Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần số 28 năm 2010

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần số 28 năm 2010

Thứ hai, ngày 22 tháng 3 năm 2010

 TIẾT 136: KIỂM TRA ĐỊNH KỲGIỮA HỌC KÌ II

 (Đề nhà trường ra )

 ************************************************************

Thứ ba, ngày 23 tháng 3 năm 2010

 TIẾT 137:

ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN.

I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:

 - Biết quan hệ giữa đơn vị và chục; giữa chục và trăm;

 - Biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.

- Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm.

- GDHS tính toán chính xác và nhanh nhẹn.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 GV: 10 hình vuông biểu diễn đơn vị,kích thước 2,5 cm x2,5 cm

 20 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục,kích thước 2,5cm x 2,5cm có vạch chia thành 10 ô.

 10 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100 kích thước 25cm x 25cm có vạch chia thành 100 ô vuông nhỏ.

 Bộ số bằng bìa hoặc nhựa.

 HS: Mỗi HS chuẩn bị 1 ô vuông biểu diễn số ô như trên khích thước mỗi ô vuông là 1 cm x 1 cm.

 

doc 12 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần số 28 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai, ngày 22 tháng 3 năm 2010
 TIẾT 136: KIỂM TRA ĐỊNH KỲGIỮA HỌC KÌ II
 (Đề nhà trường ra )
 ************************************************************
Thứ ba, ngày 23 tháng 3 năm 2010
 TIẾT 137: 
ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN.
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Biết quan hệ giữa đơn vị và chục; giữa chục và trăm;
 - Biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.
- Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm.
- GDHS tính toán chính xác và nhanh nhẹn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV: 10 hình vuông biểu diễn đơn vị,kích thước 2,5 cm x2,5 cm
	20 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục,kích thước 2,5cm x 2,5cm có vạch chia thành 10 ô.
	10 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100 kích thước 25cm x 25cm có vạch chia thành 100 ô vuông nhỏ.
	Bộ số bằng bìa hoặc nhựa.
 HS: Mỗi HS chuẩn bị 1 ô vuông biểu diễn số ô như trên khích thước mỗi ô vuông là 1 cm x 1 cm.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 5’ Nhận xét vềbàiKT giữa Kì 2
C. Bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài: 
- Các em được học đến số nào? Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục học các số lớn hơn 100, đó là các số trong phạm vi 1000. Bài học đầu tiên là đơn vị, chục, trăm, nghìn.
2. Hoạt động 1: Ôn tập về đơn vị, chục, trăm. 
- Gắn lên bảng một ô vuông, hỏi: Có mấy đơn vị?
- Tiếp tục gắn 2,3 10 ô vuông như phần bài học SGK và yêu cầu HS nêu số đơn vị thứ tự.
- 10 đơn vị còn gọi là gì?
- 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
- Viết lên bảng 100 đơn vị = 10 chục.
- Gắn lên bảng các hình chữ nhật biểu diễn chục và yêu cầu HS nêu số chục từ 1 chục ( 10 ) đến 10 chục ( 100) tương tự đã làm ở phần đơn vị.
- 10 chục bằng mấy trăm?
- Viết lên bảng 10 chục bằng 100
3. Hoạt động 2: Giới thiệu một nghìn. 
- Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm?
- Gọi 1 HS lên bảng viết số 100 xuống dưới vị trí gắn hình vuông biểu diễn 100.
- Gắn 2 hình vuông như trên bảng và hỏi: Có mấy trăm?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách viết số 200.
- Giới thiệu : để chỉ số lượng là 2 trăm, người ta dùng số 2 trăm, viết là 200.
- Lần lượt đưa ra số 3,4,5,6,7,8,9 10 hình vuông như trên để giới thiệu các số 300, 400.
- Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung?
- Những số này được gọi là những số tròn trăm.
* Giới thiệu 1000.
- Gắn lên bảng 10 ô vuông và hỏi: Có mấy trăm?
- Giới thiệu 10 trăm được gọi là 1 nghìn.
- Viết lên bảng 10 trăm=1 nghìn.
- Để chỉ số lượng 1 nghìn, người ta dùng số 1 nghìn, viết là 1000.
- HS đọc và viết số 1000.
- Hỏi : 1 chục bằng mấy đơn vị? Một trăm bằng mấy chục? Một nghìn bằng mấy trăm?
- Yêu cầu HS nêu lại các mối quan hệ giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn.
4. Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành: 
1) Đọc và viết số:
- GV gắn các hình vuông biểu diễn 1 số đơn vị, 1 số chục, các số tròn trăm bất kì lên bảng sau đó gọi HS lên bảng đọc và viết số tương ứng.
2) Chọn hình phù hợp với số:
- GV đọc 1 số chục hoặc tròn trăm bất kì, yêu cầu HS sử dụng bộ hình cá nhân của mình để lấy số ô vuông tương ứng với số mà GV đọc.
C.Củng cố- Dặn dò: 5’
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS thực hành tốt, hiểu bài.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời 100.
- 1 đơn vị.
- Có 2,310 đơn vị.
- Là 1 chục.
- 1 chục là 10 đơn vị.
- Nêu 1 chục=10, 2 chục = 20
10 chục = 100.
- 10 chục bằng 100.
- Có 1 trăm.
- Có 2 trăm.
- Một số em lên bảng viết.
- Đọc và viết các số từ 300 đến 900
- Cùng có 2 chữ số 0 đứng cuối cùng
- Có 10 trăm.
- Lớp đọc 10 trăm bằng 1 nghìn.
- HS quan sát nhận xét.
- 1 chục bằng 10 đơn vị.
- 1 trăm bằng 10 chục.
- 1 nghìn bằng 10 trăm.
- Thực hành làm việc cá nhân theo hiệu lệnh của GV, sau mỗi lần chọn hình 2 HS ngồi cạnh nhau lại kiểm tra bài của nhau và báo cáo kết quả với GV.
Thứ tư, ngày 24 tháng 3 năm 2010
 TIẾT 138: SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM.
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Biết cách so sánh số tròn trăm.- Biết thứ tự các số tròn trăm.
- Biết điền các số tròn trăm vào các vạch trên tia số.
- GDHS tính toán chính xác và nhanh nhẹn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 GV: 10 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, kích thước 25cm x 25cm có vạch chia thành 100 hình vuông nhỏ. Các hình làm bằng bìa nhựa, có thể gắn lên bảng cho HS quan sát.
 HS: Vở nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - GV kiểm tra HS về đọc, viết các số tròn trăm .
- Nhận xét và cho điểm HS.
B.Bài mới: 25’
a) Giới thiệu bài: 
- Trong bài học này các em sẽ được học cách so sánh các số tròn trăm.
b) Hoạt động 1: Hướng dẫn so sánh các số tròn trăm. 
- Gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm ô vuông?
- Yêu cầu HS lên bảng viết 200 xuống dưới hình biểu diễn.
- Gắn tiếp 3 hình vuông, mỗi hình vuông biểu diễn 100 lên bảng cạnh 2 hình trước như phần bài học trong SGK và hỏi: Có mấy trăm ô vuông?
- Yêu cầu HS lên bảng viết số 300 xuống dưới hình biểu diễn .
- Hỏi: 200 ô vuông và 300 ô vuông thì bên nào có nhiều ô vuông hơn?
- Vậy 200 và 300 thì số nào lớn hơn số nào?
- Gọi HS lên bảng điền dấu > < hoặc = vào chỗ trống của : 200300 và 300200
- Tiến hành tương tự với số 300 và 400
- 300 và 500 số nào lớn hơn, số nào bé hơn?
c) Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành: 
Bài 1: 
Bài 2: - Yêu cầu lớp tự làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- Cho điểm HS .
Bài 3: 
- Các số được điền phải đảm bảo điều kiện gì?
- Yêu cầu HS đếm số tròn trăm từ 100 đến 1000 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- Chữa bài sau đó vẽ một số tia số lên bảng và yêu cầu HS suy nghĩ để điền các số tròn trăm còn thiếu trên tia số.
C.Củng cố- Dặn dò: 5’
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS hoàn thành tốt, hiểu bài.
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- Một số HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Có 200.
- HS lên bảng viết số 200.
- Có 300 ô vuông
- 1 HS lên bảng viết số 300.
- 300 ô vuông nhiều hơn 200 ô vuông.
- 300 lớn hơn 200.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào bảng con.
- Thực hiện yêu cầu của GV và rút ra kết luận: 300300.
- 300 bé hơn 500, 500 lớn hơn 300.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp.- Nhận xét và chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Các số cần điền là các số tròn trăm, số đứng sau lớn hơn số đứng trước.
- HS cả lớp cùng nhau đếm.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở nháp .- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Thứ năm, ngày 25 tháng 3 năm 2010
 TIẾT 139: CÁC SỐ TRÒN CHỤC TỪ 110 ĐẾN 200
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nhận biết được các số tròn chục từ 110 đến 200.
- Biết cách đọc, viết các số tròn chục từ 110 đến 200.
- Biết cách so sánh các số tròn chục.- GDHS tính toán chính xác và nhanh nhẹn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV: Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục như đã giới thiệu ở tiết 132.Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ: Trăm, chục , đơn vị, viết số , đọc số như phần bài học của SGK. HS: Vở nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
- GV kiểm tra HS về so sánh và thứ tự các số tròn trăm.
- Gọi 2 HS lên bảng viết các số tròn chục mà em biết.
B. Bài mới: 25’
a) Giới thiệu bài: 
- Số tròn chục là những số như thế nào?
b) Hoạt động 1: Giới thiệu các số tròn chục từ 110 đến 200. 
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 110 và hỏi. Có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Số này đọc là: Một trăm mười.
- Số 110 có mấy chữ số đó là những số nào?
- Một trăm mười là mấy chục?
- Vậy số 110 có mấy chục?
- Có lẻ ra đơn vị nào không?
- KL: Đây là một số tròn chục.
- Hướng dẫn tương tự với dòng thứ 2 của bảng để tìm ra cách đọc, cách viết và cấu tạo của số 120.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời để tìm ra cách đọc và cách viết của số : 130, 140, 150, 160, 170, 180, 190, 200.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc các số tròn chục từ 110 đến 200.
c) Hoạt động 2: So sánh các số tròn chục. 
- Gắn lên bảng hình biểu diễn 110 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông?
- Gắn tiếp lên bảng hình biểu diễn 120 và hỏi có bao nhiêu hình vuông?
-110 hình vuông và 120 hình vuông thì bên nào có nhiều hình vuông hơn?
- Vậy 110 và 120 số nào lớn hơn số nào bé hơn.
- Yêu cầu HS lên bảng điền dấu >, < vào chỗ trống.
- Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 110 và 120.
- Hãy so sánh chữ số hàng chục của 110 và 120.
- Khi đó ta nói 120 > 110 và 110 < 120.
- Yêu cầu HS dựa vào việc so sánh các chữ số cùng hàng để so sánh 120 và 130.
d) Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành: 10’
Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi 2 HS lên bảng, 1 số HS đọc số, 1 số HS còn lại viết số .
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Đưa ra hình biểu diễn số để HS so sánh, sau đó yêu cầu HS so sánh số thông qua việc so sánh các chữ số cùng hàng.
Bài 3: - Để điền số đúng, trước hết phải thực hiện so sá ... ớp đọc đồng thanh. Hai trăm bốn mươi ba. 243 gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị.
- Làm bài 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào nháp.
Thứ tư, ngày 01 tháng 4 năm 2009
 TIẾT 143: SO SÁNH SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ.
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có ba chữ số; nhận biết thứ tự các số ( không quá 1000 )
- GDHS tính toán chính xác và nhanh nhẹn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV: Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn trăm, chục, đơn vị.
 HS: Vở nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
 - Kiểm tra về đọc và viết các số có 3 chữ số và yêu cầu HS đọc.
- Đọc số và yêu cầu HS viết số vào bảng.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới; 25’
a) Giới thiệu bài: 1’
b) Hoạt động 1: Giới thiệu cách so sánh các số có chứa 3 chữ số. 12’
* So sánh 234 và 235.
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 234 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông nhỏ.
- Tiếp tục gắn hình biểu diễn số 235 vào bên phải như phần bài học và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông?
- Hỏi: 234 hình vuông và 235 hình vuông thì bên nào có ít hình vuông hơn? Bên nào có nhiều hình vuông hơn?
- 234 và 235 số nào bé hơn, số nào lớn hơn?
- Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 234 và 235.
- Hãy so sánh chữ số hàng chục của 234 và 235.
- Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của 234 và 235.
- Khi đó ta nói: 234 nhỏ hơn 235 viết 234 234.
* So sánh 194 và 139
- Hướng dẫn so sánh 194 hình vuông với 139 hình vuông tương tự như so sánh 234 và 235 hình vuông.
- Hướng dẫn so sánh 194 và 139 bằng cách so sánh chữ số cùng hàng.
* So sánh 1 99 và 215.
- Hướng dẫn so sánh 199 hình vuông với 215 hình vuông tương tự như trên.
- Hướng dẫn so sánh 199 và 215 bằng cách so sánh chữ số cùng hàng.
* Rút ra kết luận:
- Khi so sánh các số có 3 chữ số với nhau, ta bắt đầu so sánh từ số hàng nào?
- Số có hằng trăm lớn hơn thì sẽ như thế nào với số kia?
- Khi đó ta cần so sánh tiếp số hàng chục không?
- Khi nào cần so sánh tiếp số hàng chục?
- Khi số hàng trăm bằng nhau có số hàng chục lớn hơn sẽ như thế nào với số kia?
- Nếu hàng chục bằng nhau thì phải làm gì?
- Khi hàng trăm, hàng chục bằng nhau số có hàng được lớn hơn thì sẽ như thế nào đối với số kia?
- Tổng kết và rút ra kết luận cho HS học thuộc lòng kết luận này.
c) Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành: 12’
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài vào nháp, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở dể kiểm tra bài lẫn nhau.
- Yêu cầu HS giải thích về kết quả so sánh.
-Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2a:- Để tìm được số lơn nhất ta phải làm gì?
-Viết lên bảng các số: 395, 695, 375 và suy nghĩ để so sánh các số này với nhau, sau đó tìm số lớn nhất.
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
Bài 3(dòng 1)- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó yêu cầu HS đếm thao tác các dãy số vừa lập được.
C.Củng cố- Dặn dò: 5’
- Tổ chức cho HS thi so sánh các số có 3 chữ số.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà ôn luyện cách so sánh các số có 3 chữ số.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. Cả lớp viết số vào bảng con.
- HS trả lời sau đó lên bảng viết số 234 vào dưới.
- Trả lời sau đó lên bảng viết số.
- HS trả lởi.
- HS trả lời.
- HS so sánh và trả lời.
- HS so sánh và trả lời.
- 4< 5.
- 194 hình vuông nhiều hơn 139 hình vuông hay ngược lại.
- Hàng trăm cùng là 1, hàng chục 9>3 nên 194>139 hay 139 < 194.
- 215 hình vuông nhiều hơn 199 hình vuông hay ngược lại.
- Hàng trăm là 2>1 nên 215>199 hay 199 < 215.
- Từ hàng trăm.
- Số có hàng trăm lớn hơn thì lớn hơn.
- HS trả lời.
- Khi hàng trăm bằng nhau.
- Số hàng chục lớn hơn sẽ lớn hơn.
- Phải so sánh tiếp hàng đơn vị.
- HS trả lời.
- HS làm bài và kiểm tra bài của bạn.
(HS khá giỏi làm thêm phần b)
- Phải so sánh các số với nhau.
- 695 là số lớn nhất vì có số hàng trăm lớn nhất.
- HS tự làm.
Thứ năm, ngày 02 tháng 4 năm 2009
 TIẾT 144: LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Biết cách đọc, viết các số có ba chữ số.
- Biết so sánh các số có ba chữ số.
- Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ thự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
- Rèn kỹ năng, tính chính xác và nhanh nhẹn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bảng phụ, sách toán. HS: Nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:5’
 - Kiểm tra HS về so sánh các số có 3 chữ số.
 567 .678 318117
 833833 724734 
- Yêu cầu HS nêu lại cách so sánh.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới: 25’
a) Giới thiệu bài: 1’
b) Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập: 24’
Bài 1:
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
Bài 2(a,b)- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, sau đó yêu cầu HS nêu đặc điểm của từng dãy số trong bài.
- GV có thể mở rộng các dãy số trong bài về phía trước và phía sau. ( phần a,b chỉ mở rộng về phía trước)
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh số dựa vào việc so sánh các số cùng hàng.
Bài 3(cột 1):- Nêu yêu cầu của bài và cho cả lớp làm bài.- Chữa bài và cho điểm HS.
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh số dựa vào việc so sánh các số cùng hàng.
Bài 4:- Để viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn, trước tiên chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 5:
- Tổ chức cho HS ghép hình nhanh giữa các tổ. Tổ nào có nhiều bạn ghép đúng và nhanh nhất tổ đó thắng cuộc.
C.Củng cố- Dặn dò: 5’
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà ôn luyện cách đọc, viết số, cấu tạo số so sánh số trong phạm vi 1000.
- 3 HS lên bảng làm bài tập. Cả lớp làm vào bảng con.
- Thực hiện yêu cầu của GV.
 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi em một phần. HS làm vào nháp.
- 4 HS lần lượt trả lời đặc điểm của từng dãy số. 
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp.
- 1 HS đọc đề.
- Phải so sánh các số với nhau.
- 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
(HS khá giỏi)
- Ghép hình.
Thứ sáu, ngày 02 tháng 4 năm 2010
 TIẾT 145: MÉT
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài: đề-xi-mét; xăng-ti-mét.
- Biết làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét.
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
- GDHS tính toán chính xác và nhanh nhẹn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:GV: Thước mét, phấn màu. HS: Bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 5’ LUYỆN TẬP
B. Bài mới: 25’
a) Giới thiệu bài: 1’
- Hãy kể tên các đơn vị đo độ dài mà em được học.
- Trong bài này các em được học đơn vị đo độ dài lớn hơn dm là mét.
b) Hoạt động 1: Giới thiệu mét( m). 10’
- Đưa ra 1 chiếc thước mét chỉ cho HS thấy rõ vạch 0, và vạch 100 giới thiệu độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là một mét.
- Vẽ một đoạn thẳng dài 1 m lên bảng và giới thiệu: Đoạn thẳng này dài 1 m.
- Mét là 1 đơn vị đo độ dài .
- Mét viết tắt là “m”.
- Viết m lên bảng.
- Yêu cầu HS dùng thước loại dm để đo độ dài đường thẳng trên.
- Đoạn thẳng trên dài mấy dm?
- Giới thiệu 1 mét bằng 10 dm và viết lên bảng 1m=10 dm.
- Yêu cầu HS quan sát thước mét và hỏi: 1 m dài bằng bao nhiêu xăng -ti-mét?
- Nêu một mét bằng 100 xăng -ti-mét và viết lên bảng 1m= 100 xăng -ti-mét và viết bảng 1m=100 cm.
- Yêu cầu HS đọc và nêu lại phần bài học.
c) Hoạt động 1: Luyện tập-Thực hành: 14’
Bài 1:
- Viết lên bảng 1m= cm và hỏi: “ Điền số nào vào chỗ trống” ? Vì sao?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và hỏi: Các phép tính trong bài có gì đặc biệt?
-Khi thực hiện phép tính với đơn vị đo độ dài chúng ta thực hiện như thế nào?
- GV ghi lần lượt mỗi lần 2 bài lên bảng.
Bài 3:- Cây dừa cao mấy mét?
- Cây thông cao như thế nào so với cây dừa?
- Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Làm thế nào để tính được chiều cao của cây thông?
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Muốn điền đúng các em cần ước lượng độ dài dài của vật được nhắc đến trong mỗi phần.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét và cho điểm HS.
C.Củng cố- Dặn dò: 5’
- Tổ chức cho HS sử dụng thước mét để đo chiều dài, chiều rộng của bàn học, ghế, bảng lớp, cửa chính, cửa sổ lớp học.
- Yêu cầu HS nêu lại quan hệ giữa m với dm.
- HS kể dm, cm.
- Một số HS lên bảng thực hiện đo độ dài .
-Dài 10 dm.
- HS đọc 1m= 10 dm.
- 1 m dài bằng 100 xăng -ti-mét.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Điền số 100 vì 1m = 100 cm.
- Tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- 1 HS đọc đề bài.
- Đây là các phép tính với các đơn vị đo độ dài mét.
- Ta thực hiện như với số tự nhiên sau đó ghi tên đơn vị vào sau kết quả.
- Lần lượt 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.
- 1 HS khá giỏi đọc đề bài.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Làm bài sau đó HS đọc yêu cầu của mình.
- HS nêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 28-29.doc