạy học.
1- Kiểm tra bài cũ: Cho 3 học sinh viết bảng lớp.
Thủy cung, ngọc quý, ngậm ngùi, an ủi.
Rừng núi, dừng lại, rang tôm.
2- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Gà “tỉ tê” với gà.
- Hướng dẫn tập chép.
- HDHS chuẩn bị.
 Đoạn văn nói điều gì ?
- Cách gà mẹ báo tin cho con biết. Không có gì nguy hiểm. Lại đây mau các con, mồi ngon lắm.
- Cần dùng dấu câu nào để ghi lời gà mẹ ?
- Học sinh nhìn bảng chép bài.
- Chấm, sửa bài.
- HD HS làm bài tập.
Bài tập 2: 
Điền vào chỗ trống ao hay au ?
- Sau mấy đợt rét đậm, mùa xuân đã về. Trên cây gạo ngoài đồng từng đàn sáo chuyền cành lao xao, gió rì rào như báo tin vui, giục người ta mau đón chào xuân mới.
Bài tập 3: 
a) Điền vào chỗ trống r, d hay gi ?
- Bánh rán, con giấm, dán giấy, dành dụm, tranh giành, rành mạch.
b) Tìm các từ có tiếng chứa vần et hoặc ec
- bánh tét, eng éc, khét, ghét.
IV. Củng cố – dặn dò.
Nhận xét tiết học – Khen ngợi.
Học sinh về nhà đọc lại bài BT2, 3a, 3b

Tài liệu đính kèm:

  • doct13-14-15-16-17.doc