ĐẠO ĐỨC Tiết 18
Thực hành kĩ năng cuối học kì I
tgdk: 35’
A. Mục tiêu: HS biết:
- Rèn HS một số kĩ năng ứng xử trong các tình huống thực tế thông qua các bài đã học.
- Có kĩ năng ứng xử tốt với các tình huống đã học.
- Giáo dục HS thực hiện tốt những điều đã học.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Một số tình huống ứng xử cho HS.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Nêu những việc cần làm để giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
- Nêu những việc cần làm để giữ trật tự nơi công cộng.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: xử lí tình huống
* Mục tiêu: có kĩ năng ứng xử đúng với các tình huống cụ thể.
* Cách tiến hành:
GV nêu tình huống:
1.Nam cùng Trung trực lớp, trực xong Nam nói Trung đổ rác qua cửa sổ cho tiện.
2. Hôm nay có giờ học vẽ mà bạn Tuấn quên mang bút màu.
3. Em lỡ tay làm rách cuốn truyện hay của bạn.
4. Trong giờ chào cờ mà bạn bạn Nam nói chuyện với bạn bên cạnh.
- GV chia nhóm – phân công nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Các nhóm thảo luận, nêu cách xử lí tình huống, hoặc đóng vai theo tình huống.
- Đại diện các nhóm xử lí tình huống – Nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- GV nhận xét cách xử lí tình huống của các nhóm.
- Tuyên dương nhóm có cách xử lí hay, phù hợp.
TUẦN 18 ( Từ 7 /1 đến 11 /1 ) Môn Tiết Tên bài dạy Hai 7/1 Chào cờ Đạo đức 18 Thực hành kĩ năng cuối HKI Toán 86 Ôn tập về giải toán ( bài 4/tr 88) Tập đọc 52+ 53 Ôn tập các bài tập đọc từ tuần 10-17(cả bài đọc thêm)+ kiểm tra đọc thành tiếng ½ lớp. Ba 8/1 Mỹ thuật 18 Vẽ trang trí: vẽ màu vào hình có sẵn Thể dục 35 Trò chơi: Vòng tròn và nhanh lên bạn ơi. Kể chuyện 28 Ôn tập kể chuyện + kiểm tra đọc thành tiếng ½ lớp Toán 87 Luyện tập chung ( bài 3/88) TN-XH 18 Thực hành giữ trường học sạch sẽ Tư 9/1 Toán 88 Luyện tập chung ( cột 3, bài 2/ tr 89) LT&Câu 18 Ôn luyện từ và câu và làm vbt Thủ công 18 Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe( tiết 2) Chính tả 35 Ôn tập chính tả + làm vbt Năm 10/1 Thể dục 36 Sơ kết HKI Tập đọc 54 Ôn đọc, hiểu + vbt Toán 89 Luyện tập chung ( bài 5/tr 90) Tập viết 18 Ôn tập TLV + vbt Sáu 11 /1 Chính tả 36 Kiểm tra định kì CHKI ( Đọc) Toán 90 Kiểm tra định kì CHKI TLV 18 Kiểm tra định kì CHKI (Viết) Âm nhạc 18 Tập biểu diễn SHTT 18 Qui ước viết tắt trong giáo án: HS : Học sinh GV : Giáo viên sgk : Sách giáo khoa sgv : ( SGV): sách giáo viên vbt : Vở bài tập TLCH: Trả lời câu hỏi. 7. BTVN: bài tập về nhà Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2008 ĐẠO ĐỨC Tiết 18 Thực hành kĩ năng cuối học kì I tgdk: 35’ A. Mục tiêu: HS biết: - Rèn HS một số kĩ năng ứng xử trong các tình huống thực tế thông qua các bài đã học. - Có kĩ năng ứng xử tốt với các tình huống đã học. - Giáo dục HS thực hiện tốt những điều đã học. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Một số tình huống ứng xử cho HS. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Nêu những việc cần làm để giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. - Nêu những việc cần làm để giữ trật tự nơi công cộng. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: xử lí tình huống * Mục tiêu: có kĩ năng ứng xử đúng với các tình huống cụ thể. * Cách tiến hành: GV nêu tình huống: 1.Nam cùng Trung trực lớp, trực xong Nam nói Trung đổ rác qua cửa sổ cho tiện. 2. Hôm nay có giờ học vẽ mà bạn Tuấn quên mang bút màu. 3. Em lỡ tay làm rách cuốn truyện hay của bạn. 4. Trong giờ chào cờ mà bạn bạn Nam nói chuyện với bạn bên cạnh. - GV chia nhóm – phân công nhiệm vụ cho từng nhóm. - Các nhóm thảo luận, nêu cách xử lí tình huống, hoặc đóng vai theo tình huống. - Đại diện các nhóm xử lí tình huống – Nhóm khác theo dõi, nhận xét. - GV nhận xét cách xử lí tình huống của các nhóm. - Tuyên dương nhóm có cách xử lí hay, phù hợp. Hoạt động 3: Tự liên hệ * Mục tiêu: HS liên hệ bản thân về việc làm được qua các bài học. * Cách tiến hành: - HS nêu những việc mình đã làm được về: + Quan tâm, giúp đỡ bạn + Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng + Giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương bạn làm việc tốt. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Giáo dục HS luôn thực hiện tốt những điều đã học, đã làm. D. Bổ sung: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... TOÁN Tiết 86 Ôn tập về giải toán Sgk:88 / vbt: 92 /Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Quy trình giải bài toán có lời văn ( dạng toán đơn về cộng. trừ) - Cách trình bày bài giải bài toán có lời văn. Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. - Giáo dục tính cẩn thận khi học toán. B. Đồ dùng dạy - học: GV: phiếu ghi bài tập. C.Các hoạt động dạy - học: 1.Bài cũ: 2.Bài mới: Giới thiệu bài. Bài 1/vbt: HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - GV tóm tắt bài toán. - HS nêu lại các bước trình bày bài toán có lời văn – GV nhận xét. - HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét. - HS làm vào vbt – GV kèm HS yếu cách trình bày bài giải. - 1HS làm phiếu - Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 2/vbt: Gọi HS đọc bài toán – GV tóm tắt. - HS nêu cách giải bài toán và dạng toán đã học. - HS làm vbt – GV kèm HS yếu. - HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 3/vbt: 1 HS đọc bài toán - Bài toán cho biết gì? – GV tóm tắt lên bảng. - Bài toán sẽ hỏi điều gì? – HS suy nghĩ và nêu tiếp câu hỏi của bài toán. - GV cùng lớp nhận xét. - GV yêu cầu HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét. - HS làm vbt – GV kèm HS yếu. - HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. 3.Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài. - HS nhắc lại cách trình bày bài toán giải. - GV nhận xét tiết học. - BTVN: 3/sgk - Tiết sau: Luyện tập chung D. Bổ sung: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ TẬP ĐỌC Tiết 52+53 Ôn tập các bài tập đọc từ tuần 10-17(cả bài đọc thêm) Kiểm tra đọc thành tiếng ½ lớp Tgdk:40’ A. Mục tiêu: - Kiểm tra lấy điểm đọc 1/3 HS trong lớp. - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trôi chảy các bài tập đọc và đọc thêm. - Đọc và hiểu được nội dung các bài tập đọc đã học và bài đọc thêm. đọc thuộc lòng 2 khổ thơ trong bài thơ Thương ông - Giáo dục ý thức học tập. B. Đồ dùng dạy – học: GV: phiếu thăm ghi đoạn các bài tập đọc đã học cho HS bốc thăm. C. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Gà “ tỉ tê” với gà. Nhận xét- ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm đọc - GV gọi lần lượt 5 HS lên bốc thăm và về chỗ xem lại bài 2 phút. - GV gọi HS lên đọc đoạn trong bài đã bốc thăm và TLCH liên quan đến đoạn đọc. - GV nhận xét, ghi điểm. - GV nhận xét chung tiết kiểm tra. - Tiết sau sẽ kiểm tra lại những em chưa đạt và những em còn lại. Hoạt động 2: Luyện đọc các bài đọc thêm từ tuần 10 đến tuần 17 - GV ghi bảng các bài đọc thêm sẽ đọc: 1.Thương ông 2. Điện thoại 3. Tiếng võng kêu 4. Bán chó 5. Đàn gà mới nở - GV yêu cầu HS đọc thầm từng bài – GV kèm HS yếu đọc từng bài. - GV gọi HS nối tiếp đọc từng đoạn của từng bài – GV theo dõi, sửa sai. - GV yếu cầu HS đọc cả bài - Lớp theo dõi, nhận xét. - GV hỏi HS về nội dung bài đọc. - HS nêu ý chính – GV nhận xét, chốt nội dung bài tập đọc. Hoạt động 3: Luyện đọc và học thuộc lòng. - GV chọn bài Thương ông và yêu cầu HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ trong bài. - HS luyện đọc thuộc lòng trong nhóm – Thi đọc giữa các nhóm. - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà luyện đọc nhiều hơn các bài tập đọc. - Tiết sau tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc. - GV nhận xét tiết học D. Bổ sung: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2008 MỸ THUẬT Tiết 18 Vẽ trang trí: vẽ màu vào hình có sẵn Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - HS hiểu biết thêm về tranh dân gian Việt Nam. - HS biết vẽ màu vào hình có sẵn. - Nhận biết được vẻ đẹp và yêu thích tranh dân gian. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Tranh dân gian Gà mái ( phóng to chưa tô màu và tranhđã tô màu) C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập. - GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - GV cho HS quan sát hình vẽ phóng to về tranh Gà mái chư tô màu và gợi ý để HS nhận ra hình vẽ trong tranh, cách sắp xếp hình ảnh trong tranh... Hoạt động 2: Cách vẽ màu vào tranh. - HS nhớ lại màu của gà con và gà mẹ. - GV cho HS xem tranh Gà mái đã tô màu. - HS tự chọn màu vẽ tuỳ thích. - GV gợi ý thêm cho HS vẽ màu vào tranh cho đẹp. - HS thực hành vẽ màu vào tranh – GV theo dõi, gợi ý thêm cho HS còn lúng túng. Hoạt động 3: nhận xét, đánh giá. - GV cùng lớp chọn một số bài vẽ của các bạn trong lớp nhận xét: + Cách vẽ màu. + Chọn màu vẽ hình cho gà mẹ, gà con. 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo dục HS yêu thích tranh dân gian. - Về nhà sưu tầm thêm tranh dân gian. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: ................................................................................................................................ THỂ DỤC Tiết 35 Thầy Huynh dạy KỂ CHUYỆN Tiết 18 Ôn tập kể chuyện kiểm tra đọc thành tiếng ½ lớp Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: - Kiểm tra lấy điểm đọc ½ HS trong lớp. 1. Rèn kĩ năng nói: HS nhớ và kể lại 1 trong những câu chuyện đã học từ tuần 10 đến tuần 17 2. Rèn kĩ năng nghe: Chú ý nghe bạn kể, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. 3. Giáo dục HS Yêu thích môn học, mạnh dạn, tự tin kể chuyện. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện. Phiếu thăm ghi các bài tập đọc. C. Các hoạt động dạy - học : 1.Bài cũ: HS kể theo tranh câu chuyện Tìm ngọc. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm đọc. - GV gọi ½ HS còn lại lên bốc thăm bài tập đọc. - HS lên đọc đoạn trong bài tập đọc đã bốc thăm và TLCH nội dung đoạn đọc. - GV nhận xét, ghi điểm. - Nhận xét tiết kiểm tra. Hoạt động 2: Kể chuyện đã học trong bài. Bước: 1 : HS nêu tên các câu chuyện đã học – GV ghi bảng: - Sáng kiến của bé Hà - Bà cháu - Sự tích cây vú sữa - Bông hoa niềm vui - Câu chuyện bó đũa - Hai anh em - Con chó nhà hàng xóm - Tìm ngọc Bước 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện. - GV nêu yêu cầu kể chuyện; chọn 1 câu chuyện tuỳ thích. - HS xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện - Lớp theo dõi. - HS nêu ý nghĩa câu chuyện sau mỗi lần kể chuyện. - GV gọi HS yếu kể 1/2 câu chuyện đã học – GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương. - GV cùng lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. - Khuyến khích HS yếu mạnh dạn, tự tin kể chuyện. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Tiết sau tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc các em còn lại. D. Bổ sung: ........................................................................................................................................ ................................................................ ... - HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. - HS thực hành gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. Gấp hình đều, đẹp. - HS có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Hình mẫu cần hướng dẫn. Qui trình gấp cắt dán biển báo giao thông. HS : Giấy màu ( đỏ và xanh, giấy màu khác), kéo, hồ dán. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của môn học. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Nhắc lại qui trình - HS nhắc lại các bước theo qui trình Gấp, cắt dán biển báo cấm đỗ xe Bước 1: Gấp, cắt biển báo cấm đỗ xe. Bước 2: Dán biển báo cấm đỗ xe. - GV hướng dẫn thứ tự các bước dán từng bộ phận của biển báo. Hoạt động 3: Thực hành - GV tổ chức cho HS thực hành gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe trên giấy màu. - GV hướng dẫn, chỉ thêm cho HS yếu còn lúng túng. - Nhắc HS bôi hồ mỏng, miết nhẹ tay để hình được phẳng. Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm - HS trưng bày sản phẩm. - GV chọn một số bàn của HS, cùng lớp nhận xét, đánh giá. - Tuyên dương HS có sản phẩm cắt đều, dán không nhăn giấy... - Động viên, khuyến khích HS còn yếu, chưa hoàn thành sản phẩm. 3. Củng cố, dặn dò: - Về thực hành gấp, cắt, dán biển báo cho thành thạo - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS dọn vệ sinh sau tiết học. - Nhắc nhở HS ý thức chấp hành luật gao thông. D. Bổ sung: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHÍNH TẢ (Nghe- viết) Tiết 35 Ôn tập chính tả ( tiết 10) Sgk: 153/ vbt: 83/ tgdk: 40’ A. Mục tiêu: - HS chép lại chính xác, trình bày đúng bài thơ Đàn gà mới nở( tiết 10) - Trình bày đúng dòng thơ 4 tiếng. Trả lời được các câu hỏi theo nội dung bài thơ Đàn gà mới nở. Biết cách trình bày và viết bưu thiếp chúc mừng. - HS có ý thức tự giác rèn luyện chữ viết. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Bảng phụ viết bài thơ HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t1, vbt TV. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: 1 HS lên bảng viết các từ : mùi khét, nũng nịu, tín hiệu, cây cau.. - HS dưới lớp viết bảng con – GV nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe- viết. Bước 1: GV đọc bài thơ Đàn gà mới nở. - 2, 3 HS khá đọc lại - Lớp theo dõi. - GV nêu nội dung chính của bài thơ. - HS nêu cách trình bày bài thơ : 4 tiếng, đầu mỗi câu thơ viết hoa. Bước 2: GV đọc các từ khó: đẹp sao, lăn tròn, gió mát, dập dờn, chân - HS viết bảng con – GV nhận xét, sửa sai. Bước 3: GV đọc từng câu thơ – HS nghe - viết bài. - GV đọc lại bài cho HS soát lỗi. Bước 4: HS tự đổi vở nhìn bảng phụ soát bài nhau - GV thu vở chấm bài – sửa bài. * GV nhận xét chung. Hoạt động 2: Làm bài tập làm văn Bài tập 2 /sgk ( miệng) : - Dựa vào nội dung bài chính tả :Đàn gà mới nở TLCH sau: - HS đọc các câu hỏi - đọc lại nội dung bài thơ và phát biểu ý kiến. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt ý trả lời đúng. Bài tập 3/vbt ( viết) - HS đọc yêu cầu bài tập – GV nhắc lại cách viết một bưu thiếp. - GV yêu cầu HS viết ngắn gọn. - HS viết vào vbt – GV kèm HS yếu viết bưu thiếp. - HS nối tiếp nhau đọc lời chúc đã viết – GV nhận xét, tuyên dương HS viết bưu thiếp hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - Ghi nhớ cách viết bưu thiếp. - Về nhà viết lại bưu thiếp cho hay hơn. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung:................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Thứ năm ngày 10 tháng 1 năm 2008 THỂ DỤC Tiết 36 Thầy Huynh dạy TẬP ĐỌC Tiết 54 Ôn tập đọc, hiểu Sgk: 152/ vbt: 82/ tgdk: 40’ A. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc trơn toàn bài tập đọc: Cò và Vạc - Đọc và hiểu được nội dung bài. Làm đúng các bài tập trắc nghiệm về nội dung bài tập đọc: Cò và Vạc. - Ý thức tự giác chăm chỉ học tập. B. Đồ dùng dạy - học: C. Các hoạt động dạy- học: 1. Bài cũ: 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Luyện đọc - GV yêu cầu HS đọc thầm bài tập đọc. - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài tập đọc ( đọc nhiều lần ) - GV theo dõi, sửa sai - hướng dẫn HS đọc đúng. - GV gọi HS nối tiếp nhau đọc toàn bài tập đọc. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. - GV nêu yêu cầu cần làm; để chọn đúng các ý phải đọc bài thật kĩ. Nắm nội dung từng đoạn trong bài. - GV đặt câu hỏi để HS hiểu được nội dung bài tập đọc. - HS đọc lại bài và đọc các ý trắc nghiệm trong bài, chọn ý đúng nhất và đánh dấu x. - GV cùng lớp nhận xét, sửa bài. GV chốt các ý đúng: Câu 1: ý c Câu 2: ý b Câu 3: ý c Câu 4: ý a Câu 5: ý c. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà đọc bài và làm lại bài. - Ôn bài thi tốt HKI D. Bổ sung: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... TOÁN Tiết 89 Luyện tập chung Sgk: 91/ vbt: 95/Tgdk: 40’ A.Mục tiêu : Giúp HS: - Củng cố đặt tính và thực hiện phép tính cộng trừ có nhớ - tính giá trị biểu thức số đơn giản. - Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng. Giải bài toán về ít hơn một số đơn vị. - Giáo dục tính cẩn thận khi học toán. B. Đồ dùng dạy - học: GV: phiếu ghi bài tập. C.Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm bài tập 4/ sgk - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Bài 1/vbt: Đặt tính rồi tính - HS làm vbt – GV kèm HS yếu làm bài. - HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 2/ vbt: Ghi kết quả tính - HS nêu cách thực hiện tính. - HS làm bài vbt – 2 HS lên bảng làm bài. - Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 3/vbt: Gọi HS đọc bài toán – GV tóm tắt lên bảng - HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét. - HS làm vở bài tập - GV kèm HS yếu làm bài - 1 em làm phiếu bài tập. - Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 4/ vbt: Số? - GV hướng dẫn cách làm bài. - HS làm bài vbt – GV HS yếu làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài. 3.Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài. - Ghi nhớ cách đặt tính rồi tính. - Về nhà xem và học lại các bảng cộng, bảng trừ để thi đạt kết quả tốt. D. Bổ sung: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ TẬP VIẾT Tiết 18 Ôn Tập làm văn Sgk: 151/ vbt: 81/Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Ôn luyện cách nói đồng ý, không đồng ý ( tiết 8) 2. Ôn luyện về cách tổ chức câu thành bài. Viết đoạn văn 4, 5 câu kể về người bạn trong lớp ( tiết 8). Ôn lại cách viết nhắn tin ( tiết 6) 3. Ý thức chăm chỉ học tập. B. Đồ dùng dạy – học: C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1/ sgk- tiết 8: Nói lời đáp của em: - GV nêu yêu cầu bt – GV nêu các ý trong bài – HS nối tiếp nhau nói lời đáp. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương HS có lời đáp hay, phù hợp. GV chốt: Cần nói lời đồng ý hoặc không đồng ý sao cho lịch sự, thể hiện thái độ lễ phép và không làm người nghe khó chịu. Bài tập 2/vbt - tiết 8: Viết khoảng 5 câu nói về một bạn trong lớp em: - GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu bt - HS nối tiếp kể về bạn của mình – GV nhận xét, nhắc nhở: khi viết cần diễn đạt câu rõ ràng, đặt dấu câu thích hợp. - HS viết về một người bạn vào vbt – GV kèm HS yếu, gợi ý cho HS viết bài. - HS nối tiếp đọc đoạn văn đã viết. - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương HS viết hay. Bài tập 2/vbt - tiết 6: viết nhắn tin - 1 HS đọc yêu cầu bài tập – HS nhớ lại tác dụng của viết nhắc tin, khi nào cần viết nhắn tin. - GV nhắc lại cách trình bày nhắn tin. - HS viết nhắn tin vào vbt – HS nối tiếp đọc nhắn tin đã viết. - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố, dặn dò: - Ghi nhớ cách viết nhắn tin. - GV nhận xét tiết học. D. Bổ sung: .................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Thứ sáu ngày 11 tháng 1 năm 2008 CHÍNH TẢ Tiết 36 Kiểm tra định kì cuối học kì I( đọc) ( Đề và đáp án chuyên môn ra) TOÁN Tiết 90 Kiểm tra định kì cuối học kì I ( Đề và đáp án chuyên môn ra) TẬP LÀM VĂN Tiết 18 Kiểm tra định kì cuối học kì I( Viết ) ( Đề và đáp án chuyên môn ra) SINH HOẠT TẬP THỂ Tiết 18 Tuần 18 1. Đánh giá hoạt động tuần 18 a. Nề nếp: * Ưu : Thực hiện tốt giờ giấc ra vào lớp, đi học đúng giờ. - Ý thức, tác phong nhanh nhẹn hơn. b. Vệ sinh: Quần áo gọn gàng sạch sẽ. Đi vệ sinh đúng nơi qui định. c. Học tập: có ý thức học tập tốt hơn. - Thực hiện kì thi CHKI nghiêm túc, không nhìn bài bạn. 2. Phương hướng hoạt động tuần 19: Bước sang chương trình HKII * Khắc phục những nhược điểm tuần qua: - Thông báo kết quả HKI – Tuyên dương HS học tập đạt kết quả tốt. a. Nề nếp: - Tiếp tục ổn định nềp nếp học tập, sinh hoạt, ra thể dục nhanh chóng, tập thể dục đều các động tác. Xếp hàng ra về trật tự.Không đi học trễ. b. Vệ sinh: - Tổ trực trực lớp sớm, quét lớp sạch sẽ. Cá nhân không xả rác trong lớp học. - Giữ quần áo gọn gàng, sạch sẽ. Mang bảng tên đầy đủ. - Đi vệ sinh đúng nơi qui định. c. Học tập: - Chăm chỉ học tập trong chương trình học kì II. - Đi học chuyên cần. Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp. - Mang sách, vở, dụng cụ học tập đầy đủ( Mang sách vở của HKII) - Chú ý nghe giảng, không làm việc riêng, không nói chuyện riêng trong giờ học. - Thi đua học tập tốt trong học kì II. Hoạt động khác: - Tham gia lao động đầy đủ. - Thực hiện an toàn giao thông trên đường đi học và về nhà. - Mời họp phụ hinh học sinh ( 15/1) * Tiếp tục thu các khoản tiền.
Tài liệu đính kèm: