Thiết kế giáo án cho một bài học theo định hướng tiếp cận năng lực

Thiết kế giáo án cho một bài học theo định hướng tiếp cận năng lực

I. MỤC TIÊU HỌC TẬP

- KT- KN: HS nêu được cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu. Xác định được cách tìm một thành phần của phép trừ khi biết hai thành phần còn lại. Trình bày được cách tìm số trừ vào giải bài toán

- Phát triển PC: Tự tin, cẩn thận, chăm học

- Phát triển NL: hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề, sáng tạo trong thực hành, đam mê tìm tòi khám phá,

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: các thẻ chữ số, thẻ dấu = , thẻ dấu –; Phiếu BT2, bảng nhóm, BT ứng dụng

- Học sinh: Vở ghi chép; SGK, thước, kéo.

 

doc 4 trang Người đăng haibinhnt91 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án cho một bài học theo định hướng tiếp cận năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN CÁI RĂNG
LỚP BỒI DƯỠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP TIỂU HỌC HẠNG 2
NHÓM: TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHÚ
CÁC THÀNH VIÊN CỦA NHÓM
Bùi Tấn Nhiều - Nhóm trưởng 
Trần Thị Hóa 
Tăng Thị Trúc Giang
Nguyễn Thị Hồng Diễm
Huỳnh Kim Thủy
Trần Thị Tưởng
Hà Nhật Trung
Lê Hoàng Minh
Võ Văn Hùng
 Phạm Văn Đúng
 Nguyễn Văn Mễnh
 Lê Văn Hải
BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ 5
Đề bài: Thiết kế giáo án cho một bài học theo định hướng tiếp cận năng lực
Bài làm
THIẾT KẾ GIÁO ÁN 
MÔN TOÁN (LỚP 2)
BÀI: TÌM SỐ TRỪ
I. MỤC TIÊU HỌC TẬP
- KT- KN: HS nêu được cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu. Xác định được cách tìm một thành phần của phép trừ khi biết hai thành phần còn lại. Trình bày được cách tìm số trừ vào giải bài toán
- Phát triển PC: Tự tin, cẩn thận, chăm học
- Phát triển NL: hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề, sáng tạo trong thực hành, đam mê tìm tòi khám phá,
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: các thẻ chữ số, thẻ dấu = , thẻ dấu –; Phiếu BT2, bảng nhóm, BT ứng dụng
- Học sinh: Vở ghi chép; SGK, thước, kéo...
III. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
DK TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu kiến thức
4 phút
5 phút
6 phút
1.1. Khởi động
- Cho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng ?”
- Nêu luật chơi và cách chơi
- Yêu cầu HS thực hiện trò chơi
1.2. Trải nghiệm
- Viết lên bảng các phép tính: 
 8 – 3 = 5;  10 – 6 = 4
- Mời đại diện một số nhóm trả lời
- Tìm số thích hợp viết vào chỗ dấu chấm: 3 = 8 - .
- Nhận xét các số 3 8,5 thuộc thành phần gì trong phép tính trên
- Vậy số trừ sẽ là số nào?
- Bằng cách nào ta tìm được số trừ là 5?
- Kết luận
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài
1.3. Thực hành kiến thức mới
- Hãy chỉ ra số bị trừ, số trừ và hiệu trong phép trừ sau: 10 – x = 6
- Để tìm số trừ chưa biết x ta làm thế nào ?
- YC HS làm vào vở
- Muốn tìm số trừ ta làm thế nào ?
- YCHS viết vào vở
- Hãy nói với bạn bên cạnh cách tìm số trừ trong các phép tính sau:
10 – x = 8;     7 – x = 2
- Nghe phổ biến luật chơi
- Các nhóm nhận đồ dùng học tập
- Thực hiên trò chơi theo nhóm:
Mỗi nhóm 1 bộ thẻ chữ số, 1 thẻ dấu “ = “, 01 thẻ dấu “ –”. mỗi em 01 thẻ và mỗi nhóm sẽ ghép 1 phép tính trừ đúng (ví dụ các số 10, 6, 4 để ta có phép trừ 10 – 6 = 4) .
- Làm việc theo nhóm đôi: Trao đổi với nhau về các thành phần có trong phép tính (Số bị trừ, số trừ, hiệu)
- Đại diện nhóm trả lời
(Số bị trừ đứng đầu, số trừ sau dấu trừ , kết quả phép trừ gọi là hiệu)
- Làm việc cá nhân, sau đó chia sẻ trong nhóm (3 = 8 – 5)
- Trao đổi nhóm đôi (8 là số bị trừ, 5 là số trừ, 3 là hiệu)
- Số trừ sẽ là số 5
- Tìm Số trừ bằng số bị trừ trừ đi hiệu
- Nhắc lại tựa bài, nêu mục tiêu bài học
- P.chủ tịch HĐTQ y/c lớp ghi tựa bài vào vở
- HS trao đổi nhóm đôi, chia sẻ trước lớp (10 là số bị trừ, x là số trừ, 6 là hiệu)
- Để tìm số trừ chưa biết x ta làm ta lấy số bị trừ là 10, trừ đi hiệu là 6, ta tìm được số trừ là 4
- HS làm bài vào vở
(vừa đọc nhẩm vừa viết phép tính)
10 – x = 6
        x = 10 – 6
        x = 4
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trả lời
- Một số HS nhắc lại
- Viết vào vở: Muốn tìm số trừ ta lấy bị trừ trừ đi hiệu.
- Trao đổi nhóm đôi
10 – x = 8 7 – x = 2
 x = 10 – 8 x = 7 – 2
 x = 2 x = 5
Hoạt động 2: Hoạt động thực hành 
4 phút
4 phút
4 phút
2 phút
1. Làm bài tập 1: Tìm x:
- Thành phần của x trong phép trừ trên là gì?
- Hãy nhắc lại cách tìm số trừ?
2. Làm bài tập 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- Phát phiếu bài tập
- Kiểm tra cá nhân học sinh làm bài
3. Làm bài tập 3: Bài toán
- YCHS thảo luận cách giải và giải bài toán theo nhóm
- Chốt lại bài giải đúng
- Số ôtô rời bến là thành phần gì trong phép tính
4. Ôn bài:
- P. chủ tịch HĐTQ điều khiển lớp:
- Làm việc cá nhân vào vở, chia sẻ trong nhóm
 a) 32 – x = 14;  b) 15 – x = 8
 c) x – 14 = 8
- Thành phần x trong phép trừ trên là số trừ
- Muốn tìm số trừ ta lấy bị trừ trừ đi hiệu.
- Nêu cách làm bài 
- Nhóm trưởng phát phiếu BT
- Làm bài cá nhân. Đổi bài cho bạn kiểm tra lẫn nhau
- Đọc bài toán 
- Đọc thầm, 2 HS đọc trước lớp
- Thảo luận cách giải và giải bài toán theo nhóm (bảng nhóm)
- Các nhóm trình bày và chia sẻ bài giải giữa các nhóm
- Số ôtô rời bến là số trừ trong phép tính
- Phó chủ tịch HĐTQ ôn lại kiến thức đã học bằng hệ thống câu hỏi, mời các bạn trả lời
Hoạt động 3: Hoạt động ứng dụng
5 phút
Bài tập ứng dụng: Mẹ mua 15 quả cam, mẹ đã đã biếu cho ông bà ngoại một số quả cam, còn lại 4 quả. Hỏi mẹ đã biếu cho ông bà ngoại bao nhiêu quả cam?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài tiết học sau
-HS thảo luận cách làm
-Về nhà làm vào vở.
- Bình chọn bạn học tốt, nhóm học tốt
Rút kinh nghiệm..........................................................................................................
.....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docthiet_ke_giao_an_cho_mot_bai_hoc_theo_dinh_huong_tiep_can_na.doc