Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 16

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 16

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS:

-Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự nơi công cộng.

-Thực hiện giữ trật tự vệ sinh ở trường lớp, đường làng, ngõ xóm

*HSKG: Hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác.

- KNS: Hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng; thảo luận nhóm.

 

doc 26 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 885Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai 
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 16 	Bài: GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG
(tiết 1)
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS:
-Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. 
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự nơi công cộng.
-Thực hiện giữ trật tự vệ sinh ở trường lớp, đường làng, ngõ xóm
*HSKG: Hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác.
- KNS: Hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng; thảo luận nhóm.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Tranh. 
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
Kiểm tra các nội dung thực hành ở tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới 
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Quan sát tranh, nhận xét.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm.
+ Tình huống 1: Nam và các bạn lần lượt xếp hàng mua vé vào xem phim.
+ Tình huống 2: Sau khi ăn quà xong. Lan và Hoa cùng bỏ vỏ quà vào thùng rác.
+ Đi học về, Sơn và Hải không về nhà ngay mà còn rủ các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường.
+ Nhà ở tầng 4, Tuấn rất ngại đi đổ rác và nước thải, có hôm, cậu đổ cả một chậu nước từ trên tầng 4 xuống dưới.
-Kết luận: Cần phải giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
HĐ 3. Xử lí tình huống.
-Yêu cầu các nhóm quan sát tình huống ở trên bảng, sau đó thảo luận, đưa ra cách xử lí (bằng lời hoặc bằng cách sắm vai).
+ Tình huống:
1.Mẹ bảo Lan mang rác ra đầu ngõ đổ. Lan định mang rác ra đầu ngõ nhưng em lại nhìn thấy một vài túi rác trước sân, mà xung quanh lại không có ai.
- Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì?
2. Đang giờ kiểm tra, cô giáo không có ở lớp, Nam đã làm bài xong nhưng không biết mình làm có đúng không. Nam rất muốn trao đổi bài với các bạn xung quanh.
- Nếu em là Nam, em có làm như mong muốn đó không? Vì sao?
- GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm HS. 
* Kết luận: Chúng ta cần phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ở mọi lúc, mọi nơi.
HĐ 4. Thảo luận cả lớp.
-Đưa ra câu hỏi: Lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là gì?
- Yêu cầu: Cả lớp thảo luận trong 2 phút sau đó trình bày.
- GV ghi nhanh các ý kiến đóng góp của HS lên bảng (không trùng lặp nhau).
* Kết luận: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là điều cần thiết. Giữ vệ sinh nơi công cộng giúp cho công việc của con người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ.
4. Củng cố, dặn dò 
-Yêu cầu HS về nhà làm phiếu điều tra và ghi chép cẩn thận để Tiết 2 báo cáo kết quả.
- Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Các nhóm HS, thảo luận và đưa ra cách giải quyết.
Chẳng hạn: 
+ Nam và các bạn làm như thế là hoàn toàn đúng vì xếp hàng lần lượt mua vé sẽ giữ trật tự trước quầy bán vé.
+ Sau khi ăn quà các bạn vứt vỏ vào thùng rác. Các bạn làm như thế là hoàn toàn đúng vì như thế trường lớp mới được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
+ Các bạn làm như thế là sai. Vì lòng đường là lối đi của xe cộ, các bạn đá bóng dưới lòng đường rất nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn giao thông.
+ Bạn Tuấn làm như thế là hoàn toàn sai vì bạn sẽ đổ vào đầu người đi đường.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
- Các nhóm HS thảo luận, đưa ra cách xử lí tình huống (chuẩn bị trả lời hoặc chuẩn bị sắm vai).
 Chẳng hạn:
1. Nếu em là Lan, em vẫn sẽ ra đầu ngõ đổ vì cần phải giữ vệ sinh nơi khu phố mình ở.
- Nếu em là Lan, em sẽ vứt ngay rác ở sân vì đằng nào xe rác cũng phải vào hốt, đỡ phải đi đổ xa.
2.Nếu em là Nam, em sẽ ngồi trật tự tại chỗ, xem lại bài làm của mình chứ không trao đổi với các bạn xung quanh, làm mất trật tự và ảnh hưởng tới các bạn.
- Nếu em là Nam, em sẽ trao đổi bài với các bạn nhưng sẽ cố gắng nói nhỏ, để khôg ảnh hưởng tới các bạn khác.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- Nghe và ghi nhớ.
- Sau thời gian thảo luận, cá nhân HS phát biểu ý kiến theo hiểu biết của mình. Chẳng hạn:
+ Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp cho quang cảnh đẹp đẽ, thoáng mát.
+ Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp ta sống thoải mái
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 76 	Bài: NGÀY, GIỜ
I. Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
- Nhận biết 1 ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.
- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Nhận biết thời điểm, khoảng thời các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 3.
- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng ghi sẵn nội dung bài học
- Mô hình đồng hồ có thể quay kim
- Một đồng hồ điện tử
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh.
- Nhận xét, nhắc nhở học sinh.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: Để biết được ngày giờ là gì, và một ngày có bao nhiêu giờ thì hôm nay cô cùng các em tìm hiểu qua bài Ngày, Giờ.
HĐ 2. Giới thiệu ngày, giờ
Bước 1:
- Yêu cầu HS nói rõ bây giờ là ban ngày hay ban đêm.
- Nêu: Một ngày bao giờ cũng có ngày và đêm. Ban ngày là lúc chúng ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm chúng ta không nhìn thấy mặt trời.
- Đưa ra mặt đồng hồ, quay đến 5 giờ và hỏi: Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì?
- Quay mặt đồng hồ đến 11 giờ và hỏi: Lúc 11 giờ trưa em đang làm gì?
- Quay đồng hồ đến 2 giờ và hỏi: Lúc 2 giờ chiều em đang làm gì?
- Quay đồng hồ đến 8 giờ và hỏi: Lúc 8 giờ tối em đang làm gì?
- Quay đồng hồ đến 12 giờ đêm và hỏi: Lúc 12 giờ đêm em đang làm gì?
- Giới thiệu: Mỗi ngày được chia ra làm các buổi khác nhau là sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
Bước 2:
- Nêu: Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. Kim đồng hồ phải quay được 2 vòng mới hết một ngày. Một ngày có bao nhiêu giờ
- Nêu: 24 giờ trong một ngày lại được chia ra theo các buổi.
- Quay đồng hồ cho HS đọc giờ của từng buổi. Chẳng hạn: Quay lần lượt từ 1 giờ đến 10 giờ sáng
+ Vậy buổi sáng bắt đầu từ mấy giờ?
- Làm tương tự với các buổi còn lại.
- Yêu cầu HS đọc phần bài học trong SGK.
- Hỏi: 1 giờ chiều còn gọi là mấy giờ
- Tại sao?
- Có thể hỏi thêm về các giờ khác.
HĐ 3. Luyện tập, thực hành.
Bài 1.- Yêu cầu HS nêu cách làm bài.
- Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ?
- Điền số mấy vào chỗ chấm?
- Em tập thể dục lúc mấy giờ?
- Yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- Nhận xét cho HS điểm.
Bài 3.
- GV giới thiệu đồng hồ điện tử sau đó cho HS đối chiếu để làm bài.
4. Củng cố, dặn dò.
- 1 ngày có bao nhiêu giờ? Một ngày bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? 1 ngày chia làm
mấy buổi? Buổi sáng tính từ mấy giờ đến mấy giờ
- Dặn dò HS ghi nhớ nội dung bài học và luyện tập kỹ cách xem giờ đúng trên đồng hồ. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
- Hợp tác cùng giáo viên.
- Lắng nghe, thực hiện.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Bây giờ là ban ngày.
- Em đang ngủ.
- Em ăn cơm.
- Em đang học bài.
- Em xem ti vi.
- Em đang ngủ
- HS nhắc lại.
- HS đếm trên mặt đồng hồ 2 vòng quay của kim đồng hồ và trả lời: 24 tiếng đồng hồ (24 giờ). (GV có thể quay đồng hồ cho HS đếm theo).
- Đếm theo: 1 giờ sáng, 2 giờ sáng, 10 giờ sáng.
+ Buổi sáng từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng.
- Đọc bài.
- Còn gọi là 13 giờ.
- Vì 12 giờ trưa rồi đến 1 giờ chiều. 12 cộng 1 bằng 13 nên 1 giờ chính là 13 giờ.
- Xem giờ được vẽ trên mặt đồng hồ rồi ghi số chỉ giờ vào chỗ chấm tương ứng.
- Chỉ 6 giờ.
- Điền 6.
- Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng.
- Làm bài. 1 HS đọc chữa bài.
- Nhân xét bài của bạn đúng / sai.
- Làm bài.
20 giờ còn gọi là 8 giờ tối. 
- HS suy nghĩ và trả lời.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 46+ 47 	Bài: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
Hiểu ND: Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ (làm được các bài tập trong SGK).
GD học sinh tình cảm yêu thương các loài vật.
 KNS: Kiểm soát cảm xúc; thể hiện sự cảm thông; trình bày suy nghĩ; tư duy sáng tạo; phản hồi, lắng nghe tích cực, chia sẻ.
II. Đồ dùng dạy - học:
-GV: Tranh minh hoạ SGK.
-HS: Xem bài trước.
III.Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm ta sĩ số, HS hát.
2.Kiểm tra: 
- Cho 3 HS đọc bài “Bé Hoa” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-GV nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới :
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Chủ điểm mở đầu tuần 16 có tên gọi Bạn trong nhà. Các em hãy quan sát tranh minh họa và nói về tranh. 
+ Các em đã đoán được bạn trong nhà là ai chưa ? 
- Bài học mở đầu chủ điểm Bạn trong nhà là truyện Con chó nhà hàng xóm. Qua bài đọc này, các em sẽ thấy tuổi thơ của thiếu nhi không thể thiếu tình bạn với các vật nuôi trong nhà. Những người bạn ấy làm cho cuộc sống của các em thêm đẹp, thêm vui. 
HĐ 2.HDHS luyện đọc 
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Gợi ý HS phát hiện, nêu từ khó, GV ghi bảng, HD luyện đọc: nhảy nhót, tung tăng, lo lắng,
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo câu.
- Gợi ý HS chia đoạn.
- HDHS đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:
+ HD đọc câu khó.
+ Cho HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
+ HDHS giải nghĩa từ, GV ghi bảng: tung tăng, mắt cá chân, bó bột, bất động,
+ Cho HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
-Yêu cầu luyện đọc trong nhóm.
- Cho HS thi đọc cá nhân, nhóm.
-Cả lớp đồng thanh toàn bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS hát đầu giờ.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe.
- HS phát biểu ý kiến.
- Là những vật nuôi trong nhà như: chó mèo, gà, vịt, ngan, ngỗng,
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
-HS theo dõi, đọc thầm theo.
-HS đọc từ khó cá nhân.
- Đọc nối tiếp theo câu.
- HS chia đoạn. 
 ... nhanh / chậm, trắng / đen, cao / thấp, khoẻ / yếu.
Nhận xét bài bạn làm đúng/ sai hoặc bổ sung thêm các từ trái nghĩa khác.
Đọc bài.
Là hư (bướng bỉnh)
Chú mèo rất hư.
Đọc bài.
Làm bài vào vở sau đó đọc bài làm trước lớp.
Ở nhà.
Làm bài cá nhân.
Nêu tên con vật theo hiệu lệnh. 2 HS ngồi cạnh đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: THỦ CÔNG
Tiết 16 	Bài: GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG
CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU
I. Mục tiêu: 
- Biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
- Gấp cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. Có thể làm biển báo giao thông có kích thước to hoặc bé hơn kích thước GV hướng dẫn.
- Với HS khéo tay: Gấp cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối. 
- KNS: Tự phục vụ; xác định giá trị; quản lý thời gian; lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Mẫu gấp, cắt, dán các loại biển báo giao thông bằng giấy thủ công.
	- HS: Dụng cụ học tập.
III. Các hoạt động - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- GV nhận xét việc chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: 
HĐ 1.Giới thiệu: Hôm nay, chúng ta tiếp tục tập gấp, cắt, dán các loại biển báo giao thông. GV ghi bảng.
HĐ 2. HDHS quan sát và nhận xét:
- Giới thiệu 2 biển báo.
+ Mỗi biển báo gồm có mấy phần ?
+ Măt biển có hình gì ?
+ Trên mặt 2 biển báo có hình gì ?
+ Chân biển báo có hình gì ?
HĐ 3. HD mẫu.
* Bước 1: Gấp, cắt biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- Gấp, cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh là 6 ô.
- Cắt HCN màu trắng có chiều dài 4 ô rộng 1 ô.
- Cắt HCN màu khác có chiều dài 10 ô, rộng 1 ô làm chân biển báo.
* Bước 2: Dán biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- Dán chân biển báo vào tờ giấy trắng.
- Dán hình tròn chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô (H2).
- Dán HCN màu trắng vào giữa hình tròn (H3).
- Tổ chức cho HS thực hành gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đi ngược chiều.
HĐ 4. Trưng bày sản phẩm.
- Yêu cầu HS trình bày sản phẩm.
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò.
- Về nhà hoàn thiện tiếp (nếu chưa hoàn thành sản phẩm). Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Quan sát.
- Trả lời
- Quan sát, lắng nghe và thực hiện theo.
- Thực hành.
- Trưng bày sản phẩm
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ sáu 
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 16 	Bài: KHEN NGỢI, KỂ NGẮN VỀ CON VẬT,
LẬP THỜI KHÓA BIỂU
I. Mục tiêu:
- Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen ( BT1) .
- Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà (BT2) biết lập thời gian biểu (nói hoặc viết ) một buổi tối trong ngày (BT3).
- KNS: Kiểm soát cảm xúc; quản lý thời gian; lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy - học.
1.Giáo viên: 3-4 tờ giấy khổ to. 
2.Học sinh: Sách Tiếng việt, vở.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
-Gọi 3 em đọc bài viết về anh chị em ruột của em.
-Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài.
Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Làm bài tập.
Bài 1 : Bài yêu cầu gì ?
- GV tổ chức cho HS trả lời theo cặp.
-Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Em nêu yêu cầu của bài ?
-GV nhắc nhở: Các em chỉ nói những điều đơn giản từ 3-5 câu.
- HDHS xem tranh minh họa.
-GV nhận xét. Kết luận người kể hay.
Bài 3 : Yêu cầu gì ?
-GV nhắc nhở: Lập thời gian biểu đúng với thực tế.
-GV theo dõi uốn nắn.
-Nhận xét, chọn bài viết hay nhất. Chấm điểm.
3.Củng cố, dặn dò.
- Nhắc lại một số việc khi viết câu kể về một con vật nuôi trong nhà mà em biết.
- Xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
-3 em đọc bài viết.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài. 
-Đặt một câu với dựa vào câu mẫu để tỏ ý khen.
-HS làm nháp
-Nhiều em phát biểu :
a, Chú Cường rất khoẻ.
Chú Cường mới khỏe làm sao !
-Chú Cường khoẻ quá !
b, Lớp mình hôm nay rất sạch.
-Lớp mình hôm nay sạch làm sao!
-Lớp mình hôm nay sạch quá !
c,Bạn Nam học rất giỏi.
-Bạn Nam học mới giỏi làm sao !
-Bạn Nam học giỏi thật !
-Bạn nhận xét, cả lớp làm vở.
-Kể về vật nuôi trong nhà mà em thích.
-Quan sát.
-HS nối tiếp nhau kể tên con vật em chọn. 
-Nhà em nuôi một con mèo nó rất ngoan và xinh. Bộ lông nó màu trắng, mắt nó tròn, xanh biếc. Nó bắt chuột rất tài. Khi em ngủ nó thường đến sát bên em, em cảm thấy rất dễ chịu.
Nhận xét, bổ sung.
-Viết một thời gian biểu buổi tối của em.
-Đọc thầm thời gian biểu buổi tối của Phương Thảo.
-1-2 em làm mẫu, dán lên bảng lớp. 
-Cả lớp làm vở.
+ Từ 18 giờ 30 pht - 19 giờ 30 pht xem ti vi.
+ Từ 19 giờ 30 pht - 21 giờ học bi v lm bi.
+ Từ 21 giờ - 21 giờ 15 pht lm vệ sinh c nhn.
+ Từ 21 giờ 15 pht - 21 giờ 30 pht nghe nhạc.
+ 21 giờ 30 phút đi ngủ.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
-Hoàn thành bài viết.
Môn: TOÁN
Tiết 80 	Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
- Biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ; ngày, tháng.
- Biết xem lịch.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Mô hình đồng hồ có thể quay kim.
- Tờ lịch tháng 5 như SGK (hoặc lịch tháng khác, nếu sử dụng lịch khác GV cần thay đổi nội dung câu hỏi cho phù hợp).
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2.Kiểm tra .
- Kiểm tra vở bài tập về nhà của HS.
- Nhận xét, nhắc nhớ HS.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài. Hôm nay cô cùng các em học bài: Luyện tập chung.
HĐ 2. Luyện tập
Bài 1:
- Đọc lần lượt từng câu hỏi cho HS trả lời.
- Em tưới cây lúc mấy giờ?
- Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều?
- Tại sao?
- Em đang học ở trường lúc mấy giờ?
- Đồng hồ nào chỉ 8 giờ sáng?
- Khi đồng hồ chỉ 8 giờ sáng thì kim đông hồ ngắn ở đâu, kim dài ở đâu?
- Cả nhà em ăn cơm lúc mấy giờ?
- 6 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?
- Đồng hồ nào chỉ 18 giờ?
- Em đi ngủ lúc mấy giờ?
- 21 giờ còn gọi là mấy giờ?
- Đồng hồ nào chỉ 9 giờ tối?
Bài 2.
Trò chơi “Sao xẹt”:
Giáo viên làm khởi động cho học sinh chơi: Đưa ra mặt đồng hồ, quay đến 8 giờ và hỏi: Lúc 8 giờ sáng em đang làm gì? Và gọi một học sinh trả lời. Học sinh này trả lời xong thì được lên quay kim đồng hồ đến một thời điểm (tuỳ ý) rồi hỏi một bạn khác: “Lúc  giờ bạn đang làm gì?” Cuộc chơi kéo dài đến khi bạn nào cũng được thực hiện quay kim đồng hồ và hỏi bạn.
- Quay mặt đồng hồ đến 8 giờ và hỏi: Lúc 8 giờ sáng bạn đang làm gì?
- Quay đồng hồ đến 2 giờ và hỏi: Lúc 2 giờ chiều bạn đang làm gì?
- Quay đồng hồ đến 9 giờ và hỏi: Lúc 9 giờ tối bạn đang làm gì?
- Quay đồng hồ đến 20 giờ và hỏi: Lúc 20 giờ bạn đang làm gì?
- Quay đồng hồ đến 21 giờ và hỏi: Lúc 21 giờ bạn đang làm gì?
- Quay đồng hồ đến 12 giờ đêm và hỏi: Lúc 12 giờ đêm bạn đang làm gì?
- GV sửa sai câu - từ cho học sinh.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập chươa làm ở lớp. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- Hợp tác cùng giáo viên.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Nhắc lại tiêu đề bài.
- Lúc 5 giờ chiều
- Đồng hồ D.
- Vì 5 giờ chiều là 17 giờ
- Lúc 8 giờ sáng
- Đồng hồ A.
- Kim ngắn chỉ đến số 8, kim dài chỉ đến số 12.
- Lúc 6 giờ chiều
- Là 18 giờ
- Đồng hồ C.
- Lúc 21 giờ
- Còn gọi là 9 giờ tối
- Đông hồ B
- Cùng tham gia trò chơi.
- HS quan sát và nêu đáp án.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP VIẾT
Tiết 16 	Bài: Chữ hoa O
I. Mục tiêu: 
Viết đúng chữ hoa O ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Ong ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ ) Ong bay bướm lượn (3 lần). 
*HSKG viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.
Thái độ: GDHS có ý thức kiên chì, cẩn thận, chính xác trong việc rèn chữ.
- KNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; thể hiện sự tự tin.
II. Đồ dùng dạy - học: 
-GV: Chữ hoa O. Bảng phụ viết sẵn câu ứng dụng.
-HS: vở ghi, bảng
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Yêu cầu viết bảng con: N, nghỉ
- Nhận xét - đánh giá.
3. Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài: Bài hôm nay các con tập viết chữ hoa O và câu ứng dụng.
HĐ 2. HD viết chữ hoa:
* Quan sát chữ mẫu.
 O
ǯ
 ǯ
- Chữ hoa O gồm mấy nét? Là những nét nào?
- Con có nhận xét gì về độ cao .
- Viết mẫu chữ hoa O vừa viết vừa nêu cách viết.
- Yêu cầu viết bảng con.
- Nhận xét, sửa sai.
HĐ 3. HD viết câu ứng dụng.
- Mở phần bảng phụ viết câu ứng dụng.
- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng.
- Con hiểu gì về nghĩa của câu này?
- Câu văn gợi cho em nghĩ đến cảnh vật thiên nhiên như thế nào?
*( GD ý thức bảo vệ các loài động vật)
 Ong bay bướm lượn
ȁȁȁȁȁȁ
 ȁȁȁȁȁȁ
- Nêu độ cao của các chữ cái?
- Vị trí dấu thanh đặt như thế nào ?
- Khoảng cách các chữ như thế nào ?
- Viết mẫu chữ “Ong” ( Bên chữ mẫu).
* HD viết chữ “Ong” bảng con.
- Yêu cầu viết bảng con.
- Nhận xét- sửa sai.
HĐ 4. HD viết vở tập viết: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu viết, cho HS viết bài. 
 - Theo dõi, hướng dẫn thêm cho một số em viết chậm. 
 => Lưu ý HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
đ. Chấm chữa bài: 
- Thu 5 - 7 vở chấm bài.
- Nhận xét bài viết.
4. Củng cố, dặn dò: 
- HD bài về nhà. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng viết.
- Nhận xét, điều chỉnh.
- Nhắc lại.
* Quan sát chữ mẫu.
- Chữ hoa O gồm 1 nét cong khép kín.
- Cao 5 đơn vị, rộng 4 đơn vị
- Viết bảng con 2 lần.
- Ong bay bướm lượn.
- 2, 3 HS đọc câu ứng dụng.
- Tả cảnh ong bướm bay lượn tìm hoa, hút nhuỵ
- HS nêu
- Chữ cái có độ cao 2,5 li: O, g, b, l
- Chữ cái có độ cao 1 li: n, ư, ơ, a, m. 
- Dấu sắc đặt trên ơ ở chữ bướm, dấu nặng đặt dưới ơ chữ lượn.
- Các chữ cách nhau một con chữ o.
- Quan sát.
- Viết bảng con 2 lần.
- Viết bài trong vở tập viết theo đúng mẫu chữ đã qui định.
*HSKG viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc