Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 10

Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 10

I. Mục tiêu:

- Ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.

- Hiểu ND: sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. (trả lời được các CH trong SGK)

II. Chuẩn bị:

1- Giáo viên:

- PP: Quan sát, thảo luận, thực hành, .

- Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa.

2- Học sinh: SGK.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên nhận xét bài kiểm tra giữa kỳ.

2. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu chủ điểm và bài học.

* Hoạt động 2: Luyện đọc.

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu, đoạn.

- Đọc theo nhóm.

 

doc 20 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
@ ?
Thứ hai ngày  tháng  năm 2009 
Tập đọc
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ.
I. Mục tiêu: 
- Ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
- Hiểu ND: sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. (trả lời được các CH trong SGK)
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: Quan sát, thảo luận, thực hành, ..
- Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa. 
2- Học sinh: SGK. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên nhận xét bài kiểm tra giữa kỳ. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu chủ điểm và bài học. 
* Hoạt động 2: Luyện đọc. 
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài. 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu, đoạn. 
- Đọc theo nhóm. 
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- Giải nghĩa từ: sáng kiến, lập đông, chúc thọ. 
- Đọc cả lớp. 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.. 
- Bé Hà có sáng kiến gì ?
- Hà giải thích tại sao cần có ngày của ông bà. 
- Hai bố con chọn ngày nào là ngày lễ của ông bà ? Vì sao ?
- Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì ?
- Ai đã gỡ bí giúp bé ?
- Hà đã tặng ông bà món quà gì ?
- Bé Hà trong chuyện là người như thế nào ?
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại. 
- Giáo viên cho học sinh các nhóm thi đọc theo vai. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Biết tìm x trong các bài tập dạng x + a = b; a + x = b(với a, b là các số không quá 2 chữ số).
- Biết giải bài toán có 1 phép trừ.
- Làm được các bài tập: bài 1, bài 2(cột1,2), bài 4, bài 5. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: thảo luận, thực hành, ..
- Bảng phụ. 
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên nhận xét bài kiểm tra giữa kỳ. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Tìm x. 
- Giáo viên cho học sinh làm bảng con. 
- Nhận xét bảng con. 
Bài 2: Tính nhẩm. 
- Yêu cầu học sinh làm miệng. 
Bài 4: Cho học sinh tự tóm tắt rồi giải vào vở. 
Tóm tắt: 
Cam và quýt: 45 quả
Cam: 	 25 quả. 
Quýt:	 	  quả ?
Bài 5: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm rồi khoanh vào kết quả đúng. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
Đạo đức
CHĂM CHỈ HỌC TẬP (T2)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được 1 số biểu hiện của chăm chỉ học tập. 
- Biết được ích lợi của việc chăm chỉ học tập.
- Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày. 
- Biết nhắc nhở bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày. 
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Phiếu thảo luận nhóm, đồ dùng cho trò chơi sắm vai. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng trả lời câu hỏi: Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì ?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Đóng vai
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. 
- Giáo viên nhận xét: Hà nên đi học sau buổi học sẽ về chơi nói chuyện với bà. 
- Giáo viên kết luận: Cần phải đi học đều đúng giờ. 
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. 
- Giáo viên giúp học sinh bày tỏ ý kiến liên quan đến các chuẩn mực đạo đức. 
* Hoạt động 3: Phân tích tiểu phẩm
- Giáo viên cho cả lớp xem tiểu phẩm do một số bạn đóng. 
- Hướng dẫn học sinh phân tích tiểu phẩm. 
- Giáo viên kết luận: Không nên dùng thời gian đó để học tập. Chúng ta cần khuyên bạn nên giờ nào việc nấy. 
Giáo viên kết luận chung: Chăm chỉ học tập là bổn phận của người học sinh đồng thời cũng là để giúp các em thực hiện tốt hơn, đầy đủ hơn quyền học tập của mình. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày  tháng  năm 2009 
Toán (ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về cách tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Ôn bài 
- GV yêu cầu HS đọc lại bảng cộng 6 cộng với một số.
- Hướng dẫn tự học: GV yêu cầu HS làm các bài từ 1 đến 4 - Vở BT trang 47 sau đó chữa bài với nhiều hình thức: miệng, vở, nhóm,
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào tranh minh họa kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện: “Bàn tay dịu dàng.”
- Biết phân vai dựng lại câu chuyện. 
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 
- Có khả năng nghe theo dõi bạn kể để nhận xét đánh giá bạn kể và kể tiếp lời kể của bạn. 
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
2. Hướng dẫn kể chuyện:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2.Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể. 
- Kể từng đoạn theo nhóm đôi. 
+ Kể theo nhóm. 
+ Đại diện các nhóm kể trước lớp. 
+ Kể toàn bộ câu chuyện theo vai. 
+ Giáo viên cho các nhóm kể toàn bộ câu chuyện. 
+ Sau mỗi lần học sinh kể cả lớp cùng nhận xét. Giáo viên khuyến khích học sinh kể bằng lời của mình. 
- Phân vai dựng lại câu chuyện.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Về kể cho cả nhà cùng nghe.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết chính xác đoạn 2 bài: “Đổi giày”.
- Trình bày bài chính tả đúng quy định: viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
- Làm đúng các bài tập về cách viết hoa tên riêng, tên địa danh.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe - viết. 
- Giáo viên đọc mẫu đoạn chép. 
- Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
+ Tại sao khi mang giày, cậu bé lại bước đi tập tễnh?
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: giày, tập tễnh, khấp khểnh.
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- Yêu cầu học sinh chép bài vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ các em chậm theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
3.Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
* Bài tập: Viết đúng các tên riêng sau:
a) anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu, chị Trần Thị Tâm.
b) sông Hương, sông Đà, núi Ba Vì.
4. Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
Âm nhạc:
ÔN BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT
I. Mục tiêu
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
- PP: thực hành, ..
- Hát thuộc bài hát đúng nhạc đúng lời bài hát. Máy nghe nhạc, băng nhạc, nhạc cụ, đàn.
2- Học sinh: Thuộc lời ca của bài hát.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 1 em lên hát lại bài hát và vỗ tay theo tiết tấu bài hát Chúc mừng sinh nhật.
- Nhận xét đánh giá và ghi điểm học sinh.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Hôm nay các em sẽ ôn lại bài hát Chúc mừng sinh nhật. Bài hát của nước Anh.
b. Khai thác:
* Hoạt động 1: Ôn bài hát Chúc mừng sinh nhật 
- GV chia học sinh thành từng nhóm, từng dãy bàn yêu cầu hát theo kiểu đối đáp từng câu.
- Yêu cầu hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3/ 4.
* Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát.
- Yêu cầu học sinh tập biểu diễn đơn ca, tốp ca.
- Cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ theo nhịp 3.
* Hoạt động 3: Trò chơi đố vui.
- GV hát một bài nhịp 2 và một bài nhịp 3.
- Cho HS nhận xét bài nào nhịp 2 và bài nào là nhịp 3. Khi hát cần nhấn rõ nhịp 2, nhịp 3 đồng thời tay gõ đệm theo. Sau đó hát 2 bài hát khác và tiếp tục đố các em.
- GV sưu tầm các bài hát có nhịp 3 như: Con kênh xanh xanh- Đếm sao- Ngày đầu tiên đi học- Bụi phấn- Chơi đu,...
d. Củng cố- Dặn dò:
- Gọi hai em hát lại bài hát.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn dò học sinh về nhà học bài
Toán
SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ.
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100- trường hợp số bị trừ là các số tròn chục, số trừ là số có 1 hoặc 2 chữ số.
- Biết giải bài toán có 1 phép trừ(số tròn chục trừ đi 1 số).
- Làm được các bài tập: bài 1, bài 3. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: thảo luận, thực hành, ...
- 4 bó mỗi bó một chục que tính và 8 que tính rời. 
2- Học sinh: Bảng con, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh lên làm bài tập 4 / 46. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ 40 – 8. 
- Giáo viên nêu bài toán để dẫn đến phép tính 40- 8
- Giáo viên viết phép tính lên bảng: 40–8 = ?
- Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính. 
40
-
8
32
* 0 không trừ được 8 lấy 10 trừ 8 bằng 2, viết 2. 
* 4 trừ 1 bằng 3, viết 3. 
* Vậy: 40 – 8 = 32
* Hoạt động 3: Giới thiệu phép trừ 40 – 18. 
- Giáo viên hướng dẫn tương tự. 
- Học sinh thực hiện phép tính. 
40
-
18
22
* 0 không trừ được 8 lấy 10 trừ được lấy 10 trừ 8 bằng 2, viết 2. 
* 1 thêm 1 bằng 2, 4 trừ 2 bằng 2, viết 2.
* Vậy: 40 – 18 = 22 
* Hoạt động 4: Thực hành. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1,bài 3 bằng các hình thức khác nhau: vở, bảng con,
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
Kể chuyện
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ.
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào các ý cho trước, kể lại được từng đoạn câu chuyện Sáng kiến của bé Hà.
- HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2).
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: thảo luận, thực hành,  
- Bảng phụ viết sẵn ý chính của từng đoạn. 
2- Học sinh: Xem trước câu chuyện Sáng kiến của bé Hà.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. 
- Kể từng đoạn câu chuyện dựa vào các ý chính. 
- Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn. 
- Giáo viên gợi ý cho học sinh kể. 
- Kể chuyện trước lớp. 
-HS khá, giỏi: Kể toàn bộ câu chuyện. 
- Giáo viên cho 3 học sinh lên kể mỗi em 1 đoạn. 
- Cho học sinh đóng vai dựng lại câu chuyện. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
Thể dục
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện đúng các động tác của  ...  thực hiện phép tính. 
31
-
5
26
* 1 không trừ được 5 lấy 11 trừ 5 bằng 6, viết 6, nhớ 1. 
 * 3 trừ 1 bằng 2, viết 2. 
 * Vậy: 31- 5 = 26
* Hoạt động 3: Thực hành. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 bằng các hình thức khác nhau: Miệng, vở, bảng con, 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ HỌ HÀNG - DẤU CHẤM, DẤU PHẨY.
I. Mục tiêu: 
- Tìm được một số từ ngữ chỉ người trong gia đình, họ hàng (BT1,BT2); xếp đúng người chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết vào 2 nhóm họ nội, họ ngoại (BT3). 
- Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có chỗ trống (BT4).
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: thảo luận, thực hành,  
- Bảng phụ. 
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. 
- Giáo viên viết những từ đúng lên bảng: Bố, ông, bà, mẹ, cụ già, cô, chú, con, cháu. 
Bài 2: Giúp học sinh nắm yêu cầu. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
Bài 3: Giáo viên giúp học sinh hiểu được nội dung của bài: Họ nội là những người họ hàng về đằng bố, họ ngoại là những người họ hàng về đằng mẹ. 
- Cho học sinh làm bài theo nhóm. 
Bài 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài vào vở. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
Tập viết
CHỮ HOA: H
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng chữ hoa H (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Hai (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ). Hai sương một nắng (3 lần). 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: quan sát, thực hành, ... 
- Bộ chữ mẫu trong bộ chữ. 
2- Học sinh: Bảng con, vở tập viết. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết. 
- Hướng dẫn học sinh viết Chữ hoa: H
+ Cho học sinh quan sát chữ mẫu. 
+ Giáo viên viết mẫu lên bảng vừa viết vừa phân tích cho học sinh theo dõi. 
+ Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
- Hướng dẫn học sinh viết cụm từ ứng dụng. 
+ Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Hai sương một nắng
+ Giải nghĩa từ ứng dụng: 
+ Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn. 
+ Giáo viên theo dõi uốn nắn, giúp đỡ học sinh chậm theo kịp các bạn. 
- Chấm chữa: Giáo viên thu 7, 8 bài chấm rồi nhận xét cụ thể. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Học sinh về viết phần còn lại. 
- Nhận xét giờ học.
Thủ công
GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI (T2).
I. Mục tiêu: 
- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Học sinh khéo tay: gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Hai mui thuyền cân đối. Các nếp gấp phẳng, thẳng.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: thực hành.
- Thuyền phẳng đáy có mui bằng giấy màu. 
- Học sinh: Giấy màu, kéo, hồ dán,...
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn gấp thuyền. 
- Giáo viên cho học sinh quan sát qui trình gấp. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác từng bước. 
Bước 1: Gấp tạo mũi thuyền. 
Bước 2: Gấp các nếp gấp cách đều nhau. 
Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền. 
Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui. 
* Hoạt động 4: Cho học sinh thực hành gấp thuyền
- Học sinh tập gấp theo nhóm. 
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học.
Thể dục
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện đúng các động tác của bài TDPTC.
- Biết cách điểm số 1- 2, 1- 2 theo đội hình vòng tròn.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được 
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Sân trường, còi, khăn. 
- Học sinh: Quần áo gọn gàng. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Khởi động: 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Phần mở đầu. 
- Cho học sinh ra xếp hàng, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. 
* Hoạt động 2: Phần cơ bản. 
- Ôn bài thể dục phát triển chung. 
- Trò chơi: Bỏ khăn. 
- Giáo viên giới thiệu trò chơi và hướng dẫn cách chơi. 
- Cho học sinh chơi theo tổ. 
* Hoạt động 3: Phần kết thúc. 
- Cho học sinh tập một vài động tác thả lỏng. 
- Hệ thống bài. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
Thứ sáu ngày  tháng  năm 2009 
Toán (ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Củng cố về cách đặt tính và tính các số trong phạm vi 100.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học.
- GV yêu cầu HS làm các bài từ 1 đến 4 - Vở BT trang 51 sau đó chữa bài với các hình thức khác nhau.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục tiêu: 
- Ôn luyện về MRVT : Từ chỉ người trong gia đình, họ hàng.
- Biết dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học
- Giáo viên ghi lần lượt đề bài lên bảng, hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
* Bài 1: 
Tìm những từ chỉ người trong gia đình và họ hàng mà em biết.
* Bài 2: Sắp xếp các từ sau thành 2 cột thích hợp:
Ông nội, bà ngoại, bác, chú, cậu, dì, cô, bà nội, ông ngoại.
* Bài 3: Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thích hợp vào ô trống:
a) Trường em là trường Tiểu học số 1 Hải Ba o
b) Bạn đã làm bài tập toán chưa o
c) Tên em là gì o
d) Thỏ là con vật chạy rất nhanh o
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở HS về nhà đọc lại bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu: 
- Biết kể về bản thân và ngôi trường em đang học.
- Viết 1 đoạn văn từ 4-5 kể về em và trường em.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học. 
- Giáo viên lần lượt ghi đề bài lên bảng và hướng dẫn HS làm bài. 
* Bài 1:
 Em hãy kể vài nét về bản thân.
* Bài 2: 
 Hãy viết 1 đoạn văn ngắn từ 4-5 câu nói về em và trường em theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Em tên là gì? Em học lớp mấy? Môn học em thích nhất là gì?
+ Em học ở trường nào? Em làm gì để trường lớp luôn sạch đẹp?
- HS làm bài vào vở / Thu chấm 5 bài / Nhận xét, tuyên dương.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò.
Toán
51 – 15.
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51- 15. 
- Vẽ được hình tam giác theo mẫu (vẽ trên giấy kẻ ô li).
- Làm được các bài tập: bài 1(cột 1, 2, 3), bài 2(a, b), bài 4. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: quan sát, thực hành, ...
- Bảng phụ; 5 bó 1 chục que tính và 1 que tính rời. 
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên đọc bảng công thức 11 trừ đi một số. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ 51 – 15
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thao tác với 5 bó 1 chục que tính và 1 que tính rời để tự tìm ra được kết quả. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính. 
51
-
15
36
* 1 không trừ được 5 lấy 11 trừ 5 bằng 6, viết 6, nhớ 1. 
* 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3. 
* Vậy 51- 15 = 36
* Hoạt động 3: Thực hành. 
Bài 1: Cho học sinh làm miệng. 
Giáo viên nhận xét sửa sai. 
Bài 2: Hướng dẫn học sinh làm bảng con. 
- Nhận xét bảng con. 
Bài 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng thước để nối 3 điểm tô đậm trên dòng kẻ ô ly để có 3 hình tam giác. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
Chính tả
Nghe viết: “ÔNG VÀ CHÁU”.
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng 2 khổ thơ.
- Làm được BT2; BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: Đàm thoại, thực hành, ... 
- Bảng nhóm
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng làm bài tập 3b / 79. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết. 
- Giáo viên đọc mẫu bài viết. 
- Có đúng là cậu bé trong bài thơ thắng được ông không ?
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con chữ khó: vật, keo, thua, hoan hô, chiều, 
- Hướng dẫn học sinh chép bài vào vở. 
- Giáo viên quan sát, theo dõi, uốn nắn học sinh. 
- Đọc lại cho học sinh soát lỗi. 
- Chấm chữa: Giáo viên thu chấm 7, 8 bài có nhận xét cụ thể. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 2: Tìm 3 chữ bắt đầu bằng c, 3 chữ bắt đầu bằng k
- Giáo viên cho học sinh các nhóm thi làm bài nhanh. 
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3: Điền vào chỗ trống l hay n: 
- Giáo viên cho học sinh vào vở. 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
Tập làm văn
KỂ VỀ NGƯỜI THÂN.
I. Mục tiêu: 
- Biết kể về ông bà hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý (BT1).
- Viết được đoạn văn ngắn từ 3 điền 5 câu về ông bà hoặc người thân (BT2). 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: Đàm thoại, thảo luận, thực hành, ...
- Tranh minh họa bài tập 1. 
2- Học sinh: vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Giáo viên nhắc học sinh chú ý yêu cầu bài tập là kể chứ không phải là trả lời câu hỏi. 
- Giáo viên khơi gợi tình cảm với ông bà, người thân của học sinh. 
Bài 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài vào vở. 
- Giáo viên nhắc các em bài yêu cầu các em viết lại những gì em vừa nói ở bài tập 1 vào vở. 
- Cần viết rõ ràng, dùng từ đặt câu cho đúng. 
- Giáo viên thu bài để chấm và chữa bài. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
Sinh hoạt
SINH HOẠT SAO
(Có ở hồ sơ Sao)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc