MỸ THUẬT Tiết 9
Vẽ theo mẫu: Vẽ cái mũ ( nón)
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- HS hiểu được hình dáng, vẻ đẹp, ích lợi của các loại mũ.
- HS biết cách vẽ cái mũ. Vẽ được cái mũ theo mẫu.
- Yêu thích môn học và ý thức giữ gìn mũ sạch sẽ.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: hình vẽ một số kiểu mũ.
HS: vở tập vẽ, màu, bút chì.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
Bước 1: HS nêu một số kiểu mũ mà em biêt nói( hình dáng, màu sắc.)
Bước 2: GV cho HS quan sát một số hình vẽ cái mũ
- HS nêu tên các loại mũ đó.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cái mũ.
- HS nêu tên cái mũ sẽ chọn vẽ.
- GV vẽ hình phát họa lên bảng và hướng dẫn cách vẽ.
- Gợi ý HS trang trí cái mũ cho đẹp mắt ( không quá cầu kì)
Hoạt động 3: Thực hành
- GV gợi ý để HS chọn cái mũ sẽ vẽ
- Nhắc HS vẽ hình vừa với khổ giấy
- Vẽ các bộ phận rồi trang trí màu tùy thích.
- GV quan sát, gợi ý, hướng dẫn thêm cho HS yếu còn lung túng.
TUẦN 9 ( Từ 01/11 đến 7 /11 ) Môn Tiết Tên bài dạy Năm 01/11 Mỹ thuật 9 Vẽ theo mẫu: Vẽ cái mũ ( nón) Đạo đức 9 Chăm chỉ học tập ( tiết 1) Toán 41 Lít Tập đọc 25 Ôn tập các bài đọc thêm chưa học trong sgk (tuần 1- tuần 9) Tập đọc 26 Sáu 02/11 Thể dục 17 Ôn bài thể dục phát triển chung . điểm số 1-2,1-2 theo đội hình hàng dọc. Kể chuyện 9 Ôn tập về kể chuyện Toán 42 Luyện tập Chính tả 17 Ôn tập tiết 4 SHTT 9 Hai 05/11 Chào cờ Toán 43 Luyện tập chung LT& Câu 9 Ôn tập về luyện từ và câu Thủ công 9 Gấp thuyền phẳng đáy có mui ( tiết 1) Ba 06/11 Thể dục 18 Ôn bài thể dục phát triển chung . điểm số 1-2,1-2 theo đội hình hàng ngang. Tập đọc 27 Kiểm tra đọc thành tiếng. Toán 44 Kiểm tra giữa học kì I Tập viết 9 Ôn tập về tập làm văn TN-XH 9 Đề phòng bệnh giun Tư 07/11 Chính tả 18 Kiểm tra đọc hiểu luyện từ và câu Toán 45 Tìm một số hạng trong một tổng TLV 9 Kiểm tra viết : chính tả + TLV Âm nhạc 9 Học hát: Chúc mừng sinh nhật Qui ước viết tắt trong giáo án: HS : Học sinh GV : Giáo viên sgk : Sách giáo khoa sgv ( SGV): sách giáo viên vbt : Vở bài tập TLCH: Trả lời câu hỏi. 7. BTVN: Bài tập về nhà Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2007 MỸ THUẬT Tiết 9 Vẽ theo mẫu: Vẽ cái mũ ( nón) Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - HS hiểu được hình dáng, vẻ đẹp, ích lợi của các loại mũ. - HS biết cách vẽ cái mũ. Vẽ được cái mũ theo mẫu. - Yêu thích môn học và ý thức giữ gìn mũ sạch sẽ. B. Đồ dùng dạy – học: GV: hình vẽ một số kiểu mũ. HS: vở tập vẽ, màu, bút chì. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập. - GV nhận xét. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét Bước 1: HS nêu một số kiểu mũ mà em biêt nói( hình dáng, màu sắc...) Bước 2: GV cho HS quan sát một số hình vẽ cái mũ - HS nêu tên các loại mũ đó. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cái mũ. - HS nêu tên cái mũ sẽ chọn vẽ. - GV vẽ hình phát họa lên bảng và hướng dẫn cách vẽ. - Gợi ý HS trang trí cái mũ cho đẹp mắt ( không quá cầu kì) Hoạt động 3: Thực hành - GV gợi ý để HS chọn cái mũ sẽ vẽ - Nhắc HS vẽ hình vừa với khổ giấy - Vẽ các bộ phận rồi trang trí màu tùy thích. - GV quan sát, gợi ý, hướng dẫn thêm cho HS yếu còn lung túng. Hoạt động 4: nhận xét, đánh giá. GV nêu tiêu chí đánh giá một sản phẩm: + Hình vẽ ( đúng, đẹp) + Trang trí đẹp mắt, có sáng tạo - GV chọn một số bài vẽ của HS cúng lớp nhận xét, đánh giá. - Tuyên dương bạn vẽ cái mũ đẹp. Khuyến khích HS chưa hoàn thành sảm phẩm cố gắn hơn. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc nhở HS biết giữ mũ sạch sẽ, treo mũ gọn gàng khi đi học về. D. Bổ sung: ................................................................................................................................ ĐẠO ĐỨC Tiết 9 Chăm chỉ học tập (tiết 1) Sgk:15 / tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - HS hiểu như thế nào là chăm chỉ học tập và lợi ích của việc chăm chỉ học tập. - HS thực hiện được giờ giấc học tập ở trường cũng như ở nhà.. - Có ý thức tự giác học tập. B. Đồ dùng dạy – học: GV: phiếu thảo luận. HS: Thẻ màu. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: HS kể một số việc làm ở nhà của mình. - 1 HS đọc ghi nhớ cuối bài. - HS nhận xét – GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Xử lí tình huống (bài tập 1) * Mục tiêu: HS hiểu được biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS Quan sát tranh bài tập 1/sgk – GV nêu nội dung tranh. - HS thảo luận theo cặp – Lên lớp đóng vai ứng xử tình huống. - nhóm khác nhận xét cách ứng xử của nhóm bạn. GV kết luận: Khi đang học, đang làm bài tập, các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (bài tập 2) * Mục tiêu: Giúp HS biết được một số biểu hiện và lợi ích của việc chăm chỉ học tập. * Cách tiến hành: Bước 1: GV yêu cầu HS nhóm đôi đọc tất cả các ý kiến trên bảng phụ. - HS nêu ý kiến đúng bằng cách giơ thẻ màu. - GV kết luận ý kiến đúng: a, b, d, đ. Bước 2: Chăm chỉ học tập có lợi ích gì?. – HS trình bày ý kiến. * GV kết luận: Chăm chỉ học tập giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn; được thầy cô bạn bè yêu mến và bố mẹ hài lòng. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế * Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá bản thân về việc chăm chỉ học tập. * Cách tiến hành: - GV hỏi: Em đã chăm chỉ học tập chưa? Kết quả như thế nào? - HS hỏi - đáp theo cặp. - HS hỏi – đáp trước lớp. - HS nhận xét về việc tự giác học tập của bạn – GV khuyến khích, nhắc nhở các em. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc nhở HS tự giác ý thức học tập ở nhà và ở trường để học có kết quả tốt. - Tiết sau: xem trước các bài tập tiếp theo của bài. D. Bổ sung: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. TOÁN Tiết 41 Lít Sgk: 41 / vbt: 43/ Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Bước đầu làm quen với biểu tượng về dung tích ( sức chứa). - Biết chai 1 lít, ca 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. - Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít( l ) - Biết tính cộng, trừ các số đo đơn vị lít. Biết giải toán có liên quan đến đơn vị là lít. -Giáo dục tính cẩn thận chính xác khi học toán. Vận dụng kiến thức đã học khi cần thiết. B. Đồ dùng dạy - học: GV: Chai 1 lít, ca 1lít, ca, bình nước. Bảng phụ làm bài tập. C. Các hoạt động dạy - học: 1.Bài cũ: - GV cho phép tính - 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính. - Cả lớp làm bảng con – nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Làm quen với dung tích ( sức chứa) - GV lấy 1 ca và một bình nước đổ nước đầy vào ca và bình và hỏi HS: Vật nào chứa được nhiều nước hơn? Vật nào chứa được ít nước hơn? GV chốt: Sức chứa của cái bình lớn hơn sức chứa của cái ca. Hoạt động 2: GV giới thiệu chai 1 lít. Đơn vị lít. - GV giới thiệu chai một lít và rót đầy nước vào chai ta được môt lít nước. * Để đo sức chứa của một cái chai hay một cái ca vvta dùng đơn vị đo là lít. - GV viết tắt : l ( Viết chữ l thường) – 1 lít viết là: 1 l - Gọi HS đọc lít – viết bảng con – Gv nhận xét – sửa sai – tuyên dương. * Gọi HS yếu lên bảng đọc viết 2 l, 3 l...HS dưới lớp viết bảng con. Hoạt động 3: Thực hành Bài 1/vbt: Đọc, viết ( theo mẫu): - HS làm vbt – GV kèm HS yếu. - HS nhìn hình và đọc trước lớp – HS nhận xét. Bài 2/vbt: Viết theo mẫu: ( gv giải thích rõ yêu cầu bài tập) - GV làm bài mẫu – HS làm bài - HS lên bảng làm bài – GV kèm HS yếu - Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 4/vbt: Gọi HS đọc bài toán – Gv tóm tắt - HS nêu lời giải và phép tính giải – GV nhận xét. - HS làm vở bài tập, 1 em làm phiếu bài tập. Bài giải Cả hai lần cửa hàng đó bán được là: 16 + 25 = 41 (lít ) Đáp số: 41 lít 3.Củng cố, dặn dò: - Dùng đơn vị lít để làm gì? ( bán nước mắm, bán xăng....) 6. Bổ sung: ................................................................................................................ ............................................................................................................................... TẬP ĐỌC Tiết : 25, 26 Ôn tập các bài đọc thêm chưa học trong sgk từ tuần 1 - tuần 9 TgdK: 80’ A. Mục tiêu: * HS yếu đọc đúng ít nhất hai bài tập đọc trong các bài : Ngày hôm qua đâu rồi, Cái trống trường em, Mua kính, Cô giáo lớp em, Đổi giày. - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. Giọng đọc rõ ràng. Đọc đúng các từ khó. Biết ngắt, nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm, dấu phẩy, cụm từ dài. - Hiểu nội dung bài tập đọc ngày hôm qua đâu rồi. - Giáo dục HS biết quí trọng thời gian chăm chỉ học tập. B. Đồ dùng dạy – học C.Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: - Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Bàn tay dịu dàng. - GV nhận xét- ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Luyện đọc bài Ngày hôm qua đâu rồi. Bước 1: Luyện đọc câu - GV đọc mẫu - HS nghe theo dõi sgk. - HS luyện đọc câu: đọc nối tiếp mỗi em 1 câu - GV theo dõi, sửa sai. - GV theo dõi rút từ khó ghi bảng – HS luyện đọc từ khó. Bước 2: Luyện đọc đoạn - HS luyện đọc đoạn nối tiếp khổ thơ (2lần) – GV theo dõi, sửa sai. *GV kèm HS yếu đọc đúng biết ngắt, nghỉ hơi. * GV đặt câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung bài thơ – GV chốt ý trả lời đúng. Hoạt động 2: Luyện đọc các bài tập đọc còn lại. Bài : Cái trống trường em Bài : Mua kính Bài :Cô giáo lớp em Bài : Đổi giày - Cách tiến hành luyện đọc tương tự bài Ngày hôm qua đâu rồi - GV theo dõi HS đọc, sửa sai - GV kèm HS yếu đọc đúng 2 bài tập đọc Cái trống trường em và Mua kính. - Cho HS luyện đọc trong nhóm theo từng bài – Thi đọc giữa các nhóm. - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương nhóm đọc to, rõ, đọc hay. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Về nhà đọc lại bài cho lưu loát hơn và tìm hiểu nội dung của các bài đọc đó. D. Bổ sung: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Thứ sáu ngày 02 tháng 11 năm 2007 KỂ CHUYỆN Tiết 9 Ôn tập về kể chuyện Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập củng cố về: * HS yếu kể được nội dung một câu chyện đã học. 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào tranh minh họa, kể lại được nội dung các câu chuyện đã học: Có công mài sắc có ngày nên kim, Mẩu giấy vụn, Người mẹ hiền. - Biết tham gia kể lại câu chuyện theo vai. - Rút ra ý nghĩa bài học sau mỗi câu chuyện kể. 2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, đánh giá được lời kể của bạn. 3. Giáo dục HS yêu thích môn học, mạnh dạn, tự tin tham gia kể chuyện. B. Đồ dùng dạy – học: C. Các hoạt động dạy - học : 1.Bài cũ: - 1, 2HS kể lại từng đoạn câu chuyện Người mẹ hiền và nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: kể lại nội dung từng câu chuyện - GV nêu yêu cầu – HS mở sgk xem lại tranh từng bài kể chuyện và nhớ lại nội dung câu chuyện. - HS kể theo cặp – GV giúp đỡ thêm cho H ... Chỉ đồ vật Chỉ con vật Chỉ cây cối Bạn bè bàn Thỏ Chuối Hùng Xe đạp mèo xoài Côgiáo, công nhân Viết, thước... Chó, gà. Vịt... Mận, mía, ổi, me... - HS nhận xét và nêu thêm các từ khác xếp vào bảng (Ví dụ các từ in nghiêng ở trên.) Bài tập 1/vbt- tr35: ( viết – Tiết 2) - 1 HS đọc yêu cầu bài tập : Đặt 2 câu theo mẫu : Ai cái gì, con gì) là gì? - HS nối tiếp nhau đặt câu – GV nhận xét, sửa sai. - HS làm vbt – GV tuyên dương HS đặt câu đúng, hay. Bài tập 1/vbt-tr 36: (Viết – Tiết 3) - HS đọc yêu cầu bài tập – GV yêu cầu HS đọc lại bài Làm việc thật là vui. - GV hướng dẫn bài tập – HS làm bài. - GV theo dõi, kèm HS yếu – HS nêu bài làm – Lớp nhận xét. - GV gắn đáp án đúng của bài tập – HS nhắc lại. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc HS ghi nhớ các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động của người và loài vật. - Ôn bài chuẩn bị thi giữa học kì I D. Bổ sung: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... THỦ CÔNG Tiết 9 Gấp thuyền phẳng đáy có mui (tiết 1) Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui. - HS gấp được thuyền phẳng đáy có mui. - HS hứng thú và yêu thích gấp thuyền. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Mẩu thuyền gấp to phẳng đáy không mui và thuyề phẳng đáy có mui, qui trình gấp thuyền minh hoạ cho từng bước. HS: giấy màu , kéo, màu, ... C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của môn học. - GV nhận xét. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét. Bước 1: GV đưa mẫu thuyền phẳng đáy có mui và thuyền phẳng đáy không mui. - HS so sánh sự giống và khác nhau của thuyền có mui và thuyền không mui. + GV chốt ý trả lời của HS. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách gấp thuyền. Bước 1: GV treo mẫu qui trình và hướng dẫn từng bước (lần 1) – Cả lớp theo dõi. B1: Gấp tạo mui thuyền. B2: Gấp các nếp gấp cách đều. B3: Gấp tạo thân và mũi thuyền B4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui. Bước 2: GV nhắc lại các bước gấp (lần 2) - GV thực hiện thao tác gấp thuyền. - GV hướng dẫn lại các bước khó HS chưa nắm được. - Bước cuối cùng GV dùng tay nâng mui thuyền lên. - GV gọi 1 HS lên bảng thao tác cho cả lớp biết – HS nhận xét. Hoạt động 3: Thực hành. - GV nêu yêu cầu thực hành gấp thuyền bằng giấy nháp, gấp theo từng bước của thuyền, gấp đều tránh không để nhăn giấy... - HS thực hành gấp thuyền bằng giấy nháp. - GV theo dõi – hướng dẫn lại cho những HS chậm, còn lúng túng. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà thực hành gấp thuyền cho thành thạo. - Nhắc HS dọn vệ sinh sau tiết học - Tiết sau: Thực hành gấp thuyền. D. Bổ sung: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Thứ ba ngày 06 tháng 11 năm 2007 TẬP ĐỌC Tiết 27 Kiểm tra đọc thành tiếng (Các bài đọc tổ trưởng qui định) TOÁN Tiết 44 Kiểm tra định kì giữa HỌC KÌ I ( Chuyên môn ra đề ) TẬP VIẾT Tiết 9 Ôn tập về tập làm văn Sgk: 73 / vbt: 38 / tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Ôn tập cách nói lời cảm ơn, xin lỗi, cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy ( tiết 6) - Biết dùng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong mẩu chuyện vui Nằm mơ. - Ý thức lịch sự, tế nhị khi nói lời cảm ơn xin lỗi. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Bảng phụ viết mẩu chuyện vui Nằm mơ C.Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: 2. Bài mới : Giới thiệu bài * Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1/vbt: (miệng) - HS đọc yêu cầu bài tập và nội dung bài tập - Trao đổi theo cặp nói lời cảm ơn, xin lỗi trong từng tình huống. - Đại diện một số nhóm nói lời cảm ơn, xin lỗi - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt ý từng tình huống. Bài tập 2/vbt: ( viết ) - 1 HS đọc yêu cầu bài tập – HS nêu lại tác dụng của dấu chấm, dấu phẩy trong câu. - GV chốt ý và hướng dẫn HS cách lài bài. - HS tự đọc thầm bài và đặt dấu câu cho đúng – 1 HS làm bảng phụ. - Lớp nhận xét, sửa bài. ...Nhưng con chưa kịp tìm thấy thì mẹ đã gọi con dậy rồi . Thế về sau mẹ có tìm thấy vật đó không , Hở mẹ ? ... Nhưng lúc mơ , con thấy mẹ cũng ở đấy, mẹ đang tìm hộ con cơ mà. GV nhắc lại tác dụng của dấu chấm, dấu phẩy trong câu. 3. Củng cố, dặn dò: - Dặn HS thực hành nói lời cảm ơn, xin lỗi. - Ghi nhớ cách dùng dấu chấm, dấu phẩy trong câu. - Ôn bài chuẩn bị thi giữa học kì I. D. Bổ sung: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI. Tiết 9 Đề phòng bệnh giun Sgk: 20 / Tgdk: 35’ A.Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể hiểu: - Giun đũa thường sống ở ruột người và một số nơi trong cơ thể. Giun gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe con người. Người ta thường nhiễm giun qua đường thức ăn, nước uống. - Để đề phòng bệnh giun cần thực hiện: Ăn sạch, uống sạch, ở sạch. - Giáo dục HS ý thức vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Bảng phụ câu hỏi hoạt động 2. C. Các hoạt động dạy - học : 1. Bài cũ: HS trả lời câu hỏi - Để ăn uống sạch sẽ bạn phải làm gì? - Tại sao chúng ta cần phải ăn uống sạch sẽ? - Nhận xét đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp * Mục tiêu: HS nhận ra triệu chúng của người bị nhiễm giun. Biết nơi giun thường sống trong cơ thể con người. Nêu được tác hại của bệnh giun. * Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi để nêu biểu hiện, triệu chứng người nhiễm giun. - HS trả lời từng câu hỏi – GV nhận xét, giúp HS hiểu: + Nơi giun thường sống:dạ dày, gan, phổi, mạch máu nhưng chủ yếu giun sống ở ruột + Giun hút các chất bổ dưỡng trong cơ thể người để sống. + Người bị nhiễm giun thường gầy, xanh xao, thiếu máu, mệt mỏi, nghiêm trọng có thể chết người. Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân lây nhiễm của giun. *Mục tiêu: HS phát hiện ra nguyên nhân và các cách trứng giun xâm nhập vào cơ thể. * Cách tiến hành: GV gắn bảng phụ ghi các câu hỏi. - HS làm việc nhóm đôi quan sát hình 1/ sgk thảo luận câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, lên chỉ hình 1 nói đường đi của giun và trứng giun. - GV cùng lớp theo dõi, nhận xét. * GV tóm tắt ý chính sơ đồ: SGV/ 39 Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp * Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh giun tránh giun. * Cách tiến hành: GV yêu cầu HS suy nghĩ nêu những cách để ngăn chặng trứng giun xâm nhập vào cơ thể. - HS quan sát các hình 2, 3/sgk/ 21 – HS trình bày làm thế nào để phòng bệnh giun? - HS khác bổ sung – GV tóm tắt ý chính: ( sgv/ 39) 3. Củng cố, dặn dò: - GV liên hệ cách phòng bệnh giun 6 tháng tẩy giun 1 lần ( uống thuốc giun) - Nhắc HS về nhà kể cho gia đình nghe nguyên nhân và cách phòng tránh giun, cùng gia đình và người xung quanh thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. D. Bổ sung: ................................. Thứ tư ngày 07 tháng 11 năm 2007 CHÍNH TẢ Tiết 18 Kiểm tra đọc hiểu luyện từ và câu ( Chuyên môn ra đề) TOÁN Tiết 45 Tìm một số hạng trong một tổng Sgk:45 / vbt: 47/ Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia. Bước đầu làm quen với kí hiệu chữ. (ở đây chữ biểu thị cho một số chưa biết) - Rèn kĩ năng giải toán nhanh đúng theo dạng tìm x. - Ý thức tính cẩn thận chính xác khi làm toán. B. Đồ dùng dạy - học: GV: 3 hình vẽ ô vuông như trong sgk. Bảng phụ bài tập. HS: Bảng con. C. Các hoạt động dạy - học: 1.Bài cũ:2 HS lên bảng đặt tính rồi tính tổng biết: Số hạng là 47 và 52 Số hạng là 38 và 46 - HS dưới lớp làm bảng con - GV nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Giới thiệu kí hiệu chữ và cách tìm 1 số hạng trong một tổng. Bước 1: GV gắn hình vẽ giới thiệu: 6 hình vuông thêm 4 hình vuông có tất cả mấy hình vuông?( 10 hình vuông ) Gv thực hiện như SGK- giảng cho HS hiểu - Hướng dẫn cho HS nhận xét số hạng và tổng trong phép cộng 6 + 4 = 10 để nhận ra Mỗi số hạng bằng tổng trừ đi số hạng kia. Bước 2: GV tiếp tục thực hiện hình vẽ thứ 2 rồi nêu bài toán sgv/93. - Số ô vuông bị che khuất là một số chưa biết ta gọi số đó là x. Lấy x + 4 = 10 - Gọi học sinh đọc x + 4 = 10 - Trong phép cộng này x là gì? ( Số hạng chưa biết ) - Vậy muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào? - GV thực hiện như sgk, HS theo dõi: x + 4 = 10 6 + x = 10 x = 10 – 4 x = 10 - 6 x = 6 x = 4 * Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào? GV viết qui tắt lên bảng – HS nhắc lại. Bước 3: GV hướng dẫn cách trình bày ( 3 dòng, các dấu = thẳng cột nhau) * Gọi 2 HS yếu lên bảng làm bài x + 2 = 4 ; 3 + x = 6 - GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1/vbt: Tìm x ( theo mẫu): - GV nhắc lại cách trình bày ( làm bài mẫu) - HS tự làm bài – GV kèm HS yếu. - HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 2/vbt: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: - GV nhắc HS nhìn thật kĩ từng ô vuông trong bài cho biết gì và yêu cầu tìm gì? - HS tự làm bài – GV kèm HS yếu. - HS lên bảng làm phiếu – Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 3/vbt: Gọi HS đọc bài toán – Gv tóm tắt lên bảng. - HS nêu lời giải và phép toán giải – GV nhận xét, hướng dẫn. - HS làm vở bài tập, 1 em làm phiếu bài tập – GV kèm HS yếu làm bài. Bài giải Số con thỏ có là: 36 – 20 = 16 (con thỏ) Đáp số : 16 con thỏ - Lớp nhận xét, sửa bài. 3.Củng cố, dặn dò: - Gọi HS nhắc lại Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. - BTVN: 1( câu b,c, d, )/sgk- 45 - Tiết sau: Luyện tập D. Bổ sung: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ TẬP LÀM VĂN Tiết 9 Kiểm tra viết : Chính tả + Tập làm văn ( Chuyên môn ra đề)
Tài liệu đính kèm: