Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 20 - Thứ 3 (buổi sáng)

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 20 - Thứ 3 (buổi sáng)

Toán

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu: Giúp học sinh :

 - Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 2,3.

 - Áp dụng bảng nhân 3 để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân.

 - Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt .

 II. Đồ dùng dạy học: GV :Viết sẵn nội dung bài tập 5 lên bảng.

 HS : Bảng con .

III. Các hoạt động nội dung dạy học chủ yếu:

 

doc 4 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 20 - Thứ 3 (buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ ba ngày 13 tháng 1 năm 2009
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 2,3.
 - áp dụng bảng nhân 3 để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân.
 - Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt .
 II. Đồ dùng dạy học: GV :Viết sẵn nội dung bài tập 5 lên bảng.
 HS : Bảng con .
III. Các hoạt động nội dung dạy học chủ yếu:
 HĐ của GV
 HĐ của HS
1. KTBC :
- Đọc thuộc lòng bảng nhân 3.
- Hỏi HS về kết quả của 1 phép nhân bất kì trong bảng. 
2.Dạy- học bài mới :
a. GTB :
b. Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1: Bài tập yêu cầu làm gì?
Viết lên bảng: 3 x 3= 
 - Phải điền mấy vào ô trống? Vì sao?
 - Yêu cầu HS đọc phép tính sau khi đã điền số. Yêu cầu HS làm tiếp bài tập.
 - Gọi HS đọc chữa bài.
 - Nhận xét cho điểm HS.
Bài 2: 
- GV hướng dẫn HS cách làm. Yêu cầu HS tự làm bài.
 - Gọi HS đọc chữa bài
Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài.
 - Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
 - Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Tiến hành tương tự bài tập 3
Bài 5: Bài tập yêu cầu điều gì?
- Gọi HS đọc dãy số thứ nhất?
- Dãy số này có đặc điểm gì?
- Vậy điền số nào vào sau số 9? Vì sao? 
 -Yêu cầu HS tự làm tiếp bài.
- GV nx – kl .
3.Củng cố dặn dò: 
- Tổ chức cho HS thi đọc t/ lòng bảng nhân 3
-2 HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 3.
 -HS lớp nhận xét.
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- HS theo dõi.
- Điền 9vào ô trống vì 3 x 3 = 9 - Đọc theo yêu cầu của GV.
- Làm bài.
- Đọc, chữa bài
- HS tự làm bài vào vở 
- 1 HS đọc bài làm - lớp theo dõi , nhận xét.
- Viết tiếp số vào dãy số.
- Đọc: ba, sáu, chín...
- Các số đứng liền nhau hơn kém nhau 3 đơn vị.
- Điền số 12 vì: 9 + 3 = 12.
- HS làm tiếp bài, đọc chữa bài.
- H/s thi đọc thuộc lòng bảng nhân 3 .
 Kể chuyện.
 Ông Mạnh thắng thần Gió.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - HS biết sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo thứ tự câu chuyện.
 - Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại đợc từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
 - Đặt tên khác phù hợp với nội dung chuyện, biết nghe và nhận xét lời bạn kể
 - Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt .
II. Đồ dùng dạy học: GV :- 4 tranh minh hoạ truyện trong SGK.
 HS : Sgk ,
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng phân vai dựng lại câu chuyện" Chuyện bốn mùa"
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS kể chuyện.
* Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng ND câu chuyện.
 - Gọi HS đọc yêu cầu BT1.
 - Treo tranh cho HS quan sát tranh.
 - Hỏi HS về từng ND của từng bức tranh.
 - Hãy sắp xếp lại thứ tự các bức tranh cho đúng ND câu chuyện
- Nhận xét , bổ sung.
*Kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện.
 - GV chia HS từng các nhóm cho HS tập kể lại chuyện trong nhóm.
 - Tổ chức cho HS thi kể.
 - Nhận xét tuyên dơng nhóm kể tốt.
* Đặt tên khác cho câu chuyện.
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận đặt ra các tên gọi cho câu chuyện.
- Nhận xét , bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS kể lại chuyện cho gia đình nghe.
- 6 HS lên bảng phân vai dựng lại câu chuyện "Chuyện bốn mùa".
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
- HS sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng ND câu chuyện
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS quan sát tranh.
- Trả lời về nội dung từng tranh theo yêu cầu của GV.
 - Một HS lên bảng sắp xếp lại thứ tự các bức tranh 4, 2, 3, 1
 - HS tập kể lại câu chuyện trong nhóm.
- HS thi kể.
 - Các nhóm cử đại diện thi kể.
- Các nhóm thảoluận - phát biểu.
 VD: Bạn của ông Mạnh...
- Nhận xét , bổ sung.
 Chính tả(nghe – viết)
 Gió
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - HS nghe và viết lại chính xác bài thơ " Gió"
 - Trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ với 2 khổ thơ.
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s / x, iêt/ iêc.
 - Giáo dục học sinh ý thức viết đúng chính tả, đẹp .
II. Đồ dùng dạy học: GV :- Bảng phụ viết sẵn ND bài tập 2.
 HS : Bảng con , vở .
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 HĐ của GV
 HĐ của HS
1. KTBC :
- Gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con:
- Chiếc lá, quả na, lặng lẽ, cái nón, no nê
2.Dạy- học bài mới :
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS viết chính tả.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị.
 - Gọi 3 HS lần lượt đọc bài thơ.
 - Hãy nêu những ý thích và hoạt động của gió được nhắc trong bài thơ?
 - Bài viết có mấy khổ thơ?
 - Mỗi khổ thơ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
- Khi trình bày bài thơ chúng ta phải chú ý gì?
- Hãy tìm trong bài.
 + Các chữ bắt đầu bởi r, d, gi?
 + Các chữ có dấu hỏi, dấu ngã?
 + GV đọc lại các tiếng trên cho HS viết
 + GV chỉnh sửa lỗi.
*Viết bài: GV đọc cho HS viết bài.
* Soát lỗi, Chấm bài
c.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài.
 - Cho HS thi làm bài nhanh.
Bài 2: - Hướng dẫn HS làm bài dưới hình thức trò chơi đố vui: Hai HS ngồi cạnh nhau làm thành một cặp chơi.
3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - Dặn HS hoàn thành bt.
-2 HS lên bảng lớp viết, HS lớp viết bảng con.
-Học sinh lắng nghe.
- Gọi 3 HS lần lượt đọc bài.
- Gió thích chơi thân với mọi nhà, cù khe khẽ anh mèo mớp, rủ đàn ong mật đến thăm hoa...
- Bài viết có 2 khổ thơ.
- Mỗi câu thơ có 7 chữ.
- Viết khổ thơ vào giữa trang giấy các chữ đầu dòng thơ thẳng hàng.
- Gió, rất, rủ, ru, diều.
- ở, khế, rủ, bông, ngủ, quả.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài theo lời đọc của GV.
- Soát lỗi- ghi lỗi sai ra lề vở.
- Gọi 2 HS làm bài trên bảng lớp.
 - Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS chơi trò chơi thi tìm từ.
HS nghe nhận xét, dặn dò.
Tự nhiên - xã hội .
An toàn khi đi các phương tiện giao thông
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Nhận xét 1 số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
- Một số quy định khi đi các phơng tiện giao thông.
- Chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV :Hình vẽ trong SGK trang 42, 43; chuẩn bị 1 số tình huống cụ thể khi đi các 
phương tiện giao thông ở địa phương mình.
- HS : sgk
III. Hoạt động dạy học:
 HĐ của GV
 HĐ của HS
1. KTBC :
- Kể tên các đường giao thông.
- GV nx – cho điểm .
2.Dạy- học bài mới :
* Giới thiệu-ghi bài. 
* Hoạt động 1: Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
- GV hướng dẫn hs quan sát tranh trang 42 và thảo luận .
 +Tranh vẽ gì ? 
 + Điều gì có thể xảy ra?
 - GV tổng kết ý kiến hs. 
 - GV kết luận.
* Hoạt động 2: Biết một số qui định khi đi một số phương tiện giao thông.
- GV hướng dẫn hs quan sát tranh trang43 và hỏi:
 + Hành khách đang làm gì? 
 + Họ lên, xuống ô tô như thế nào?
- GV nhận xét.
- GV kết luận 
- GV đọc phần ghi nhớ.
3. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- GV dặn HS về học bài.
- HS trả lời.
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- HS nhận xét – bổ sung.
- Hs quan sát ảnh và thảo luận theo nhóm.
- HS trả lời câu hỏi. 
- HS trả lời-nhận xét bổ sung.
- HS nêu một số điểm cần lưu ý khi đi xe buýt.
- HS nêu phần ghi nhớ.
- Học sinh ghi bài
- HS chuẩn bị giờ sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docThu 3(sang) - Tuan 20.doc