THIẾT KẾ BÀI HỌC
Bài: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
Tuần: 16 Tiết:
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Giúp HS
- Tập xem đồng hồ (ở thời điểm buổi sáng, buổi chiều, buổi tối). Làm quen với số chỉ giờ lớn hơn 12 (chẳng hạn 17 giờ; 20 giờ )
- Làm quen với những hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian (đúng giờ,muộn giờ, sáng, tối )
2/. Kỹ năng:
Biết xem đồng hồ đúng giờ, chính xác, biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
3/. Thái độ:
Phát triển tư duy toán học, có thái độ đúng về thời gian.
THIẾT KẾ BÀI HỌC Bài: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ Tuần: 16 Tiết: Ngày dạy: 09/12/2008 Ngày soạn: 05/12/2008 I/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: Giúp HS - Tập xem đồng hồ (ở thời điểm buổi sáng, buổi chiều, buổi tối). Làm quen với số chỉ giờ lớn hơn 12 (chẳng hạn 17 giờ; 20 giờ ) - Làm quen với những hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian (đúng giờ,muộn giờ, sáng, tối ) 2/. Kỹ năng: Biết xem đồng hồ đúng giờ, chính xác, biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. 3/. Thái độ: Phát triển tư duy toán học, có thái độ đúng về thời gian. II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1/. Giáo viên: Tranh như trong SGK ; mô hình đồng hồ có kim quay. 2/. Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập, bảng con, giấy nháp III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/. Khởi động: (1p) – Hát vui 2/. Kiểm tra bài cũ: (4p) Tiết Toán vừa qua các em học bài gì? (Ngày, giờ) Hôm nay cô sẽ nhờ một số em nhắc lại dùm cô nhé. + Một ngày có bao nhiêu giờ? (có 24 giờ) + 24 giờ trong một ngày được tính bắt đầu từ mấy giờ? Đến mấy giờ? (12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau) + Một ngày được chia làm mấy buổi? Đó là những buổi nào? (5 buổi; Sáng, Trưa; chiều; tối; đêm) - Giáo viên nhận xét – cho điểm 3/. Bài mới: a/. Giới thiệu bài: (1p) – Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em bài: “Thực hành xem đồng hồ” – HS nhắc lại tựa bài – GV ghi bảng tựa bài. b/. Các hoạt động dạy học chủ yếu: (25p) TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Hoạt động 1: Thực hành xem đồng hồ Mục tiêu: Tập xem đồng hồ (ở thời điểm buổi sáng; buổi chiều; buổi tối) Làm quen với số chỉ giờ lớn hơn 12 (chẳng hạn: 17 giờ; 20 giờ; 23 giờ). Làm quen với những hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian (đúng giờ; muộn giờ; sáng; tối; ) Cách tiến hành: Phương pháp quan sát; thực hành; đàm thoại. - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1 - GV treo tranh hỏi: + Bạn An đi học lúc mấy giờ? + Đồng hồ nào chỉ 7 giờ sáng? - GV đưa mô hình đồng hồ và yêu cầu HS quay kim đồng hồ đến 7 giờ. - Đồng hồ thích hợp với với tranh A? - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời + An thức dậy lúc mấy giờ? + Đồng hồ nào chỉ 6 giờ sáng? + Cho HS quay kim đồng hồ trên mô hình. + An xem phim lúc mấy giờ? + Đồng hồ nào chỉ 20 giờ? + An đá bóng lúc mấy giờ? + 20 giờ còn gọi là mấy giờ? + 17 giờ còn gọi là mấy giờ? - Nhận xét. * Hoạt động 2: Nhận biết giờ. Mục tiêu: Làm quen với những hoạt động sinh hoạt hàng ngày liên quan đến thời gian. Các tiến hành: Phương pháp thảo luận nhóm, trực quan, đàm thoại. - Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 - Chia nhóm: (nhóm) - Phát tranh xuống 3 nhóm - Gợi ý cho HS thảo luận. + Tranh 1: § Giờ vào học là mấy giờ? § Bạn học sinh đi học lúc mấy giờ? § Bạn đi học sớm hay muộn? - 1 HS đọc yêu cầu bài 1: Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh * HS quan sát tranh trả lời câu hỏi: - Bạn An đi học lúc 7 giờ sáng. - Đồng hồ B chỉ 7 giờ sáng. - HS thực hành trên mô hình. - HS nhận xét thực hành đúng sai: Đ - S - An thức dậy lúc 6 giờ sáng. - Đồng hồ A - Tiến hành quay kim đồng hồ trên mô hình - Nhận xét. - An xem phim lúc 20 giờ. - Đồng hồ D - An đá bóng lúc 17 giờ. - 20 giờ còn gọi là 8 giờ tối. - 17 giờ còn gọi là 5 giờ chiều + nhận xét. - Đọc yêu cầu bài 2: Câu nào đúng? Câu nào sai? - Ngồi theo nhóm. - Nhận tranh, quan sát. - Thảo luận theo sự gợi ý của GV. + Giờ vào học là 7 giờ. + Lúc 8 giờ. + Bạn học sinh đi học muộn. § Câu nào đúng, câu nào sai? + Tranh 2: § Cửa hàng mở cửa từ mấy giờ? Đến mấy giờ? § Người đi mua hàng lúc mấy giờ? § Cô mua hàng đi sớm hay muộn? § Câu nào đúng? Câu nào sai? + Tranh 3: § Lan tập đàn lúc mấy giờ? § Đồng hồ chỉ mấy giờ? § Câu nào đúng? Câu nào sai? * Hoạt động 3: Thực hành làm quen với giờ Mục tiêu: Thực hành trên môn hình để biết giờ. Cách tiến hành: Phương pháp thực hành, thảo luận nhóm, đàm thoại. Gọi Hs đọc yêu cầu bài 3. - Cho HS thực hành trên mô hình. - Nhận xét. - Câu a (S), câu b (Đ) + Cửa hàng mở cửa từ 8 giờ đến 17 giờ. + lúc 7 giờ. + Cô mua hàng đi sớm. + Câu “Cửa hàng đóng cửa (Đ), cửa hàng mở cửa (S) + Lan tập đàn lúc 8 giờ và 20 giờ. + Đồng hồ chỉ 8 giờ. - Cả 2 câu đều đúng. - Đọc yêu cầu bài 3: Quay kim trên mặt đồng hồ để chỉ 8 giờ; 11giờ; 14 giờ; 18giờ; 23 giờ. - Thực hành trên mô hình 4/. Củng cố: (4p) Hỏi lại tựa bài vừa học: Các em vừa học xong tiết toán bài gì? ( Thực hành xem đồng hồ). Cho HS chơi trog chơi “Ai nhanh hơn” - GV cho mỗi tổ cử 2 em lên thực hiện trò chơi. (3 tổ mỗi tổ cử 2 em) - Nêu cách chơi: 1 em chọn con vật trên bảng và lấy ra xem bên trong ghi là gì và em còn lại chọ số đúng đính vào dưới con vật mà bạn mình đã chọn. - Cả lớp cổ động – Nhận xét: Tuyên dương - GV liên hệ giáo dục HS: Qua bài học các em biết được cách sắp xếp thời gian hợp lý cho từng công việc để từ đó biết tiết kiệm thời gian theo như Bác hồ đã dạy. 5/. Hoạt động nối tiếp: (1p) Nhận xét tiết học. Dặn dò: chuẩn bị cho tiết học sau. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người soạn: Trần Thị Kim Xuyến Người dạy Trần Thị Kim Xuyến
Tài liệu đính kèm: