Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 34

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 34

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

- Đọc rành mạch toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

 - Hiểu ND: Tấm lòng nhận hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với Bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi ( trả lời được các CH 1, 2, 3, 4). HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5.

 - KNS: Giao tiếp; thể hiện sự cảm thông; Ra quyết định.

 II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh họa trong bài tập đọc.

- Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.

- Một số các con vật nặn bằng bột.

 

doc 25 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1008Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày ........ tháng 5. năm 2012 
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 100 + 101 	Bài: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS: 
- Đọc rành mạch toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu ND: Tấm lòng nhận hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với Bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi ( trả lời được các CH 1, 2, 3, 4). HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5. 
- KNS: Giao tiếp; thể hiện sự cảm thông; Ra quyết định.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa trong bài tập đọc.
- Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
- Một số các con vật nặn bằng bột.
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.
2. Kiểm tra:
- Gọi học sinh đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung bài Lượm.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
 - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HDHS luyện đọc
- Hát đầu giờ.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- HDHS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó.
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo câu.
- HS đọc nối tiếp theo câu.
+ HDHS đọc từ khó: Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. GV ghi lên bảng và HDHS luyện đọc đúng.
- HS luyện đọc từ khó cá nhân: bột màu, nặn, Thạch Sanh, sặc sỡ, suýt khóc, cảm động, món tiền, hết nhẵn hàng,...
- HDHS luyện đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa từ khó.
+ Gợi ý HS chia đoạn.
- HS chia 3 đoạn.
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
+ HDHS đọc câu khó kết hợp giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc ngắt, nghỉ hơi ở các câu:
+ Tôi suýt khóc/ nhưng cố tỏ ra bình tĩnh.//
+ Bác đừng về./ Bác ở đây làm đồ chơi/ bán cho chúng cháu.// (giọng cầu khẩn).
+ Nhưng độ này/ chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.// (giọng buồn).
+ Cháu mua/ và sẽ rủ bạn cháu cùng mua.// (giọng sôi nổi).
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
+ HDHS giải nghĩa từ, yêu cầu HS đọc chú giải cuối bài.
- 1 HS đọc chú giải cuối bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc theo cặp.
Tổ chức cho HS thi đọc theo nhóm, cá nhân.
- HS thi đọc theo nhóm, cá nhân.
- Nhận xét, đánh giá.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh
- Lớp đọc đồng thanh.
Tiết 2
HĐ 3. HDHS tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- HS đọc thầm đoạn, bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- Bác Nhân làm nghề gì?
- Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè.
- Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào?
- Các bạn xúm đông lại, ngắm nghía, tò mò xem bác nặn.
- Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế?
- Vì bác nặn rất khéo: ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con vịt, con gà,... sắc màu sặc sỡ.
- Vì sao Bác Nhân định chuyển về quê?
- Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, không ai mua đồ chơi bằng bột nữa.
- Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi bác Nhân định chuyển về quê? 
- Bạn suýt khóc, cố tỏ ra bình tĩnh để nói với bác: Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
- Thái độ của bác Nhân ra sao?
- Bác rất cảm động.
- Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng?
- Bạn đập con lợn đất, đếm được mười nghìn đồng, chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua đồ chơi của bác.
- Hành động của bạn nhỏ cho con thấy bạn là người thế nào?
- Bạn rất nhân hậu, thương người và luôn muốn mang đến niềm vui cho người khác./ Bạn rất tế nhị./ Bạn hiểu bác hàng xóm, biết cách an ủi bác./
- Thái độ của bác Nhân ra sao?
- Bác rất vui mừng và thêm yêu công việc của mình.
- Qua câu chuyện con hiểu điều gì?
- Cần phải thông cảm, nhân hậu và yêu quý người lao động.
- Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng?(HSKG)
- Cảm ơn cháu rất nhiều./ Cảm ơn cháu đã an ủi bác./ Cháu tốt bụng quá./ Bác sẽ rất nhớ cháu./...
- Bạn nhỏ trong truyện rất thông minh, tốt bụng và nhân hậu đã biết an ủi, giúp đỡ động viên bác Nhân.
- Lắng nghe và nhắc lại.
HĐ 4. HDHS luyện đọc lại
- GV đọc mẫu lần 2.
- Gợi ý HS nêu cách đọc toàn bài.
- Gợi ý HS nêu cách đọc từng đoạn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- Nêu cách đọc:
+ Giọng kể: nhẹ nhàng, tình cảm.
+ Giọng bác bán hàng: trầm buồn khi than phiền độ này chẳng mấy ai mua đồ chơi của bác; vui vẻ khi cho rằng vẫn còn nhiều trẻ thích đồ chơi của bác.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc cá nhân, nhóm.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò.
- Gọi học sinh lên đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé).
- Học sinh lên đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé).
- Con thích nhân vật nào? Vì sao?
- Con thích cậu bé vì cậu là người nhân hậu, biết chia sẻ nỗi buồn với người khác.
- Con thích bác Nhân vì bác có đôi bàn tay khéo léo, nặn đồ chơi rất đẹp.
- Dặn học sinh về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và thực hiện.
 Môn: TOÁN
Tiết 166 	 Bài: ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
 (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
- Thuộc bảng nhân và bảng chia 2,3,4,5 để tính nhẩm.
- Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học.)
- Biết giải bài toán có một phép chia.
- Nhận biết một phần mấy của một số.
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Yêu cầu 2 HS lên bảng chữa bài 5.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
 - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
- Hỏi: khi biết 4 x 9 = 36 có thể ghi ngay kết quả của 36 : 4 không? Vì sao?
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 2:
- Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài.
- Nhận xét bài làm của HS và cho điểm.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Có tất cả bao nhiêu bút chì màu?
- Chia đều cho 3 nhóm nghĩa là chia ntn?
- Vậy để biết mỗi nhóm nhận được mấy chiếc bút chì màu ta làm như thế nào?
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 5: Khuyến khích HSKG.
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hỏi: 4 cộng mấy thì bằng 4?
- Vậy điền mấy vào chỗ trống thứ nhất.
- Khi cộng hay trừ một số nào đó với 0 thì điều gì sẽ xảy ra?
- Khi lấy 0 nhân hoặc chia cho một số khác thì điều gì sẽ xảy ra?
4. Củng cố, dặn dò.
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau.
- Chuẩn bị: Ôn tập về đại lượng.
- 2 HS lên bảng chữa bài, bạn nhận xét.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
- Làm bài vào vở bài tập. 4 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi HS chỉ đọc 1 phép tính.
- Có thể ghi ngay kết quả 36:4=9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- 1 HS đọc đề bài.
- Có tất cả 27 bút chì màu.
- Nghĩa là chia thành 3 phần bằng nhau.
- Ta thực hiện phép tính chia 27: 3
Bài giải.
Số bút chì màu mỗi nhóm nhận được là:
	27 : 3 = 9 (chiếc bút)
	 Đáp số: 9 chiếc bút.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.
- 0 cộng 4 bằng 4.
- Điền 0.
- Tự làm các phần còn lại.
- Khi cộng hay trừ một số nào đó với 0 thì kết quả là chính số đó.
- Khi 0 nhân hoặc chia cho một số khác thì kết quả vẫn bằng 0.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 34 	Bài: THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ II VÀ CUỐI NĂM
I. Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
- HS nắm được các bài đạo đức đã học trong học kì II.
- Vận dụng và thực hành kĩ năng hành vi đạo đức đã học. Hiểu được quyền và trách nhiệm của người HS.
- Có thái độ phù hợp với từng tình huống giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Chuẩn bị một số nội dung câu hỏi trong phiếu học tập.
III-Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của học sinh.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài thực hành.
HĐ 1: Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HDHS hệ thống các bài Đạo đức đã học. 
- GV cho HS nêu các bài đạo đức đã học trong học kì II.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
HĐ 2. Thảo luận nhóm, xử lý tình huống. 
- GV chia nhóm và hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm 3 các tình huống là các bài tập ở từng bài đã học.
- GV giao phiếu thảo luận cho các nhóm: HS các nhóm đọc nội dung phiếu, đọc các tình huống và cử nhóm trưởng điều khiển nhóm mình trao đổi, thảo luận theo nội dung của phiếu (có thể giải quyết các tình huống bằng tiểu phẩm).
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV quan sát, hướng dẫn các nhóm còn lúng túng.
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận, tuyên dương nhóm hoạt động tích cực.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV cùng HS củng cố bài, GV nhận xét giờ học.
- Nhắc học sinh chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Thực hiện theo HD của GV.
- Cùng GV nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận các tình huống GV nêu trong phiếu.
- Trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- Cùng GV nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, cùng GV bình chọn.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ ba ngày ........ tháng 5. năm 2012 
Môn: CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
Tiết 67 	Bài: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
-Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện Người làm đồ chơi. 
-Làm được bài tập (2) a/b.
-Giáo dục cho học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.
2. Kiểm tra:
- 3 HS lên bảng tìm các tiếng chỉ khác nhau âm đầu s/ x , ch/ tr.
- Nhận  ... 
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài 3.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
- Chỉ từng hình vẽ trên bảng và yêu cầu HS đọc tên của từng hình.
Bài 2:
- Cho HS phân tích để thấy hình ngôi nhà gồm 1 hình vuông to làm thân nhà, 1 hình vuông nhỏ làm cửa sổ, 1 hình tứ giác làm mái nhà, sau đó yêu cầu các em vẽ hình vào vở bài tập.
Bài 3: Khuyến khích HSKG.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Vẽ hình phần a lên bảng, sau đó dùng thước để chia thành 2 phần, có thể thành hoặc không thành 2 hình tam giác, sau đó yêu cầu HS lựa chọn cách vẽ đúng.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm phần b.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 4:
- Vẽ hình của bài tập lên bảng, có đánh số các phần hình.
- Hình bên có mấy hình tam giác, là những tam giác nào?
- Có bao nhiêu hình tứ giác, đó là những hình nào?
- Có bao nhiêu hình chữ nhật, đó là những hình nào?
4. Củng cố, dặn dò.
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS lên bảng làm bài, bạn nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
- Đọc tên hình theo yêu cầu. 
- HS vẽ hình vào vở bài tập. 
- Đọc đề bài trong SGK.
- Lựa chọn cách vẽ và lên bảng vẽ.
- Làm bài.
 1	 2
 3	4
- Có 5 hình tam giác, là: hình 1, hình 2, hình 3, hình 4, hình (1 + 2)
- Có 5 hình tứ giác, là: hình (1 + 3), hình (2 + 4), hình (1 + 2 + 3), hình (1 + 2 + 4), hình (1 + 2 + 3 + 4).
- Có 3 hình chữ nhật, đó là: hình (1 + 3), hình (2 + 4), hình (1 + 2 + 3 + 4).
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: THỦ CÔNG
Tiết 34 	Bài: ÔN TẬP, THỰC HÀNH THI KHÉO TAY
LÀM ĐỒ CHƠI THEO Ý THÍCH
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS: 
- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng làm thủ công lớp 2. 
- Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học 
- Với học sinh khéo tay : Làm được ít nhất hai sản phẩm thủ công đã học.
- Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các hình mẫu : xúc xích, đồng hồ đeo tay.
- Giấy thủ công, vở.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Tiết trước học kĩ thuật bài gì ?
- Gọi HS lên bảng thực hiện kĩ thuật gấp, cắt, dán đã thực hiện ở tiết trước. 
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
 - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Kiểm tra.
- Nêu yêu cầu: “Em hãy gấp cắt dán một trong những sản phẩm đồ chơi đã học”.
+ Gấp, cắt dán xúc xích.
+ Đồng hồ đeo tay.
- Giáo viên cho HS quan sát các vật mẫu.
- Giáo viên nêu yêu cầu: sản phẩm nộp phải đúng kĩ thuật: nếp gấp sát và phẳng, cắt thẳng, dán cân đối, màu sắc hài hòa, trang trí đẹp mắt.
- Giáo viên theo dõi, gợi ý nhắc nhở học sinh còn lúng túng.
HĐ 3. Đánh giá.
- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét đánh giá.
- Hoàn thành tốt.
- Hoàn thành.
- Chưa hoàn thành.
(Với học sinh khéo tay: Làm được ít nhất hai sản phẩm thủ công đã học).
- Đánh giá sản phẩm của học sinh.
4. Củng cố, dặn dò.
- Gấp, cắt, dán các đồ chơi đã học ở nàh. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- 2 em lên bảng thực hiện.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và xác dịnh nhiệm vụ tiết học.
- Học sinh tự chọn một trong những nội dung đã học: xúc xích, đồng hồ đeo tay để làm bài.
- Quan sát.
- Học sinh thực hiện.
- HS theo dõi.
- Học sinh tự nhận xét sản phẩm của bạn.
- Hoàn thành tốt: cắt thẳng, thực hiện đúng quy trình, cân đối.
- Hoàn thành: Thực hiện tương đối so với hoàn thành tốt.
- Chưa hoàn thành: cắt không thẳng, không đúng quy định, chưa thành sản phẩm.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ sáu ngày ........ tháng 5 năm 2012 
Môn: CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
Tiết 68 	Bài: ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO
(Nghe - Viết)
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
-Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Đàn bê của anh Hồ Giáo. 
-Làm được bài tập (2) a/b.
-Giáo dục cho học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.
2. Kiểm tra:
2 HS lên bảng tìm và viết các từ có chứa âm tr/ ch.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
 - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HDHS nghe - viết.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài viết:
- Đọc mẫu.
- HDHS ghi nhớ nội dung đoạn viết.
+ Đoạn văn này nói về điều gì?
+ Những con bê đực có đặc điểm gì đáng yêu ?
+ Những con bê cái thì ra sao ?
*. HDHS cách trình bày.
+ Tìm tên riêng trong đoạn văn?
+ Những chữ nào phải viết hoa ?
* HDHS viết từ khó :
-Gợi ý HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết.
- Yêu cầu viết bảng con.
* Đọc cho HS viết chính tả:
- Yêu cầu đọc lại bài viết.
-Nhắc nhở HS về: Tư thế ngồi, cách cầm bút,...
- Đọc cho HS viết vào vở.
*. Đọc cho HS soát lỗi.
* Thu vở, chấm, chữa bài.
- Thu 7, 8 vở để chấm.
- Chấm, trả vở, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 2:
- Gọi HS thực hành hỏi đáp theo cặp.
 (1 HS đọc câu hỏi, một HS tìm từ)
- Nhận xét, sửa sai.
4. Củng cố, dặn dò.
- Về nhà chép lại bài cho đẹp hơn.
- Nhận xét tiết học.
- Hát đầu giờ.
- 2 HS lên bảng tìm và viết các từ có chứa âm tr/ ch.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- 2 học sinh đọc lại đoạn chép.
+ Đoạn văn nói về tình cảm của đàn bê với anh Hồ Giáo.
+Chúng chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên đuổi nhau.
+ Chúng rụt rè, nhút nhát như những bé gái.
+ Hồ Giáo,...
+ Những chữ đầu câu và tên riêng trong bài phải viết hoa.
- HS nêu và luyện viết đúng: Quấn quýt, quẩn vào chân, nhảy quẩng, rụt rè, quơ quơ.
 - Lớp viết bảng con từng từ.
- 2 HS đọc lại bài.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Nghe và nhớ cả câu, cả cụm từ rồi mới ghi vào vở.
- Soát lỗi, sửa sai bằng bút chì.
- Lắng nghe và sửa sai (nếu có).
- Học sinh đọc yêu cầu.
- HS 1: Chỉ nơi tập trung đông người mua bán.
- HS 2: Chợ.
* Tiến hành tương tự với các phần còn lại:
 a. Chợ- chờ- tròn.
 b. Bão- hổ- , rảnh rỗi, rỗi, ...
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP LÀM VĂN 
Tiết 34 	Bài: KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN
I. Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
-Dựa vài các câu hỏi gợi ý, kể được một vài nét về nghề nghiệp của người thân.
- Biết viết lại những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn, đơn giản, chân thật. 
- GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh ảnh giới thiệu một số nghề nghiệp.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Yêu cầu 3, 4 HS lên kể về một việc làm tốt của em hoặc bạn em.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HDHS làm bài tập.:
*Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Bài yêu cầu kể về gì?
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý để kể (không phải là trả lời câu hỏi).
- Yêu cầu 2, 3 HS kể về người thân của mình.
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 2.
- Yêu cầu viết lại các câu trả lời vào vở.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò.
- Qua bài các con đã biết kể ngắn về người thân, chúng ta thêm yêu quí nghề nghiệp của những người thân.
- Nhận xét tiết học.
- 3, 4 HS lên kể.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
* Hãy kể về một người thân của con (bố, mẹ, chú hoặc dì) theo các câu hỏi gợi ý.
- Bài yêu cầu kể về nghề nghiệp của người thân.
- Người thân có thể là bố, mẹ, chú, dì, cô, bác, ông, bà,
- HS kể về người thân.
Bố em là kỹ sư ở nhà máy bột sắn của tỉnh. Hằng ngày bố phải đi làm từ sáng sớm. Công việc của bố rất nặng nhọc, vất vả nhưng rất có ích vì không có bột sắn thì không có thức ăn cho gia xúc, gia cầm, không có nguyên liệu để chế biến mì chính (bột ngọt) được,....
- Nhận xét, bổ sung.
* Viết những điều đã kể ở bài tập 1 thành một đoạn văn ngắn kể về một người thân.
- Viết bài chú ý đặt câu đúng, sử dụng dấu chấm, dấu phảy đúng chỗ, biết nối kết các câu thành bài văn.
- 3,4 HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 170 	Bài: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
 (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
- Biết tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 21; bài 3.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
11. Ổn định tổ chức: 
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- 2 HS lên bảng làm bài 4.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
 - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc, sau đó làm bài và báo cáo kết quả.
Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
Bài 3:
- Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tứ giác, sau đó thực hành tính.
- Các cạnh của hình tứ giác có đặc điểm gì?
- Vậy chúng ta còn có thể tính chu vi của hình tứ giác này theo cách nào nữa?
Bài 4: Khuyến khích HSKG
- Cho HS dự đoán và yêu cầu các em tính độ dài của hai đường gấp khúc để kiểm tra.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 5: Khuyến khích HSKG thực hiện.
- Tổ chức cho HS thi xếp hình.
- Trong thời gian 5 phút, đội nào có nhiều bạn xếp hình xong, đúng thì đội đó thắng cuộc.
4. Củng cố, dặn dò.
- Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS (bài 4, 5).
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- 2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính.
 Bài làm
Chu vi hình tâm giác đó là:
30 + 15 + 35 = 80 (cm)
 Đáp số: 80 cm
- Chu vi của hình tứ giác đó là:
5cm + 5cm + 5cm + 5cm + = 20cm
- Các cạnh bằng nhau.
- Bằng cách thực hiện phép nhân 5cm x 4.
- Độ dài đường gấp khúc ABC dài: 5cm + 6cm = 11cm.
- Độ dài đường gấp khúc AMNOPQC dài là: 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 1cm = 11cm.
- HS kết luận.
- Lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34.doc