I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng viết chính tả:
- Chép lại chính xác đoạn trích mang bài: Có công mài sắt có ngày nên kim. Qua bài tập chép, hiểu cách trình bày một đoạn văn chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào một ô.
Củng cố quy tắc viết chính tả.
2. Học bảng chữ cái:
- Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ.
- Thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn đoạn cần tập chép.
- Bảng quy, viết sẵn nội dung các bài tập.
TUẦN 1 GV:Lê Thị Thuý Huyên CHÍNH TẢ (TC) CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng viết chính tả: - Chép lại chính xác đoạn trích mang bài: Có công mài sắt có ngày nên kim. Qua bài tập chép, hiểu cách trình bày một đoạn văn chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào một ô. Củng cố quy tắc viết chính tả. 2. Học bảng chữ cái: - Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ. - Thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết sẵn đoạn cần tập chép. - Bảng quy, viết sẵn nội dung các bài tập. III. Lên lớp: * Các hoạt động dạy học. Dạy bài mới: giới thiệubài: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. - Hướng dẫn tập chép. - Giáo viên đọc đoạn chép trên bảng, 3, 4 học sinh nhìn lại, đọc lại đoạn chép. - Đoạn này chép từ bài nào? - Có công mài sắt có ngày nên kim. - Đoạn chép này là lời của ai nói với ai? - Của bà cụ nói với cậu bé. - Bà cụ nói gì? - Giảng giải cho cậu bé biết kiên trì, nhẫn nại thì việc gì cũng làm được. - Đoạn chép có mấy câu? - 2 câu - Cuối mỗi câu có dấu gì? - Dấu chấm. - Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? - Những chữ đầu câu, đầu đoạn được viết hoa. - Chữ: mỗi, giáng - Chữ đầu đoạn được viết như thế nào? - (Viết hoa chữ cái đầu tiên, lùi vào ô chữ mỗi). - Học sinh viết vào bảng chữ khó: - Ngày, mài, sắt, cháu. - Học sinh chép và vẻ, giáo viên theo dõi, uốn nắn. - Chấm – sửa bài. - Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài tập 2: Điền vào chổ trống: c hay k? - Kim khâu, cậu bé, kiên nhẫn, bà cụ. Bài tập 3: Viết và vẽ những chữ cái còn thiếu trong bảng. - HTL bảng chữ cái. IV. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học, phát huy học sinh trước bài tập đọc tự thuật và lời cha mẹ về nơi sinh, nơi ở. Tiết 2 CHÍNH TẢ (NV) NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI I. Mục đích: 1. Rèn kĩ năng viết chính tả: - Nghe – viết một khổ thơ trong bài: Ngày hôm qua đâu rồi? Qua bài chính tả, hiểu cách trình bày một bài thơ 5 chữ. Chữ đầu các dòng thơ viết hoa, bắt đầu viết từ ô thứ 3. - Viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương: l/n (MB), an/ang (MN). 2. Tiếp tục học bảng chữ cái: - Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ. - HTL tên 10 chữ cái tiếp tục 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng quay hoặc 2, 3 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2, 3 để 2, 3 HS làm bài trên bảng lớp. III. Lên lớp: * Các hoạt động dạy học: 1- Bài cũ: 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con: nên kim, nên người, lên núi, đứng lên, tảng đá, chạy tản ra, đơn giản, giảng giải. + Viết đúng thứ tự 9 chữ cái đầu. 2- Bài mới: Giới thiệu bài: Ngày hôm qua đâu rồi? GV nêu mục đích và yêu cầu của bài của tiết học. - Hướng dẫn nghe viết. - GV đọc 1 lần khổ thơ 3, 4 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm. - Khổ thơ là lời của ai nói với ai? - Lời bố nói với con. - Bố nói với con điều gì? - Con học hành chăm chỉ thì thời gian không mất đi. - Khổ thơ có mấy dòng? - 4 dòng. - Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào? - Viết hoa. - Đọc HS viết. - Chấm, sửa bài. - Hướng dẫn làm bài tập chính tả. * Bài tập 2: Điền chữ trong ngoặc đơn vào chỗ trống. 2.a- quyển lịch, chắc nịch, nàng tiên, làng xóm. 2.b- cây bàng, cái bàn, hòn than, cái thang. * Bài tập 3: Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng. - g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ. - Học thuộc bảng chữ cái. IV. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: