Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 1 đến tuần 5

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 1 đến tuần 5

Tuần 1

Ngày giảng : Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011

GIÁO DỤC TẬP THỂ

CHÀO CỜ

( Tổng phụ trách soạn và triển khai)

.

TIẾNG VIỆT

ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

A- Mục đích - Yêu cầu

 Giúp học sinh:

 - Nắm được nội quy học tập trong lớp học.

 - Nhớ được vị trí chỗ ngồi và cách chào hỏi giáo viên khi ra vào lớp.

 - Biết được các ký hiệu, hiệu lệnh của giáo viên đã quy định trong giờ học.

 - Bầu ban cán sự lớp, giúp ban cán sự lớp làm quen với nhiệm vụ được giao

 - Biết được các loại sách vở và đồ dùng cần có

 - Biết cách bọc, ghép dán và giữ gìn sách vở sạch đẹp.

B- Đồ dùng dạy học

+ Học sinh: - Chuẩn bị toàn bộ đồ dùng, sách vở của mình

+ Giáo viên: - Dự kiến trước ban cán sự lớp.

 - Chuẩn bị sẵn nội quy lớp học.

 

doc 79 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 1 đến tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/8/2011 
Tuần 1
Ngày giảng : Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011
Giáo dục tập thể
Chào cờ
( Tổng phụ trách soạn và triển khai)
...................................................................
Tiếng việt
ổn định tổ chức 
A- Mục đích - Yêu cầu
 Giúp học sinh:
	- Nắm được nội quy học tập trong lớp học.
	- Nhớ được vị trí chỗ ngồi và cách chào hỏi giáo viên khi ra vào lớp.
	- Biết được các ký hiệu, hiệu lệnh của giáo viên đã quy định trong giờ học.
	- Bầu ban cán sự lớp, giúp ban cán sự lớp làm quen với nhiệm vụ được giao 
	- Biết được các loại sách vở và đồ dùng cần có
	- Biết cách bọc, ghép dán và giữ gìn sách vở sạch đẹp.
B- Đồ dùng dạy học
+ Học sinh: - Chuẩn bị toàn bộ đồ dùng, sách vở của mình
+ Giáo viên: - Dự kiến trước ban cán sự lớp.
	 - Chuẩn bị sẵn nội quy lớp học.
C- Các hoạt động dạy học
Tiết 1
Giáo viên
Học sinh
I- Tổ chức
- Kiểm tra sĩ số học sinh
II-Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sách vở và đồ dùng của môn học
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Lớp hát
- Lớp trưởng báo cáo
- Để toàn bộ sách, vở, đồ dùng của môn TV cho GV kiểm tra
III- Dạy, học bài mới
1- Giới thiệu bài
2- Dạy nội qui lớp học.
- GV đọc nội quy lớp học (2 lần)
- HS chú ý nghe
+ Khi đi học em cần phải tuân theo những quy định gì?
- GV chốt ý và tuyên dương.
- 1 số HS phát biểu 
- Đi học đúng giờ, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến.
- Cho học sinh múa hát tập thể
- Lớp trưởng điều khiển
3- Sắp xếp chỗ ngồi và chia tổ 
- Xếp chỗ ngồi cho học sinh
- Chia lớp thành 4 tổ
- HS ngồi theo vị trí quy định của giáo viên
Tổ 1: 6 em Tổ 3:6 em
Tổ 2: 6 em	 Tổ 4: 5 em 
- Đọc tên từng học sinh của mỗi tổ 
+ Những em nào ở tổ 1 giơ tay ?
+ Các tổ còn lại GV hỏi tương tự .
4- Bầu ban cán sự lớp
- GV đưa ra dự kiến về ban cán sự lớp gồm : 
 Lớp trưởng, lớp phó, quản ca, tổ trưởng
- Nêu nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong ban cán sự lớp
- Hướng dẫn thực hiện
- Nghe để nhớ xem mình ở tổ nào 
- HS giơ tay
- HS nghe và lấy biểu quyết
- HS nghe và nhắc lại nhiệm vụ của mình.
- Lần lượt từng cá nhân chọn ban cán sự lớp thực hành nhiệm vụ của mình.
Tiết 2
5.luyện tập 
+ Khi đến lớp; lớp trưởng, lớp phó, quản ca, cần làm những việc gì ?
- Giáo viên nhận xét .
- HS nêu; lớp trưởng điều khiển chung cả lớp, quản ca cho các bạn hát trước khi ra vào lớp
a. Kiểm tra sách vở và đồ dùng của học sinh
- Yêu cầu để toàn bộ đồ dùng, sách vở lên mặt bàn.
- HS thực hiện theo Y/c
- GV kiểm tra và thống kê số sách vở và đồ dùng còn thiếu của học sinh (nếu có) và yêu cầu các em mua bổ xung cho đủ.
- Khen ngợi những HS có đủ sách vở và đồ dùng học tập.
b. Hướng dẫn cách học, dán và bảo quản.
- GV dùng giấy bọc và sách vở đã chuẩn bị sẵn và làm thao tác mẫu vừa làm vừa hướng dẫn.
- GV theo dõi và HD những HS còn lúng túng
- HS theo dõi và thực hành
c- Giới thiệu một số ký hiệu và hiệu lệnh của giáo viên trong giờ học.
- GV viết ký hiệu và nêu 
O:Khoanh tay, nhìn lên bảng
B: lấy bảng
V: lấy vở
S: lấy sách
đ: lấy hộp đồ dùng
N: hoạt động nhóm 
- GV chỉ vào từng ký hiệu có trên bảng và yêu cầu HS thực hành.
+ Nêu một số hiệu lệnh cơ bản
- Gõ hai tiếng thước: giơ bảng
- Gõ hai tiếng tiếp: xoay bảng
- Gõ một tiếng tiếp: hạ bảng và đọc .
IV- Củng cố - dặn dò
+ Trò chơi "Làm theo hiệu lệnh"
- GV nêu luật chơi và cách chơi 
- Chia lớp thành hai nhóm. Cử một người làm quản trò để nêu hiệu lệnh, các nhóm thực hiện theo hiệu lệnh. Mỗi lần đúng sẽ được 1 điểm sẽ thắng cuộc.
ờ Chuẩn bị sách vở và đồ dùng cho tiết sau.
- HS theo dõi
- HS thực hành.
- HS nghe và thực hành theo hiệu lệnh
- HS chơi theo sự đk của quản trò
.........................................................................
Toán
Tiêt học đầu tiên
A- Mục tiêu
 - Tạo không khí vui vẻ trong lớp.
 - Học sinh tự giới thiệu về mình.
 - Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong 
 giờ toán.
B- Đồ dùng dạy học
 - Sách toán 1
 - Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của HS
C- Các hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
I- ổn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ
 - Bài tập sách vở và đồ dùng của HS
- GV kiểm tra và nhận xét chung
III- Bài mới
 - Giới thiệu bài (ghi bảng)
1. HD học sinh sử dụng sách toán 1
 a. Cho HS mở sách toán 1
 b.HD học sinh mở sách đến trang có tiết học đầu tiên.
c. Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về sách toán 1
- Từ bìa 1 đến tiết học đầu tiên
- Sau tiết học đầu tiên mỗi tiết học có 1 phiếu, tên của bài học đặt ở đầu trang 
(Cho học sinh xem phần bài học)
- Cho HS thực hành gấp sách, mở sách và hướng dẫn cách giữ gìn sách.
2.HD học sinh làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1
- Cho HS mở sách toán 1 đến bài "Tiết học đầu tiên" và cho HS thảo luận:
+ Trong tiết học toán lớp 1 thường có những hoạt động nào? 
 Sử dụng những đồ dùng nào ?
- GV tổng kết theo nội dung từng ảnh.
ảnh 1:Khi học sinh làm việc với que tính , các hình bằng bìa, bằng gỗ để học số .
ảnh 2:Đo độ dài bằng thước .
ảnh 3:Có học sinh làm việc chung trong cả lớp 
ảnh 4:Có khi phải học nhóm để trao đổi ý kiến với bạn khác .
3.Giới thiệu với học sinh các yêu cầu cần đạt sau khi học toán 1.
- Học toán 1 các em sẽ biết :
+ Đếm ;đọc số;viết số;so sánh 2 số (nêu ví dụ )
+ Làm tính cộng , trừ (nêu ví dụ )
+ Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính giải bài toán (nêu ví dụ )
+ Biết giải các baì toán;biết đo độ dài ; biết hôm nay là ngày thứ mấy ,là ngày bao nhiêu;biết xem lịch hàng ngày (nêu ví dụ ) 
4- Giới thiệu bộ đồ dùng học toán cuả HS.
- Y/c HS lấy bộ đồ dùng học toán ra 
- GV lấy từng đồ dùng trong bộ đề dùng giơ lên và nêu tên gọi
- GV nêu tên đồ dùng và yêu cầu học sinh lấy
- Giới thiệu cho HS biết đồ dùng đó để làm gì.
- HD HS cách mở, cất và bảo quản hộp đồ dùng
IV- Củng cố - Dặn dò
- Trò chơi: Thi cách lấy và cất đồ dùng 
ờ Chuẩn bị cho tiết học sau.
-HS hát.
- HS lấy sách vở và đồ dùng học toán cho GV kiểm tra
- HS lấy sách toán ra quan sát .
- HS chú ý
- HS thực hành gấp, mở sách
- HS quan sát và thảo luận.
- HS chú ý nghe
- Một số HS nhắc lại
- HS làm theo yêu cầu của GV
- HS theo dõi
- HS nghe và lấy đồ dùng theo yêu cầu
- 1 số HS nhắc lại
- HS thực hành
- HS chơi (2 lần)
*****************************************************************
Ngày soạn 26/8/2011
Ngày giảng : Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2011
Tiếng Việt
Các nét cơ bản
A- Mục đích, yêu cầu
 - Học sinh làm quen và nhận biết được các nét cơ bản
 - Bước đầu nắm được tên, quy trình viết các nét cơ bản, độ cao, rộng, nét bắt 
 đầu và kết thúc.
 - Biết tô và viết được các nét cơ bản.
B- Đồ dùng dạy - học
 - Giấy tô ki có kẻ sẵn ô li
 - Sợi dây để minh hoạ các nét
C- Các hoạt động dạy- học
Tiết 1
Giáo viên
Học sinh
I- Tổ chức 
-Kiểm tra sĩ số học sinh .
II- Kiểm tra bài cũ 
- KT sách, vở và đồ dùng của môn TV
- Nhận xét sau khi kiểm tra (ưu, nhược điểm)
- Lớp trưởng báo cáo.
- HS lấy sách vở và đồ dùng đặt lên bàn để GVKT
III- Dạy - Học bài mới
1- Giới thiệu bài-ghi bảng 
2- Dạy các nét cơ bản.
+ Giới thiệu từng nét ở tấm bìa đã chuẩn bị sẵn ở nhà.
- GV nêu lên từng nét
- HD và viết mẫu (kết hợp giải thích)
+ Nét thẳng: 
+ Nét ngang: (đưa từ trái sang phải)
- Nét thẳng đứng (đưa từ trên xuống)
- Nét xiên phải (đưa từ trên xuống)
- Nét xiên trái (đưa từ trên xuống)
+ Nét cong:
- Nét cong kín (hình bầu dục đứng: 0)
- Nét cong hở: cong phải ( )
 cong trái (c)
+ Nét móc:
- Nét móc xuôi:
- Nét móc ngược
- Nét móc hai đầu:
+ Nét khuyết
- Nét khuyến trên:
- Nét khuyết dưới
- GV chỉ bảng bất kỳ nét nào yêu cầu học sinh đọc tên nét đó.
- GV theo dõi và sửa sai
- HS theo dõi và nhận biết các nét.
- HS đọc: lớp, nhóm, CN
3- Hướng dẫn học sinh viết các nét cơ bản trên bảng con.
- GV viết mẫu, kết hợp với HD quy trình viết .
- GV nhận xét, sửa lỗi
- HS viết trên không trung bằng ngón trỏ.
- HS lần lượt luyện viết từng nét trên bảng con.
Tiết 2
*Luyện tập
4- Luyện đọc
- Cho HS đọc tên các nét vừa học
- GV theo dõi, nhận xét và cho điểm
- HS đọc, lớp, nhóm, cá nhân
5- Luyện viết vở
- Cho HS tập tô và viết các nét cơ bản trong vở tập viết.
- Hướng dẫn tư thế ngồi, cách cầm bút, đưa bút cho HS.
IV- Củng cố - Dặn dò
Trò chơi
- GV nêu tên trò chơi và luật chơi.
+ Cách chơi:
- Chi lớp thành 2 nhóm (A-B) nhóm A cử 1 em lên chỉ lần lượt vào các nét cơ bản để nhóm B đọc.
- Nếu nhóm B đọc đúng thì được 1 điểm
- Nếu nhóm B đọc sai thì nhóm A được 1 điểm
* Nhận xét chung tiết học
ờ: - Luyện viết các nét vừa học vào vở
- Xem trước bài 1 (SGK)
- HS thực hành viết .
- HS tô và viết từng nét trong vở theo hướng dẫn của GV
- HS chơi 2 lần
- Lần 2 đổi bên.
......................................................................
Toán
Nhiều hơn - ít hơn
A- Mục tiêu
- Biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật
- Biết sử dụng từ "nhiều hơn" "ít hơn" để so sánh các nhóm đồ vật. 
B- Đồ dùng dạy học
- SGK, tranh và một số nhóm đồ vật cụ thể
C- Các hoạt động dạy- học
Giáo viên
Học Sinh
I.Tổ chức 
II- Kiểm tra bài cũ
+ Môn học giỏi toán em phải làm gì ?
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học toán
III- Bài mới
 - Giới thiệu bài (ghi bảng)
1.Giới thiệu cách so sánh nhiều hơn,ít 
hơn
- GV đưa ra 5 cái cốc và 4 cái thìa 
- Yều cầu HS lên đặt mỗi cái thìa vào 1 cái cốc.
+ Còn cốc nào chưa có thìa ?
+ GV nói: Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì vẫn còn cốc chưa có thìa, ta nói "số cốc nhiều hơn số thìa"
- Lớp hát 
- Em phải đi học đều, học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ chịu khó suy nghĩ.....
- 1 HS lên bảng thực hành
- HS chỉ vào cốc chưa có thìa
- 1 số HS nhắc lại
- 1 số HS nhắc lại "số thìa nhiều hơn số cốc
- Cho HS nhắc lại "số cốc nhiều hơn số thìa"
+ GV nói tiếp: Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì không còn thìa để đặt vào cốc còn lại, ta nói
“Số thìa ít hơn số cốc ”
-Gọi 1 vài HS nêu "số cốc nhiều hơn số thìa" rồi nêu "số thìa nhiều hơn số cốc"
2- Hướng dẫn quan sát ,giới thiệu so sánh các nhóm đối tượng .
+ Hướng dẫn cách so sánh
- Nối 1 đồ vật này với 1 đồ vật kia 
- Nhóm nào vó đối tượng bị thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn nhóm kia có số lượng ít hơn.
- Cho HS quan sát từng phần và so sánh
-  ... HS ghép theo yêu cầu
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
c- Đọc từ ngữ ứng dụng
- Ghi bảng từ ứng dụng
- Cho HS đọc từ ứng dụng
- GV giải nghĩa từ.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
d- Tập viết từ ứng dụng
- HS nhìn và đọc nhẩm
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết
(Lưu ý cách viết nét nối và vị trí của dấu thanh).
- GV nhận xét và chỉnh sửa cho HS
+ Cho HS tập viết "lò cò" trong vở tập viết.
GV theo dõi, uốn nắn thêm
- HS tô chữ trên không sau đó viết bảng con
- HS tập viết trong vở theo HD.
Tiết 2
3- Luyện tập
a- Luyện đọc
+ Đọc lại bài tiết 1
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- GV theo dõi, chỉnh sửa
+ Đọc câu ứng dụng:
- GV gắn tranh lên bảng và hỏi
- HS quan sát
+Em thấy gì ở trong tranh ?
- Em bé đang giơ hình vẽ cô gái và lá 
cờ. Trên bàn có bút màu vẽ...
+ Bạn có đẹp không ?
- Đẹp
- GV nói: Bạn nhỏ trong tranh đang cho 
chúng ta xem 2 tranh đẹp mà bạn vẽ về cô giáo và lá cờ tổ quốc.
Câu ứng dụng hôm nay là gì ?
- HS đọc câu ứng dụng
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
- GV đọc mẫu câu ứng dụng
- Bé vẽ cô, bé vẽ cờ
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- Cả lớp đọc lại.
b- Luyện viết
- HD HS cách viết vở
- GV kiểm tra và uốn nắn tư thế ngồi, cầm bút,... giúp đỡ HS yếu
 - NX bài viết
- HS tập viết trong vở tập viết theo HD.
 c- Kể chuyện: Hổ
- Giới thiệu truyện (trực tiếp)
- GV kể mẫu theo tranh.
- Cho HS kể theo nhóm
- HS chú ý quan sát và nghe 
- HS thảo luận nhóm 4 người tập kể theo từng tranh.
- HS tập kể theo nhóm
- Cho HS thi kể theo nhóm, HS nối nhau kể (mỗi HS kể một tranh) nhóm nào có cả 4 người kể đúng là nhóm chiến thắng.
- GV theo dõi, cho HS nhận xét và sửa chữa.
Tranh 1: Hổ đến xin mèo truyền cho võ nghệ, mèo nhận lời
Tranh 2: Hằng ngày hổ đến lớp học tập chuyên cần.
Tranh 3: Một lần hổ phục sẵn khi thấy mèo đi qua nó liền nhảy ra vồ mèo định ăn thịt.
- Hổ là con vật vô ơn, đáng khinh bỉ.
Tranh 4: Nhân lúc hổ sơ ý, mèo nhảy tót lên một cây cao, hổ đứng dưới đất gầm gào, bất lực.
+ Qua câu chuyện này em thấy hổ là con vật thế nào ? 
VI- Củng cố - Dặn dò
- GV chỉ bảng ôn cho HS theo dõi và đọc theo 
- Chuẩn bị bài 12
.....................................................................
Toán
Luyện tập
A- Mục tiêu
- Củng cố khái niệm ban đầu về lớn hơn, bé hơn
- Biết sử dụng các dấu >, < và các từ bé hơn, lớn hơn khi so sánh hai số.
- Bước đầu biết diễn đạt sự so sánh theo hai quan hệ lớn hơn và bé hơn(có 22)
B-Đồ dùng dạy học
C- Các hoạt động dạy - học
Giáo viên
Học sinh
I-Tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ
- Y/c HS lên bảng: 3...2 
	 2...1
- GV nhận xét, cho điểm
III- Luyện tập
Bài 1 (21)
- Bài Yêu cầu gì ?
+Làm thế nào để viết dấu đúng?
VD 3 ...4 em sẽ viết dấu gì vào chỗ chấm ? vì sao ?
- Lớp hát
- 1 HS lên bảng
lớp làm vằo bảng con
- HS mở sách, qsát BT1
- Viết dấu > hoặc dấu < vào chỗ trống
So sánh số bên trái với số bên phải dấu chấm nếu số bên trái nhỏ hơn số bên phải ta viết dấu 
- Dấu < vì 3 bé hơn 4
- HS làm trong sách sau đó đọc kết quả.
32 1<3 2<4
4>3 21 4>2
Bài 2 (21): viết theo mẫu
- Bài yêu cầu gì ?
- So sánh các nhóm đồ vật rồi viết 
kết quả so sánh.
kết quả so sánh.
Viết 4 > 3
- HS làm bài và lên bảng chữa bài.
5
>
3
3
<
5
5
>
4
4
<
5
3
<
5
5
>
3
- Lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 3(21):Nối ô trống với số thích hợp
- Cho HS quan sát và nêu cách làm
+ 1 nhỏ hơn những số nào ? ....
+ Vậy ta có thể nối ô trống với những số nào ?
- HD cho HS làm tương tự với các phần còn lại
- GV theo dõi và hướng dẫn 
- ....2 , 3, 4, 5
- Nối với các số 2,3,4,5
- HS làm theo HD
III- Củng cố - dặn dò
+ Để viết dấu đúng ta phải làm thế nào ?
- GV nhận xét chung giờ học
ờ- Ôn lại bài
- 1 vài HS nêu
........................................................................
Thủ công
Xé,dán hình tam giác
A- Mục tiêu
- Biết cách xé, dán hình hình tam giác.
- Xé được hình tam giác. Đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.
B- Chuẩn bị
C- Các hoạt động dạy - học
Giáo viên
Học sinh
I-Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
II- Dạy - Học bài mới
1-Hướng dẫn quan sát và nhận xét 
- Cho HS quan sát hình tam giác.
+Đồ vật nào có dạng hình tam giác? 
2 Hướng dẫn thao tác mẫu
- HS quan sát và nhận xét 
- Chiếc khăn quàng đỏ 
- Treo quy trình gấp lên bảng và hướng dẫn quy trình.
+ Hướng dẫn chậm từng thao tác.
- HS chú ý nghe
a- Vẽ và xé hình tam giá
- Lấy tờ giấy màu sẫm Lật mặt có kẻ ô, đếm và đánh dấu, Vẽ một hìnấctm giác tuỳ ý .
- Làm thao tác xé từng cạnh hình tam giác
(dùng ngón cái và ngón trỏ để dọc theo cạnh của hình, cứ thao tác như vậy để xé 
các cạnh của hình)
- Sau khi xé xong, lật mặt sau ta có hình tam giác.
- xé theo đường dấu vẽ 
b. Dán hình 
- Lấy hồ dùng ngón trỏ di đều trên các cạnh .Ướm đặt hình vào vị trí cho cân đối trước khi dán .
3. Thực hành 
GV bao quát HD HS.
 III- Củng cố - Dặn dò
 Nhận xét giờ học.
- Nhận xét về ý thức chuẩn bị và học tập của HS.
 Đánh giá sản phẩm.
- Yêu cầu HS quan sát và đánh giá cho từng tổ.
 Dặn dò: Chuẩn bị giấy, bút chì, hồ dán cho tiết 4
- HS nhận xét về đường xé, kỹ năng dán...
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS thực hành xé dán và trưng bày sản phẩm .
******************************************************************
Ngày soạn : 13/9/2011
Ngày giảng : Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2011
Học vần
Bài 12: i - a
A- Mục đích- yêu cầu
- HS đọc được i - a; bi, cá; từ và câu ứng dụng.
- Viết được i - a; bi, cá. 
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: lá cờ.
B- Đồ dùng- dạy học
- SGK
 - Bộ thực hành Tiếng Việt.
C- Các hoạt động dạy - học
Tiết 1
Giáo viên
Học sinh
I-Ôn định tổ chức: kiểm tra ss
II- Kiểm tra bài cũ
- Viết và đọc: lò cò, vơ cỏ
-Lớp trưởng báo cáo ss lớp.
- 2 HS lên bảng, lớp viết vào bảng con.
- Gọi HS đọc bài trong SGK
- GV nhận xét, cho điểm
- 1 vài em
III-Dạy học bài mới
1- Giới thiệu bài 
-HD học sinh quan sát tranh
- HS quan sát và thảo luận.
Tranh vẽ nhữnh gì? 
-bi,cá
+ Trong tiếng bi ,cá chữ nào đã học ?
- b,c
-Hôm nay ta học âm mới còn lại .
GV ghi bảng: i-a
GVđọc : i- bi 
 a- cá
2- Dạy chữ ghi âm
Dạy i:
a- Nhận diện chữ
- GV gài lên bảng chữ i và đọc
+ Chữ i gồm mấy nét ? là những nét nào ?
b- Phát âm và đánh vần tiếng
+ Phát âm
- Y/c HS tìm và gài âm i vừa học
- HS đọc theo GV
- Gồm 2 nét và 1 dấu phụ bên trên (nét xiên phải, nét móc ngược)
- HS tìm và gài i
- GVphát âm mẫu i( miệng mở hẹp hơn khi phát âm âm ê.Đây là âm có độ mở hẹp nhất)
 - GV chỉnh sửa phát âm cho hs.
+ Đánh vần
- Y/c HS tìm chữ ghi âm b gài bên trái chữ ghi âm i ?
- Y/c HS đọc tiếng vừa gài.
 -Hãy phân tích tiếng bi ?
-Dựa vào cấu tạo tiếng, hãy đánh vần ?
- GV theo dõi, chỉnh sửa
-HS phát âm
- HS tìm và gài
- HS đọc.
- Tiếng bi có b đứng trước, i đứng sau.
- 1 -2 HS đánh vần.
Bờ - i - bi
- HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, nhóm
c- Hướng dẫn viết
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết
(Lưu ý HS nét nối giữa b với i.
- HS quan sát
- HS chữ trên không sau đó luyện viết trên bảng con
Dạy a: (Quy trình tương tự)
Lưu ý: Chữ a gồm 1 nét cong hở phải và một nét móc ngược.
+ So sánh a với i?
- Giống nhau: Đều có nét móc ngược
- Khác nhau: a có nét cong hở phải
+ Phát âm: Miệng mở to nhất, môi không tròn
+ Viết: Nét nối giữa c với a.
 d- Đọc tiếng, từ ứng dụng
bi vi li
ba va la
bi ve ba lô
- Gọi: 2 HS, đọc chữ ứng dụng viết sẵn trên bảng.
- GV giải nghĩa 1 số tiếng
- 2 HS đọc
- HS đọc CN, nhóm, lớp
+ Hãy tìm tiếng chữa âm i và a ?
- GV Y/c HS phân tích tiếng chứa âm vừa học.
- GV theo dõi HS đọc và uốn nắn
- HS tìm và lên bảng kẻ chân bằng phấn khác màu
- Một số em đọc lại
Tiêt 2
3- Luyện tập
a- Luyện đọc
- Cho HS đọc lại bài tiết 1
(Chỉ không theo thứ tự)
- Gọi HS tự chỉ và đọc
+ Đọc câu ứng dụng
bé hà có vở ô li
Y/c HS quan sát tranh trong SGK
+Tranh vẽ gì ?
+Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
GV: Hai bạn nhỏ rất vui vì có được vở ô li 
để tập viết chữ đẹp, đó chính là nội dung 
- HS đọc CN, Nhóm, lớp
- 1- 2 học sinh.
- HS quan sát theo HD
- Xem vở ô li
của câu ứng dụng.
- Cho HS đọc câu ứng dụng
+Hãy tìm tiếng chứa âm vừa học trong câu ứng dụng và phân tích tiếng đó ?
- GV đọc mẫu câu ứng dụng.
- HS đọc CN, nhóm, lớp 
- HS tìm và kẻ chân bằng phấn mầu
- 1 vài học sinh đọc lại, cả lớp đọc đồng thanh
b- Luyện viết
- GV cho HS xem bài viết và HD.
- GV theo dõi, uốn nắn, chấm một số bài để khuyến khích.
c- Luyện nói
Hôm nay chúng ta luyện nói về chủ đề gì ?
- GV hướng dẫn và giao việc
- HS tập viết trong vở
- Chủ đề: Lá cờ
- HS thảo luận nhóm 2 nói cho nhau nghe về chủ đề lá cờ
- GV gợi ý:
+Tranh vẽ cảnh gì ?
+Đó là những cờ gì ?
+Cờ tổ quốc có màu gì ? ở giữa lá cờ có hình gì ? màu gì ?
+Ngoài cờ tổ quốc em còn biết cờ nào nữa ?
+ Cờ đội có mầu gì ? ở giữa cờ đội có hình gì ?
VI- Củng cố - Dặn dò
- Gọi HS đọc bài trong SGK
- Trò chơi: Tìm chữ vừa học
ờ: Ôn lại bài, xem trước bài 13
-HS đọcđồng thanh, cá nhân.
- HS thi tìm.
.........................................................................
GIáO DụC TT- SH CuốI TUầN
SƠ KếT TUầN
A.Mục tiêu
- Nắm được nội dung buổi sinh hoạt .
- Thấy được ưu nhược điểm của lớp , cá nhân trong tuần .
- Đề ra phương hướng tuần tới 
B. Nội dung 
1. Nhận xét các hoạt động trong tuần .
Học tập :
 - Nề nếp học tập định vào ổn định .
 - Đi học đều đúng giờ song bên cạnh đó còn một số em đi học muộn như : Diệp, Châu Anh. 
 - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng sách vở .
Đạo đức:
	- Ngoan ngoãn ,vâng lời thầy cô, kính trọng người trên.biết giúp đỡ nhau trong học tập.
Thể dục vệ sinh:
 - Đang làm quen với các hoạt động nên chư đều.
 - Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ .
 - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ; còn luộm thuộm chưa gọn gàng như : Ninh
2. Phương hướng 
- Tiếp tục duy trì nề nếp .
- Thi đua đôi bạn cùng tiến.
- Thực hiện tốt nội qui nề nếp .
* GV nhận xét bổ xung tuyên dương các cá nhân , tổ thực hiện tốt.Phê bình tổ , cá nhân chư thực hiện tốt nội quy .
C-Kết thúc 
- Lớp vui văn nghệ :
 Kể chuyện 
 Đọc thơ 
 Hát .
******************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1-5-2011.2012.doc