I/MỤC TIÊU:
- Nhận biết 1 ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngy.
- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ. Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Nhận biết thời điểm, khoảng thời các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm.Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 3.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Mặt đồng hồ (có kim ngắn và kim dài); -Đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử
Mơn: Tốn Tiết: 76 NGÀY, GIỜ Ngày soạn: 05.12.2010 Ngày dạy: 06.12.2010 I/MỤC TIÊU: - Nhận biết 1 ngày cĩ 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hơm trước đến 12 giờ đêm hơm sau. Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày. - Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ. Biết xem giờ đúng trên đồng hồ. - Nhận biết thời điểm, khoảng thời các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm.Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 3. II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Mặt đồng hồ (có kim ngắn và kim dài); -Đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG GIÁO VIÊN HỌC SINH HTĐB 5’ 30’ 5’ 1.Bài cũ : Đặt tính và tính : 61 - 19; 44 - 8 -Giáo viên nhận xét đánh giá . 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đơn vị đo thời gian : Ngày - Giờ . b) Giới thiệu Ngày - Giờ Bước 1 :Yêu cầu HS trả lời bây giờ là ban ngày hay ban đêm . - Một ngày bao giờ cũng có ngày và đêm. Ban ngày là lúc chúng ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm không nhìn thấy mặt trời . - Đưa đồng hồ quay kim đến 5 giờ và hỏi : - Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì ? - Quay kim đồng hồ đến 11 giờ và hỏi : -Lúc 11 giờ trưa em làm gì ? - Quay kim đồng hồ đến 2 giờ và hỏi : -Lúc 2 giờ chiều em làm gì ? - Quay kim đồng hồ đến 8 giờ và hỏi : -Lúc 8 giờ tối em làm gì ? - Quay kim đồng hồ đến 12 giờ và hỏi : -Lúc 12 giờ đêm em làm gì ? * Một ngày được chia ra nhiều buổi khác nhau đó là sáng, trưa, chiều, tối . Bước 2 : Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước cho đến 12 giờ đêm hôm sau . Kim đồng hồ phải quay 2 vòng mới hết được một ngày . Một ngày có bao nhiêu giờ? - Nêu : 24 giờ trong ngày lại được chia ra các buổi. - Quay đồng hồ để HS đọc giờ từng buổi -Vậy buổi sáng bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc lúc mấy giờ ? - Yêu cầu HS đọc bài học sách giáo khoa - Một giờ chiều còn gọi là mấy giờ ? Tại sao? c) Luyện tập : Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài . -Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ ? - Em điền số mấy vào chỗ trống ? Em tập thể dục lúc mấy giờ ? -Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở -Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2: - Yêu cầu 1 học sinh đọc đề - Các bạn nhỏ đi đến trường lúc mấy giờ ? Đồng hồ nào chỉ 7 giờ sáng ? - Hãy đọc câu ghi trên bức tranh 2 ? 17 giờ còn gọi là mấy giờ ? - Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều ? - Bức tranh 4 vẽ điều gì ? - Đồng hồ nào chỉ lúc 10 giờ đêm ? - Bức tranh cuối cùng vẽ gì ? - Yêu cầu lớp lần lượt trả lời . Bài 3 : - Yêu cầu HS đọc đề bài - Cho học sinh quan sát đồng hồ điện tử . - Yêu cầu lớp đối chiếu để làm bài vào vở . - Nhận xét bài làm học sinh . d) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học . -Dặn về nhà học và làm bài tập . - Hai em lên bảng mỗi em làm một bài . - Học sinh khác nhận xét . -Vài em nhắc lại - Ban ngày . - Em đang ngủ - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - Em đang ngủ . - Nhiều em nhắc lại . - Đếm trên mặt đồng hồ 2 vòng quay của kim đồng hồ và trả lời : 24 giờ . - Đếm theo : 1 giờ sáng, 2 giờ sáng, 3 giờ ...10 giờ sáng. - Từ 1 giờ đến 10 giờ sáng . - Một số em đọc bài học . - Còn gọi là 13 giờ . Vì 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều 12 cộng 1 bằng 13 nên 1giờ chính là 13 giờ . - Một em đọc đề bài . - Chỉ 6 giờ . - Điền 6 . -Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng . - Tự điền số giờ vào vở . - Em khác nhận xét bài bạn . - Đọc đề bài . - Lúc 7 giờ sáng . - Đồng hồ C . - Em chơi thả diều lúc 17 giờ . - 17 giờ còn gọi là 5 giờ chiều . - Đồng hồ D chỉ 5 giờ chiều . -Em ngủ lúc 10 giờ đêm . -Em đọc chuyện lúc 8 giờ tối . Đồng hồ A chỉ lúc 8 giờ tối . -Đọc chữa bài . - Đọc đề . - Quan sát đồng hồ điện tử . - 20 giờ hay còn gọi là 8 giờ tối . - Em khác nhận xét bài bạn . - Về nhà tập xem đồng hồ . - Học bài và làm các bài tập còn lại . Mơn: Tốn Tiết: 77 THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ Ngày soạn: 06.12.2010 Ngày dạy: 07.12.2010 I/MỤC TIÊU: - Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối. - Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ, 23 giờ, - Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian. - Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2. II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Đồng hồ có kim vặn III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG GIÁO VIÊN HỌC SINH HTĐB 3’ 35’ 2’ 1.Bài cũ : Một ngày có bao nhiêu giờ? -2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ? 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Hôm nay thực hành xem giờ trên đồng hồ b) Luyện tập : Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài . - Treo tranh và hỏi : - Bạn An đi học lúc mấy giờ ? - Đồng hồ nào chỉ 7 giờ sáng - Hãy quay kim đồng hồ đến 7 giờ sáng ? -Yêu cầu lớp tự làm với các bức tranh còn lại . - 20 giờ còn gọi là mấy giờ tối ? - 17 giờ còn gọi là mấy giờ chiều ? - Hãy dùng cách nói khác để nói giờ bạn An đá bóng và xem phim ? -Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài . - Treo tranh và hỏi :-Muốn biết câu nói đúng câu nào sai ta làm gì ? - Giờ vào học là mấy giờ ? - Bạn học sinh đi học lúc mấy giờ ? - Bạn đi học sớm hay muộn ? -Vậy câu nào đúng câu nào sai ? - Để đi học đúng giừo bạn học sinh phải đi học lúc mấy giờ ? - lớp tự làm với các bức tranh còn lại . -Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 3. Trò chơi thi quay kim đồng hồ . Chia lớp thành 2 đội thi đua với nhau . - Phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ - Đọc to từng giờ . -Yêu cầu các đội quay đúng giờ mà GV đọc . - Yêu cầu xong đưa đồng hồ lên - Quan sát nhận xét biønh chọn đội thắng cuộc . c) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập . HS lên bảng trả lời -Vài em nhắc lại -Một em đọc đề bài . - Quan sát nhận xét . - Bạn An đi học lúc 7 giờ sáng . - Đồng hồ B . - Thực hành quay kim đồng hồ chỉ 7 giờ sáng - An thức dậy lúc 6 giờ sáng . Đồng hồ A . - An xem phim lúc 20 giờ . Đồng hồ D - An đá bóng lúc 17 giờ . Đồng hồ C - 20 giờ còn gọi là 8 giờ tối - 17 giờ còn gọi là 5 giờ chiều . - An đá bóng lúc 5 giờ chiều , xem phim lúc 8 giờ tối. -Một em đọc đề bài . - Quan sát nhận xét . - Ta phải quan sát tranh, đọc giờ ghi trong đó so sánh với đồng hồ . - Lúc 7 giờ sáng . - 8 giờ . - Bạn học sinh đi học muộn . - Câu a sai , câu b đúng . - Đi học trước 7 giờ để đến trường lúc 7 giờ . - Nhận xét bài bạn . - Lớp chia thành 2 đội . - Nhận mô hình đồng hồ . - Quay kim đồng hồ đúng với giờ GV đọc . - Đội nào đưa lên trước có số giờ đúng là đội thắng cuộc . - Hai em nhắc lại nội dung bài vừa học . - Về học bài và làm các bài tập còn lại . Mơn: Tốn Tiết: 78 NGÀY, THÁNG Ngày soạn: 07.12.2010 Ngày dạy: 08.12.2010 I/MỤC TIÊU: - Biết đọc tên các ngày trong tháng. Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đĩ và xác định một ngày nào đĩ là thứ mấy trong tuần lễ. - Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, tháng (biết tháng 11 cĩ 30 ngày, tháng 12 cĩ 31 ngày); ngày, tuần lễ.Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2. II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Một quyển lịch tháng có cấu trúc tương tự như mẫu vẽ trong sách III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG GIÁO VIÊN HỌC SINH THĐB 5’ 30’ 2’ 10’ 18’ 5’ 1.Bài cũ : -Giáo viên nhận xét đánh giá . 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp về đơn vị thời gian đó là: “Ngày - Tháng“ b) Khai thác: Giới thiệu các ngày trong tháng . - Treo tờ lịch tháng 11 lên bảng và hỏi . -Đây là tờ lịch tháng nào ? Vì sao em biết ? - Lịch tháng cho ta biết điều gì ? -Yêu cầu học sinh đọc tên các cột . -Ngày đầu tiên của tháng là bao nhiêu ? - Ngày 1 tháng 11 vào thứ mấy ? - Hãy chỉ ô ngày 1 tháng 11 . -Tương tự yc chỉ các ngày khác trong tháng - Yêu cầu nói rõ thứ của các ngày tìm được . - Tháng 11 có bao nhiêu ngày ? - Nêu kết luận về các thông tin ghi trên tờ lịch như sách giáo khoa . c) Luyện tập : Bài 1: -Yêu cầu 1 em đọc đề bài . - Gọi 1 em đọc bài mẫu . - Yêu cầu nêu cách viết của Ngày bảy tháng mười một . -Khi viết một ngày nào đó trong tháng ta viết ngày trước hay viết tháng trước ? -Yêu cầu lớp làm tiếp các phần còn lại . -Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2: - Treo tờ lịch tháng 12 lên bảng và hỏi: -Đây là lịch tháng mấy ? - Hãy điền các ngày còn thiếu vào lịch? - Sau ngày 1 là ngày mấy ? - Mời một em lên bảng điền mẫu . - Yêu cầu lớp tiếp tục điền để hoàn thành tờ lịch tháng 12 . - Vậy tháng 12 có mấy ngày ? - So sánh số ngày tháng 12 và tháng 11 ? - Kết luận :Các tháng trong năm có số ngày không đều nhau .Có tháng có 31 ngày , có tháng có 30 ngày và có tháng chỉ 28 hay 29 ngày . d) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập . -Hai em lên bảng trả lời các giờ trên đồng hồ do giáo viên quay kim . -Học sinh khác nhận xét . -Vài em nhắc lại - Quan sát nhận xét . - Đây là tờ lịch tháng 11 vì ở ô ngoài có in số 11 to . - Cho biết các ngày trong tháng . - Nhiều em đọc (Thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư ...) - Là ngày 1 . - Thứ bảy . - Thực hành lên chỉ ngày trên tờ lịch . - Tương tự các em khác lần lượt lên chỉ . - Tháng 11 có 30 ngày . - Lắng nghe để ghi nhớ về các thông tin do giáo viên cung cấp . -1 em đọc đề bài . -Một em đọc bài mẫu . - Viết chữ ngày , sau đó viết số 7 , viết tiếp chữ tháng rồi viết số 11 . - Ta viết ngày trước . - HS làm phần còn lại. -Quan sát nhận xét . - Là lịch tháng 12 . - Thực hành điền các ngày vào tờ lịch .- Là ngày 2 . - Điền ngày 2 vào ô trống trong lịch . -Thực hành tiếp tục điền cho hết tờ lịch tháng 12. - Có 31 ngày . - Tháng 11 có ít ngày hơn ( 30 ngày ) và tháng 12 có 31 ngày . - Lắng nghe ghi nhớ . - Hai em nhắc lại nội dung bài . - Về học bài và làm các bài tập còn lại . Mơn: Tốn Tiết: 79 THỰC HÀNH XEM LỊCH Ngày soạn: 08.12.2010 Ngày dạy: 09.12.2010 I/ MỤC TIÊU : - Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đĩ và xác định một ngày nào đĩ là thứ mấy trong tuần lễ. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2. II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-- Tờ lịch tháng 1 và tháng 4 như sách giáo khoa . III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG GIÁO VIÊN HỌC SINH HTĐB 5’ 30’ 5’ 1.Bài cũ : 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà -HS1:Nêu các ngày trong tháng11 -Giáo viên nhận xét đánh giá . 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ củng cố lại đơn vị đo thời gian và khoảng thời gian b) Luyện tập : Bài 1: Điền ngày còn thiếu - Chia lớp thành 4 đội bằng nhau . - Phát cho mỗi đội một tờ lịch . - Yêu cầu các đội dùng bút màu ghi tiếp các ngày còn thiếu vào tờ lịch . - Yêu cầu nhóm làm xong trước mang tờ lịch treo lên bảng . -Nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc Bài 2: Treo tờ lịch tháng 4 như sách giáo khoa lên bảng . -Các ngày thứ sau trong tháng 4 là những ngày nào? -Thứ ba tuần này là ngày mấy ? Thứ ba tuần trước là ngày mấy ? Thứ ba tuần sau là thứ mấy ? - Ngày 30 tháng 4 là ngày thứ mấy ? - Tháng 4 có bao nhiêu ngày ? - Nhận xét bài làm học sinh . d) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập . -Hai em lên bảng mỗi em làm một yêu cầu . -Học sinh khác nhận xét . -Vài em nhắc lại - Lớp tiến hành chia thành 4 nhóm . - Nhận tờ lịch . - Thảo luận và điền các ngày còn thiếu -Đại diện nhóm mang tờ lịch lên treo trên bảng - Nhóm nào xong trước và điền đúng các ngày còn thiếu thì nhóm đó thắng cuộc. - Nhóm khác nhận xét nhóm bạn . -Quan sát và đưa ra câu trả lời - Gồm các ngày : 2 , 9, 16 , 23 , 30 . - Thứ ba tuần này là ngày 20 tháng 4 .Thứ ba tuần trước là ngày 13 tháng 4 .Thứ ba tuần sau là ngày 27 tháng . - Ngày 30 tháng 4 là ngày thứ sáu . - Tháng 4 có 30 ngày. - Các em khác nhận xét bài bạn . - Hai em nhắc lại nội dung bài . - Về học bài và làm các bài tập còn lại . Mơn: Tốn Tiết: 80 LUYỆN TẬP CHUNG Ngày soạn: 09.12.2010 Ngày dạy: 10.12.2010 I/MỤC TIÊU: - Biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ; ngày, tháng; Biết xem lịch. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.. II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tờ lịch tháng 5. -Mô hình đồng hồ III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG GIÁO VIÊN HỌC SINH HTĐB 3’ 1’ 33’ 3’ 1.Bài cũ : Mời HS chữa bài tập về nhà 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ củng cố cách xem giờ trên đồng hồ và xem lịch tháng . b) Luyện tập : Bài 1: - Đọc lần lượt câu hỏi để HS trả lời - Em tưới cây lúc mấy giờ ? - Đồng hồ nào chỉ lúc 5 giờ chiều ? Tại sao ? - Em đang học ở trường lúc mấy giờ ? Đồng hồ nào chỉ lúc 8 giờ sáng ? - Khi đồng hồ chỉ 8 giờ sáng thì kim ngắn ở đâu ? kim dài ở đâu ? - Cả nhà em ăn cơm lúc mấy giờ ? - 6 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ? - Đồng hồ nào chỉ 18giờ ? -Em đi ngủ lúc mấy giờ ? - 21 giờ còn gọi là mấy giờ ? - Đồng hồ nào chỉ 9 giờ tối ? - Mời các tổ nối tiếp báo cáo kết quả . - Nhận xét bài làm học sinh . Bài 2:-Treo tờ lịch tháng 5 như SGK - Ngày 1 tháng 5 là ngày thứ mấy ? - Các ngày thứ 7 trong tháng 5 là những ngày nào - Thứ tư tuần này là 12 tháng 5 . Thứ tư tuần trước là ngày nào ?Thứ tư tuần sau là ngày nào ? - Mời em khác nhận xét bài bạn . - Nhận xét bài làm học sinh . Bài 3. - Chia lớp thành hai đội thi đua . - Phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ . - Gv đọc to từng giờ yêu cầu các đội quay kim đồng hồ đúng với số giờ giáo viên đọc . -Quan sát nhận xét bình chọn đội thắng cuộc d) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập . - 2 HS chữa -Vài em nhắc lại - Một em đọc thành tiếng , lớp đọc thầm theo - Em tưới cây lúc 5giờ chiều. - Đồng hồ D chỉ lúc 5 giờ chiều . -Em đang học ở trường lúc 8 giờ . Đồng hồ A chỉ lúc 8 giờ sáng . - Khi đồng hồ chỉ 8 giờ sáng thì kim ngắn ở số 8 , kim dài ở số 12 . - Cả nhà em ăn cơm lúc 6 giờ . - 6 giờ chiều còn gọi là 18 giờ . - Đồng hồ C chỉ 18giờ . -Em đi ngủ lúc 21 giờ . - 21 giờ còn gọi là 9 giờ . - Đồng hồ B chỉ 9 giờ tối . - Các tổ nối tiếp nhau trả lời . - Nhận xét sau mỗi lần bạn trả lời . -Quan sát và đưa ra câu trả lời - Ngày 1 tháng 5 là ngày thứ bảy . - Gồm các ngày : 1 , 8 , 15 ,22 , 29 . - Thứ tư tuần trước là ngày 5 tháng 5 . Thứ tư tuần sau là ngày 19 tháng 5 - Các em khác nhận xét bài bạn . - Lớp tiến hành chia thành 2 đội . - Thi quay kim đồng hồ theo yêu cầu giáo viên - Đội nào quay nhanh và đúng nhiều lần hơn là thắng cuộc . - nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập . - Về học bài và làm các bài tập còn lại .
Tài liệu đính kèm: