Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần dạy 1 (chuẩn kiến thức)

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần dạy 1 (chuẩn kiến thức)

TUẦN 1

Thứ hai, ngy 13 tháng 8 năm 2012

Toán

Tiết 01: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.

I/. MỤC TIÊU :

Kiến thức : Giúp học sinh củng cố về

- Viết các số từ 0 đến 100 ; thứ tự của các số.

- Số có một, hai chữ số; số liền trước, số liền sau của một số.

Kỹ năng :Rèn kỹ năng đếm, làm tính nhanh,đúng, chính xác.

Thái độ : Yêu thích học toán.

II/ CHUẨN BỊ :

- Bảng cài các ô vuông.

- Sách Toán, bảng con , bảng số, vở Toán, nháp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 14 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần dạy 1 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai, ngày 13 tháng 8 năm 2012
Toán
Tiết 01: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.
I/. MỤC TIÊU :
Kiến thức : Giúp học sinh củng cố về
- Viết các số từ 0 đến 100 ; thứ tự của các số.
- Số có một, hai chữ số; số liền trước, số liền sau của một số.
Kỹ năng :Rèn kỹ năng đếm, làm tính nhanh,đúng, chính xác.
Thái độ : Yêu thích học toán.
II/ CHUẨN BỊ :
- Bảng cài các ô vuông.
- Sách Toán, bảng con , bảng số, vở Toán, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT DỘNG CỦA HS
Phương pháp kiểm tra
1.Bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ cần thiết để học Toán.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Mục tiêu : Viết các số từ 0 đến 100 thứ tự của các số. Số có một, hai chữ số, số liền trước, số liền sau của một số.
Phương pháp trực quan:
Bài 1: Bảng ô vuông.
-Nêu các số có 1 chữ số.
-Phần b,c yêu cầu gì ?
-Theo dõi.
-Hướng dẫn chữa bài 1
Phương pháp luyện tập
Bài 2 : Bảng ô vuông từ 10 – 100.
-Nêu tiếp các số có 2 chữ số.
-Viết số bé nhất có 2 chữ số.
-Viết số lớn nhất có 2 chữ số.
-Giáo viên kẻ sẵn 3 ô liền nhau lên bảng rồi viết.
34
-Số liền trước của 34 là số nào ?
-Số liền sau của 34 là số nào ?
Phương pháp thực hành
Bài 3 : câu a, b, c, d.
-Giáo viên theo dõi học sinh làm bài.
-Hướng dẫn chữa bài 3
-Chấm (5 –7 vở ). Nhận xét.
Phương pháp trò chơi
-Trò chơi: Giáo viên nêu luật chơi.Đưa ra 1 số bất kì rồi nói ngay số liền trước, liền sau.
Nhận xét, tuyên dương.
3.Củng cố, dặn do’ :
- Nêu các số có 1 chữ số, 2 chữ số, số liền -trước, liền sau của số 73. 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau: “Oân tập các số đến 100” (tiếp theo).
-Bảng con, SGK, vở Bài tập, nháp.
-Vài em nhắc tựa.
-Quan sát
-1 em nêu, nhận xét. Viết vở.
-Viết số bé nhất, lớn nhất có 1 chữ số.
-Học sinh tự làm.
-Chữa bài.
-Quan sát.
-Nhiều em lần lượt nêu. Nhận xét.
-2 em lên bảng viết.
- Lớp viết bảng con.
-2 em lên bảng viết : Số 33, 35
-Cả lớp làm vở
40
98
98
100
-Chữa bài.
-Chia nhóm tham gia trò chơi.
- Lớp nhận xét, tuyên dương.
-3 em nêu. 
- Lớp nhận xét.
Chuẩn bị: Ôn tập/ tiếp.
Thứ 3 :
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 / TIẾP.
I/ MỤC TIÊU:
a).Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về
- Đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số.
- Phân tích số có hai chữ số theo chục và đơn vị.
b).Kỹ năng: Rèn đọc, viết, phân tích số đúng, nhanh.
Thái độ: Thích sự chính xác của toán học.
II/ CHUẨN BỊ:
- Kẻ viết sẵn bảng.
- Bảng con, SGK, vở toán, vở nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Phương pháp kiểm tra
1.Bài cũ: Tiết toán trước học bài gì?
-Kiểm tra vở bài tập.
-Nhận xét.
2ø.Dạy bàimới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện tập
Mục tiêu : Đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số. Phân tích số có hai chữ số theo chục và đơn vị.
Phương pháp trực quan:
Bài 1:
Trực quan: Bảng kẻ ô chục, đơn vị, đọc số, viết số.
Chục
Đơn vị
Đọc số
Viết số
8
5
3
6
7
1
8
4
-Số có 8 chục 5 đơn vị viết là? Đọc như thế nào?
Phương pháp luyện tập
-Hướng dẫn làm vở
-Hướng dẫn chữa bài.
Phương pháp thực hành
Bài 2:
-Theo dõi học sinh làm bài.
Bài 3:
-Hướng dẫn học sinh cách làm 34 ... 38 có cùng chữ số hàng chục là 3 hàng đơn vị 4 < 8 nên 34 < 38
Bài 4.
-Giáo viên ghi bảng 33, 54, 45, 28.
-Viết các số theo thứ tự:
- từ bé đến lớn.
- từ lớn đến bé.
-Hướng dẫn chữa bài 4. Chấm vở. Nhận xét.
- Chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò:
 Phân tích số: 74, 84.
-Giáo dục tư tưởng-Nhận xét tiết học.
- Làm bài 5/4; chuẩn bị bài : Số hạng – Tổng.
-Ôn tập.
-Sửa bài tập 3/tr 3
-Ôn tập các số đến 100/ tiếp.
-1 em nêu yêu cầu.
-4 em lên bảng làm. Cả lớp làm nháp. -Nhận xét.
-4 em đọc. Nhận xét.
-Làm vở nháp.
-Chữa bài1.
-1 em nêu yêu cầu.
4-5 em nêu miệng.
-Bảng con. 57 = 50 + 7
-1 em nêu yêu cầu.
-Làm nháp.
-Làm vở.
-Chữa bài.
-2 em phân tích.
- Thực hiện theo yc của gv.
Thứ 4 :
SỐ HẠNG , TỔNG.
I/ MỤC TIÊU: 
a).Kiến thức: 
- Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.
- Củng cố về phép cộng các số có 2 chữ số và giải toán có lời văn.
b).Kỹ năng: Gọi tên , làm tính đúng, nhanh chính xác.
c).Thái độ: Yêu thích học toán.
II/ CHUẨN BỊ:
- Viết sẵn nội dung Bài 1/ SGK.
- Bảng con, vở toan, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ :Tiết toán trước em học bài gì?
-Kiểm tra vở bài tập.Chấm ( 5-7 vở)
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu Số hạng, tổng.
Mục tiêu : Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.
-Giáo viên viết bảng 
35 + 24 = 59
 œ œ œ
 Số hạng Số hạng Tổng
-Giáo viên chỉ vào từng số trong phép cộng và nêu.
35 gọi là số hạng.
24 gọi là số hạng.
59 gọi là Tổng.
-Đây là phép tính ngang, bài toán có thể được ghi bằng phép tính dọc như sau:
 35 ® Số hạng
 24® Số hạng
 59® Tổng.
-Trong phép cộng 35 + 24 = 59
59 gọi là tổng
35 + 24 cũng gọi là tổng vì 35 + 24 có giá trị là 59.
-Yêu cầu hs ghi 1 phép tính cộng khác rồi ghi kết quả thành phần và tên gọi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
-Trò chơi: Mưa rơi; gv nêu thể lệ trò chơi.
Hoạt động 2 : Làm bài tập .
Mục tiêu : Củng cố về phép cộng các số có 2 chữ số và giải toán có lời văn.
Bài 1: Giáo viên vẽ khung.
-Muốn tìm tổng em làm sao? Nhận xét.
Bài 2:
-Em nêu cách đặt tính.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Hướng dẫn tóm tắt.
Gợi ý: Muốn biết cả hai buổi bán được bao nhiêu xe đạp em làm sao?
-Chấm ( 5 – 7 vở). Nhận xét.
- Sửa bài, cho điểm bài trên bảng.
3.Củng cố : Ghi: 32 + 24 = 56
Trò chơi: Nêu tên gọi các thành phần trong phép cộng.
- GV nêu luật chơi.
- Nhận xét, tuyên dương.
Dặn dò: bài 4/ tr 5.
-Ôn tập/ tiếp.
-1 em sửa bài 5/ tr 4.
-1 em nhắc tựa.
-1 em đọc.
-1 em lên bảng ghi.
-Lớp làm bảng con.
-2 em nhắc lại.
- 1 em làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con.
- Lớp nhận xét, tuyên dương.
- HS thực hiện chơi theo yêu cầu.
-Số hạng cộng số hạng.
-3 em lên bảng. HS nêu miệng.
-1 em nêu yêu cầu.
-1 em lên bảng. Lớp làm bảng con.
- Nhận xét, sửa bài.
-1 em đọc đề. 1 em tóm tắt.
Lấy số xe buổi sáng cộng số xe buổi chiều.
-Giải vào vở, 1 em làm vào giấy khổ to, dán lên bảng.
 Sửa bài.
-2 đội ghi phép cộng. Kết quả, nêu tên gọi theo yêu cầu.
- Lớp nhận xét, tuyên dương.
-Làm bài 4/ tr 5.
Thứ 5
Toán
Tiết 4: LUYỆN TẬP.
I/ MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Luyện tập củng cố về phép cộng không nhớ, nhẩm, tính viết, tên gọi thành phần của phép cộng. Giải toán có lời văn.
- Kỹ năng: Rèn tính đúng, nhanh, chính xác.
- Thái độ: Phát triển tư duy toán học.
II/ CHUẨN BỊ:
- Viết bài 5.
- Bảng con, vở toán, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ : Tiết toán trước em học bài gì?
-GVghi: 33 + 14 = 47
 25 + 12 = 37
-Kiểm tra vở. Nhận xét.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện tập.
Mục tiêu : Củng cố về phép cộng không nhớ, nhẩm, tính viết, tên gọi thành phần của phép cộng. Giải toán có lời văn.
Bài 1:
-34 gọi là gì? 42 gọi là gì? 76 gọi là gì?
- Sửa bài, nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu gì?
-GV ghi: 50 + 10 + 20
 60 + 20 + 10
 40 + 10 + 10
Hỏi đáp: Em thực hiện cách nhẩm như thế nào?
-Nhận xét.
-Em có nhận xét gì về bài:
 50 + 10 + 20 = 80
 50 + 30 = 80
Bài 3: Yêu cầu gì?
- GV nhận xét, sửa bài.
-Trò chơi “Mưa rơi”; gv nêu thể lệ cuộc chơi.
Bài 4:
- Nêu vấn đề.
-Hướng dẫn tóm tắt.
Có ? HS trai.
Có ? HS gái.
Hỏi gì?
-Muốn biết trong thư viện có tất cả bao nhiêu HS em thực hiện cách tính như thế nào?
-Chấm(5-7 vở). Nhận xét.
- Hướng dẫn sửa bài.
3.Củng cố :Trò chơi:Đưa ra phép cộng và nêu tên gọi đúng, nhanh. Nhận xét.
Dặn dò: làm bài 5/ 6; chuẩn bị bài Đêximet.
-Số hạng, số hạng, Tổng.
-2 em nêu tên gọi.
-1 em sửa bài 4/tr 5.
-Luyện tập.
-1 em nêu yêu cầu.
-Lớp làm bảng con, 1 em làm bảng phụ.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
-Vài em nêu tên gọi.
-Tính nhẩm.
-5 chục + 1 chục = 6 chục.
-6 chục + 2 chục = 8 chục.
-Làm nháp.
-Tổng bằng nhau.
-Đặt tính rồi tính.
- Làm bảng con, 1 em làm vào bảmg phụ. Lớp nhận xét.
-HS chơi “Mưa rơi”
-1 em đọc đề.
- Giải quyết vấn đề.
-1 em tóm tắt.
HS trai: 25 HS.
HS gái: 32 HS
Tất cả: ? HS
-1 em nêu.
-Cả lớp giải vở, 1 em làm vào giấy dán lên bảng.
-1 em chữa bài.
-Chia 2 đội tham gia.
-Bài 5/ tr 6.Chuẩn bị: Đềximét.
Thứ 6 :
Toán.
Tiết 5: ĐỀ - XI - MÉT.
I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức:
- Biết và ghi nhớ được tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đơn vị đo độ dài đềximét..
- Hiểu mối quan hệ giữa đềximét và xăngtimét (1 dm=10 cm).
- Thực hiện phép tính cộng, trừ số đo độ dài có đơn vị là đềximét.
- Bước đầu tập đo và ươc lượng độ dài theo đơn vị đềximét.
Kỹ năng : Tính nhanh, đúng, chính xác các đơn vị đo.
Thái độ: Phát triển tư duy toán học.
II/ CHUẨN BỊ:
- Thước thẳng dài.
- Băng giấy dài, bảng con, Sách toán, vở nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ :Tiết toán trước em học bài gì?
-Kiểm tra vở.
-Chấm (5-7 vở). Nhận xét.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu Đềximét.
Mục tiêu : Biết và ghi nhớ được tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đơn vị đo độ dài đềximét  Hiểu mối quan hệ giữa đềximét và xăngtimét 
(1 dm=10 cm).
-Giáo viên kiểm tra dụng cụ học sinh.
-Phát cho mỗi bàn 1 băng giấy và yêu cầu học sinh dùng thước đo.
-Băng giấy dài mấy xăngtimét? 
-10 xăngtimét còn gọi là 1 đềximét.
-GV ghi : 1 đềximét.
-Đềximét viết tắt là dm và viết:
 1 dm = 10 cm.
10 cm = 1 dm.
-Yêu cầu học sinh dùng phân vạch trên thước các đoạn thẳng có độ dài là 1 dm
-Yêu cầu vẽ đoạn thẳng dài 1 dm vào bảng con.
-Trò chơi: “Mưa rơi”; gv nêu thể lệ cuộc chơi.
Hoạt động 2 : Luyện tập .
Mục tiêu : Thực hiện phép tính cộng, trừ số đo độ dài có đơn vị là đềximét. Bước đầu tập đo và ươc lượng độ dài theo đơn vị đềximét.
Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc đề bài, tự làm bài vào vở nháp.
-Yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra bài, gọi 1 em đọc chữa.
-Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
-Em hãy nhận xét các số trong bài tập 2.
-Mẫu: 1 dm + 1 dm = 2 dm
-Vì sao 1 dm + 1 dm = 2 dm ?
-Muốn thực hiện 1 dm + 1 dm ta làm thế nào?
-Hướng dẫn tương tự với phép trừ.
Bài 3:
-Theo yêu cầu của đề chúng ta lưu ý điều gì?
-Hãy nêu cách ước lượng.
-Yêu cầu HS làm bài. Nhận xét.
3.Củng cố : Trò chơi : Ai nhanh hơn.
-Đềximét viết tắt là gì ? 1dm = ? cm
-Nhận xét trò chơi. Giáo dục tư tưởng.
 Dặn dò: Tập đo bằng đơn vị Đềximét.
-Luyện tập.
-1 em sửa bài 5/ tr 6.
-Đềximét.
-Băng giấy, thước đo.
-Dùng thước thẳng đo độ dài băng giấy.
-10 cm.
-Vài em đọc: một đềximét.
1 dm = 10 cm.
-HS nhắc lại. (5 em)
-Tự vạch trên thước của mình.
-Vẽ trong bảng con.
-HS thực hiện trò chơi “Mưa rơi”
- Đọc yêu cầu.
-HS làm bài cá nhân.
-HS đọc chữa, nhận xét.
Đoạn AB lớn hơn 1 dm.
Đoạn CD ngắn hơn 1 dm. 
Đoạn AB dài hơn CD
Đoạn CD ngắn hơn AB. 
-Đây là các số đo có đơn vị là đềximét.
 -Vì 1 + 1 = 2
-Lấy 1 + 1 = 2 rồi viết dm sau số 2.
-2 em lên bảng làm bài.
-HS làm bài vào vở nhận xét bài bạn và kiểm tra lại bài của mình.
-1 em đọc đề bài.
-Không dùng thước, không thực hiện phép đo.
-Ước lượng : so sánh độ dài AB và MN với 1 dm, sau đó ghi số dự đoán vào chỗ chấm.
- HS tập ước lượng. Nhận xét.
-Chia 2 đội, thực hiện trò chơi.
-Đềximét viết tắt làdm.
-1dm = 10cm.
-Xem lại bài Đềximét.
Đạo đức
Tiết 1 : HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ/ tiết 1.
I/ MỤC TIÊU :
- Kiến thức : Học sinh hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Kỹ năng : Biết lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.
- Thái độ : Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II/ CHUẨN BỊ :
- Dụng cụ sắm vai, phiếu giao việc.
- Vở Bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ :Giáo viên kiểm tra sách vở đầu năm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Thảo luận.
Mục tiêu :Biết bày tỏ ý kiến về việc làm trong từng tình huống.
-Giáo viên yêu cầu chia nhóm.
-Mỗi nhóm bày tỏ ý kiến về việc làm trong 1 tình huống: việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao đúng? Tại sao sai?
-Giáo viên phát phiếu giao việc
-Kết luận :
-Giờ học Toán mà bạn Lan, Tùng ngồi làm việc khác không chú ý nghe sẽ không hiểu bài. Như vậy các em không làm tốt bổn phận, trách nhiệm của mình làm ảnh hưởng đến quyền được học tập của các em. Lan, Tùng nên làm bài với các bạn.
-Vừa ăn, vừa xem truyện có hại cho sức khoẻ. Nên ngừng xem và cùng ăn với cả nhà.
Hỏi đáp : Qua 2 tình huống trên em thấy mình có những quyền lợi gì ? Nhận xét.
Hoạt động 2 : Xử lí tình huống.
Mục tiêu : Biết chọn cách ứng xử cho thích hợp với tình huống.
-Chia nhóm, phân vai.
-GV chốt ý :
-Ngọc nên tắt Ti vi đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ, không làm mẹ lo lắng.
-Bạn Lai nên từ chối đi mua bi và khuyên Tịnh không nên bỏ học đi làm việc khác.
-Kết luận : Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên chọn cách ứng xử cho thích hợp.
-“ Giờ nào việc nấy”
Hoạt động 3 :Thảo luận.
Mục tiêu : Hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
-Phát phiếu cho 4 nhóm
-Kết luận : Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời gian học tập vui chơi làm việc nhà và nghỉ ngơi.
-Thực hành: Cho học sinh làm bài tập.
Nhận xét, đánh giá.
3.Củng cố :Em sắp xếp công việc cho đúng giờ nào việc nấy có lợi gì ?
-Nhận xét tiết học; giáo dục tư tưởng.
Dặn dò:Học bài, làm bài tập.
-Sách đạo đức, vở bài tập.
-Học tập, sinh hoạt đúng giờ.
-Đại diện nhóm nhận phiếu giao việc gồm 2 tình huống./tr.1+9
-Trình bày ý kiến về việc làm trong từng tình huống.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét.
-Quyền được học tập.
-Quyền được đảm bảo sức khoẻ.
-Vài em nhắc lại.
-Nhóm 1: tình huống 1 /tr19
-Nhóm 2: tình huống 2/tr 19
-Trao đổi nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
-1 em nhắc lại.
-Chia 4 nhóm
-4 nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày
-Vài em nhắc lại.
-Học sinh đọc: giờ nào việc nấy.
-Làm vở bài tập. Bài 3 trang 2.
-Học tập tốt, bảo đảm quyền lợi, sức khoẻ.
-HTL bài học, làm bài 4 trang 3.
Sinh Hoạt Lớp
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Biết sinh hoạt theo chủ đề “Nhận xét tình hình lớp”
2.Kĩ năng : Rèn tính mạnh dạn, tự tin.
3.Thái độ : Có ý thức, kỉ cương trong sinh hoạt.
II/ CHUẨN BỊ :
- Bài hát, chuyện kể, báo Nhi đồng.
 -Các báo cáo, sổ tay ghi chép.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
Hoạt động 1 : Kiểm điểm công tác.
Mục tiêu : Biết nhận xét đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu trong tuần.
-Nhận xét.
-Giáo viên đề nghi các tổ bầu thi đua.
-Nhận xét. Khen thưởng tổ xuất sắc.
Hoạt động 2 : Trao đổi vướng mắc trong học tập.
Mục tiêu : Học sinh biết sinh hoạt chủ đề “Nhận xét tình hình lớp”
-Các tổ đưa ra những hoạt động lớp đã thực hiện
-Giáo viên nhận xét.
-Sinh hoạt văn nghệ.
Thảo luận : Đưa ra phương hướng tuần 2.
-Ghi nhận, đề nghị thực hiện tốt.
Củng cố : Nhận xét tiết sinh hoạt.
Dặn dò: Thực hiện tốt kế hoạch tuần 2.
-Các tổ trưởng báo cáo.
-Nề nếp : Truy bài tốt trật tự ra vào lớp, xếp hàng nhanh, đi học đúng giờ, đầy đủ, giữ vệ sinh lớp, sân trường. Học và làm bài tốt. Không chạy nhảy, không ăn quà trước cổng trường. Học tập tốt. 
-Lớp trưởng tổng kết.
-Lớp trưởng thực hiện bình bầu. 
-Chọn tổ xuất sắc.
-Thực hiện tốt tháng ATGT không ăn quà trước cổng trường.
-Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh trường lớp.
-Lớp thi đua học tốt, đi học đều, đủ.
-Lớp tham gia văn nghệ.
-Đồng ca bài hát đã học
-Thảo luậän nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Duy trì nề nếp ra vào lớp, truy bài, xếp hàng nhanh, giữ vệ sinh lớp.
-Không ăn quà trước cổng trường.
-Không nghỉ học.
-Làm tốt công tác thi đua.

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN T1 CKTKN.doc