LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 16
Từ chỉ tính chất. Câu kiểu: Ai thế nào?
Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về vật nuôi
Sgk: 133 / vbt:66 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu hiểu được từ trái nghĩa. Biết dùng những từ trái nghĩa là tính từ để đặt những câu đơn giản theo kiểu: Ai thế nào?
- Mở rộng vốn từ về vật nuôi.
- Yêu thích và chăm sóc các loài vật có ích nuôi trong nhà.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Tranh các loài vật nuôi quen thuộc. Phiếu cho HS làm bt 1
C.Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng đặt câu theo yêu cầu bt3/ tiết LT&C trước.
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới : Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1/vbt: (viết): Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
- GV nhắc HS: Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược hoàn toàn với nghĩa từ đã cho
Ví dụ: tốt - xấu.
- HS trao đổi theo cặp và làm bài vào vbt – GV phát phiếu cho 2 nhóm làm bài.
- Một số nhóm trình bày – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
- Nhận xét bài trên bảng, chốt từ đúng:
tốt/ xấu; ngoan/hư; nhanh/chậm; trắng/đen; cao/thấp; khoẻ/yếu
Bài tập 2/vbt: ( viết )
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV giúp HS hiểu yêu cầu bài tập là đặt câu theo kiểu câu: Ai thế nào?
- GV đặt câu mẫu vbt – Xác định từ trái nghĩa ở 2 câu ví dụ.
- Phát phiếu cho 3 HS làm bài
- HS nối tiếp nhau đặt câu – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
- Nhận xét câu đã làm trên phiếu. sửa sai.
- Tuyên dương HS đặt câu đúng, hay.
TUẦN 16 ( Từ 24 /11 đến 28 /12 ) Môn Tiết Tên bài dạy Hai 24/12 Chào cờ Thể dục 31 Trò chơi: vòng tròn. Nhóm 3 nhóm 7 LT&C 16 Từ chỉ tính chất. Câu kiểu: Ai thế nào? Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về vật nuôi Toán 77 Thực hành xem đồng hồ ( bài 3/ tr 78) Chính tả 31 Tập chép: Con chó nhà hàng xóm Ba 25/12 Toán 71 Ngày, tháng Kể chuyện 16 Con chó nhà hàng xóm Thủ công 16 Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều ( tiết 2) Tập viết 16 Chữ hoa O Tư 26/12 Thể dục 32 Trò chơi: nhanh lên bạn ơi và vòng tròn. Tập đọc 48 Thời gian biểu Toán 79 Thực hành xem lịch TLV 16 Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu TN-XH 16 Các thành viên trong nhà trường Năm 27/12 Chính tả 32 Nghe-viết: Trâu ơi! Toán 80 Luyện tập chung ( bài 3/ tr 81) Âm nhạc 16 Kể chuyện âm nhạc Mỹ thuật 17 Xem tranh dân gian: Phú quý, gà mái Sáu 28 /12 Đạo đức 17 Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ( tiết 2) Toán 81 Ôn tập về phép cộng và phép trừ Tập đọc 49+50 Tìm ngọc SHTT 17 Qui ước viết tắt trong giáo án: HS : Học sinh GV : Giáo viên sgk : Sách giáo khoa sgv : ( SGV): sách giáo viên vbt : Vở bài tập TLCH: Trả lời câu hỏi. Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2007 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 16 Từ chỉ tính chất. Câu kiểu: Ai thế nào? Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về vật nuôi Sgk: 133 / vbt:66 / tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Bước đầu hiểu được từ trái nghĩa. Biết dùng những từ trái nghĩa là tính từ để đặt những câu đơn giản theo kiểu: Ai thế nào? - Mở rộng vốn từ về vật nuôi. - Yêu thích và chăm sóc các loài vật có ích nuôi trong nhà. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Tranh các loài vật nuôi quen thuộc. Phiếu cho HS làm bt 1 C.Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: 2 HS lên bảng đặt câu theo yêu cầu bt3/ tiết LT&C trước. - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới : Giới thiệu bài * Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1/vbt: (viết): Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: - GV nhắc HS: Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược hoàn toàn với nghĩa từ đã cho Ví dụ: tốt - xấu. - HS trao đổi theo cặp và làm bài vào vbt – GV phát phiếu cho 2 nhóm làm bài. - Một số nhóm trình bày – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. - Nhận xét bài trên bảng, chốt từ đúng: tốt/ xấu; ngoan/hư; nhanh/chậm; trắng/đen; cao/thấp; khoẻ/yếu Bài tập 2/vbt: ( viết ) - HS đọc yêu cầu bài tập – GV giúp HS hiểu yêu cầu bài tập là đặt câu theo kiểu câu: Ai thế nào? - GV đặt câu mẫu vbt – Xác định từ trái nghĩa ở 2 câu ví dụ. - Phát phiếu cho 3 HS làm bài - HS nối tiếp nhau đặt câu – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. - Nhận xét câu đã làm trên phiếu. sửa sai. - Tuyên dương HS đặt câu đúng, hay. Bài tập 3/vbt: ( miệng) - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập - GV treo tranh các con vật nuôi quen thuộc – HS trao đổi theo cặp nói tên các con vật nuôi. - Đại diện nhóm trình bày – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. 3.Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài học. ghi nhớ kiểu câu: Ai thế nào? - Giáo dục HS biết chăm sóc những con vật nuôi trong nhà. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: ................................................................................................................. ..................................................................................................................................... TOÁN Tiết 77 Thực hành xem đồng hồ Sgk:78 / vbt: 81/ Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Tập xem đồng hồ, làm quen với số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ. Làm quen với những hoạt động sinh hoạt, học tập hàng ngày liên quan đến thời gian. - Rèn kĩ năng xem đồng hồ nhanh, thành thạo và chính xác. -Giáo dục HS biết làm việc đúng giờ và biết phân bố thời gian cho hợp lý. B. Đồ dùng dạy - học: GV: chuẩn bị đồng hồ. tranh phóng to các bài tập. HS: đồng hồ C.Các hoạt động dạy - học: 1.Bài cũ: -HS lên bảng thực hành trên đồng hồ: quay kim đồng hồ theo đúng yêu cầu của GV. - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. 2.Bài mới: Thực hành. Bài 1/vbt: Gọi HS nêu yêu cầu - HS làm vbt – 2 HS làm phiếu bt – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. Bài 3/vbt: Đánh dấu x vào ô trống thích hợp: - GV hướng dẫn yêu cầu. -HS làm vở bài tập, 1 em làm phiếu bài tập. *GV kèm HS yếu làm bài – HS nối tiếp nhau trình bày. - Nhận xét bài trên bảng, sửa sai. -GV kết điểm toàn bài - Tuyên dương những em làm tốt. 3.Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài. - Nhắc nhở HS ý thức xem đồng hồ để học tập, sinh hoạt đúng giờ. - Tiết sau: Ngày, tháng D. Bổ sung: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... CHÍNH TẢ (Tập chép) Tiết 31 Con chó nhà hàng xóm Sgk: 131/ vbt:66 / tgdk: 40’ A. Mục tiêu: - HS chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện Con chó nhà hàng xóm. - HS làm đúng các bài tập chính tả phân biệt: ui/uy; dấu hỏi/ dấu ngã. - HS có ý thức tự giác rèn luyện chữ viết. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Bảng phụ viết đoạn chính tả; phiếu bài tập 1, 2b/vbt. HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t1, vbtTV2/t1 C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: 1 HS lên bảng viết các từ : sắp xếp, ngôi sao, sương sớm, xôn xao... - HS dưới lớp viết bảng con – GV nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập chép. Bước 1: GV đọc đoạn chính tả. - 2, 3 HS khá đọc lại - Lớp theo dõi. Bước 2: GV đặt câu hỏi để HS nắm nội dung đoạn chính tả. - HS trả lời các câu hỏi sgk để nắm cách trình bày đoạn chính tả. - GV yêu cầu HS viết bảng con các từ khó: quấn quýt, mau lành, bất động,.... - GV nhận xét, sửa sai. * Nhắc nhở tư thế ngồi viết Bước 3: HS nhìn bảng chép bài. Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV chấm bài – sửa bài. * GV nhận xét chung. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1/vbt : HS đọc yêu cầu bt – GV hướng dẫn rõ yêu cầu. - HS tự tìm tiếng vào vbt – 2 HS làm phiếu. - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. Bài tập 2b/ vbt: HS đọc yêu cầu của bt. - HS suy nghĩ, tìm tiếng và nêu – 2 HS làm phiếu. - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà viết lại cho đúng chính tả các từ đã viết sai. - Tìm thêm các tiếng chứa ai/ ay D. Bổ sung:............................................................................................................. ................................................................................................................................. Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2007 TOÁN Tiết 78 Ngày, tháng Sgk: 79 / vbt: 82 / Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết đọc tên các ngày trong tháng. - Bước đầu biết xem lịch, biết đọc thứ, ngày, tháng trên một tờ lịch. Làm quen với đơn vị đo thời gian: ngày tháng ( nhận biết tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày) Củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian: ngày, tuần lễ. Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời điểm và khoảng thời gian. Biết vận dụng biểu tượng đó để trả lời câu hỏi đơn giản. - Vận dụng kiến thức đã học để xem lịch. B. Đồ dùng dạy - học: GV: phiếu ghi bài tập, tờ lịch treo tường C. Các hoạt động dạy - học: 1.Bài cũ: HS thực hành trên đồng hồ và đọc giờ. - Nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Giới thiệu cách đọc tên các ngày trong tháng. - GV đính tờ lịch tháng 11 lên bảng và giới thiệu. - Gọi HS đọc thứ ngày trên tờ lịch. GV theo dõi HS đọc, nhận xét, sửa sai. - GV đặt các câu hỏi có liên quan đến thứ, ngày trong tháng 11 – HS TLCH. - GV cùng lớp theo dõi, nhận xét, sửa sai. - GV chốt: tháng 11 có 30 ngày. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1/vbt: Đọc, viết ( theo mẫu): - GV gắn bảng phụ và làm bài mẫu - HS làm bài vào vbt - 1 HS lên bảng làm phiếu. *GV kèm HS yếu làm bài – HS đọc bài làm của mình. - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. Bài 2/vbt: a.Viết tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 12: ( có 31 ngày) - GV nhắc HS phần tô đậm không được viết vào - HS làm bài tập, 1 em làm phiếu. *GV kèm HS yếu làm bài - sửa sai- tuyên dương. GV chốt: Tháng 12 có 31 ngày b. GV nêu yêu cầu – HS tự điền vào chỗ chấm. - 1 HS làm phiếu – GV kèm HS yếu. - HS nối tiếp mỗi em một câu. - GV cùng lớp nhận xét, sửa bài. 3.Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài. -Gọi HS yêu cầu HS yếu đọc ngày tháng trên tờ lịch theo yêu cầu của GV. - Về nhà thực hành xem lịch chuẩn bị cho tiết sau. D. Bổ sung: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. KỂ CHUYỆN Tiết 16 Con chó nhà hàng xóm Sgk: 130 / Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: - HS kể được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Con chó nhà hàng xóm theo theo tranh. Biết phối hợp giọng kể với điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. - HS yếu kể lại ½ câu chuyện theo tranh. 2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. 3. giáo dục HS Yêu thích môn học, mạnh dạn, tự tin kể chuyện. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Tranh minh hoạ. C. Các hoạt động dạy - học : 1.Bài cũ: HS kể theo tranh câu chuyện Hai anh em. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn theo tranh Bước: 1 HS đọc yêu cầu – GV gắn tranh minh hoạ và hướng dẫn 5 tranh ứng với 5 đoạn câu chuyện. - HS quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh - GV chốt ý nội dung từng tranh – HS theo dõi. - 1 HS kể đoạn 1 theo tranh 1 – GV nhận xét, sửa sai. Bước 2: HS kể chuyện trong nhóm đôi– GV hướng dẫn thêm cho nhóm yếu. - HS nối tiếp nhau kể 5 đoạn câu chuyện theo tranh. - đại diện các nhóm thi kể từng đoạn câu chuyện. - Nhóm khác theo dõi, nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2 : Kể lại toàn bộ câu chuyện. - GV nêu yêu cầu kể chuyện. - HS xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện - Lớp theo dõi. - GV gọi HS yếu kể 12 câu chuyện – GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương. - GV cùng lớp bình chọn bạn kể ... ục tính cẩn thận, chính xác khi xem đồng hồ, xem lịch. B. Đồ dùng dạy - học: GV: phiếu bài tập, đồng hồ, tờ lịch. C.Các hoạt động dạy - học: 1.Bài cũ: - GV treo tờ lịch – HS tìm và nêu ngày, tháng hoặc thứ theo yêu cầu của GV. - GV nhận xét, ghi điểm 2.Bài mới: luyện tập chung. Bài 1/vbt: Nối mỗi câu với đồng hồ chỉ giờ thích hợp. - HS làm bài vbt – 1HS lên bảng làm phiếu. * GV kèm HS yếu làm bài . - GV cùng lớp nhận xét bài trên bảng, sửa sai. Bài 2/vbt: a. Viết tiếp các ngày còn thiếu vào trong tờ lịch tháng 5( có 31 ngày) - GV nhắc HS không viết vào phần ô trống tô màu đậm. - HS làm vbt, một em làm phiếu. *GV kèm HS yếu làm bài - Lớp nhận xét: tháng 5 có 31 ngày. b. HS làm bài vào vbt – Nêu miệng bài đã hoàn thành. - Lớp nhận xét, sửa sai. 3.Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài. - Nhắc HS tập xem đồng hồ, xem lịch nhiều để nhận biết chính xác hơn. - Tiết sau: Ôn tập về phép cộng và phép trừ. D. Bổ sung: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. ÂM NHẠC Tiết 16 Cô Vi dạy MỸ THUẬT Tiết 17 Xem tranh dân gian Phú quý, gà mái Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - HS tập nhận xét về màu sắc và hình ảnh trong tranh dân gian. - HS nhận ra một số điểm nổi bậc, đặt sắc của tranh dân gian. - Yêu thích tranh dân gian. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Tranh dân gian đông hồ. HS: Tranh sưu dân gian sưu tầm được. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập. - GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - GV giới thiệu một số tranh dân gian đã chuẩn bị, gợi ý HS nhận biết: tên tranh, hình ảnh trong tranh, màu sắc chính trong tranh... - GV nhận xét, tóm tắt thêm về tranh dân gian. Hoạt động 2: Xem tranh Bước 1: Xem tranh Phú quý - GV treo tranh cho HS xem, đặt câu hỏi để HS nhận ra đặc điểm, hình ảnh trong tranh. - HS trình bày, GV chốt: tranh Phú quý nói lên ước vọng của người nông dân về cuộc sống: Mong cho con cái khoẻ mạnh, gia đình no đủ, giàu sang, phú quý. Bước 2: Xem tranh Gà mái - Cách tiến hành tương tự như xem tranh Phú quý. Bước 3: GV cho HS trình bày tranh dân gian sưu tầm được. - HS trình bày cảm nhận về tranh em sưu tầm được. - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tập tích cực, phát biểu sôi nổi. 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà sưu tầm thêm tranh dân gian. - Sưu tầm thêm tranh thiếu nhi. D. Bổ sung: ......... ......... ................................................................................................................................ Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2007 ĐẠO ĐỨC Tiết 17 Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ( tiết 2) Sgk:26 / tgdk: 35’ A. Mục tiêu: HS biết: - Nêu biểu hiện đúng về một số việc làm ở nơi công cộng. - Bày tỏ thái độ tán thành trước việc làm đúng trong việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. - Có thái độ tôn trọng những qui định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng. B. Đồ dùng dạy – học: GV: bảng phụ bài tập 3, bài tập 4. HS: Thẻ màu. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Nêu những việc cần làm để giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến ( bài tập 3) * Mục tiêu: HS biết được một số việc làm cụ thể để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. * Cách tiến hành: HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - HS trao đổi theo cặp các ý kiến trong bài và giải thích vì sao tán thành. - GV đến các nhóm yếu hướng dẫn thêm. - Đại diện nhóm trình bày – Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết: các ý kiến đúng: a – d – đ. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ ( Bài tập 4) * Mục tiêu: Giúp HS bày tỏ thái độ phù hợp trước việc làm đúng trong việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. * Cách tiến hành: HS đọc yêu cầu và các ý bài tập. - GV nêu yêu cầu – HS nêu ý kiến tán thành bằng cách giơ thẻ màu. - GV đọc từng ý và HS giơ thẻ, giải thích vì sao. - GV cùng lớp nhận xét. GV kết luận: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho con người. Giữ gìn trật tự nơi công cộng giúp công việc được thuận lợi hơn, thể hiện nếp sống văn minh, lịch sự. Hoạt động 3: Tự liên hệ * Mục tiêu: HS liên hệ bản thân về việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. * Cách tiến hành: - HS nêu những việc mình đã làm để giữ trật tự, vệ sinh nơi công công. - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương. * GV kết luận chung: Mọi người đều phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Đó là nếp sống văn minh, lịch sự giúp cho công việc của mỗi người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Giáo dục HS giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. D. Bổ sung: ....................................................................................................................................... TOÁN Tiết 81 Ôn tập về phép cộng phép trừ Sgk: 84 / vbt:86 / Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố bảng cộng,và trừ nhẩm (trong phạm vi các bảng tính) cộng, trừ viết (có nhớ 1 lần) Củng cố về giải toán dạng nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị. - Rèn kĩ năng giải toán, đặt tính. - Giáo dục tính cẩn thận khi học toán. B. Đồ dùng dạy - học: GV: phiếu ghi bài tập. C.Các hoạt động dạy - học: 1.Bài cũ: 2. Bài mới: Thực hành. Bài 1/vbt: Tính nhẩm: - HS tính nhẩm và nêu miệng kết quả. - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. Bài 2/vbt: Đặt tính rồi tính - HS nêu 2 bước: đặt tính và tính. - HS làm vbt – GV kèm HS yếu. - HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét sửa bài. Bài 3/vbt: số? - HS làm bài – 2 HS lên bảng làm bài. - GV kèm HS yếu làm bài. - Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 4/vbt: Gọi HS đọc bài toán – GV tóm tắt lên bảng. - HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét. - HS làm vở bài tập, 1 em làm phiếu bài tập – GV kèm HS yếu làm bài. - Lớp nhận xét, sửa bài. 3.Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính. - BTVN: 4/sgk - Tiết sau: Ôn tập về phép cộng phép trừ D. Bổ sung: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... TẬP ĐỌC Tiết 49 + 50 Tìm ngọc Sgk: 138 / Tgdk:80’ A. Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc đúng cho HS yếu. - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm, dấu phẩy, cụm từ dài. Biết đọc truyện bằng giọng kể nhẹ nhàng, nhấn mạnh các từ ngữ về sự thông minh và tình nghĩa của Chó và Mèo. - Đọc đúng từ khó: chàng trai, kim hoàn, ngoạm, sà xuống, - Hiểu nghĩa các từ: Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo. - Đọc hiểu được nội dung bài: Khen ngợi những vật nuôi trong nhà thật thông minh, tình nghĩa. - Giáo dục HS yêu quý các vật nuôi trong nhà. B. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ ghi câu, đoạn hướng dẫn HS đọc. C. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Thời gian biểu. Nhận xét- ghi điểm. Nhận xét bài cũ. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Luyện đọc Bước 1: GV đọc mẫu giọng nhẹ nhàng, tình cảm - HS nghe theo dõi sgk. - HS luyện đọc nối tiếp mỗi em 1 câu (2lần) - GV theo dõi, sửa sai. - GV theo dõi rút từ khó ghi bảng và hướng dẫn HS đọc đúng từ khó. Bước 2: Luyện đọc đoạn - HS luyện đọc đoạn nối tiếp (2lần) – GV theo dõi, sửa sai. - GV đưa bảng phụ ghi câu khó và hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi ( sgv/297) * GV kèm HS yếu đọc đúng biết ngắt, nghỉ hơi khi gặp dấu câu, đoạn dài. - HS luyện đọc đoạn kết hợp GV giải nghĩa từ mới trong sgk/ 138. Bước 3: Luyện đọc đoạn trong nhóm đoạn 1, 2 - Thi đọc đoạn giữa các nhóm. - Lớp nhận xét- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. Bước 4: Cả lớp đồng thanh đoạn 1, 2 Tiết 2 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm – Đọc câu hỏi sgk và TLCH. - GV nhận xét, chốt ý trả lời của HS. * Qua câu chuyện em hiểu điều gì? GV chốt: Chó và mèo là những con vật nuôi trong nhà rất thông minh, tình nghĩa, thật sự là bạn của con người. Hoạt động 3: Luyện đọc lại - GV hướng dẫn cách đọc. - HS luyện đọc ( đọc nối tiếp, đọc mời, đọc phân vai) - HS tự phân vai đọc trong nhóm. Đại diện 1 số nhóm đọc trước lớp. - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: Gọi HS đọc lại bài. - HS nêu lại ý nghĩa bài đọc. - Về nhà đọc lại bài và TLCH. D. Bổ sung: ................................................................................................................... ......................................................................................................................................... SINH HOẠT TẬP THỂ Tiết 17 Tuần 16 1. Đánh giá hoạt động tuần 16: a. Nề nếp: * Ưu : Thực hiện tốt giờ giấc ra vào lớp, đi học đúng giờ. - Ý thức, tác phong nhanh nhẹn hơn. b. Vệ sinh: Quần áo gọn gàng sạch sẽ. - Quên đeo phù hiệu: Hòa, Mai Tuấn. - Không đi lao động: Trương Hiền, Liễu. c. Học tập: - Một số bạn chưa chú ý bài : Thắm, Thống, Văn Tuấn, hoà còn nói chuyện trong giờ học. - Quên mang đồ dùng học tập và sách vở: Tuấn, Thống, Thành. 2. Phương hướng hoạt động tuần 17: * Khắc phục những nhược điểm tuần qua: a. Nề nếp: - Ổn định nềp nếp học tập, sinh hoạt, ra thể dục nhanh chóng, tập thể dục đều các động tác. Xếp hàng ra về trật tự. b. Vệ sinh: - Tổ trực trực lớp sớm, quét lớp sạch sẽ. Cá nhân không xả rác trong lớp học. - Giữ quần áo gọn gàng, sạch sẽ. Mang bảng tên đầy đủ. - Đi vệ sinh đúng nơi qui định. c. Học tập: - Đi học chuyên cần. Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp. - Mang sách, vở, dụng cụ học tập đầy đủ. - Chú ý nghe giảng, không làm việc riêng, không nói chuyện riêng trong giờ học. - Ôn bài thường xuyên ở nhà để chuẩn bị kiểm tra cuối học kì I Hoạt động khác: - Tham gia lao động đầy đủ. - Thực hiện an toàn giao thông trên đường đi học và về nhà. - Tham gia sinh hoạt sao nhi đồng vào chiều thứ 5 hàng tuần. * Tiếp tục thu các khoản tiền.
Tài liệu đính kèm: