I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý trong tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Phần thưởng.
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2. Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ câu chuyện (phóng to).
- Bảng phụ viết sẵn lời gợi ý nội dung từng tranh.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Môn: Kể chuyện. Ngày soạn: Ngày dạy: Tên bài soạn: Phần thưởng Tiết:2 Tuần:2 Lớp: Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý trong tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Phần thưởng. - Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 2. Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ câu chuyện (phóng to). - Bảng phụ viết sẵn lời gợi ý nội dung từng tranh. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng. Ghi chú 5 phút 1 phút 18 phút 5 phút 4 phút 3 phút A. Kiểm tra bài cũ: - Kể lại câu chuyện : Có công mài sắt, có ngày nên kim. - Nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn kể chuyện. a) Kể từng đoạn theo tranh: Kể đoạn 1: Gợi ý: - Các việc tốt của Na. - Điều băn khoăn của Na. Kể đoạn 2: Gợi ý: - Các bạn của Na bàn bạc với nhau. - Cô giáo khen sáng kiến của các bạn. Kể đoạn 3: Gợi ý: - Lời cô giáo nói. - Niềm vui của Na, của các bạn và của mẹ. * Bước 1: Kể chuyện trong nhóm *Bước 2: Kể chuyện trước lớp 3. Hướng dẫn HS kể lại toàn bộ câu chuyện: Kể có kèm theo điệu bộ,ngữ điệu 4. Thi nói lại câu nói của cô giáo C. Củng cố- Dặn dò: - Trả lời câu hỏi về ý nghĩa của câu chuyện. - Nhận xét kết quả tiết học. - Dặn dò: * Kiểm tra- Đánh giá: - 3 HS lên bảng tiếp nối nhau kể hoàn chỉnh câu chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim. - 1 HS nêu lên điều câu chuyện muốn nói.(làm gì cũng phải kiên trì nhẫn nại) - GV nhận xét, đánh giá. - GV giới thiệu và ghi bảng. “ Chúng ta đã được học bài tập đọc Phần thưởng rồi. Tiết học kể chuyện này sẽ giúp các con kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Phần thưởng. Chúng ta sẽ xem trong tiết học này ai sẽ là người kể chuyện hay nhất và ai sẽ là người nghe bạn kể chuyện tốt”. * Quan sát- Thảo luận – Thực hành - HS đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS quan sát 3 bức tranh (ứng với nội dung của 3 đoạn), nói vắn tắt nội dung mỗi tranh. - HS đọc thầm gợi ý ở mỗi đoạn. - HS tập kể nối tiếp từng đoạn truyện theo nội dung từng tranh. Hết 1 lượt lài quay lại từ đoạn 1, nhưng đổi người kể. Sau khi mỗi HS kể, các bạn khác nhận xét. - Các nhóm cử các đại diện chuẩn bị tham gia trình bày trươc lớp - Đại diện từng nhóm kể lại từng đoạn của câu chuyện. - 1 hoặc 2 nhóm cử 3 bạn kể nối tiếp nhau 3 đoạn. - Sau khi mỗi HS kể chuyện, cả lớp và GV nhận xét về nội dung, diễn đạt, cách thể hiện. - Nếu HS lúng túng, GV có thể đặt 1 số câu hỏi gợi ý: Đoạn 1: + Na là cô bé ntn? + Các bạn trong lớp đối xử với Na ntn? + Bức tranh 1 vẽ gi? + Na còn làm những việc gì tốt nữa? + Vì sao Na buồn? Đoạn 2: + Cuối năm học, các bạn bàn tán về điều gì? + Lúc đó Na làm gì? + Các bạn Na thầm thì bàn tán điều gì? + Cô giáo nghĩ thế nào về sáng kiến của các bạn. Đoạn 3: + Phần đầu buổi lễ phát phần thưởng diễn ra ntn? + Có điều gì bất ngờ trong buổi lễ ấy? + Khi Na được nhận phần thưởng, Na, các bạn và mẹ Nam vui mừng ntn? - 3 HS nối tiếp nhau kể từ đầu đến cuối câu chuyện. - 1 Hs kể lại toàn bộ câu chuyện. - Sau khi mỗi HS kể, cả lớp nhận xét về nội dung, diễn đạt và cách thể hiện. - 3, 4 HS thi nói lại lời cửa cô giáo. Cả lớp nhận xét. GV nhận xét - ý nghĩa của câu chuyện? - Khen ngợi những nhóm làm việc tích cực, những HS kể chuyện hay. - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .
Tài liệu đính kèm: