Tuần 21
Thứ ba, ngày 18 tháng 1 năm 2011.
TOÁN:
ĐƯỜNG GẤP KHÚC. ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC
I. Mục tiêu
- Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.
- Nhận biết độ dài đường gấp khúc.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.
- Làm được BT 1a, BT 2, BT 3.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy- học.
Tuần 21 Thứ ba, ngày 18 tháng 1 năm 2011. toán: ĐƯờNG GấP KHúC. Độ DàI ĐƯờNG GấP KHúC I. Mục tiêu - Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc. - Nhận biết độ dài đường gấp khúc. - Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó. - Làm được BT 1a, BT 2, BT 3. - Giáo dục HS yêu thích học toán. II. Đồ dùng dạy- học. III. Các hoạt động dạy- học Giáo viên Học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng làm các bài tập sau : 4 x 5 – 20 = 3 x 8 – 13 = 2 x 7 + 32 = 5 x 8 – 25 = - Giáo viên nhận xét và ghi điểm . 2. Bài mới : a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài . b. Hoạt động 2: Giới thiệu đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc - Giáo viên chỉ vào đường gấp khúc và nói đây là đường gấp khúc ABCD . - Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và hỏi : +Đường gấp khúc ABCD gồm những đoạn thẳng nào ? +Đường gấp khúc ABCD có những điểm nào? +Những đoạn thẳng nào có chung 1 điểm đầu ? +Hãy nêu độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc . ốGiáo viên giới thiệu độ dài đường gấp khúc ABCD chính là tổng độ dài của các đoạn thẳng AB, BC, CD. Sau đó yêu cầu học sinh tính độ dài đường gấp khúc ABCD. +Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD là bao nhiêu ? +Muốn tính độ dài đường gấp khúc ABCD khi biết độ dài của các đoạn thẳng thành phần ta làm như thế nào ? c. Hoạt động 3 : Luyện tập thực hành . *Bài 1a. Gọi học sinh nêu yêu cầu bài . - Gọi học sinh lên bảng làm - Giáo viên nhận xét, tuyên dương . *Bài 2: Gọi học sinh nêu yêu cầu bài . - Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào ? - Giáo viên vẽ đường gấp khúc MNPQ : N Q M p - Yêu cầu học sinh tính độ dài đường gấp khúc trên. - Nhận xét và yêu cầu học sinh đọc bài mẫu: 3 cm + 2 cm + 4 cm = 9 cm - Yêu cầu học sinh lên bảng tự làm phần b. - GV nhận xét sửa bài đưa ra kết quả đúng. *Bài 3 : Yêu cầu học sinh đọc đề . - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở . - Giáo viên chấm 10 bài và sửa bài đưa ra đáp án đúng 3. Củng cố, dặn dò : - Gọi học sinh nhắc lại cách tính độ dài đường gấp khúc . - Nhận xét tiết học - Về học bài và chuẩn bị bài sau. - 2 em lên bảng làm, lớp làm vở nháp - Học sinh nghe và nhắc lại. - HS quan sát và trả lời . *Gồm đoạn thẳng: AB, BC, CD. * Gồm những điểm: A, B, C, D. * Đoạn AB và BC có chung điểm B. Đoạn BC và CD có chung điểm C . * Độ dài đoạn thẳng AB = 2 cm , BC = 4 cm , CD = 3 cm. *Là : 2 cm + 4 cm + 3 cm = 9 cm . *Là : 9 cm . *Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng thành phần . - Nối các điểm để được các đường gấp khúc gồm: 2 đoạn thẳng, 3 đoạn thẳng . - Học sinh lắng nghe và vẽ đường gấp khúc. - 1 em nêu yêu cầu của bài. *Ta lấy độ dài các đoạn thẳng cộng với nhau. - 2 học sinh lên bảng làm. Dưới lớp làm vào vở . - 1 em nêu yêu cầu của bài - 1 học sinh lên bảng tính. Dưới lớp theo dõi và nhận xét bài bạn. - 1 em lên bảng , dưới lớp làm vào vở. - 1 học sinh nhắc lại. - Nghe và thực hiện. ________________________________________ anh văn (Giáo viên chuyên soạn giảng) ____________________________________________ chính tả (tập chép): CHIM SƠN CA Và BÔNG CúC TRắNG I. Mục tiêu - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôI có lời nói của nhân vật - Làm được BT 2 a. - HS khá, giỏi giải được câu đố ở BT 3 a. - Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. Đồ dùng dạy- học. III. Các hoạt động dạy- học Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra - Cho HS viết bảng: sương mù, xương rồng, phù sa, - Nhận xét, sửa. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn tập chép - GV đọc mẫu bài chính tả. - Gọi HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi: + Đoạn văn trích trong bài tâp đọc nào? + Đoạn trích nói về nội dung gì ? - Hướng dẫn viết từ khó - Hướng dẫn HS viết bài vào vở. - Y/C HS viết bài vào vở. - Đọc lại bài cho HS soát lỗi. - Thu vở chấm. c. Luyện tập Bài 2. Gọi HS đọc yêu cầu. - Chia lớp thành 4 đội và phát cho mỗi đội 1 bảng ghi từ - Giáo viên nhận xét, tuyên dương . d. Củng cố, dặn dò - Nhận xét, nhắc HS về hoàn thành bài tập - HS viết bảng con, 3 em lên bảng viết. - HS chú ý nghe, theo dõi SGK. - 2 - 3 em đọc lại bài. - Bài thơ viết về giú. - Chim sơn ca và bông cúc trắng. - Về cuộc sống của chim sơn ca và bông cúc trắng . - HS viết bảng: rào, dại, trắng, sung sướng. - Nghe hướng dẫn - HS nhìn bảng viết bài. - Đổi chéo vở soát lỗi. - 1 em nêu yêu cầu . - Các đội tìm từ và ghi vào bảng . - Các nhóm lên trình bày, các em khác nhận xét. - Nghe và thực hiện. _______________________________________ kể chuyện: Chim Sơn ca và Bông cúc trắng I. Mục tiêu - Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1). - HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng.(BT2) - Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện. II. Đồ dùng dạy- học. tranh minh họa. III. Các hoạt động dạy- học. Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên học sinh lên bảng kể nối tiếp câu chuyện : Ông Mạnh thắng Thần Gió. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm tuyên dương. 2. Bài mới : a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài . b. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể từng đoạn. *Hướng dẫn kể đoạn 1: - Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi gợi ý và mời bạn trả lời: +Đoạn 1 của câu chuyện nói về nội dung gì ? +Bông cúc trắng mọc ở đâu ? + Bông cúc trắng đẹp như thế nào ? +Chim sơn ca đã làm gì và nói gì với bông cúc trắng? +Bông cúc vui như thế nào khi nghe chim khen ngợi? - Yêu cầu học sinh dựa vào các câu hỏi gợi ý trên kể lại nội dung đoạn 1. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương . *Hướng dẫn kể đoạn 2 : - Chuyện gì đã xảy ra vào sáng hôm sau? - Nhờ đâu mà bông cúc trắng biết được sơn ca bị cầm tù ? - Bông cúc muốn làm gì? - Gọi học sinh kể lại đoạn 2. - Giáo viên nhận xét tuyên dương . *Hướng dẫn kể đoạn 3 : - Chuyện gì đã xảy ra đối với bông cúc trắng ? - Khi ở trong lồng chim sơn ca và bông cúc thương nhau như thế nào ? - Hãy kể lại đoạn 3 . *Hướng dẫn kể đoạn 4: - Thấy sơn ca chết cậu bé đã làm gì ? - Các cậu bé có gì đáng trách? - Yêu cầu học sinh kể lại đoạn 4. - Giáo viên theo dõi , uốn nắn. c. Hoạt động 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện . - Học sinh kể theo nhóm. - Giáo viên và các em khác nhận xét . 3.Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học . - 2 HS lên kể - 2 HS nhắc lại tên bài - HS đọc và mời bạn trả lời. *Về cuộc sống tự do và sung sướng của chim sơn ca và bông cúc trắng . *Bông cúc trắng mọc ngay bên bờ rào. *Bông cúc trắng thật xinh xắn. *Chim sơn ca nói: “Cúc ơi! Cúc mới xinh xắn làm sao!” và hót véo von bên cúc. *Bông cúc vui sướng khôn tả khi được chim sơn ca khen ngợi . - Học sinh kể theo gợi ý bằng lời của mình . - Học sinh trả lời. - 1 Học sinh kể. - Học sinh suy nghĩ trả lời. - 2 HS kể - HS tập kể theo gợi ý - Mỗi nhóm 4 em lần lượt kể - Các em khác nghe và nhận xét bạn kể. - Nghe và thực hiện. ____________________________________________________________________ Thứ tư, ngày 19 tháng 1 năm 2011. tập đọc: Vè CHIM I. Mục tiêu - Biết ngắt nghỉ đúng nhịp khi đọc các dòng trong bài vè. - Hiểu ND: Một số loài chim cũng có đặc điểm, tính nết giống như con người. (trả lời được CH 1, 3; học thuộc 1 đoạn trong bài vè). - HS khá, giỏi trả lời được CH 2. - Biết bảo vệ loài chim . II. Đồ dùng dạy- học Tranh minh hoạ bài tập đọc III. Các hoạt động dạy- học Giáo viên Học sinh A. Kiểm tra - Gọi HS đọc bài Chim sơn ca và bông cúc trắng và trả lời câu hỏi ND bài. - Nhận xét, cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh. 2. Luyện đọc a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài b. Luyện đọc và giải nghĩa từ + Đọc từng câu - Hướng dẫn đọc từ khó- Nhận xét. + Đọc từng đoạn trước lớp - Hướng dẫn giải nghĩa từ + Đọc từng đoạn trong nhóm + Thi đọc giữa các nhóm + Đọc đồng thanh 3. Tìm hiểu bài - Tìm tên các loài chim được kể trong bài. - Tìm những từ ngữ được dùng để gọi các loài chim. - Tìm những từ ngữ được dùng để tả đặc điểm của các loài chim. - Em thích con chim nào trong bài ? Vì sao ? 4. Học thuộc lòng bài vè - GV xoá dần bảng hướng dẫn HS học - Theo em, qua bài này, tỏc giả muốn núi với chỳng ta điều gỡ? => Biết bảo vệ loài chim . 5. Củng cố – Dặn dũ: - Gọi 1 em đọc lại toàn bài. - Nhắc HS về tiếp tục học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài. - HS quan sát tranh, nêu nội dung. - Chú ý nghe, theo dõi SGK. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - Đọc CN, ĐT: lon xon, sao xinh, - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - Đọc chú giải trong SGK. - Luyện đọc trong nhóm bàn. - Đọc cá nhân cả bài- Nhận xét. - Lớp đọc đồng thanh cả bài. HS đọc câu hỏi và trả lời. - Gà con, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo. -em sáo, cậu chìa vôi, thím khách, bà chim sẻ, mẹ chim sâu, cô tu hú, bác cú mèo. - chạy lon xon, vừa đi vừa nhảy, nói linh tinh, hay nghịch hay tếu, chao đớp mồi, mách lẻo, nhặt lân la, có tình có nghĩa, giục hè đến mau, nhấp nhem buồn ngủ. - HS nói theo ý riêng của mình. - HS thi đọc CN, ĐT - đặc điểm, tính nết giống như con người của một số loài chim. - Nghe và thực hiện. _________________________________________________ anh văn (Giáo viên chuyên soạn giảng) _______________________________________________ toán: LUYệN TậP I. Mục tiêu - Biết tính độ dài đường gấp khúc. - Làm được BT1b, BT2. - Giáo dục HS yêu thích học toán. II. Đồ dùng dạy- học. III. Các hoạt động dạy- học Giáo viên Học sinh. 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi học sinh lên bảng tính độ dài đường gấp khúc ABCD biết AB = 3 cm, BC = 10 cm, CD = 5 cm. - Gọi học sinh đọc bảng nhân 5 . - Giáo viên sửa bài và ghi điểm . 2. Bài mới : a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. b. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành . *Bài 1b - Gọi học sinh đọc đề bài và nêu câu hỏi, yêu cầu các bạn xác định đề và tự làm - Giáo viên sửa bài và đưa ra kết quả đúng. *Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề. - Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ . - Hỏi : +Con ốc sên bò theo hình gì ? +Muốn biết con ốc sên bò bao nhiêu dm ta làm thế nào ? - Yêu cầu học sinh làm bài . - Chấm bài nhận xét, tuyên dương . 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương. - Về nh ... - 1 em lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở và xét bài làm trên bảng của bạn . - Đổi vở sửa bài . - Nghe và thực hiện. ________________________________________ tự nhiên và xã hội: CUộC SốNG XUNG QUANH (tiết 1) I. Mục tiêu - Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi học sinh ở. - Mô tả được 1 số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn hay thành thị. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy- học. III. Các hoạt động dạy- học Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: +Để đảm bảo an toàn giao thông khi tham gia chúng ta phải làm gì ? +Khi chờ xe và lên xuống xe ta phải ntn ? - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 2. Bài mới: Giới thiệu a. Hoạt động 1: Kể tên một số ngành nghề ở vùng nông thôn . - Bố mẹ và những người trong họ hàng em làm những nghề gì ? *Kết luận b. Hoạt động 2: Quan sát và kể lại những gì bạn nhìn thấy trong hình . - Yêu cầu: Thảo luận nhóm để quan sát và kể lại những gì nhìn thấy trong hình . - Nói tên một số nghề của ngươi dân qua hình vẽ - Em nhìn thấy các hình ảnh này mô tả những người dân sống ở miền nào của Tổ quốc ? - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để nói tên ngành nghề của người dân trong hình vẽ. - Những người dân được vẽ trong tranh có làm nghề giống nhau không? Tại sao họ làm nghề khác nhau? - Giáo viên nhận xét , bổ sung rút ra kết luận. - GV kết luận c. Hoạt động 3: Thi nói về ngành nghề. - Yêu cầu HS nói về ngành nghề của địa phương mình ( là học sinh nông thôn). * Giáo viên hướng dẫn học sinh kể : +Tên ngành nghề tiêu biểu của địa phương. +Nội dung đặc điểm của ngành nghề ấy. +ích lợi của ngành nghề ấy. +Cảm nghĩ của em về ngành nghề tiêu biểu đó. Nhóm nào nói được chính xác nhiều ngành nghề, giáo viên tuyên dương . 3. Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương 1 số em. Dặn HS về ôn bài - 2 HS lên bảng trả lời - 2 HS nhắc lại tên bài - Học sinh trả lời: - Học sinh lắng nghe. - Học sinh quan sát. *Hình 1, 2: Người dân sống ở miền núi. *Hình 3, 4 : Người dân sống ở trung du. *Hình 5, 6 : Người dân sống ở đồng bằng . *Hình 7, 8 : Người dân sống ở miền biển. - Thảo luận nhóm và trình bày - Nhóm khác nhận xét bổ sung - Học sinh kể tên 1 số ngành nghề của người dân trong hình - Học sinh mô tả. - Thi nói theo nhóm. - Nghe và thực hiện. ________________________________________ âm nhạc: Học hát: bài hoa lá mùa xuân (Giáo viên chuyên soạn giảng) ____________________________________________________________________ Thứ sáu, ngày 21 tháng 1 năm 2011. chính tả (nghe viết): SÂN CHIM I. Mục tiêu - Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm được BT2 a. - Giỏo dục HS yờu thiờn nhiờn, ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. Đồ dùng dạy- học. III. Các hoạt động dạy- học Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra - Cho HS viết bảng: , luộc rau, ngọc trai, chẫu chàng, trùng trục . - Nhận xét, sửa. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn nghe viết - GV đọc mẫu bài chính tả. - Gọi HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi: + Đoạn trích nói về nội dung gì ? - Hướng dẫn viết từ khó - Hướng dẫn HS viết bài vào vở. - Đọc cho HS viết bài vào vở. - Đọc lại bài cho HS soát lỗi. - Thu vở chấm. c. Luyện tập Bài 2. Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Giáo viên soát lỗi . d. Củng cố, dặn dò - Nhận xét, nhắc HS về hoàn thành bài tập - HS viết bảng con, 2 em lên bảng viết. - HS chú ý nghe, theo dõi SGK. - 2 - 3 em đọc lại bài. - Về cuộc sống của loài chim trong sân chim. - HS viết bảng: trứng, nói chuyện, nữa, trắng xoá, sát sông . - Nghe hướng dẫn - HS nghe - viết bài vào vở. - Đổi chéo vở soát lỗi. - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở BT. đánh trống, chống gậy chèo bẻo, leo trèo quyển truyện, câu chuyện. - Nghe và thực hiện. _______________________________________ Tin học (Giáo viên chuyên soạn giảng) _________________________________________ toán: Luyện tập chung I. Mục tiêu - Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm. - Biết thừa số, tích. - Biết giải bài toán có một phép nhân. - Làm được BT1, 2, 3 (cột 1), 4. - Giáo dục HS yêu thích học toán. II. Đồ dùng dạy- học. 10 tấm bỡa, mỗi tấm cú 5 chấm trũn. III. Các hoạt động dạy- học Giáo viên Học sinh. 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc bảng nhân 4 và 5 - Giáo viên nhận xét ghi điểm . 2. Bài mới : a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài . b. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập . *Bài 1: Bài tập yêu cầu điều gì ? - Yêu cầu HS nhẩm và nêu kết quả. - Giáo viên nhận xét tuyên dương . *Bài 2: Gọi học sinh nêu yêu cầu bài . - Yêu cầu học sinh đọc tên của các thành phần trên bảng . - Ta phải điền số mấy vào ô trống thứ nhất ? tại sao? - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn . *Bài 3 cột 1: - Bài yêu cầu gì ? - Muốn điền được dấu cho đúng trước hết chúng ta phải làm gì ? - Yêu cầu học sinh làm bài . - Giáo viên nhận xét, sửa bài, tuyên dương. *Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc đề. - Bài tập cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Y/c học sinh tóm tắt và giải . Tóm tắt 1 học sinh mượn : 5 quyển sách . 8 học sinh mượn : quyển sách ? - Giáo viên chấm, sửa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương . - Về nhà học thuộc các bảng nhân . - 2 em lên bảng đọc. *Tính nhẩm . - Học sinh làm, đọc sửa bài. - Học sinh nêu . - Học sinh đọc . - Điền 12. Vì 12 là tích của 2 và 6 Thừa số 2 5 4 3 5 3 Thừa số 6 9 8 7 8 9 Tích 12 45 32 21 40 27 - 1 vài em nhận xét. - 2 HS nêu y/c *Phải tính các tích , sau đó so sánh các tích với nhau (hoặc so sánh các thừa số) - 2 em lên bảng, lớp làm vào vở . - 2 học sinh đọc - Học sinh trả lời. - 1 HS tóm tắt và giải . - Học sinh tự làm vào vở . Bài giải: 8 học sinh được mượn số quyển sách là: 5 x 8 = 45 (quyển) Đáp số: 45 quyển sách. - 2 HS lên bảng chữa bài. - Nghe và thực hiện. ________________________________________ tập làm văn: ĐáP LờI CảM ƠN, Tả NGắN Về LOàI CHIM I. Mục tiêu - Biết đáp lại lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2). - Thực hiện được yêu cầu của BT3 (tìm câu văn miêu tả trong bài, viết 2, 3 câu về một loài chim) - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy- học III. Các hoạt động dạy- học Giáo viên Học sinh. 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng: Đọc đoạn văn về mùa hè. - Giáo viên nhận xét , ghi điểm. 2. Bài mới : Giới thiệu bài. a. Hoạtđộng 1: Hướng dẫn làm bài tập. *Bài 1: Giáo viên treo tranh minh hoạ và yêu cầu học sinh đọc lời của các nhân vật trong tranh : +Khi được cụ già cản ơn bạn HS nói gì ? +Theo em, bạn HS tại sao lại nói như vậy ? +Bạn nào có thể tìm 1 câu nói khác ? - Cho 1 số em đóng lại tình huống . - Giáo viên nhận xét, tuyên dương . *Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài . - Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài . Chú ý học sinh có thể thêm lời thoại . - Yêu cầu học sinh đóng lại tình huống . *Bài 3 : Giáo viên treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc đoạn văn : Chim Chích Bông . - Những câu văn nào tả hình dáng của chim chích bông ? - Những câu văn nào tả hoạt động của chim Chích Bông ? - Yêu cầu học sinh đọc câu c . HD: Để làm tốt bài tập này , khi viết các em cần chú ý 1 số điều sau: Con chim em tả là con chim gì ? Trông nó thế nào ? (mỏ, đầu, cánh, chân). Em có biết 1 số hoạt động nào của con chim đó không , đó là hoạt động gì ? - Yêu cầu học sinh viết vào vở . - Gọi học sinh đọc bài làm của mình . - Giáo viên nhận xét, tuyên dương . 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. - Học sinh về thực hành đáp lại lời cảm ơn của người khác trong cuộc sống hằng ngày - 2 em lên bảng đọc bài - 2 HS nhắc lại tên bài - 3 HS đọc - 2 học sinh lên đóng vai và diễn lại tình huống trong bài. Học sinh cả lớp theo dõi . - 1 HS đọc yêu cầu. - 1 vài cặp thực hành trước lớp . - 1 em đọc yêu cầu , cả lớp cùng suy nghĩ . - Chim Chích Bông là 1 con chim bé xinh đẹp. Hai chân xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Hai chiếc cánh nhỏ xíu. Cặp mỏ bé tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu ghép lại . - Hai chân nhảy cứ liên liến . Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ tí hon gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt , khéo moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong những thân cây mảnh dẻ ốm yếu. - HS chgú ý nghe . - HS viết bài vào vở sau đó đọc bài trước lớp : Em rất thích xem chương trình ti vi giới thiệu chim cánh cụt. Đó là một loài chim rất to, nó sống ở biển. Chim cánh cụt ấp trứng dưới chân, vừa đi vừa mang theo trứng, dáng đi lũn cũn trông rất ngộ nghĩnh. - Nghe và thực hiện. ________________________________________ sinh hoạt lớp: nhận xét tuần 21 I. Mục tiêu - ổn định nền nếp và tổ chức lớp. - Giúp học sinh nhận được ưu khuyết điểm của mình trong tuần. - Rèn cho học sinh có tinh thần phê bình và tự phê bình. - Giáo dục học sinh làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. II. Nội dung sinh hoạt. 1. Kiểm điểm trong tuần - Các Sao trưởng nhận xét, kiểm điểm các thành viên trong Sao của mình. Nêu những việc tốt đã làm và những việc chưa làm được trong tuần. - Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động trong tuần. - Giáo viên đánh giá chung theo các mặt hoạt động: + Về ý thức tổ chức kỉ luật: Đa số các em đều ngoan, chấp hành tốt nội quy quy định của trường, của lớp. Tuy nhiên còn một số em chưa chấp hành tốt như: + Về học tập: Nhìn chung các em có ý thức học, bên cạnh đó còn nhiều em chưa có ý thức học tập ở lớp cũng như ở nhà. Trong giờ học chưa sôi nỏi: Các em có tiến bộ như: + Về thể dục: Các em đều có ý thức nghiêm túc khi tập thể dục, nhưng vẫn còn có em chưa nghiêm túc, còn nói chuyện, đùa nghịch trong khi đang tập thể dục: + Về vệ sinh; Các em vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung sạch sẽ, gọn gàng. Tuy nhiên vẫn còn có em vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ, vẫn còn để mực dính vào tay, quần áo chưa sạch sẽ gọn gàng... + Các hoạt động khác: Các em thực hiện tương đối tốt. - Bình chọn xếp loại Sao, cá nhân: 2. Phương hướng tuần sau: - Khắc phục nhược điểm trong tuần. - Phát huy ưu điểm đã đạt được. 3. Liên hoan văn nghệ. _____________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: