Thiết kế bài dạy lớp 2, tuần 19 - Môn Tập làm văn - Tiết 19, 20: Đáp lời chào, lời tự giới thiệu

Thiết kế bài dạy lớp 2, tuần 19 - Môn Tập làm văn - Tiết 19, 20: Đáp lời chào, lời tự giới thiệu

I.Mục tiêu:

1. Rèn kỹ năng nghe và nói: Nghe và biết đáp lại lời chào, lời tự giới thiệuphù hợp với tình huống giao tiếp.

2. Rèn kỹ năng viết: Điền đúng các lời đáp vào chỗ trốngtrong đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giới thiệu.

II.Đồ dùng dạy học:

 - Tranh vẽ phóng to minh hoạ hai tình huống trong SGK.

 - Vở BTTV in.

 - Bút dạ và 4 tờ giấy to để HS làm bài 3.

 

doc 4 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 2520Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2, tuần 19 - Môn Tập làm văn - Tiết 19, 20: Đáp lời chào, lời tự giới thiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tập làm văn Thứ năm ngày 15 tháng 1 năm 2004
Lớp: 2
Tiết 19- Tuần: 19
Tên bài dạy: Đáp lời chào, lời tự giới thiệu
I.Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nghe và nói: Nghe và biết đáp lại lời chào, lời tự giới thiệuphù hợp với tình huống giao tiếp.
2. Rèn kỹ năng viết: Điền đúng các lời đáp vào chỗ trốngtrong đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giới thiệu.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Tranh vẽ phóng to minh hoạ hai tình huống trong SGK.
 - Vở BTTV in.
 - Bút dạ và 4 tờ giấy to để HS làm bài 3.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung
Phương pháp
Hình thức dạy học
Ghi chú
5'
1’
30’
1'
Kiểm tra việc chuẩn cbị sách vở của HS.
Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
ở HKI, các em đã được học cách chào và tự giới thiệu. Bài hôm náỹe dạy các em cách đáp lời chào, lời tự giới thiệu của người khác như thế nào cho lịch sự, có văn hoá.
b.Thực hành- Luyện tập;
Bài tập 1: 
Chị phụ trách: Chào các em.
Các bạn nhỏ: Chúng em chào chị ạ! 
Chị phụ trách: Chị tên là Hương. Chị được cử phụ trách Sao của các em.
Các bạn nhỏ: Ôi, thích quá! Chúng em mời chị vào lớp ạ! (Thế thì hay quá! Chúng em mời chị vào lớp ạ!
Bài tập 2: 
a)Nếu bố mẹ có nhà: 
- Cháu chào chú ạ! Chú chờ bố mẹ cháu một chút, cháu lên gọi bố mẹ cháu xuống ngay ạ. ( Cháu chào chú ạ! Cháu mời chú vào trong nhà, bố mẹ cháu có nhà đấy ạ.).
b) Nếu bố mẹ không có nhà: 
- Cháu chào chú ạ! Tiếc quá, bố mẹ chái đi vắng rồi ạ. Chú có nhắn bố mẹ cháu điều gì không ạ? (Cháu chào chú ạ! Chú ơi, bố mẹ cháu đi vắng rồi ạ. Lát nữa chú quay lại có được không ạ?; cháu chào chú ạ! Bố mẹ cháu đi vắng rồi, chú tên là gì ? Lát bố cháu về cháu sẽ nói lại với bố cháu.)
Bài tập 3: 
- Mẹ Sơn: Chào cháu.
+ Cháu chào cô ạ. Thưa cô, cô hỏi ai ạ?
- Cháu cho cô hỏi, đây có phải nhà bạn Nam không?
+ Dạ, đúng đấy ạ! Cháu là Nam đây ạ. (Vâng, cháu là Nam đây ạ.)
- Tốt quá! Cô là mẹ bạn Sơn đây.
+ Thế ạ? Cháu mời cô vào trong nhà ạ! ( A, cô là mẹ bạn Sơn ạ?) Thưa cô, cô có việc gì bảo cháu ạ?
- Sơn bị sốt. Cô nhờ cháu chuyển giúp cô lá đơn xin phép cho Sơn nghỉ học. 
+ Vâng ạ!
3.Củng cố- dặn dò:
Nhớ thực hành nói lời đáp thể hiện phép lịch sự, có văn hoá.
* Kiểm tra- đánh giá
- 2 học sinh cùng bàn kiểm tra chéo nhau việc chuẩn bị sách vở của bạn , nếu bạn không mang hoặc không bọc, không dán nhãn thì báo các để GV có thể giúp cách khắc phục.
* luyện tập - thực hành
- GV nêu yêu cầu tiết học rồi ghi tên bài lên bảng.
*Thực hành.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1, HS quan sát từng tranh, đọc lời của chị phụ trách trong 2 tranh. 
- GV yêu cầu 2 HS cùng bàn thực hành đối đáp theo hai tranh trước lớp. GV gợi ý cho HS cần nói lời đáp với thái độ lịch sự, lễ độ vui vẻ. Sau mỗi nhóm làm, HS nhóm khác và GV nhận xét, bổ sung.
- Bình chọn nhóm biết đáp lời giới thiệu đúng nhất.
Bài 2, GV yêu cầu HS làm miệng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.Cả lớp đọc thầm lại.
- GV yêu cầu HS suy nhĩ kĩ về tình huống đưa ra: Một người lạ mà em chưa bao giờ gặp đến nhà em, gõ cửa và tự giới thiệu là bạn của bố em đến thăm bố mẹ em. Em sẽ nói thế nào, xử sự như thế nào (trong trường hợp bố mẹ em có nhà và trường hợp bố mẹ em không có nhà)?
- HS thực hành đối đáp theo cặp theo 2 trường hợp, GV và HS nhận xét,
- GV lưu ý trường hợp bố mẹ không có nhà thì HS tuyệt đối không được mời vào nhà vì người lạ đó có thể là kẻ xấu, lợi dụng lòng tin của mình để vào nhà ăn trộm tài sản.
Bài 3 (Viết).
- HS đọc yêu cầu rồi làm vào vở. 
- GV yêu cầu HS đọc bài viết đối thoại những câu mình đã ghi trong vở. 
- HS và Gv nhận xét rồ bình chọn những lời đáp lịch sự nhất. 
GV nhận xét tiết học và nhắc HS về nhà thực hành giao tiếp thể hiện phép lịch sự, có văn hoá.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................
Môn: Tập làm văn Thứ năm ngày 29 tháng 1 năm 2004
Lớp: 2
Tiết: 20 - Tuần: 20
Tên bài dạy: Tả ngắn về bốn mùa
I.Mục tiêu:
1. Đọc đoạn văn Xuân về, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc. 
2. Dựa vào gợi ý, viết được một đoạn văn đơn giản từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè. 
II.Đồ dùng dạy học:
 - Tranh vẽ phóng to một số cảnh về mùa hè.
 - Vở BTTV in.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1’
30’
1'
1.Kiểm tra bài cũ:
Thực hành đối đáp lời chào, lời tự giới thiệu.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
Trong tiết tập làm văn hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu cách tả mùa xuân trong một đoạn văn của nhà văn Tô Hoài. Sau đó chúng ta sẽ luyện viết một đoạn văn tả về mùa hè. 
b.Thực hành- Luyện tập;
Bài tập 1: 
a) Những dấu hiệu báo mùa xuân đến: 
+ Đầu tiên , từ trong vườn: thơm nức mùi hương của các loài hoa (hoa hồng, hoa huệ).
+ Trong không khí: không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo (của mùa đông), thay vào đó là thứ không khí đầy hương thơm và ánh nắng mặt trời.
+ Cây cối thay áo mới: cây hồng bì cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi; các cành cây đều lấm tấm mầm xanh; những cành xoan khẳng khiu đang trổ lá, sắp buông toả những tán hoa sang sáng, tim tím; rặng râm bụt sắp có nụ.
b) Tác giả đã quan sát bằng cách: 
+ Ngửi: mùi hương thơm nức của các loài hoa; hương thơm của không khí đầy ánh nắng (thay cho mùi hơi nước lạnh lẽo mùa đông).
+ Nhìn: ánh nắng mặt trời, cây cối đang thay màu áo mới.
GV: Để tả được quang cảnh đầu xuân, nhà văn Tô Hoài đã quan sát rất tinh tế, sử dụng nhiều giác quan khi quan sát. Nhờ vậy ông đã viết đựơc đoạn văn tả mùa xuân rất ngắn gọn mà thú vị, độc đáo. Chúng ta muốn tả được cảnh xung quanh cũng cần học qua sát.
Bài tập 2: Dựa vào các câu hỏi gợi ý, viết một đoạn văn ngắn tả cảnh mùa hè.
Ví dụ: Khi bạn nghe thấy tiếng ve kêu thì mùa hè đã đến. Vào mùa hè, trời nắng chang chang, thời tiết rất nóng. Nắng mùa hè làm cho cây cối thi nhau ra trái ngọt, hoa thơm. Mùa hè đến, hoa phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Các bạn học sinh được nghỉ hè, được đi nghỉ mát cùng bố mẹ rồi tha hồ vùng vẫy trong làn sóng biển biếc xanh. Mùa hè đối với em thật thú vị.
3.Củng cố- dặn dò:
Về nhà đọc đoạn văn đã viết ở lớp cho bố mẹ nghe.
* Kiểm tra - đánh giá
GV kiểm tra 2 cặp HS thực hành đối đáp(nói lời chào, lời tự giới thiệu). 
- HS1 đóng vai ông đến trường xin phép nghỉ học cho cháu; HS2 đóng vai lớp trưởng đáp lời chào của ông và nói chuyện với ông. 
- HS1 đóng vai bạn nhỏ ở nhà một mình; HS2 đóng vai chú thợ mộc giới thiệu là đến sửa cái bàn theo yêu cầu của bố mẹ. 
* luyện tập - thực hành
- GV nêu yêu cầu tiết học rồi ghi tên bài lên bảng.
*Thực hành.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1, HS trao đổi theo cặp rồi trả lời, GV và HS khác nhận xét.
a) Những dấu hiệu báo mùa xuân đến?
b) Tác giả đã quan sát bằng cách nào?
GV kết luận.
Bài 2, GV yêu cầu 1HS đọc yêu cầu của bài, các HS khác đọc thầm. 
- GV nhắc HS viết đoạn văn bằng cách bám sát theo 4 câu hỏi gợi ý cuối bài. 
- HS làm vào vở Bài tập Tiếng Việt.
- Nhiều HS đọc đoạn văn mình vừa viết, GV và các HS khác nhận xét.
GV nhận xét tiết học và nhắc HS bài tập về nhà .
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................

Tài liệu đính kèm:

  • docTaplamvan19-20.doc