Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 12

Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 12

ĐẠO ĐỨC

KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ

I. MỤC TIÊU: HS biết:

- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã họi quan tâm, chăm sóc.

- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ.

- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. Bài cũ: 1 Học sinh trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu sung quanh chúng ta không có bạn bè?

B. Bài mới :

* Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.

* Hoạt động 1 : Tìm hiểu nôi dung truyện: Sau đêm mưa

 Mục tiêu : HS biết cần phải giúp đỡ người già, em nhỏ và ý nghĩa của việc giúp đỡ người già, em nhỏ.

 Cách tiến hành:

 - Giáo viên đọc truyện: “Sau đêm mưa” trong SGK

 - HS đóng vai minh hoạ theo nội dung truyện.

 - Cả lớp thảo luận .

? Các bạn nhỏ trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?

? Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn?

Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện?

 

doc 22 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 12
( Từ ngày 8/ 11 đến ngày 12/11/ 2010 )
Thứ ngày
Tiết
Môn học
Tiết
PPCT
Tên bài dạy
Hai
8/ 11
1
2
3
4
5
Đạo đức
Tập đọc
Toán 
Thể dục
12
23
56
12
Kính già, yêu trẻ
Mùa thảo quả
Nhân một số thập phân với 10, 100, 
Bài 23
Ba
9/ 11
1
2
3
4
5
Toán
Mĩ thuật
Chính tả
Khoa học
L T V C
57
12
12
23
23
Luyện tập
Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ cơ bản 2 vật mẫu
N – V: Mùa thảo quả
Sắt, gang, thép.
MRVT: Bảo vệ môi trường
Tư
10/11
1
2
3
4
5
Kể chuyện
Toán
Lịch sử
Tập đọc
Kĩ thuật
12
58
12
24
12
Kể chuyện đã nghe đã đọc
Nhân một số thập phân với 1 số TP
Vượt qua tình thế hiểm nghèo
Hành trình của bầy ong
Thêu dấu nhân
Năm
11/ 11
1
2
3
4
5
Tậplàmvăn
Thể dục
Địa lí
Toán
L T V C
23
24
12
59
24
Cấu tạo bài văn tả người
Bài 24
Công nghiệp
Luyện tập
Luyện tập về quan hệ từ
 Sáu
12/11
1
2
3
4
5
Âm nhạc
Toán
Khoa học
Tập làm văn
SHL
12
60
24
24
Học hát bài: Ước mơ
Luyện tập
Đồng và hợp kim của đồng
Luyện tập tả người ( QS, lựa chọn chi tiết)
Tuần 12
Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2010
	Đạo đức
Kính già, yêu trẻ
I. Mục tiêu: HS biết:
- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã họi quan tâm, chăm sóc.
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ: 1 Học sinh trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu sung quanh chúng ta không có bạn bè?
B. Bài mới : 
* Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu nôi dung truyện: Sau đêm mưa
 Mục tiêu : HS biết cần phải giúp đỡ người già, em nhỏ và ý nghĩa của việc giúp đỡ người già, em nhỏ.
 Cách tiến hành: 
 - Giáo viên đọc truyện: “Sau đêm mưa” trong SGK
 - HS đóng vai minh hoạ theo nội dung truyện.
 - Cả lớp thảo luận .
? Các bạn nhỏ trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?
? Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn?
Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện?
KL: Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 
 Làm bài tập 1, SGK
 Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè.
 Cách tiến hành: 
- GV nêu nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập 1.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày ý kiến.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động nối tiếp:Mục tiêu: HS tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trể của địa phương, của dân tộc ta.
 Cách tiến hành
- HS nêu một số phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trể của địa phương, của dân tộc ta.
Tập đọc
Mùa thảo quả
I. Mục đích yêu cầu
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bàivới giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của mùa thảo quả.
2. Thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sing sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
II.Đồ dùng dạy học
 Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
III . Các hoạt động dạy – học. 
A . Bài cũ : Gọi học sinh đọc bài tiếng vọng và trả lời câu hỏi SGK.
B . Bài mới :
 1. Giới thiệu bài : 
 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài :
a.Luyện đọc :
 - Một HS đọc toàn bài .
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn - kết hợp giải nghĩa từ SGK
 - HS luyện đọc theo cặp .
 - GV đọc mẫu bài văn.
b. Tìm hiểu bài :
 HS đọc thầm, trả lời câu hỏi:
 + Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? ( học sinh TB, yếu trả lời).
 + Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý? ( học sinh khá, giỏi).
 + Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh? ( học sinh TB, khá trả lời).
 + Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? ( học sinh khá, giỏi).
+ Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp? ( học sinh khá, giỏi).
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 - Yêu cầu 2 HS luyện đọc theo vai. HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc hay(như đã hướng dẫn).
 - Cả lớp trao đổi thống nhất giọng đọc.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn đã ghi ở bảng phụ:
- GV đọc mẫu
- HS luyện đọc theo nhóm 2 HS 
 - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
 - Nhận xét cho điểm HS.
C. Củng cố- Dặn dò:
 Cho HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế.
 Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Toán
Nhân một số thập phân với 10, 100
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được quy tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 100.
- Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Bài cũ: Học sinh chữa bài tập tiết trước. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học 
2. Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 100.
a. VD 1:
 - Giáo viên yêu cầu HS tự tìm kết quả của phép nhân 27,867 x 10
 - Gợi ý để HS có thể tự rút ra nhận xét như trong SGK, từ đó nêu lên cách nhân một số thập phân với 10. ( Học sinh TB, yếu)
b. VD 2:
 - Giáo viên yêu cầu HS tự tìm kết quả của phép nhân 53,286 x 100
 - Gợi ý để HS có thể tự rút ra nhận xét như trong SGK, từ đó nêu lên cách nhân một số thập phân với 100, 1000.. ( Học sinh khá, giỏi)
- Gợi ý để HS có thể tự rút ra quy tắc như trong SGK nhân nhẩm một số thập phân với 100, 1000.. ( Học sinh khá, giỏi)
- Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại quy tắc.
3.Thực hành:
Bài 1: 
- 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS so sánh kết quả các phép tính.
- Học sinh làm bài cá nhân- HS lên bảng làm. ( Học sinh khá, TB)
- HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài2: 
- HS đọc đề bài.
- HD học sinh cách làm bài.
- HS làm bài cá nhân, HS lên bảng làm. (Học sinh khá giỏi giúp học sinh yếu; học sinh TB làm)
 - HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 3: -1 HS đọc đề bài.
- HD học sinh cách tóm tắt và giải bài toán.
- HS làm bài tập cá nhân, 1 HS lên bảng làm. ( Học sinh khá, TB)
 C. Củng cố - dặn dò.
 GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
bài 23
động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân
trò chơi “ai nhanh và khéo hơn”
i. mục tiêu:
* Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân. Yêu cầu HS tập đúng kĩ thuật động tác, thực hiện được tính liên hoàn của bài.
* Trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn” Yêu cầu học sinh tham gia chơi chủ động, thể hiện tính đồng đội.
 ii. địa điểm-phương tiện:	+ Sân tập vệ sinh an toàn sạch.
	 + Còi GV. Kẻ sân trò chơi.
iii. phương pháp tổ chức dạy học:
phần
nội dung
t/g
pp tổ chức dạy học
 I
mở
đầu
II
cơ
bản
III
kết
thúc
- G/viên nhận lớp, HS khởi động
 + Xoay các khớp.
 + Chạy tại chổ.
 + Vổ tay hát.
* Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân.
* Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”.
- Mục đíh rèn luyện khéo léo linh hoạt.
+ Cách chơi: (Bài 18).
* Học sinh thả lỏng cùng GVhệ thống và nhận xét bài học.
 4-6’
12-15
8-10’
 4-6’
Cán sự điều hành HS k/ động. 
 + + + + + + +
 + + + + + + +
 Gv
- GV nhắc lại kĩ thuật động tác, làm mẫu lại. Tổ chức tập luyện.
+ Lần 1 : GV điều hành.
+ Lần 2: Chia tổ TL. CS điều hành. GV quan sát giúp đỡ.
+ Lần 3: GV điều hành, củng cố.
(HS K.G thực hiện thuần thục động tác. HS TB.Y thực hiện tương đối thuần thục động tác).
- GV nhắc lại cách chơi. Tổ chức chơi. 
(HS tham gia chơi chủ động tích cực).
- H/sinh thả lỏng cùng GV nhận xét bài học.
Thứ ba ngày 9 tháng 11 năm 2010
Toán
luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
- Rèn luyện kỹ năng nhân một số thập phận với một số TN.
- Rèn luyện kỹ năng nhân nhẩm một số thập phận với 10, 100, 1000.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Bài cũ : Học sinh nêu lại cách nhân nhẩm một số thập phận với 10, 100, 1000.
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài.
2. Thực hành.
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài 1.
 HS làm việc cá nhân, HS lên bảng làm. ( Học sinh TB, yếu).
 HS và GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
Bài 2:.
 HS đọc yêu cầu bài 2.
 HS làm việc cá nhân , HS lên bảng làm ( Học sinh TB, khá)
 HS nêu lại cách tìm thành phân chưa biết.
 HS và GV nhận xét.
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài 3.
 HS làm theo nhóm đôi, 1 HS lên bảng làm ( HS khá, giỏi).
 HS và GV nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
 GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. 
 Chính tả
Nghe- viết: Mùa thảo quả
I. Mục đích yêu cầu 
 - Nghe viết lại đúng chính tả một đoạn trong :“ Mùa thảo quả ”. 
- Ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu s/ x.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A.Bài cũ: Học sinh chữa bài tập tiết trước.
B. Bài mới : 
1.Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS viết chính tả
a, Tìm hiểu nội dung bài thơ
 + Gọi 1-2 HS đọc đoạn cuối bài :“ Mùa thảo quả ”. 
 + GV hỏi, HS trả lời miệng câu hỏi sau: Nội dung nói gì?
b. Viết chính tả: 
- Giáo viên đọc học sinh viết chính tả.
- Giáo viên đọc học sinh soát lỗi chính tả.
c. Thu, chấm bài : 10 bài.
3. Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
Bài tập 2: 
- Một HS đọc yêu cầu BT. 
-Tổ chức cho HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm. ( Học sinh TB, khá)
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm của HS. Chốt lời giải đúng.
Bài tập 3: 
- Giáo viên chọn cho học sinh làm bài tập 3a, BT 3. 
-Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.( Học sinh khá, giỏi)
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm của HS. Chốt lời giải đúng.
 C. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét giờ học . 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
Khoa học
Sắt, gang, thép
I. Mục tiêu: HS có khả năng:
- Nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
- Kể tên một số dụng cụ, máy, móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép có trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Thông tin và hình trang 48, 49 SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ: Gọi học sinh nêu tên một số đồ dùng làm bằng mây, tre.
B. Bài mới:
 *.Giới thiệu bài.
* 1: Thực hành xử lý thông tin.
 Mục tiêu: HS nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
 Cách tiến hành:
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm
+ Quan sát các hình 2, 3 trang 44 SGK, thảo luận về nội dung của từng hình.và TLCh:
+Trong tự nhiên sắt có ở đâu?
+ Gan ... . Củng cố, dặn dò
 GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
ôn tập 5 động tác 
của bài thể dục phát triển chung
i. mục tiêu:
* Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu HS thực hiện động tác đúng nhịp, thuộc thứ tự các động tác các động.
* Trò chơi “Kết bạn” Yêu cầu học sinh tham gia chơi chủ động.
 ii. địa điểm-phương tiện:	+ Sân tập vệ sinh an toàn sạch.
iii.phương pháp tổ chức dạy học:
phần
nội dung
t/g
pp tổ chức dạy học
 I
mở
đầu
II
cơ
bản
III
kết
thúc
- G/viên nhận lớp, HS khởi động
 + Xoay các khớp.
 + Chạy tại chổ.
 + Vổ tay hát.
* Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân.
* Chơi trò chơi “Kết bạn”.
+ Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh, kĩ năng chạy.
+ Cách chơi. (Lớp 2).
* Học sinh thả lỏng cùng g/v hệ thống và nhận xét bài học.
4-6’
13-15
9-11’
 4-6’
Cán sự điều hành HS k/động. 
 + + + + + + +
 + + + + + + +
 Gv
- GV nhắc lại kĩ thuật động tác, làm mẫu lại. Tổ chức tập luyện.
+ Lần 1 : GV điều hành.
+ Lần 2: Chia tổ TL. CS điều hành. GV quan sát giúp đỡ.
+ Lần 3: Thi các tổ. GV cùng HS quan sát nhận xét.
(HS K.G thực hiện thuần thục động tác. HS TB.Y thực hiện tương đối thuần thục động tác).
- GV nhắc lại cách chơi. Tổ chức chơi. 
(HS tham gia chơi chủ động tích cực).
- H/sinh thả lỏng cùng g/v nhận xét bài học.
Toán
luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS :
 - Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001,
 - Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.
 - Củng cố kỹ năng đọc, viết các số thập phân và cấu tạo của số thập phân .
II. Đồ dùng dạy học:
 GV : Phiếu bài tập ghi sẵn lời giải bài 3
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ :
B. Bài mới: Giới thiệu bài.(dùng lời)
* 1: Thực hành.
Bài 1: Ví dụ SGK.
 HS đọc quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10;100;1000;
 Yêu cầu học sinh tự tìm kết quả của phép nhân 142,57 x 0,1
 Gợi ý để học sinh tự rút ra được nhận xét như trong SGK,từ đó nêu được cách nhân một số thập phân với 0,1
 Yêu câu học sinh tự tìm kết quả của phép nhân 531,75 x 0,01
 Gợi ý để học sinh tự rút ra được nhận xét như trong SGK,từ đó nêu được cách nhân một số thập phân với 0,01.
 Học sinh khá giỏi nêu quy tắc nhân một số thập phân với 0,1;0,01;0,001;như SGK.
 Học sinh yếu và trung bình nhắc lại quy tắc. 
 Học sinh vận dụng quy tắc vào làm bài tập.
Bài 2: 
 HS đọc yêu cầu bài 2. 
HS làm việc cá nhân nêu miệng kết quả(HS yếu trình bày, HS khá giỏi nhận xét )
KL: Rèn kĩ năng nhân nhẩm với 0,1; 0,01; 0,001;....
Bài 3: 
 HS đọc yêu cầu bài 3.
 HS làm việc cá nhân,1 HS khá giỏi lên bảng làm (HS yếu chỉ cần làm phép tính vào phiếu đã có sẵn lời giải)
 HS và GV nhận xét.
KL: Rèn cho HS vận dụng kĩ năng nhân nhẩm với 0,1; 0,001; 0,001;... vào giải toán có lời văn .
C. Củng cố dặn dò:
 GV hệ thống kiến thức toàn bài, 1 HS nhắc quy tắc nhân một số thập phân với 0,1;0,01;0,001;..
 Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. 
Luyện từ và câu
 Luyện tập về quan hệ từ 
I. mục đích, yêu cầu:
1/Biết vận dụng kiến thức về quan hệ từ để tìm được các quan hệ từ trong câu;hiểu sự biểu thị những quan hệ từ khác nhau của các quan hệ từ cụ thể trong câu.
2/Biết sử dụng một số quan hệ từ thường gặp . 
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng phụ ghi sẵn bài 1 và bài 3
III. Các hoạt động dạy học.
A.Bài cũ
B. Bài mới: Giới thiệu bài (dùng lời)
* HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập .
Bài tập 1: SGK
 - GV nêu yêu cầu của bài tập .
 - HS làm việc cá nhân, 1 HS yếu và trung bình lên bảng làm, HS khá giỏi nhận xét bổ sung. 
 - GV nhận xét chốt lời giải đúng.
KL:Học sinh tìm được các quan hệ từ trong câu, hiêủ được tác dụng của quan hệ từ trong câu.
Bài tập 2: SGK
 - HS đọc nội dung bài tập 2, làm việc theo nhóm đôi,HS yếu và trung bình trả lời
 - HS khá giỏi và GV nhận xét.
KL: Củng cố về quan hệ từ
Bài 3 : SGK
 - HS đọc yêu cầu bài 3. Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập . 
 - HS điền các quan hệ từ vào ô trống thích hợp .Học sinh làm việc độc lập và 1 HS khá giỏi lên bảng làm.
 - Cả lớp và GV nhận xét. HS yếu và trung bình đọc lại các câu văn đã điền hoàn chỉnh
KL: Học sinh biết sử dụng các quan hệ từ .
Bài 4: SGK
 Học sinh đọc yêu cầu bài tập
 Học sinh thi đặt câu với các quan hệ từ (mà,thì,bằng) theo nhóm .Cách làm:từng học sinh trong nhóm nối tiếp nhau viết câu văn mình đặt được vào bảng phụ 
 - Đại diện từng nhóm lên dán nhanh kết quả lên bảng.
 - Cả lớp và giáo viên nhận xét. HS yếu và trung bình đọc lại các câu văn
C. Củng cố dặn dò
 GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 Dặn HS về nhà học bài.
	 Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:Giúp HS:
 - Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.
 - Bước đầu nắm được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
II. Đồ dùng dạy học
GV: phiếu bài tập ghi sẵn lời giải bài 3
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ
B. Bài mới: Giới thiệu bài: (dùng tranh)
Hoạt động 1: Thông qua việc thực hiện phép nhân các số thập phân rút ra được tính chất kết hợp của phép nhân.
Bài 1: a/ Yêu cầu HS tự tìm kết quả của các phép nhân nêu trong bảng, GV cùng HS xác nhận kết quả đúng.
 - HS khá giỏi nêu nhận xét chung, từ đó rút ra tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân (như SGK).
 - Yêu cầu một vài HS yêú và trung bình phát biểu lại tính chất kết hợp của phép nhân.
 2: Thực hành
Bài 1 câu b : HS nêu yêu cầu bài tập
 - Yêu cầu HS áp dụng tính chất kết hợp để làm bài này
 - HS khá giỏi giải thích tại sao lại nói: cách tính như vậy được gọi là cách tính nhanh.
 - HS yếu và trung bình nhắc lại cách thực hiện
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập
 HS làm việc cá nhân, sau đó HS đổi vở để kiểm tra, chữa chéo cho nhau, 2 HS lên bảng làm(HS yếu và trung bình chỉ cần làm 1 bài)
 HS khá giỏi nêu cách làm, HS yếu và trung bình nhắc lại.
KL: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính trên các số thập phân.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc bài toán.
 HS làm việc cá nhân, sau đó HS đổi vở để kiểm tra, chữa chéo cho nhau, 1 HS khá giỏi lên bảng làm(HS yếu chỉ cần làm phép tính vào phiếu có sẵn lời giải)
KL:Củng cố kĩ năng giải toán liên quan đến các phép tính trên các số thập phân.
C. Củng cố dặn dò:
Hệ thống kiến thức toàn bài
Dặn HS về nhà làm bài tập
Khoa học
đồng và hợp kim của đồng
I. Mục tiêu: HS có khả năng:
Quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
Nêu một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng. 
 Kể tên một số dụng cụ,máy móc ,đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
Nêu cách bảo quản đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Tranh minh họa trang 50,51 SGK.Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A.Bài cũ:
B. Bài mới: Giới thiệu bài(dùng lời).
*HĐ1:Làm việc với vật thật.
Mục tiêu: 
Học sinh quan sát và phát hiện một số tính chất của đồng..
Cách tiến hành:
 Bước 1;Làm việc theo nhóm:
 Nhóm trưởng điều hành nhóm mình quan sát các đoạn dây đồng.Có thể so sánh đoạn dây đồng với đoạn dây thép.
 GV đi đến các nhóm giúp đỡ
 Bước2. Làm việc cả lớp.
 Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm mình.Các nhóm khác bổ sung.(HS yếu và trung bình trình bày, HS khá giỏi nhận xét bổ sung)
 Trên cơ sở phát hiện của học sinh,GVnêu kết luận.
 Kết luận : Dây đồng có màu đỏ nâu,có ánh kim,không cứng bằng sắt,dẻo,dễ uốn,dễ dát mỏng hơn sắt. 
* 2:Làm việc với SGK
Mục tiêu: Giúp HS nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng
 Cách tiến hành: Làm viêc cá nhân
 GV phát phiếu học tâp cho hoc sinh yêu cầu học sinh làm việc như chỉ dẫn trong sgk
và ghi vào phiếu sau:
 Đồng 
 Hợp kim của đồng
Tính chất
 - HS yếu và trung bình trình bày, HS khá giỏi nhận xét bổ sung)
 - Kết luận: Đồng là kim loại,Đồng -thiếc,đồng-kẽm đều là hợp kim của đồng.
* HĐ3: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: 
 - Học sinh kể tên một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
 - Học sinh nêu đựơc cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng..
Cách tiến hành: 
 - HS yếu và trung bình chỉ và nói tên các dồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình minh họa SGK.
 - Học sinh khá giỏi kể tên một số đồ dùng khác được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
 - Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng đồng trong gia đình.
 Kết luận:SGK: 
C. Củng cố – Dặn dò:
 HS nhắc laị nội dung bài.
 Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Luyện tập tả người
(Quan sát và lựa chọn chi tiết)
I. mục đích yêu cầu.
 - Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu,đặc sắc về ngoại hình,hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu (Bà nội,người thợ rèn )
 - Hiểu:khi quan sát,khi viết một bài văn tả người,phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết tiêu biểu,gây ấn tượng.Từ đó,biết vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp .
II. đồ dùng dạy học
 GV: Bảng phụ ghi những đặc điểm ngoại hình của người bà .Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc . 
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ.
GV kiểm tra bài làm dàn ý của học sinh . 
Học sinh nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
B. Bài mới: Giới thiệu bài (Dùng lời) 
* HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: SGK.
 Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài bà tôi.
Yêu cầu HS thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi của bài.
 Gọi HS yếu và trung bình trình bày. Yêu cầu HS khá giỏi bổ sung cho bạn.
 GV mở bảng phụ đã ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của người bà(SGV) yêu cầu HS đọc lại.
Bài 2: 
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài văn người thợ rèn.
 Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 tìm những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. (HS khá giỏi trình bày)
 GV kết luận lời giải đúng. HS yếu và trung bình nhắc lại
 KL:Tác giả đã quan sát rất kĩ hoạt động của người thợ rèn; miêu tả quá trình thỏi thép hồng qua bàn tay anh đã biến thành lưỡi rựa vạm vỡ,duyên dáng.Thỏi thép được ví như một con cá sống bướng bỉnh,hung dữ ;anh thợ rèn như một người chinh phục mạnh mẽ quyết liệt.Bài văn hấp dẫn,sinh động,mới lạ cả với người đã biết nghề thợ rèn 
C. Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docT12.Trung.doc