A. Mục tiêu:
-Biết đếm, đọc, viết các số từ 0 đến 100.
-Nhận biết số có một, hai chữ số; số liền trước, số liền sau của 1 số, số lớn nhát có một chữ số, số bé nhất có hai chữ số.
B. ĐDDH:
C. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn học sinh ôn tập các số đến 100:
TUẦN 1 Thứ hai ngày 20 tháng 8 năm 2012 TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 A. Mục tiêu: -Biết đếm, đọc, viết các số từ 0 đến 100. -Nhận biết số có một, hai chữ số; số liền trước, số liền sau của 1 số, số lớn nhát có một chữ số, số bé nhất có hai chữ số. B. ĐDDH: C. Các hoạt động dạy học : 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập các số đến 100: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh (7’) - Bài 1: Củng cố về một số có một chữ số. Nêu các số có một chữ số. - 0, 1, 2,....9 - Đọc và viết các số từ bé đến lớn và ngược lại (10’) - Bài 2: Củng cố về số có hai chữ số - Số bé nhất có hai chữ số? - Số lớn nhất có hai chữ số - Tự làm - Đọc các số của dòng trên theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại - Số 10 - Số 99 (10’) - Bài 3: củng cố về số liền sau, Số liền trước - Số liền trước của 34 là 33 - Số liền sau của 34 là 35 (5’) * Trò chơi: Nêu nhanh số liền trước của một số cho trước - Phổ biến luật chơi - Tham gia + 70 + 74 - Nhận xét (5’) 3. Củng cố dặn dò: - Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài mới TẬP ĐỌC CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I. Mục tiêu + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài. + Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm phẩy và giữa các cụm từ. + Hiểu khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. * Học sinh giỏi hiểu nghĩa câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. II. ĐDDH: - Tranh minh hoạ bài TĐ trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn. III. : Các hoạt động dạy học TIẾT 1 Giới thiệu bài: - Các bài TĐ sẽ dài hơn, nội dung phong phú hơn, giúp các em mở rộng hiểu biết về bản thân mình, về con người và thế giới xung quanh. - Gọi học sinh đọc ở mục lục sách với 8 chủ điểm B. Bài mới: 1Giới thiệu bài : 2. Luyện đọc đoạn 1+2: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh (5’) 2.1. GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm toàn bài 1 lượt Chú ý: + Phát âm rõ, chính xác + Đọc phân biệt lời kể với các lời của nhân vật: - Lời người dẫn chuyện: Thong thả, chậm rãi - “Cậu bé: tò mò, ngạc nhiên. - “Bà cụ: ôn tồn, hiền hậu. -Mở sách + theo dõi (10’) 2.2 Hướng dẫn học sinh luyện đọc + Kết hợp giải nghĩa từ: a. Đọc từng câu: - Theo dõi + hướng dẫn: + Đọc đúng các TN khó: + Các từ ngữ khó phát âm: - Những từ có dấu ? ~ như: - Có các âm cuối dễ lẫn: ..an/ang: ..e/t : b. Đọc từng đoạn trước lớp: - Theo dõi + hướng dẫn ngắt nghỉ hỏi đúng và thực hiện tình cảm qua giọng đọc. + Câu dài, cần biết nghỉ hơi đúng. - Mỗi khi cầm quyển sách, câu... dòng... + Câu hỏi, cảm cảm cần thể hiện đúng tình cảm: Bà ơi, bà làm gì thế? (Lời gọi với giọng lễ phép và thể hiện tò mò). Thỏi sắt to như thế/làm sao mà mài thành kim được? (giọng ngạc nhiên nhưng lễ phép). c. Đọc từng đoạn trong nhóm - Theo dõi + Hướng dẫn đọc đúng d. Thi đọc giữa các nhóm: - Nhận xét - Đọc nối tiếp nhau từng câu. . Quyển . Nguệch ngoạc . Đã, bỡ ngỡ, chữ... ...chán, tảng, nắn... ...viết, việc, mải miết... - Đọc từng đoạn trong bài. - Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài - Luyện đọc câu dài, đọc câu thể hiện tình cảm, giọng nhân vật - Từng học sinh trong nhóm đọc - Lắng nghe và góp ý - Các nhóm thi đọc + Đồng thanh + Cá nhân + Từng đoạn - Nhận xét (15’) 3. Hướng dẫn tìm hiểu các đoạn 1 + 2: + Lúc đầu, cậu bé học hành như thế nào? + Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? + Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì? + Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài được thành chiếc kim nhỏ không? + Những câu nào cho thấy cậu bé không tin? + Em có nhận xét gì về thái độ của cậu bé và bà cụ? * Giáo dục cho học sinh tính nhẫn nại, kiên trì. - Đọc thầm + Mỗi khi cầm sách cậu chỉ đọc được vài dòng là cháu bỏ đi chơi: Viết...xong chưa + Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá. + Để làm thành một cái kim khâu + Không + Thỏi sắt to như thế làm sao bà mài thành kim được. + Cậu bé lười biếng còn bà cụ thì nhẫn nại. TIẾT 2 4. Luyện đọc đoạn 3 + 4 TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh (5’) (5’) (5’) (5’) (5’) a. Đọc từng câu: - Theo dõi + hướng dẫn + Các TN có vần khó + Các TN khó phát âm: b. Đọc từng đoạn trước lớp: - Theo dõi + hướng dẫn cách ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ thể hiện tình cảm. + Mỗi ngày mài, thỏi sắt .... tí, sẽ có ngày nó thành kim. - Giải nghĩa từ: c. Đọc từng đoạn trong nhóm: - Theo dõi + hướng dẫn đọc đúng. d. Thi đọc giữa các nhóm: - Trò chơi: - Nhận xét. e. Cả lớp đọc đồng thanh - Mỗi học sinh đọc từng câu + Hiểu + Quay + Giảng giải + Sắt + Sẽ... - Đọc từng đoạn trong bài - Đọc SGK - Từng học sinh trong nhóm đọc - lắng nghe + góp ý. - Các nhóm thi đọc: + Đồng thanh + Cá nhân Nhận xét + Đọc đồng thanh đoạn 3 + 4 (10’) 5. Hướng dẫn tìm hiểu các đoạn 3 +4: + Bà cụ giảng giải như thế nào? + Đến lúc này cậu bé có tin lời bà cụ không? + Chi tiết nào chứng tỏ điều đó? + Câu chuyện này khuyên em điều gì? + Nhắc lại câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim = lời của các em.” - Đọc thầm. + Mỗi ngày mài ........thành tài + Cậu bé tin lời bà cụ + Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài. + Câu chuyện khuyên em nhẫn nại, kiên trì. Hoặc: Câu chuyện khuyên em làm việc chăm chỉ, cần cù, không ngại khó. Ai chăm chỉ, chịu khó thì làm việc gì cũng thành công. (2’) 6. Luyện đọc lại: - Tổ chức đọc lại toàn bài. - Học sinh thi nhau đọc từng đoạn trọng bài. - Đọc cả bài * Bình chọn người đọc hay, đúng. (3’) 7. Củng cố + dặn dò: - Trong câu chuyện này em thích nhân vật nào? Vì sao? - Nhận xét tiết học - Về nhà đọc lại truyện + chuẩn bị cho tiết sau. - Nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại trước + chuẩn bị cho tiết sau. Hoặc: nhẫn nại, kiên trì thì sẽ thành công. - Em thích bà cụ. Vì bà cụ đã dạy cậu bé tính nhẫn nại, kiên trì. Hoặc: Vì bà cụ đã nhận nại, kiên trì làm một việc đến cùng. - Em thích cậu bé, vì cậu bé hiểu được điều hay. Hoặc: Vì cậu bé nhận ra sai lầm của mình, thay đổi tính nết. Thứ ba ngày 21 tháng 8 năm 2012 TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (tiếp theo) I Mục tiêu: - Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và đơn vị, thứ tự của các số. -Biêt so sánh các số trong phạm vi 100.. * Học sinh khá giỏi làm tất cả các bài tập trong SGK II. ĐDDH: - Kẻ, viết sẵn bảng. III. : Các hoạt động dạy học 1. Giơí thiệu bài: 2. Hướng dẫn ôn tập: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh (10’) (10’) (10’) (5’) + Bài 1 + 2: Củng cố về đọc, viết, phân tích số. - Gọi lên bảng sửa + Bài 3: So sánh các số Bài 4: - Hướng dẫn cách làm. a. b. Bài 5: Tương tự bài 4 D. Củng cố dặn dò: - Về nhà xem lại bài + chuẩn bị bài mới - Nêu yêu cầu -Tự làm. - Nhận xét - Số có 3 chục và 6 đơn vị viết là: 36 Đọc là: ba mươi sáu - Số 36 có thể viết thành: 36 = 30 + 6 Đọc là: ba mươi sáu bằng ba mươi cộng sáu. - Tự làm + giải thích: 72 > 70 vì: 72 vừa là 70 đều có 7 chục cònhàng đơn vị có 2 > 0. Nếu 72 > 72 - Nêu cách làm - 28, 33, 45, 54 - 54, 45, 33, 28. - Học sinh tự làm bài và chữa bài. KỂ CHUYỆN: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I. Mục tiêu: - Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện: “Có công” * HSG kể toàn bộ câu chuyện. II. ĐDDH: - 4 tranh minh hoạ trong SGK được phóng to. III. Các hoạt động dạy học - Giới thiệu các tiết kể chuyện trong sách giáo khoa. - Kể lại những câu chuyện đã học trong 2 tiết TĐ. - Các câu chuyện đều được kể lại toàn bộ hoặc phân vai. B. Bài mới TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh (5’) (10’) (10’) (5’) 1. Giơí thiệu bài - Truyện ngụ ngôn trong tiếp tập đọc các em vừa học Có công mài sắt có ngày nên kim có tên là gì? - Em học được lưòi khuyên gì qua câu chuyện đó? - Vậy trong việc học kể chuyện hôm nay chúng ta sẽ kể lại câu chuyện “Có công..kim”. Nhiệm vụ các em là nhìn tranh nhớ lại câu chuyện để kể lại được từng đoạn sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. 2. Hướng dẫn thực hiện. 2.1 Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. - Đọc lại yêu cầu của bài - Kể chuyện trong nhóm. - Kể chuyện trước lớp. - Nhận xét về: + Nội dung: - Kể đã được đủ chưa? - Kể có đúng trình tự không. 2.2. Kể toàn bộ câu chuyện: 3. Củng cố dặn dò: - Câu chuyện khuyên ta điều gì? - Làm gì cũng phải kiên trì nhận nại. + Quan sát từng tranh + đọc thầm lời gợi ý trong tranh. + Kể từng đoạn của câu chuyên trước nhóm. - Học sinh kể - Nhận xét. - Học sinh giỏi kể toàn bộ câu chuyện. - Xem xét việc học. - Về nhà kể lại câu chuyện nhớ và làm theo lời khuyên đó. ĐAO ĐỨC : HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ I. Mục tiêu: Học sinh cần phải : - Nêu được một số biểu hiện của học tập sinh hoạt đúng giờ. -Nêu được lợi ích của việc học tập sinh hoạt đúng giờ. -Cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đung TGB. Thực hiện theo thời gian biểu. - Có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập sinh hoạt đúng . II. Tài liệu và phương tiện : - Dụng cụ phục vụ chơi sắm vai . - Phiếu giao việc . III. Các hoạt động dạy học : TIẾT 1 * Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến . + Mục tiêu : Học sinh có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động . Thứ tư ngày 22 tháng 8 năm 2012 TẬP ĐỌC: TỰ THUẬT I. Mục tiêu: - Đọc đúng rõ ràng toàn bài.. - Biết nghỉ hơi đứng sau các dấu phẩy, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu trả lời ở mỗi dòng. - Nắm được những thông tin chính về bạn học sinh trong bài - Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật (lí lịch), trả lời được các câu hỏi. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn một số nội dung tự thuật (theo mẫu) để học sinh tự giới thiệu. III. Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh (5’) (25’) (5’) A. Bài cũ: - Gọi học sinh đọc 1 đoạn + TLCH của bài: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. - Nhận xét + ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Luyện đọc 2.1 Đọc mẫu toàn bài. - Đọc rành mạch, nghỉ hơi rõ giữa phần yêu cầu của TL. 2.2 Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ: a. Đọc từng câu: - Hướng dẫn đọc đúng các TN khó và câu khó: + Các từ có vần khó: + Từ khó phát âm: + Từ mới: b. Đọc từng đoạn trước lớp - Theo dõi + hướng dẫn cách ngắt nghỉ: - Họ và tên: Bùi Thanh Hà - Nam, nữ: Nữ - Giải nghĩa từ: - ... và nói, viết thành câu. B. Bài mới: 1. Giơí thiệu: 2. Hướng dẫn làm bài tập: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh (5’) (5’) (5’) (5’) Bài 1: - Hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập: + Có 8 bức tranh vẽ: người, vật hoặc việc và mỗi tranh có 1 số thứ tự. + 8 tranh vẽ có 8 tên gọi, mỗi tên gắn với mỗi vật với 1 việc được vẽ trong tranh. Bài 2: - Chia nhóm và phát biểu bài tập Bài 3: * HSKG: thực hiện. - Tranh 1: Huệ cùng các bàn vào vườn hoa. - Gợi ý với các tranh còn lại. Ghi nhớ: - Tên gọi của các vật, việc được gọi là từ. - Ta dùng từ đặt thành câu để triìn bày một việc. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - Ôn những chữ cái đã học. ( Hoạt động theo nhóm) - Đọc yêu cầu của bài tập (đọc cả mẫu) - Trình bày trước lớp. - Đọc yêu cầu của bài tập - TLuận - đại nhóm trình bày - Nhóm nào trình bày đúng + nhanh, nhiều từ - Thắng. - Đọc lại toàn bài - Viết vở - Đọc yêu cầu của bài tập - Đọc - tự đặt câu. * HSKG: thực hiện bài tập. - Học sinh về nhà thực hiện bài ở vở bài tập Tiếng Việt. Thứ sáu ngày 19 tháng 8 năm 2011 TỰ NHIÊN-XÃ HỘI CƠ QUAN VẬN ĐỘNG I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể: - Biết được xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể. - Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể. - Thường xuyên vận động sẽ giúp cho cơ, xương phát triển tốt. * Nêu được ví dụ sự phối hợp cử động giữa cơ và xương. - Nêu tên và chỉ ví trí các bộ phận chính cơ quan vận động trên hình vẽ. II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ cơ quan vận động. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: * Mục tiêu: Giới thiệu bài mới * Cách tiến hành - Bắt bài hát: “Con công hay múa”. vừa múa + hát 2. Hoạt động 1: Làm 1 số cử động * Mục tiêu: học sinh biết được bộ phận nào của cơ thể phải cử động. khi thực hiện 1 số động tác như: Giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gập mình. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh (10’) (10’) (10’) (5’) Hoạt động 1 : * Cách tiến hành: -Bước 1: Làm việc theo cặp -Bước 2: .Trong các động tác các em vừa làm , bộ phận nào của cơ thể đã cử động? * Kết luận: để thực hiện được những động tác thì đầu mình, chân phải cử động. 3.Hoạt động 2: Quan sát để nhận biết cơ quan vận động: * Mục tiêu: Biết xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể. .Học sinh nêu được vai trò của xương và cơ * Cách tiến hành: Bước 1: Hướng dẫn học sinh thực hành - Dưới lớp da của cơ thể có gì? Bước 2: - Cử động ngón tay, bàn tay, cánh tay, cổ. - Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được Bước3: Chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể. 4. Hoạt động 3: Trò chơi: “vật tay” * Mục tiêu: học sinh hiểu được rằng hoạt động và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt. * Cách tiến hành: Bước 1: Hướng dẫn cách chơi - Phổ biến luật chơi - Nói “chuẩn bị: thì 2 cánh tay của từng đội vật để sẵn sàng lên mặt bàn. - Khi hô “bắt đầu” thì ra sức ở tay của mình để kéo tay của đối phương, tay ai kéo thắng - thắng. Bứơc 2: Bước3: *Kết luận: Bạn nào thắng cuộc là biểu hiện cơ quan vận động của bạn khoẻ. muốn cơ quan vận động khoẻ cần chăm chỉ tập TD và thích vận động. 5. Củng cố - dặn dò: - Xem bài + áp dụng vào CS - Xem bài mới. - Quan sát các hình 1.2, 3.4 SGK và làm số động tác theo SGK. - Một số học sinh thực hiện động tác - Lớp trưởng hô - cả lớp thực hiện. - Tay, chân, đầu. mình đều cử động. - Học sinh thực hành. * Học sinh giỏi chỉ các cơ quan vận động trên tranh vẽ. - Học sinh xung phong chơi mẫu. - Cả lớp cùng chơi theo nhóm 3 người, trong do có 2 bạn chơi và 1 bnạ làm trọng tài - bạn thắng - Hoan hô bạn thắng. - Nhờ bộ phận nào mà có thể vận dộng được? - Học sinh trả lời.câu hỏi của bạn. - Tập thể dục để cơ quan vận động của mình khỏe. TOÁN ĐÊ – XI - MÉT I. Mục tiêu: - Biết đề- xi – mét là một đơn vị đo độ dài; tên gọi, kí hiệu của nó; biết mối quan hệ giữa dm và cm, ghi nhớ: 1dm = 10 cm - Nhận biết độ lớn của đơn vị dm, so sánh doạn thẳng trong trường hợp đơn giản, thực hiện phép cộng trừ đơn vị đo độ dài là dm. II. Đồ dùng dạy học: - Một băng giấy có đường dài 10 cm - Có thước thẳng dài 2 dm, 3dm với các khoảng chia từng cm. III. Các hoạt động dạy học. TG (5’) (15’) (10’) (5’) A. Bài cũ - Gọi học sinh lên bảng sửa bài 5 trang 6 SGK - Xem xét và ghi điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn học sinh a. Giới thiệu đơn vị đo độ dài đề-xi-mét. - Đính băng giấy có chiều dài. - Gọi học sinh lên bảng đo + H - Băng giấy dài mấy cm? - 10 cm còn gọi là 1 dm - Viết đêximet + Đêximet viết tắt là dm Viết: dm 10cm = 1dm 1dm = 10cm + Tập nhận biết các đoạn thẳng có độ dài là 2 dm, 3 dm trên một đường thẳng. b. Thực hành. Bài 1: Quan sát hình vẽ + TLCH Bài 2: Tính. - Làm mẫu 1dm + 1dm = 2dm 8dm – 2dm = 6 dm Bài 3: Không dùng thước đo hay ước lượng. * HSKG Làm tiếp bài tập 3 - Không dùng thước đo là không dùng thước để đo độ dài của đường thẳng. - Hãy ước lượng đo độ dài so sánh nó với đường thẳng dài 1dm (tức 10cm) để cho trước đã đoán xem các đoạn thẳng AB, MN dài khoảng bao nhiêu cm. Chú ý: Sau khi ước lượng xong thì có thể dùng thước đo để kiểm tra mức chính xác. - Nhắc lại đề bài. - Nhắc lại cách viết tắt của đêximet? - Một đêximet bằng bao nhiêu xăngtimét. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn dò học sinh về nhà làm bài ở vở bài tập và tập vẽ đoạn thẳng và đọc đơn vị đo dm - Tự đo - Băng giấy dài 10 cm - Quan sát và lắng nghe - Nhắc lại - Học sinh đọc dơn vị đo Đề xi mét. 10cm = 1dm 1dm = 10cm - Trên một đoạn thẳng - Làm miệng - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Quan sát. - Học sinh làm bài và chữa bài. . CHÍNH TẢ (Nghe viết): NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI I. Mục tiêu. - Nghe viết chính xác một khổ thơ cuối trong bài “Ngày hôm qua đâu rồi?” - Trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. - Làm được các bài tập:2 (a, b) ,3,4. * Đọc được bài thơ. II. Đồ dùng dạy học: - Dùng bảng phụ ghi sẵn nội dung 2 + 3 III. Các hoạt động dạy học TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh (5’) (15’) (5’) (5’) A. Bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng + lớp viết bảng con những từ ngữ sau: Lên núi, nên kim. - Đọc thuộc lòng theo đúng thứ tự 9 chữ cái đầu đã học rút ra nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn nghe viết. 2.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị. - Đọc lần một khổ thơ cuối. - Khổ thơ là lời nói của ai với ai? - Bố nói với con điều gì? - Đọc những từ các em dễ viết sai. 2.2.Gv Đọc: Thong thả 2.3. Chấm và chữa bài. - Chấm 5 bài để xem xét nội dung chữ viết. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2: Hướng dẫn (a, b) Bài 3: Bài 4: Củng cố dặn dò. - Học sinh lên bảng viết hai từ: lên núi, nên kim. - Học sinh đọc khổ thơ cuối. - Lắng nghe học sinh đọc lại, đọc thầm. - Lời của người Bố nói với con. - Con học hành chăm chỉ là thời gian không mất đi. - Viết Bố con. - Viết vở - Tự sửa lỗi - Làm miệng - Viết những chữ cái còn thiếu. - Đọc thuộc lòng 10 chữ cái tiếp theo - Nhận xét tiết học. - Về nhà ôn lại những chữ cái đầu đã học. TẬP LÀM VĂN: GIỚI THIỆU CÂU VÀ BÀI I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nghe, nói: - Biết nghe vể trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân mình. - Nói lại một vài thông tin embiết về 1 bạn trong lớp. * HSGK: Bước đầu biết kể (miệng) một mẫu chuyện theo 4 tranh. * Giáo dục: Yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung các câu hỏi của b1 - Tranh minh hoạ BT3 trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh (5’) (20’) (5’) A. Mở đầu: - Cùng với tiết LTVC, các em còn được làm quen với một tiết học mới - tiết học TLV. Tiết TLV giúp các em nói, viết đúng từ câu TV, mở rộngvà làm giàu vốn từ về thế giới xung quanh, giúp các em tổ chức các câu văn thành bài văn, từ bài đơn giản đến bài phức tạp, từ bài ngắn – dài. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập: 2.1 Bài 1: - Theo dõi - Hỏi – đáp theo kiểu phỏng vấn. - Nhận xét. 2.2 Bài 2: - Giúp học sinh hiểu được yêu cầu bài qua bài tập 1, nói lại những điều em biết về một bạn. - Nhận xét: - Nói về bạn có chính xác không? 2.3 Bài 3 * HSG :- Nắm vững yêu cầu của bài. + Nhớ lại ở tiết LTVC các em đã viết 2 câu kể về số việc của 2 bức tranh 1 + 2. + Kể mỗi số việc bằng 1 hoặc 2 câu. Sau đó, em kể gộp các câu lại thành một câu chuyện. + Giúp học sinh làm bài (miệng) theo trình tự như sau: + Học sinh làm việc độc lập. + 1, 2 học sinh chữa bài trước lớp: 3. Củng cố- dặn dò. - Học sinh về nhà làm bài ở vở bài tập Tiếng Việt. - Học sinh lắng nghe. - Làm miệng - Đọc yêu cầu của bài - TLCH theo yêu cầu của bài - Lắng nghe + nhớ - 1 em hỏi – 1 em trả lời - Nhận xét - Làm miệng - Học sinh khá giỏi viết 2 câu kể về một số việc của bực tranh 1, 2 + Kể lại số việc ở từng tranh, mỗi số việc kể bằng 1 hoặc 2 câu. + Kể lại toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét. - Học sinh về nhà làm bài ở vở bài tập. SINH HOẠT LỚP I Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần 1 - Kế hoạch tuần 2. II Nội dung:. 1 Đánh giá công tác tuần 1 a.Lớp trưởng đánh giá các hoạt động trong tuần 1 b. Giáo viên tổng kết : - Đi học chuyên cần, nghỉ học có phép - Nề nếp khá ổn định đầu năm học, xây dựng nề nếp đầu năm rất tốt - Lao động vệ sinh sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng * Học tập: - Một số em có nhiều học sinh chưa chịu học bài ở nhà, cần luyện đọc nhiều hơn: Hằng, Tường, Tám, Kiều. * Hạn chế : Dò bài đầu giờ còn mang tính đối phó chưa có chất lượng. Nhiều học sinh chưa tập trung trong giờ dò bài - Nói chuyện riêng quá nhiều ;. Phê bình nhắc nhở 1 số em : Tám, Tuấn, Huân, Thuận 2.Kế hoạch tuần 2: - Học chương trình tuần 2 * Học tập: Tham gia học tập tốt, đọc bài và làm bài tập ở nhà, chuẩn bị tốt đồ dùng để phục vụ công tác học tập của mình. - Kèm cặp cho các em yếu: Tám, Hằng, Tường, Kiều * Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ. * Nề nếp: Trật tự trong giờ học. Không ăn quà vặt trong giờ học * Đạo đức: Cần lễ phép, yêu thương giúp đỡ bạn bè: Kèm cặp cho các bạn học còn chậm. - Đi học đúng giờ. 3. Văn nghệ: - Thi nhau hát đơn ca giữa các tổ. ************************************************
Tài liệu đính kèm: