Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Tuần thứ 26

Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Tuần thứ 26

Tập đọc: THẮNG BIỂN

I. MỤC TIÊU: 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả gấp gáp căng thẳng, cảm hứng ca ngợi. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích.

2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc chiến tranh chống thiên tai, bảo vệ đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 27 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Tuần thứ 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc:	THẮNG BIỂN
I. MỤC TIÊU: 	1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả gấp gáp căng thẳng, cảm hứng ca ngợi. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc chiến tranh chống thiên tai, bảo vệ đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
HĐ1(4’) Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc thuộc lòng bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi:
+ Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
- GV Nhận xét và cho điểm từng HS.
HĐ2(1’) GTB .
HĐ3(10’) Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc đúng các từ: trồi lên, cứng như sắt, giận dữ điên cuồng.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
 - Đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài – giọng chậm rãi. Những câu sau nhanh dần, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
HĐ4(15’) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu bài theo nhóm.
+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh trong bài nói lên sự đe doạ của cơn bão biển? 
+ Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2?
+ Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn 3 thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
HĐ5(5’) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS đọc bài, GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
- GV đọc diễn cảm đoạn 3. 
- Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn 3, GV theo dõi, uốn nắn. - Thi đọc diễn cảm. 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Những hình ảnh: bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi, ung dung buồng lái ta ngồi, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng, không có kính, ù thì ướt áo, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời, chưa cầm thay, lái trăm cây số nữa . . . 
 Theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1 : Từ đầu đến nhỏ bé.
+ Đoạn 2 : Tiếp cho đến chống giữ.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
 - Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 - HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
- HS đọc thầm từng đoạn gắn với mỗi câu hỏi và trả lời. Đại diện mỗi nhóm lên trả lời trước lớp.
+ Các từ, hình ảnh: gió bắt dầu mạnh – nước biển càng dữ – biển cả muốn nuốt tươi con 
+ Cuộc tấn công của cơn bão biển được miêu tả rất rõ nét, sinh động. 
+ Hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt nhảy xuống dòng nước đang 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
- Cả lớp theo dõi.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
 - Một vài học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 3 trước lớp.
HĐ6(4’) Củng cố, dặn dò: - Nội dung bài này nói về điều gì?
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài.
- Chuẩn bị bài : Ga – vrốt ngoài chiến luỹ. Nhận xét tiết học.
Chính tả:	 Nghe – viết : THẮNG BIỂN
 Phân biệt : l / n ; in / inh 
I. MỤC TIÊU:	1. Nghe - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Thắng biển.
 2. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai l / n ; in / inh.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 	Giấy khổ lớn viết sẵn nội dung bài tập 2a.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
HĐ1(4’) Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng cả lớp viết vào bảng: mênh mông, lênh đênh, ngã kềnh, lênh khênh.
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh. 
HĐ2(1’) Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ3(20’) Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn cần nghe - viết. 
+ Đoạn văn gồm mấy câu?
+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh trong bài nói lên sự đe doạ của cơn bão biển? 
- Hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai : lan rộng, vật lộn, dữ dội, điên cuồng.
+ Nêu cách trình bày bài viết.
+ Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi khi viết bài.
- Yêu cầu HS gấp sách.
- GV đọc bài cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- Chấm chữa 8 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
HĐ4(10’) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài 2 : - GV chọn cho HS làm phần a.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
- Yêu cầu HS các nhóm đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Theo dõi.
- HS theo dõi.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
+ Đoạn văn gồm 10 câu.
+ Các từ, hình ảnh: gió bắt dầu mạnh – nước biển càng dữ – biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
Ghi tên đề bài vào giữa dòng, sau dấu chấm nhớ viết hoa, chú ý tư thế ngồi viết.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- HS viết bài vào vở.- HS soát lại bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 em đọc đề bài, cảø lớp đọc thầm.
- Điền vào chỗ trống l hay n:
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và điền kết quả. Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. 
- Một số em đọc bài làm của nhóm mình, HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
HĐ5(4’) Củng cố, dặn dò:- Vừa viết chính tả bài gì ?
- Nhắc những HS viết sai lỗi trong bài viết về nhà viết lại mỗi lỗi hai dòng.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng.
Toán (Tiết 125)	PHÉP CHIA PHÂN SỐ
 I. MỤC TIÊU :Giúp học sinh biết thực hiện phép chia phân số (lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược).
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :GV và HS chuẩn bị hình vẽ như SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Giáo viên
Học sinh
HĐ1(4’) .Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng làm bài: Tìm của 20 ; tìm của 15 ; tìm của 12.
- Nhận xét và cho điểm HS.
HĐ2(12’) Giới thiệu phép chia phân số:
- GV nêu ví dụ: Hình chữ nhật ABCD có diện tích m2, chiều rộng . Tính chiều dài của hình đó?
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chiều dài của hình chữ nhật khi biết diện tích và chiều rộng của hình đó.
- GV ghi lên bảng: 
- Để thực hiện phép chia hai phân số ta làm như sau: 
- GV:là phân số đảo ngược của phân số .
- Qua phép chia trên em nào có thể nêu qui tắc chia hai phân số ?
- Yêu cầu HS nhắc lại qui tắc trên.
HĐ3(18’) Luyện tập:
Bài 1:- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
Bài 2: - Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
Bài 3:- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
Bài 4:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
- 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Muốn tìm chiều dài ta lấy diện tích chia cho chiều rộng.
- Theo dõi.
- Theo dõi.
- Nhiều HS nhắc lại.
- Muốn chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
- HS nối tiếp nhau nhắc lại.
 Viết phân số đảo ngược của mỗi phân số.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.
+ Phân số đảo ngược của phân số là.
+ Phân số đảo ngược của phân số là.
- Tính.
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.
a. b 
HS lên bảng tính theo từng cột ba phép tính. 
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Đáp số : m
HĐ4(4’) Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại qui tắc chia hai phân số.
- Về nhà luyện tập nhiều về phép chia hai phân số.
- Chuẩn bị bài: luyện tập. - Nhận xét tiết học.
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2007
Đạo Đức: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
I. MỤC TIÊU:1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của các hoạt động nhân đạo: giúp các gia đình, những người gặp khó khăn, hoạn nạn vượt qua được khó khăn
	2. Thái độ: Ủng hộ các hoạt động nhân đạo ở trường, ở cộng đồng nơi mình ở
	- Không đồng tình với những người có thái độ thờ ơ với các hoạt động nhân đạo
	3. Hành vi: - Tuyên truyền, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp với điều kiện của bản thân
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giấy khổ to 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
HĐ1(4’) Kiểm tra bài cũ: 
+ Yêu cầu HS kể về các tấm gương, mẩu chuyện nói về việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
+ Kiểm tra việc thu thập thông tin của HS về các hoạt động nhân đạo
HĐ2(1’) Bài mới Giới thiệu bài
HĐ3(7’) Trao đổi thông tin
- Yêu cầu HS trao đổi thông tin về bài tập đã được chuẩn bị trước ở nhà.
- Nhận xét các thông tin mà HS thu thập được
- Yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin
- Hãy thử tưởng tượng em là  ... việc.
- Cho học sinh trình bày. GV đặt câu hỏi.
- GV nhận xét, góp ý.
Làm bài tập 4:- Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung của bài tập 4.
- GV giao việc: 
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả làm bài.
- GV nhận xét + cho điểm những học sinh viết đúng viết hay.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 2 học sinh đọc to, lớp theo dõi trong SGK.
- Theo dõi.
- Học sinh suy nghĩ làm bài. 
- Một số học sinh đọc trình bày kết quả làm bài.
- Lớp nhận xét.
 1 học sinh đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Học sinh trình bày kết quả bài làm.
- Lớp nhận xét.
- 1 học sinh đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- HS lần lượt trả lời 4 câu hỏia, b, c, d.
- HS lần lượt trình bày.
- 1 học sinh đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- HS làm bài cá nhân, mỗi em viết một đoạn mở bài giới thiệu chung về cây mà em định tả + từng cặp trao đổi.
- Một số học sinh đọc đoạn văn đã viết.
- Lớp nhận xét.
HĐ4(4’) Củng cố, dặên dò :
- Yêu cầu về nhà viết lại đoạn mở bài.
- Đọc trước nội dung tiết tập làm văn tới.
Kĩ thuật: 	LẮP CÁI ĐU
I. MỤC TIÊU:	- HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu
	- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật, đúng quy trình
	- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
HĐ1(4’) Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu thao tác lắp vít?
+ Nêu thao tác tháo vít?
HĐ2(1’) Bài mới: GTB
HĐ3(5’) GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu:
+ GV cho HS quan sát mẫu cái đu đã lắp sẵn và nêu câu hỏi:
* Cái đu có những bộ phận nào?
* Nêu tác dụng của cái đu trong thực tế?
HĐ4(18’) GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật: GV hướng dẫn lắp cái đu theo quy trình trong SGK
- GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết
+ Trong khi hướng dẫn, GV có thể gọi HS lên chọn một vài chi tiết cần lắp cái đu
* Lắp từng bộ phận
- Lắp giá đỡ đu (H.2 – SGK)
+ Khi lắp giá đỡ đu em cần chú ý điều gì?
- Lắp ghế đu (H.3 – SGK)
+ Để lắp ghế đu cần chọn các chi tiết nào? Số lượng bao nhiêu?
- Lắp trục đu vào ghế đu (H.4 – SGK)
+ Cho HS quan sát hình 4 (SGK), sau đó gọi 1 em lên lắp
* Lắp ráp cái đu
+ GV tiến hành lắp ráp các bộ phận (lắp H.4 vào H.2) để hoàn thành cái đu như hình 1 (SGK). Sau đó kiểm tra sự dao động của cái đu
* Hướng dẫn HS tháo các chi tiết
+ Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp
+ Khi lắp các chi tiết, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay trái vặn ốc vào vít. Sau khi ren của ốc khớp với ren của vít, ta dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua-vít đặt vào rãnh của vít và quay cán tua-vít theo chiều kim đồng hồ
+ Tay trái dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua-vít đặt vào rãnh của vít, vặn cán tua-vít ngược chiều kim đồng hồ
- HS mở SGK
+ HS quan sát, trả lời các câu hỏi: 
* Cái đu có 3 bộ phận: giá đỡ đu; ghế đu; trục đu.
* Cái đu thường được dùng để ngồi chơi ở các trường mầm non hoặc trong công viên.
- HS quan sát
- HS chọn các chi tiết theo SGK và để vào nắp hộp theo từng loại
+ HS lên bảng chọn một vài chi tiết cần lắp cái đu theo yêu cầu của GV
- HS theo dõi
+ Cần 4 cọc đu, thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục đu
+ Cần chú ý vị trí trong ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài
- 1 HS lên bảng thực hành lắp trục đu vào ghế đu 
+ HS theo dõi
HĐ5(3’) Củng cố, dặn dò- Nêu các bước thực hành lắp cái đu?
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. - Chuẩn bị tiết học sau thực hành.
Kĩ thuật: 	ÔN TẬP CHƯƠNG II: KĨ THUẬT TRỒNG RAU, HOA
I. MỤC TIÊU:- Đánh giá mức độ hiểu biết về kiến thức và kĩ năng trồng rau, hoa của học sinh
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
HĐ1(4’) Kiểm tra bài cũ: - Người ta thu hoạch bộ phận nào của cây rau, hoa? 
- Thu hoạch bằng cách nào?
HĐ2(1’) Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ3(20’) GV hướng dẫn HS ôn tập kiến thức về kĩ thuật trồng rau, hoa theo một hệ thống câu hỏi :
+ Ích lợi của việc trồng rau, hoa?
+ Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào để sinh trưởng và phát triển?
+ Điều kiện ngoại cảnh không thích hợp thì cây rau, hoa sẽ như thế nào?
+ Muốn gieo trồng rau, hoa đạt kết quả cần có những điều kiện gì?
+ Cây rau, hoa phải được thu hoạch như thế nào?
- GV hướng dẫn HS ôn tập kĩ năng về kĩ thuật trồng rau, hoa theo một hệ thống câu hỏi :
- Tùy loại cây, người ta thu hoạch bộ phận cây khác nhau. 
- Với cây rau: Có các cách thu hoạch như hái hoặc ngắt, cắt, đào tùy theo bộ phận thu hoạch của cây.
- Với cây hoa: chủ yếu là cắt cành. Có một số cây hoa, người ta bứng cả gốc như cây hoa cúc, hoa đỗ quyên  
- Khi cắt dùng dao, kéo sắc để cắt gọn, không làm giập gốc, cành
- HS mở SGK
- HS thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi về kiến thức, kĩ năng đã học về kĩ thuật trồng rau, hoa trên phiếu học tập
+ Trồng rau, hoa đem lại nhiều lợi ích cho con người và góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp
+ Những điều kiện ngoại cảnh để cây rau, hoa sinh trưởng và phát triển: nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, không khí
+ Điều kiện ngoại cảnh không thích hợp thì cây rau, hoa sẽ phát triển kém, năng suất thấp
+ Muốn gieo trồng rau, hoa đạt kết quả cần có những điều kiện:
- Chuẩn bị đầy đủ vật liệu và dụng cụ lao động
- Làm đất tơi, xốp, sạch cỏ dại
- Chọn giống tốt và gieo, trồng đúng kĩ thuật
+ Cây rau, hoa phải được thu hoạch đúng lúc, đúng cách.
- HS thực hành theo nhóm:
+ Thử được độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa
+ Nêu cách làm một số công việc đơn giản như trồng cây, tưới nước, làm cỏ, xới đất, bắt sâu, bón phân cho cây rau, hoa
HĐ4(3’) Củng cố, dặn dò : Khi thực hiện trồng rau, hoa ở gia đình em, em cần làm những công việc gì? - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS
- Ôn tập các bài đã học trong chương II để tiết sau kiểm tra.
Tiết: 48	Kĩ thuật 	Ngày 17 / 2 / 2006
ÔN TẬP CHƯƠNG II: KĨ THUẬT TRỒNG RAU, HOA
I. MỤC TIÊU:
	- Đánh giá mức độ hiểu biết về kiến thức và kĩ năng trồng rau, hoa của học sinh
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập	
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Người ta thu hoạch bộ phận nào của cây rau, hoa? 
- Thu hoạch bằng cách nào?
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ ôn tập chương II: Kĩ thuật trồng rau, hoa
GV hướng dẫn HS ôn tập kiến thức về kĩ thuật trồng rau, hoa theo một hệ thống câu hỏi :
+ Ích lợi của việc trồng rau, hoa?
+ Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào để sinh trưởng và phát triển?
+ Điều kiện ngoại cảnh không thích hợp thì cây rau, hoa sẽ như thế nào?
+ Muốn gieo trồng rau, hoa đạt kết quả cần có những điều kiện gì?
+ Cây rau, hoa phải được thu hoạch như thế nào?
- GV hướng dẫn HS ôn tập kĩ năng về kĩ thuật trồng rau, hoa theo một hệ thống câu hỏi :
- Tùy loại cây, người ta thu hoạch bộ phận cây khác nhau. Ví dụ: Đối với cây rau lấy lá như rau cải, xà lách, cải bẹ  người ta thu hoạch cả cây. Đối với cây lấy quả như cà chua, dưa chuột, cà  người ta thu hái quả. Còn đối với cây lấy củû như cà rốt, củ cải  người ta nhổ lấy củ. Đối với cây hoa, thường thu hoạch bằng cách cắt cành có hoa sắp nở
- Với cây rau: Có các cách thu hoạch như hái hoặc ngắt, cắt, đào tùy theo bộ phận thu hoạch của cây.
Ví dụ: 
* Ngắt cây rau muống, hái quả đậu, cà chua.
* Cắt cây bắp cải, nhổ cây su hào
* Đào, nhổ cà rốt, củ cải
- Với cây hoa: chủ yếu là cắt cành. Có một số cây hoa, người ta bứng cả gốc như cây hoa cúc, hoa đỗ quyên  để người sử dụng trồng vào chậu
- Khi cắt dùng dao, kéo sắc để cắt gọn, không làm giập gốc, cành
- HS mở SGK
- HS thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi về kiến thức, kĩ năng đã học về kĩ thuật trồng rau, hoa trên phiếu học tập
+ Trồng rau, hoa đem lại nhiều lợi ích cho con người và góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp
+ Những điều kiện ngoại cảnh để cây rau, hoa sinh trưởng và phát triển: nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, không khí
+ Điều kiện ngoại cảnh không thích hợp thì cây rau, hoa sẽ phát triển kém, năng suất thấp
+ Muốn gieo trồng rau, hoa đạt kết quả cần có những điều kiện:
- Chuẩn bị đầy đủ vật liệu và dụng cụ lao động
- Làm đất tơi, xốp, sạch cỏ dại
- Chọn giống tốt và gieo, trồng đúng kĩ thuật
- Thường xuyên chăm sóc cho cây bằng cách tưới nước, làm cỏ, vun xới đất, cung cấp dinh dưỡng, trừ sâu, bệnh hại cho cây. 
+ Cây rau, hoa phải được thu hoạch đúng lúc, đúng cách.
- HS thực hành theo nhóm:
+ Thử được độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa
+ Nêu cách làm một số công việc đơn giản như trồng cây, tưới nước, làm cỏ, xới đất, bắt sâu, bón phân cho cây rau, hoa
3
Củng cố, dặn dò :
- Khi thực hiện trồng rau, hoa ở gia đình em, em cần làm những công việc gì?
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS
- Ôn tập các bài đã học trong chương II để tiết sau kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26 lop 4 CKT.doc