Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 27 năm 2008

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 27 năm 2008

TOÁN Tiết 128

Luyện tập

Sgk: 129/ vbt: 42/ Tgdk:40’

A. Mục tiêu: Giúp HS:

- Rèn kĩ năng tìm số bị trừ, tìm số bị chia.

- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn theo dạng toán đã học.

- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.

B. Đồ dùng dạy học:

 GV: Bảng phụ làm bài tập

C. Các hoạt động dạy - học:

1.Bài cũ: HSnêu lại qui tắc tìm số bị chia.

- HS lên bảng làm bài tập 2/sgk – 128.

- Nhận xét, ghi điểm.

2.Bài mới: Thực hành

Bài 1/vbt: số?

- HS làm bài vào vbt – 2 HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét, sửa bài.

Bài 2/vbt: Tìm x:

- GV yêu cầu HS làm cột 1, cột 2.

- HS nêu tên gọi các thành phần trong phép trừ, và phép chia.

- HS nhắc lại cách trình bày bài toán tìm x – HS làm bài vào vbt.

- GV kèm HS yếu làm bài.

- HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa sai.

Bài 3/vbt: Số?

- GV hướng dẫn – HS làm bài vào vbt .

- 1 HS lên bảng làm bài – GV kèm HS yếu làm bài.

- Lớp nhận xét, sửa bài.

Bài 4/vbt: 1 HS đọc bài toán – GV tóm tắt bài toán lên bảng.

- HS nêu các giải bài toán – GV nhận xét, hướng dẫn.

- HS làm bài vào vbt – GV kèm HS yếu đặt lời giải và giải toán.

- HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.

 

doc 11 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 27 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
( Từ 15/3 đến 20/3 )
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Bảy
15/3
Toán
128
Luyện tập ( câu c bài 2; cột 6, 7 bài 3) 
LT& C
26
Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy
Thủ công
26
Làm dây xúc xích trang trí ( tiết 2)
 Hai
17/3
Thể dục
52
Hoàn thiện bài tập rèn luyện tư thế cơ bản.
Tập đọc
78
Sông Hương
Toán
129
Chu vi hình tam giác – Chu vi hình tứ giác
Tập Viết
26
Chữ hoa X
 Ba
18/3
Chính tả
52
Nghe-viết: Sông Hương
Toán
130
Luyện tập ( bài 1)
TLV
26
Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển
Âm nhạc
26
Học hát: Chim chích bông
TN-XH
26
Một số loài cây sống dưới nước.
Tư
 19/3
Mĩ thuật
27
Vẽ theo mẫu: Vẽ cặp sách học sinh
Đạo đức
27
Thực hành giữa HKII ( Tiết 2)
Toán
131
Số 1 trong phép nhân và phép chia
Tập đọc 
79+80
Ôn tập đọc+ Học thuộc lòng - đọc các bài đọc thêm
Năm
20/3
Thể dục
53
Ôn bài tập rèn luyện tư thế cân bằng
Kể chuyện
27
Ôn về kể chuyện + kiểm tra đọc ½ lớp
Toán
132
Số o trong phép nhân và phép chia
Chính tả
53
Ôn về chính tả + vbt
SHTT
Qui ước viết tắt trong giáo án:
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
sgk : Sách giáo khoa
sgv : ( SGV): sách giáo viên
vbt : Vở bài tập
TLCH: Trả lời câu hỏi.
BTVN: bài tập về nhà
Thứ bảy ngày 15 tháng 3 năm 2008 
 TOÁN Tiết 128
Luyện tập
Sgk: 129/ vbt: 42/ Tgdk:40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn kĩ năng tìm số bị trừ, tìm số bị chia.
- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn theo dạng toán đã học.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
B. Đồ dùng dạy học: 
 GV: Bảng phụ làm bài tập
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: HSnêu lại qui tắc tìm số bị chia.
- HS lên bảng làm bài tập 2/sgk – 128.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Thực hành 
Bài 1/vbt: số?
- HS làm bài vào vbt – 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2/vbt: Tìm x:
- GV yêu cầu HS làm cột 1, cột 2.
- HS nêu tên gọi các thành phần trong phép trừ, và phép chia.
- HS nhắc lại cách trình bày bài toán tìm x – HS làm bài vào vbt.
- GV kèm HS yếu làm bài.
- HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 3/vbt: Số?
- GV hướng dẫn – HS làm bài vào vbt .
- 1 HS lên bảng làm bài – GV kèm HS yếu làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 4/vbt: 1 HS đọc bài toán – GV tóm tắt bài toán lên bảng.
- HS nêu các giải bài toán – GV nhận xét, hướng dẫn.
- HS làm bài vào vbt – GV kèm HS yếu đặt lời giải và giải toán.
- HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại qui tắc tìm số trừ, tìm số bị chia.
- BTVN: 4/sgk
- Tiết sau: Chu vi hình tam giác – chu vi hình tứ giác.
D. Bổ sung: 
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 26
Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy
Sgk: 73 /vbt: 30/ tgdk: 40’
A.Mục tiêu : Giúp HS :
- Mở rộng vốn từ về sông biển ( các loài cá và các con vật sống dưới nước).
- Luyện tập về dấu phẩy, rèn kĩ năng sử dụng dấy phẩy trong đoạn văn.
- Yêu quí thiên nhiên, bảo vệ môi trường biển.
B.Đồ dùng dạy - học :
GV: Tranh bài tập 1, bảng phụ cho HS chơi trò chơi bt2. bảng phụ viết nội dung bài tập 3.
C. Các hoạt động dạy - học :
1.Bài cũ : 2 HS đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
- HS nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1/sgk: 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV gắn tranh phóng to lên bảng – HS đọc tên các loài cá có trong tranh.
- HS thảo luận theo cặp và sắp xếp tên các loài cá vào bảng phân loại.
- 1 nhóm làm bảng phụ - Lớp nhận xét, sửa sai.
Bài tập 2/vbt: chơi trò chơi: Thám hiểm đại dương
- GV chia nhóm 4 – GV nêu yêu cầu trò chơi, phổ biến cách chơi.
- GV phát bảng phụ cho các nhóm tìm tên các con vật sống dưới nước.
- Các nhóm làm việc, sau đó gắn lên bảng lớp.
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương nhóm tìm đúng tên các loài vật sống dưới nước.
- Tuyên dương đội thám hiểm thắng cuộc.
 * GV giáo dục HS không săn bắt các loài động vật quí hiếm dưới nước.
Bài tập 3/ vbt: ( viết) 
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn.
* GV yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của dấu phẩy trong câu. 
- GV hướng dẫn HS cách ngắt cụm từ được chính xác hơn.
- HS đọc thầm đoạn văn và làm bài vào vbt.
- GV gọi 1 HS làm bảng phụ.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo dục HS biết yêu thiên nhiên và bảo vệ các loài động vật dưới nước.
- Sử dụng đúng dấu phẩy trong câu.
- Nhận xét tiết học.
Bổ sung :
........................................................................................................................................
 THỦ CÔNG Tiết 26
Làm dây xúc xích trang trí ( tiết 2)
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- HS biết cách làm dây xúc xích tranh trí bằng giấy thủ công.
- Làm được dây xúc xích để trang trí đều, đẹp.
- Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Mẫu tranh trí dây xúc xích.
HS : giấy màu, kéo, hồ dán.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
- Nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Thực hành làm dây xúc xích trang trí
Bước 1: HS nhắc lại 2 bước làm dây xúc xích trang trí.
B1: Cắt các nan giấy.
B2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích.
Bước 2: GV yêu cầu HS làm theo từng bước.
- GV theo dõi, kèm HS yếu cắt dán các nan giấy.
Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm
- GV nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm:
+ Cắt các nan giấy đều.
+ Dán các nan không nhàu.
+ phối màu các nan đều, đẹp.
* GV cho các nhóm trang trí dây xúc xích ( biểu diễn thời trang)
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại 2 bước làm dây xúc xích.
- Nhắc HS dọn vệ sinh sau tiết học.
- Thực hành làm dây xúc xích trang trí phòng học của mình.
D. Bổ sung:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ hai ngày 17 tháng 3 năm 2008
 TẬP ĐỌC Tiết 78
Sông Hương
Sgk: 65/Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài với giọng thong thả, nhẹ nhàng. Biết ngắt, nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm, dấu phẩy trong những câu dài. 
* Rèn HS yếu đọc đúng 1- 2 đoạn của bài văn.
- Hiểu nghĩa các từ: sắc độ, đặc ân, êm đềm. Cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi của Sông Hương qua cách miêu tả của tác giả.
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên, giữ môi trường sạch sẽ.
B. Đồ dùng dạy - học:
 GV: - Bảng phụ ghi câu, đoạn hướng dẫn HS đọc. 
- Tranh minh họa bài đọc.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Tôm Càng và Cá Con.
 Nhận xét- ghi điểm. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
 Hoạt động 1: Luyện đọc 
Bước 1: Luyện đọc câu
- GV cho HS quan sát tranh Sông Hương - HS trả lời nội dung tranh.
- GV đọc mẫu giọng tự nhiên, thể hiện sự thán phục vẻ đẹp của Sông Hương 
- HS nghe theo dõi sgk.
- HS luyện đọc nối tiếp mỗi em 1 câu (2lần) - GV theo dõi, rút từ khó HS luyện đọc.
Bước 2: Luyện đọc đoạn 
- GV chia bài thành 3 đoạn - HS luyện đọc đoạn nối tiếp (2lần)
- GV đưa bảng phụ ghi đoạn khó và hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi như trong sgk.
* GV kèm HS yếu đọc đúng biết ngắt, nghỉ hơi khi gặp dấu câu, đoạn dài.
- HS luyện đọc đoạn kết hợp GV giải nghĩa từ mới trong sgk/ tr 65. 
Bước 3: Luyện đọc đoạn trong nhóm 3 - Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- Lớp nhận xét - GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 2, 3
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc câu hỏi sgk sau đó đọc thầm từng đoạn trong bài và trả lời câu hỏi.
- GV đặt câu hỏi trong sgv – HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt ý câu trả lời đúng.
- 2, 3 HS đọc lại đoạn 3 của bài.
Hoạt động 2: Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu. 
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm - GV kèm HS yếu đọc đúng 1 đến 2 đoạn.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay, trôi chảy cả bài.
3. Củng cố, dặn dò: Gọi HS đọc lại bài.
- Qua bài đọc, em có suy nghĩ gì về Sông Hương?
- GV giáo dục HS biết yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường song nước sạch, đẹp.
D. Bổ sung: 
.
 TOÁN Tiết 129
Chu vi hình tam giác – Chu vi hình tứ giác
Sgk: 130/ vbt: 43/ Tgdk:40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- bước đầu nhận biết về chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Biết cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.Rèn kĩ năng giải toán chu vi tam giác, hình tứ giác.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế khi tính chu vi của một hình.
B. Đồ dùng dạy học: 
 GV: Bảng phụ làm bài tập
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: HS lên bảng làm bài tập 4/sgk-129
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu chu vi của hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
Bước 1: Cạnh và chu vi hình tam giác.
- GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng - Giới thiệu 3 cạnh của hình tam giác.
- Ghi bảng – HS nhắc lại các cạnh của hình tam giác.
- GV ghi độ dài 3 cạnh – HS nêu độ dài 3 cạnh.
- GV yêu cầu HS tính độ dài 3 cạnh của hình tam giác cho trước.
- GV : Chu vi hình tam giác là tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó.
Bước 2: Cạnh và chu vi hình tứ giác
- GV giới thiệu tương tự như bước 1.
- HS tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác.
- GV nhận xét và giới thiệu: Chu vi hình tứ giác là tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác đó.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1/vbt: HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV hướng dẫn mẫu bài a – HS theo dõi.
- HS làm bài b, c vào vbt – 2 HS lên bảng làm bài.
- GV kèm HS yếu cách đặt lời giải và phép tính - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2/vbt: - HS nêu cách làm bài – GV nhận xét.
- HS làm bài vào vbt – GV kèm HS yếu làm bài.
- HS lên bảng làm bài a - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/vbt: HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS nhận xét bài toán có 2 yêu cầu ( 2 câu).
- GV hướng dẫn, yêu cầu HS làm từng câu.
a. GV hướng dẫn lại cách đặt thước để đo độ dài.
- HS dùng thước đo và nêu độ dài các cạnh – GV ghi bảng.
b. HS giải bài toán vào vbt – GV kèm HS yếu.
- 1 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại qui tắc tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Tiết sau: Luyện tập
D. Bổ sung: 
 TẬP VIẾT Tiết 26
Chữ hoa X
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng viết chữ :
- Viết chữ cái viết hoa X ( theo cỡ vừa và nhỏ). 
- Biết viết câu ứng dụng Xuôi chèo mát mái (theo cỡ nhỏ). Viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng qui định. 
- Có ý thức cẩn thận, chăm chỉ rèn luyện chữ viết.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Mẫu chữ hoa X. Phiếu viết chữ Xuôi cụm từ Xuôi chèo mát mái trên dòng kẻ ô li. 
HS: Vở tập viết (vtv2), bảng con.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: HS viết bảng con chữ V.
- Viết chữ Vượt
- 1 HS đọc và giải nghĩa câu: Vượt suối băng rừng
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: Giới thiệu bài : Chữ hoa X
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ hoa X
Bước 1: GV gắn chữ mẫu X. 
- Chữ X cao 5 li, gồm 1 nét viết liền. Là kết hợp của 3 nét cơ bản: 2 nét móc 2 đầu và 1 nét xiên.
- GV hướng dẫn cách viết chữ hoa X – HS viết trên không.
Bước 3: Hướng dẫn HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết lần lượt chữ X ( 2-3 lần) – GV uốn nắn HS yếu.
- GV hướng dẫn HS viết chữ X cỡ nhỏ - HS viết bảng con.
- GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Xuôi chèo mát mái.
- 3 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng.
Bước 1: GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời: 
+ Các chữ cao 2, 5 li là: X, h	+ Chữ cao 1,5 li : t	 + Các chữ còn lại cao 1 li.
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng khoảng cách viết 1 chữ o.
Bước 2: GV viết mẫu chữ Xuôi và hướng dẫn HS viết
- HS viết bảng con – GV nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 3: HS viết vở tập viết
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ.
- GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ hoa X
- GV chấm bài, khen HS giữ vở sạch - viết chữ đẹp.
- Luyện viết thêm bài ở nhà, cẩn thận khi viết bài.
D. Bổ sung:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ ba ngày 18 tháng 3 năm 2008
 Cô Trinh dạy thay
Thứ tư ngày 19 tháng 3 năm 2008
 MỸ THUẬT Tiết 27
Vẽ theo mẫu: Vẽ cặp sách học sinh
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của cái cặp.
- HS biết cách vẽ và vẽ được cặp sách.
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Cặp sách của HS. Tranh vẽ cái cặp sách.
HS: Màu vẽ, vở tập vẽ, bút chì
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu với HS một số cặp sách khác nhau của các bạn trong lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét về hình dáng, kích thước, màu sắc, cách trang trí của cặp sách.
- GV nhận xét, yêu cầu HS chọn 1 cái cặp mình thích vẽ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cái cặp sách.
- Giới thiệu 1 mẫu cặp sách và vẽ minh họa cái cặp sách.
- GV vẽ minh họa theo từng bước( vẽ kết hợp hướng dẫn)
Hoạt động 3: Thực hành
- GV nêu yêu cầu cả lớp vẽ cùng một mẫu.
- GV gợi ý để HS trang trí họa tiết và tô màu tùy thích sao cho phù hợp.
- GV theo dõi, gợi ý thêm cho HS yếu, lúng túng.
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá
- GV chọn một số bài vẽ của HS.
- GV nêu tiêu chí đánh giá bài vẽ.
- HS nhận xét bài vẽ của nhau - Cùng lớp nhận xét, xếp loại bài vẽ đẹp, vẽ cân đối.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS chưa vẽ xong về nhà hoàn thành bài vẽ.
- Giáo dục HS giữ gìn và bảo quản đồ dùng học tập.
- Nhận xét tiết học.
D. Bổ sung:
................................................................................................................................
 ĐẠO ĐỨC Tiết 27
Thực hành kĩ năng giữa học kì I
 tgdk: 35’
A. Mục tiêu: HS biết:
- Rèn HS một số kĩ năng ứng xử trong các tình huống thực tế :
Về ý thức giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng; Biết nói năng cư xử khi đến nhà người khác, khi nhận và gọi điện thoại.
- Có kĩ năng ứng xử tốt với các tình huống đã học.
- Giáo dục HS thực hiện tốt những điều đã học.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Một số tình huống ứng xử cho HS.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thảo luận
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng ứng xử đúng cho HS.
* Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu:
1. Kể lại những việc nên làm ở nơi công cộng.
2. Kể lại những việc làm cần thiết khi nói chuyện qua điện thoại.
3.Những việc nên làm khi đến nhà người khác.
- GV chia nhóm – phân công nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Các nhóm thảo luận kể lại những việc nên làm.
- Đại diện các nhóm trình bày – Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét - Tuyên dương nhóm nêu đúng các việc cần làm.
Hoạt động 3: Tự liên hệ
* Mục tiêu: HS liên hệ bản thân về việc làm được qua các bài học.
* Cách tiến hành:
- HS nêu những việc mình đã làm được về: 
+ Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
+ Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
+ Lịch sự khi nhận đến nhà người khác.
- HS phát biểu ý kiến 
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương bạn làm việc tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Giáo dục HS luôn thực hiện tốt những điều đã học, đã làm.
D. Bổ sung:....................................................................................................................
.......................................................................................................................................
 TOÁN Tiết 129
Số 1 trong phép nhân và phép chia
Sgk: 132/ vbt: 46/ Tgdk:40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó. Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
- Thực hành tính nhanh với phép tính dạng Số 1 trong phép nhân và phép chia
- Rèn kĩ năng tính nhanh.
B. Đồ dùng dạy học: 
 GV: Bảng phụ làm bài tập
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài tập 4/sgk-131
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu số 1 trong phép nhân và phép chia.
Bước 1: GV ghi phép nhân trong sgk và hướng dẫn HS chuyển thành tổng.
- HS nêu - GV ghi bảng.
- GV yêu cầu HS nêu nhận xét.
* GV kết: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
Bước 2: GV yêu cầu HS nêu cách phép tính đầu tiên trong các bảng nhân đã học.
- GV ghi bảng – HS nêu nhận xét.
* GV kết: Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
Bước 3: GV ghi bảng các phép nhân ở mục 2/sgk và yêu cầu HS nêu phép chia.
- GV ghi bảng – HS nêu nhận xét.
- GV kết luận: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1/sgk: Tính nhẩm
- HS nêu kết quả từng cột – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2/vbt: Số?
- HS làm bài vào vbt – GV kèm HS yếu làm bài.
- HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/vbt: Tính:
- HS nêu lại cách thực hiện phép tính từ trái sang phải.
- HS làm bài vào vbt – GV kèm HS yếu làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV đặt câu hỏi – HS trả lời nội dung bài đã học.
- Thực hành tính nhanh nhân (chia) với 1.
- Tiết sau: Số 0 trong phép nhân và phép chia.
D. Bổ sung: 
 TẬP ĐỌC Tiết 79 + 80
Ôn tập đọc+ Học thuộc lòng - đọc các bài đọc thêm
 Tgdk:40’ 
 A. Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trôi chảy một số bài tập đọc đã học và bài đọc thêm.
- Đọc và hiểu được nội dung một số bài tập đọc đã học và bài đọc thêm. đọc thuộc lòng bài thơ Bé nhìn biển
- Giáo dục ý thức học tập.
B. Đồ dùng dạy – học: 
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Sông Hương. 
 Nhận xét- ghi điểm. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1: Luyện đọc và tìm hiểu bài một số bài tập đọc đã học.
- GV nêu các chủ điểm đã học và ghi bảng các bài tập đọc đã học từ tuần 19- 26:
+ Thư trung thu
+ Mùa xuân đến
+ Voi nhà
+ Sông Hương
- GV yêu cầu HS đọc bài theo cặp – GV theo dõi, kèm HS yếu đọc bài.
- GV gọi lần lượt HS đọc bài và trả lời câu hỏi về bài đọc.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
 Hoạt động 2: Luyện đọc các bài đọc thêm từ tuần 19 đến tuần 26
- GV ghi bảng các bài đọc thêm sẽ đọc:
+ Chim rừng Tây Nguyên.
+ Gấu Trắng là chúa tò mò
- GV yêu cầu HS đọc thầm từng bài – GV kèm HS yếu đọc từng bài.
- GV gọi HS nối tiếp đọc từng đoạn của bài – GV theo dõi, sửa sai.
- GV yếu cầu HS đọc cả bài - Lớp theo dõi, nhận xét.
- GV hỏi HS về nội dung bài đọc.
- HS nêu ý chính – GV nhận xét, chốt nội dung bài đọc.
Hoạt động 3: Luyện đọc và học thuộc lòng.
- GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ Bé nhìn biển.
- HS luyện đọc thuộc lòng trong nhóm – Thi đọc giữa các nhóm.
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà luyện đọc nhiều hơn các bài tập đọc.
- GV nhận xét tiết học
D. Bổ sung:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Thứ năm ngày 20 tháng 3 năm 2008
Cô Trinh dạy thay

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27.doc