Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 22 - Thứ 3 (buổi sáng)

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 22 - Thứ 3 (buổi sáng)

Chính tả(Nghe – viết)

 T 22 . MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN.

I Mục tiêu: Giúp học sinh :

 - HS nghe viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn: Một buổi sáng . thọc vào hang. trong bài : Một trí khôn hơn trăm trí khôn.

- HS làm đúng các bài tập chính tả phân biệt có âm đầu : r/d/gi. và dấu hỏi , dấu ngã.Luyện thao tác tìm từ dựa vào nghĩa

- Rèn cho HS kĩ năng viết đúng, đẹp.

- Giáo dục học sinh viết cẩn thận .

II Đồ dùng dạy - học: GV:- Bảng phụ,phấn màu- B/phụ ghi sẵn quy tắc chính tả.

 - Viết bài tập 2 ra bảng phụ.

 

doc 4 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 22 - Thứ 3 (buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính tả(Nghe – viết)
 T 22 . Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
I Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - HS nghe viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn: Một buổi sáng ... thọc vào hang. trong bài : Một trí khôn hơn trăm trí khôn. 
- HS làm đúng các bài tập chính tả phân biệt có âm đầu : r/d/gi. và dấu hỏi , dấu ngã.Luyện thao tác tìm từ dựa vào nghĩa 
- Rèn cho HS kĩ năng viết đúng, đẹp.
- Giáo dục học sinh viết cẩn thận .
II Đồ dùng dạy - học: GV:- Bảng phụ,phấn màu- B/phụ ghi sẵn quy tắc chính tả.
 - Viết bài tập 2 ra bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm trabài cũ: 
- GV đọc:trảy hội, nước chảy, trồng cây
- GV cho HS nhận xét.
2. Dạy – học bài mới:
a. Giới thiệu bài ghi bảng:
b. Hướng dẫn viết chính tả:
* Ghi nhớ nội dung đoạn văn:
- GV treo bảng phụ đoạn văn,GV đọc 1 lần.
- Đoạn văn có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào?. 
 - Đoạn văn kể lại chuyện gì?. 
+ Sự việc gì xảy ra với Gà Rừng và Chồn lúc chúng đi dạo chơi?
* Hướng dẫn trình bày: 
* Hướng dẫn viết từ khó: 
-Y/c HS tìm các chữ bắt đầu bằng d,r, tr,s ? 
 - Y/c HS viết vào b/con,2 HS lên bảng viết. 
 - GV nhận xét - sửa.
* GV đọc bài cho HS viết chính tả.
* Soát lỗi - chấm bài. 
 c.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1- 2 :- Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập 1,2. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
- Cho HS đọc các từ vừa tìm được.
Bài 3 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ và yêu cầu 2 HS làm bài.
- Cả lớp , GV chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố dặn dò: 
 - Y/cHS về viết lại các lỗi trong bài c/tả.
 - Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bài vào vở các từ :trường , chim  trảy hội, nước chảy, trồng cây.
- HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe.
- HS theo dõi.
- Lớp quan sát bảng phụ và đọc thầm, - 1 HS đọc lại.
+ HS nêu , HS nhận xét bổ sung.
- Gà và chồn đang dạo chơi thì gặp bác thợ săn ... thích chí và tìm cách bắt chúng.
+ Chúng gặp người thợ săn , chúng cuống quýt nấp vào hang..
- Tìm và nêu các chữ.
 - 2 HS lên bảng viết. 
 - Lớp viết lên bảng con. 
 - HS nghe viết bài vào vở.
 - HS đổi vở – soát lỗi .
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
 + HS trả lời trước lớp:
 a) reo , giật, gieo.
 b) giả - nhỏ - hẻm ( ngõ )
- 2 HS làm bài.
- HS dưới lớp làm bài bảng con
- HS nghe nhận xét, dặn dò
 Thứ ba ngày 10 tháng 2 năm 2009
 Toán.
 T 106. Phép chia.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Giúp HS bước đầu nhận biết phép chia trong mối quan hệ với phép nhân. Biết đọc , viết và tính kết quả của phép nhân, chia.
 - áp dụng làm tốt các bài tập. 
 - Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt .
II. Đồ dùng dạy - học: GV :- 6 bông hoa( lá cờ), 6 hình vuông. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
1. KTBC:- Điền dấu thích hợp vào ô trống: 
 2 x 3 ... 2 x 5
 5 x 9 ... 7 x 5 
 3 x 4 ... 4 x 3 
 - Nhận xét cho điểm HS.
2. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu phép chia: 
*Phép chia; 6 : 2 = 3. 
 - GV đưa ra 6 bông hoa nêu bài toán: Có 6 bông hoa chia đều cho 2 bạn hỏi mỗi bạn có mấy bông hoa?. 
 - GV hướng dẫn HS cách làm. 
 - Giới thiệu phép chia 6 : 2 = 3. 
 - Giới thiệu dấu chia( : ). Cách đọc: 
Sáu chia 2 bằng 3. 
* Phép chia 6 : 3 = 2. 
- Giới thiệu t/tự phép chia 6 : 2 = 3.
- Y/cầu HS đọc phép chia vừa lập được. 
*Mối q/hệ giữa phép nhân và phép chia
 - GV nêu bài toán thuận và bài toán 
ngược - giới thiệu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia ( trình bày như SGK).
b. Luyện tập - Thực hành. 
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Y/ cầu HS q/sát hình vẽ - nêu bài toán.
- Yêu cầu HS nêu phép tính tìm số vịt.
- Viết lên bảng phép tính - lớp đọc. 
Bài 2: - Gọi HS lên bảng làm. 
 - Gọi HS nhận xét bài của bạn. 
3. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học. 
 - Dặn HS về nhà ôn bài 
 - Hoàn thành bài tập . 
Hoạt động của HS
 - 1 HS lên bảng làm bài, HS lớp quan sát, nhận xét.
 - HS theo dõi và suy nghĩ về bài toán. 
- Khi chia 6 bông hoa thành 2 phần bằng nhau thì mỗi phần được 3 bông hoa. 
 - Đọc phép tính trên bảng. 
 - HS thực hiện chia bằng đồ dùng trực quan sau đó trả lời; Số phần chia được là 2 phần - đọc ...
 - HS đọc: Sáu chia ba bằng hai.
 - HS nghe giảng và nhắc lại kết luận. 
- Cho phép nhân, viết 2 hai phép chia theo mẫu...
- M : 4 x 2 = 8. 
 8 : 2 = 4
 8 : 4 = 2
- HS tự làm-3 hs lên bảng làm - nx
- HS lên bảng làm - Lớp làm vở. 
- Nx 
- HS nghe nhận xét, dặn dò.
	 Kể chuyện.
T 22. Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
*Biết dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. 
- HS biết đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. 
* HS biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung
- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
* Rèn cho HS kỹ năng nghe: HS có khả năng theo dõi bạn kể
* HS biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
* Giáo dục HS yêu thích kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng ghi các gợi ý tóm tắt của từng đoạn truyện. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
1. KTBC:
- GV cho HS nối tiếp nhau kể câu chuyện : " Chim sơn ca và bông cúc trắng", nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV cho HS khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét chốt lại , cho điểm vào bài.
2. Dạy – học bài mới:
a. Giới thiệu bài- ghi bảng:
b. Hướng dẫn lời kể từng đoạn truyện:
* Đặt tên cho từng đoạn chuyện: 
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
 - Bài tập cho ta mẫu như thế nào?. 
 - Vậy theo em tên của từng đoạn chuyện phải thể hiện điều gì?. 
 - Yêu cầu HS chia thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS - cùng đọc lại chuyện và thảo luận.
 - Gọi các nhóm trình bày ý kiến. 
 - Nhận xét - đánh giá. 
* Kể lại từng đoạn chuyện: 
+ Bước 1: Kể trong nhóm.
+ Bước 2: Kể trước lớp.
- Gọi mỗi nhóm kể lại 1 nội dung.
- Khi HS kể - GV gợi ý nếu thấy HS còn lúng túng. 
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể nối tiếp nhau- Gọi HS nhận xét. 
- Gọi 4 HS kể lại chuyện theo hình thức phân vai.
- Gọi 1 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- Nhận xét - cho điểm từng HS. 
- Bình chọn HS, nhóm kể hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
* Nêu ý nghĩa câu chuyện?
- GV nhận xét giờ học.
- 2 HS nối tiếp kể câu chuyện
"Chim sơn ca và bông cúc trắng”
nêu ý nghĩa câu chuyện.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- HS nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- Đặt tên cho t/đoạn câu chuyện.
- HS đọc mẫu.
- ...Phải thể hiện được nội dung của đoạn chuyện.
 - HS làm việc theo mhóm. 
- HS nêu tên cho từng đoạn chuyện.
- Mỗi nhóm 4 HS kể. 
- Các nhóm cử đại diện kể chuyện.
- Các nhóm khác nhận xét. 
- 4 HS kể nối tiếp 1 lần. 
- Nhận xét bạn theo các tiêu chí.
- HS kể theo 4 vai: Người dẫn chuyện, gà rừng, chồn, bác thợ săn. 
 - 1 HS kể toàn bộ câu chuyện, lớp theo dõi - nhận xét. 
- HS thực hành thi kể chuyện.
- Cả lớp theo dõi , nhận xét bạn kể
- HS nghe.
- HS nêu,HS khác nx bổ sung.
Tự nhiên - xã hội 
T 22. Cuộc sống xung quanh(tiếp)
I- Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Hs biết kể tên 1 số nghề nghiệp và nói được những hoạt động sinh sống của người dân ở địa phương. 
- Học sinh có ý thức gắn bó và yêu mến quê hương.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt, yêu quê hương đất nước.
II- Đồ dùng dạy học: GV :Tranh, ảnh trong SGK trang 45 - 47; 
 HS :1 số tranh ảnh về các nghề nghiệp (do Hs sưu tầm).
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 HĐ của GV
 HĐ của HS
1. KTBC :
- Nêu một số ngành nghề ở đồng bằng? 
- Nhận xét bổ xung
2.Dạy- học bài mới :
* Giới thiệu.
- Gv nêu yêu cầu bài học.
* Hoạt động 1: Hoạt động cặp đôi.
- Gv hỏi:Kể tên một số ngành nghề ở thành phố mà em biết?
- Gv gọi HS nhận xét bổ xung. 
- Gv kết luận.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Gv cho HS quan sát và thảo luận các câu hỏi.
-Mô tả những gì nhìn thấy trong hình vẽ?
-Nói tên ngành nghề của người dân trong hình vẽ đó?
GV nhận xét ,kết luận .
*Hoạt động 3:Liên hệ thực tế.
-Với nông thôn.
- GV yêu cầu thảo luận cặp đôi.
- Bạn hãy cho biết bạn đang sống ở huyện nào?
- Những người dân nơi bạn sống làm nghề gì?
- Nhận xét bổ xung.
3- Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời.
HS hoạt động cặp đôi.
HS trả lời:
Công an,bộ đội,công nhân,
Thành phố có nhiều nghề khác nhau.
HS thảo luận nhóm.
HS quan sát kể lại những nội dung hình và trình bày.
- Nhận xét bổ xung.
Ngành nghề của những người dân ở nông thôn .
- Hs trả lời
- HS thảo luận và phát biểu ý kiến.
Cá nhân phát biểu ý kiến.
Nêu ghi nhớ của bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docThu 3(sang) - Tuan 22.doc