Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Tuần số 4 năm 2012

Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Tuần số 4 năm 2012

TUẦN 4

 Thứ 2 ngày tháng 9 năm 2012

Tập đọc

BÍM TÓC ĐUÔI SAM

I. Mục tiêu:

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; biết đọc rõ lời nhân vật rong bài.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Không nên nghịch ác với các bạn. Rút ra được bài học cần đối xử tốt với bạn gái. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

* KNS: Thể hiện sự cảm thông (Thảo luận nhóm)

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh SGK minh hoạ bài đọc.

- Bảng phụ ghi sẵn câu dài.

III. Hoạt động dạy - học:

 

doc 39 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Tuần số 4 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
 Thứ 2 ngày tháng 9 năm 2012
Tập đọc
Bím tóc đuôi sam
I. Mục tiêu:
- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; biết đọc rõ lời nhân vật rong bài.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Không nên nghịch ác với các bạn. Rút ra được bài học cần đối xử tốt với bạn gái. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* KNS: Thể hiện sự cảm thông (Thảo luận nhóm)
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh SGK minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn câu dài.
III. Hoạt động dạy - học:
 Tiết 1
A. Bài cũ: (5’)
- 2 HS đọc bài “Gọi bạn”.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: (3’) 
- GV nêu yêu cầu HS quan sát tranh SGK và trả lời trong tranh vẽ ai?
- Muốn hiểu thêm về nội bức tranh cô cùng các em ta tìm hiểu bài tập đọc Bím tóc đuôi sam. GV giới thiệu và ghi mục bài.
2. Luyện đọc đoạn 1, 2: (17’)
a. GV đọc mẫu:
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ
+ Đọc từng câu:
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu.
- GV hướng dẫn HS cách đọc từ khó: ngượng nghịu, ngã phịch, loạng choạng
- HS đọc.
+ Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV treo bảng phụ và hướng dẫn cách ngắt hơi.
Khi Hà đến trường, / mấy bạn gái cùng lớp reo lên: // “ái chà chà! // Bím tóc đẹp quá! // ”
- GV đọc mẫu, HS đọc.
- HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trong bài
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong nhóm
- GV giải nghĩa từ khó.
+ Thi đọc giữa các nhóm.
+ GV cùng HS các nhóm nhận xét.
+ Cả lớp đọc đồng thanh.
 Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (20’)
- HS đọc thầm đoạn 1và đoạn 2, trả lời câu hỏi.
? Các bạn gái khen Hà thế nào
? Vì sao Hà khóc
? Em nghĩ thế nào về trò đùa của Tuấn
- HS trả lời
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi
? Thầy giáo làm cho Hà vui bằng cách nào
? Vì sao lời khen của thầy làm Hà nín khóc và cười ngay
- HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời 
? Nghe thầy nói, Tuấn đã làm gì
- HS trả lời: Tuấn xin lỗi Hà
4. Luyện đọc lại toàn bài: (10’)
- HS đọc lại bài theo phân vai.
- GV cùng SH nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: (5’)
? Qua câu chuyện, em thấy bạn Tuấn có điểm nào đáng chê và điểm nào đáng khen
- GV: Khi trêu đùa bạn, nhất là bạn nữ, các em không nên đùa dai, nghịch ác. Khi biết mình sai, phải xin lỗi. Là học sinh, ngay từ nhỏ các em phải biết đối xử đúng. 
- GV nhận xét giờ học.
 Toán 
 29 + 5
I. Mục tiêu:
- Biết cách hiện phép cộng dạng 29 + 5 có nhớ trong phạm vi 100 
- Biết số hạng, tổng.
- Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.
 Biết giải bài toán bằng một phép cộng
Bai taap. caanl
II. Đồ dùng
- Que tính và bảng gài.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (5’)
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào bảng con
+
+
-
- Lớp cùng GV nhận xét.
2. Bài mới:
1. Giới thiệu phép cộng 29 + 5
- GV: ? Có 29 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính
? 29 gồm mấy chục và đơn vị
- HS thao tác trên que tính và nêu kết quả.
- GV thao tác trên que tính: 29 gồm 2 bó mỗi bó 1 chục que tính và 9 que tính rời, tách 5 que tính thành 1 và 4. Lấy thêm 1 que tính và 9 que tính (rồi bó thành 1 chục que tính) và 2 bó thêm 1 bó thành 3 bó hay 3 chục que tính thêm 4 que tính thành 34 que tính. 
- Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính
 29
+ 
 5
 34
 9 cộng 5 bằng 1 4, viết 4, nhớ 1 
 2 thêm 1 bằng 3, viết 3
2. Thực hành:
Bài 1: Tính
 69
+
 3
 79
+
 2
 59
+
 5
- HS làm bảng con.
- HS nêu cách thực hiện
- HS làm vào vở các phép tính còn lại, 1 HS lên bảng làm.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 2: HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là:
 (giảm tải câu c)
 59 và 6 19 và 7
? Tính tổng ta làm phép tính gì
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- GV chấm và nhận xét.
Bài 3: Nối các điểm để có hình vuông 
 . . . .
 . . . .
- HS làm vào vở nháp, 2 HS lên bảng nối
- Lớp cùng GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng có nhớ một lần.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài.
 Âm nhạc:
 (Giáo viên bộ môn dạy)
 ______________________________
Thứ 5 ngày 27 tháng 9 năm 2012
. Thể dục
Động tác lườn - Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện 4 động tác vươn thở, tay, chân và lườn cuả bài thể dục phát triển chung (Chưa yêu cầu cao khi thực hiện động tác)
- Biết cách chơi và thực hiện theo yêu cầu của trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trương dọn vệ sinh, 1 còi.
III. Nội dung và phương pháp:
1. Phần mở đầu: (5’)
- GV nhận lớp.
- Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- HS thực hiện động tác Vươn thở, tay, chân.
- GV nhận xét.
2. Phần cơ bản: (25’)
- Ôn động tác Vươn thở và tay, chân: 2 lần
+ GV hô HS tập.
+ GV theo dõi uốn nắn
- Học động tác lườn: 5 lần
+ GV nêu tên động tác và làm mẫu kết hợp giải thích: lần 1, 2
- Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng hơn vai, hai tay sang ngang - lên cao thẳng hướng, lòng bàn tay hướng vào nhau.
- Nhịp 2: Nghiêng đầu sang trái hai tay chống hông, tay phải đưa lên cao áp nhẹ vào tai. Trọng tâm dồn vào chân phải, chân trái kiểng gót.
- Nhịp 3: Về nhịp 1. Hai tay dang ngang bàn tay ngửa.
- Nhịp 4: Về TTCB.
- Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 đổi chân.
+ HS tập theo sự điều khiển của GV lần 1, 2
+ Lần 3, 4, 5 HS tập theo tổ.
+ GV nhận xét, uốn nắn.
+ Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ” 
- GV nêu tên trò chơi hướng dẫn HS đọc vần điệu.
- HS chơi trò chơi theo đôi kết hợp đọc vần điệu.
- GV theo dõi và uốn nắn.
3. Phần kết thúc: (5’)
- Đứng tại chỗ và hát.
- HS ôn 4 động tác vừa học.
- Cúi người thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét giờ học.
Tập viết
Chữ hoa c
I. Mục tiêu:
- Biết viết chữ hoa: c theo cỡ vừa và nhỏ. 1 dòng cỡ vừa 1 dòng cỡ nhỏ 
- Biết viết câu ứng dụng: c hia ngọt sẻ bùi theo cỡ nhỏ. 3 lần 
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ c
III. Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ:
- HS viết bảng con: B, Bạn
- GV nhận xét, Ghi điểm. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2. Hướng dẫn viết chữ hoa: (7’)
* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ : c
- GV gắn bảng mẫu chữ c và hỏi
- Độ cao của chữ hoa c?
- Gồm mấy nét - ? Đó là những nét nào?
GV nêu cách viết:
+ Điểm đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới, rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ; phần cuối nét cong trái lượn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 2.
- GV viết mẫuc chữ c cỡ vừa và nhắc lại cách viết.
- GV viết mẫu ở bảng lớp và HS nhắc lại. 
 c 
* Hướng dẫn HS viết bảng con c
- HS viết trên không.
- HS viết bảng con: c, chia
- GV nhận xét .
3. Hướng dẫn viết ứng dụng: (5’)
- HS đọc: c hia ngọt sẻ bùi.
- GV giải nghĩa: c hia ngọt sẻ bùi: thương yêu đùm bọc lẫn nhau (sung sướmg cùng hưởng, cực khổ cùng chịu).
? Con chữ nào có độ cao 1 li, 2,5 li, 1,25 li
? Cách đặt dấu thanh.
4. HS viết vào vở: (15’)
- HS viết bài, GV theo dõi và chấm bài và nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở HS viết còn chưa đẹp về luyện viết đẹp hơn .	 
Tự nhiên và xã hội
Làm gì để xương và cơ phát triển tốt
I. Mục tiêu:
- Biết được tập thể dục hằng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy dủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt.
- Biết đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống.
* KNS: Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt. (Làm việc cặp đôi-HĐ 1).
II. Đồ dùng:
 Tranh
III. Hoạt động dạy-học:
A. Bài cũ: (5’)
? Tiết trước ta học bài gì
? Muốn cho cơ săn chắc ta làm như thế nào
- HS trả lời. GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’)
 Hoạt động 1: Biết làm những việc để cơ và xương phát triển tốt.(7’)
+ Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt
- Giải thích được vì sao không nên mang vác vật quá nặng
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
GVcho HS mở SGK quan sát tranh và trả lời
? Bức tranh vẽ gì
+ Tranh 2: Bạn ngồi học đúng hay sai? Vì sao cần ngồi học đúng tư thế
? Nơi bạn ngồi học có đủ ánh sáng không ? Đèn học trên bàn để ở phía nào ? Để đèn như vậy có lợi gì
+ Tranh 3 : Vẽ một bạn đang bơi
+ Tranh 3,4: HS thảo luận
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số cặp đại diện lên trình bày.
? Nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt
? Các em đã làm gì giúp bố mẹ
- GV nhận xét, nhắc nhở.
Hoạt động 2: Trò chơi “Nhắc một vật”: (15’)
Mục tiêu: - Biết được nhấc một vật sao cho hợp lí để không bị đau lưng và không bị cong vẹo cột sống.
- GV hướng dẫn cách chơi :
- HS chơi theo cặp.
- GV cùng HS theo dõi
Hoạt động nối tiếp: Về nhà nhớ thực hiện tốt
Toán
8 cộng với một số: 8 + 5
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5, lập được bảng 8 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Biết giải toán bằng một phép cộng. 
II. Đồ dùng:
- 20 que tính.
III. Hoạt động dạy - học
1. Bài cũ: (5’)
- HS làm bảng con
 +
 +
 +
- GVNhận xét.
2. Bài mới: (28)
a. Giới thiệu phép cộng 8 + 5
- GV: Có 8 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
- HS lấy 8 chục que tính , thêm 5 que tính nữa. Gộp lại và trả lời (13 que tính)
- GV: Gài 8 que tính lên bảng, viết 8 vào cột đơn vị, thêm 5 que tính viết vào hàng đơn vị, ở dưới 8. Nêu phép tính 8 + 5 = ?
- Thực hiện trên que tính
 8
+ 
 5
 13
 8 + 5 = 13 5 + 8 = 13 
 b. Hướng dẫn HS tự lập bảng cộng dạng 8 cộng với một số:
 8 + 3 = 11, 8 + 4 = 12 , .........................., 8 + 9 = 17 
- HS học thuộc lòng.
3. Thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm
- HS dựa vào bảng đã học để nêu kết quả
 8 + 3 = 11 8 + 4 = 12 8 + 6 = 14
 3 + 8 = 11 4 + 4 = 12 6 + 8 = 14
- HS so sánh kết qủa 8 + 3 và 3 + 8 
- GV: Khi đổi chỗ các số hạng thì kết quả không thay đổi.
Bài 2: Tính
 8
+
 9
 8
+
 7
 8
+
 3
- HS làm bảng con và nêu cách thực hiện. GV nhận xét.
- HS làm vào vở các phép tính còn lại.
Bài 3: HS khá giỏi làm bài 
- HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm
8 + 5 = 8 + 2 + 3 =
- HS làm miệng, GV nhận xét.
Bài 4: HS đọc bài toán rồi giải vào vở
? Bài toán cho biết gì (Hà có 8 con tem, Mai có 7 con tem )
? Bài toán hỏi gì (Hỏi hai bạn có tất cả bao nhiêu con tem?)
- 1 HS lên bảng làm.
 Bài giải
 Số com tem của hai bạn là:
 8 + 7 = 15 (con tem)
 Đáp số : 15  ...  GV nhận xét giờ học.
 ______________________________
 Tự học
Tự ôn luyện các kiến thức đã học trong tuần
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức kĩ năng của môn học mà còn hạn chế và phát huy những năng khiếu vốn có của bản thân trong mỗi môn học dưới sự điều khiển và hỗ trợ của GV.
- Rèn cho học sinh kĩ năng tự quyết định, kĩ năng hoạt động theo nhóm.
II. Chuẩn bị:
- HS xác định nội dung tự học.
III. Hoạt động dạy học:
A. GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học: (2').
- Tiết học này em sẽ tự lựa chọn nội dung để luyện tập, nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng đã học mà mình chưa đạt được. Ví dụ như với môn Toán có một số em chưa nắm vững được cách thực hiện các phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100 và giải toán có lời văn. Với môn Tập đọc nhiều em đang đọc còn chậm và sai thì cần luyện đọc đúng... Với HS đã nắm được kiến thức cơ bản đã học thì các em có thể luyện thêm về bồi dưỡng nâng cao kiến thức môn học năng khiếu của mình.
B. Tổ chức cho các em tự học theo nhóm:
- GV quy định nhóm và tên gọi của các nhóm để ôn luyện. HS ổn định vị trí ôn luyện của mình. Mỗi nhóm cử một bạn làm nhóm trưởng điều hành nhóm mình hoạt động.
C. Các nhóm tiến hành hoạt động: (31')
1. Luyện môn Toán:
- GV cho học sinh nhớ và đọc thuộc bảng cộng: 9 cộng với một số; 8 cộng với một số.
- GV kèm cặp một số em biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 và giải toán có lời văn.
 Ví dụ: 59 + 16 ; 32 + 29 ; 69 + 8 ; 24 + 39 ; 68 + 8; 48 + 8
*Có 28 quả lê và 9 quả táo. Hỏi cả lê và táo có bao nhiêu quả
2. Luyện môn Tiếng Việt:
	- Có những HS yếu luyện đọc lại các bài vừa học trong tuần:"Bím tóc đuôi sam'' hoặc bài ''Trên chiếc bè''
	- HS tập đặt câu kiểu Ai là gì ?
	3. Luyện TNXH - Đạo đức:
	- HS có thể ôn lại và củng cố kiến thức về những nội dung.
	- GV có thể gợi ý nội dung câu hỏi cho HS.
	- Nhóm BDNK (T + TV) Luyện giải các bài tập nâng cao kiến thức, rèn kĩ năng viết.
* Trong quá trình tự luyện nếu cần sự trợ giúp, HS có thể hỏi bạn hoặc hỏi GV.
Giáo viên luôn chuẩn bị tư thế để giải đáp những vướng mắc HS nêu ra.
 IV. Củng cố, dặn dò: (2')
- GV nhận xét- kiểm tra kết quả học tập của HS và nhận xét thái độ, tinh thần học tập của học sinh. 
AAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAA
Tự học
Tự ôn luyện các kiến thức đã học trong tuần
	A. Mục tiêu:
	- Củng cố kiến thức kĩ năng của môn học mà còn hạn chế và phát huy những năng khiếu vốn có của bản thân trong mỗi môn học dưới sự điều khiển và hỗ trợ của GV.
	- Rèn cho học sinh kĩ năng tự quyết định, kĩ năng hoạt động theo nhóm.
	B. Chuẩn bị:
	- HS xác định nội dung tự học.
	C. Hoạt động dạy học:
	I. Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học: (2').
	Tiết học này em sẽ tự lựa chọn nội dung để luyện tập, nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng đã học mà mình chưa đạt được. Ví dụ như với môn Toán có một số em chưa nắm vững được cách thực hiện các phép tính cộng, trừ 14 + 3; 17 - 3; 17 - 7; biết được một chục, tia số, các số có hai chữ số 11, 12, 13, đến 20 hai chục, và các số trong phạm vi 20, và giải toán có lời văn, ôn các số tròn chục. Với môn học Vần nhiều em đang đọc còn chậm và sai thì cần luyện đọc đúng... Với HS đã nắm được kiến thức cơ bản đã học thì các em có thể luyện thêm về bồi dưỡng nâng cao kiến thức môn học năng khiếu của mình.
	II. Tổ chức cho các em tự học theo nhóm:
	GV quy định nhóm và tên gọi của các nhóm để ôn luyện. HS ổn định vị trí ôn luyện của mình. Mỗi nhóm cử một bạn làm nhóm trưởng điều hành nhóm mình hoạt động.
	III. Các nhóm tiến hành hoạt động: (30').
	1. Luyện môn Toán:
	- Giáo viên cho học sinh nhớ và đọc thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 biết được một chục, tia số, các số có hai chữ số trong phạm vi 20.
	- GV kèm cặp một số em đọc thuộc bảng cộng trừ phạm vi 20, biết được một chục, tia số, các số có hai chữ số trong phạm vi 20, và giải toán có lời văn, ôn cộng, trừ các số tròn chục.
	Thực hiện thành thạo các phép tính cộng, trừ các số tròn chục.
	2. Luyện môn Tiếng Việt:
	- Có những HS yếu luyện đọc lại các bài vừa học trong tuần, luyện nói theo các chủ đề đã học.
	- Luyện viết một số từ mà viết còn xấu. HS tuỳ chọn.
	3. Luyện TNXH - Đạo đức: (5').
	- HS có thể ôn lại và củng cố kiến thức về những nội dung.
	- GV có thể gợi ý nội dung câu hỏi cho HS.
	- Nhóm BDNK (T + TV) Luyện giải các bài tập nâng cao kiến thức, rèn kĩ năng viết.
	* Trong quá trình tự luyện nếu cần sự trợ giúp, học sinh có thể hỏi bạn hoặc hỏi giáo viên.
	Giáo viên luôn chuẩn bị tư thế để giải đáp những vướng mắc HS nêu ra.
	IV. Củng cố, dặn dò: (2').
- Giáo viên nhận xét - kiểm tra kết quả học tập của học sinh và nhận xét thái độ, tinh thần học tập của học sinh. 
 Tự học:
 Hoàn thành các nội dung tự chọn
I.Mục tiêu:
Luyện kĩ năng viết chữ cho nhóm HS có chữ viết xếp loại B
Luyện thực hiện các phép tính cộng , trừ đã học cho nhóm HS đọc yếu môn Toán .
Luyện vẽ tranh
II.Hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm việc: 
- GV chia thành 3 nhóm :Luyện chữ; Luyện thực hiện phép tính cộng, trừ ; Luyện vẽ tranh, hướng dẫn HS lựa chọn nhóm học tập .
GV hướng dẫn HS tự cử nhóm trưởng, đưa ra bài tập để ôn luyện .GV theo dõi, giúp đỡ cho các nhóm HS làm việc.
GV nhận xét kết quả tự học của các nhóm.
Hướng dẫn HS tự học thêm ở nhà.
	Tự học 
Các em tự ôn luyện kiến thức đã học trong tuần 
 I Mục tiêu :Củng cố kiến thức toán, tiếng ,nghệ thuật đã học trong tuần 
 Rèn kỷ năng tự học tự chiếm lĩnh tri thức của mình 
II Đồ dùng dạy học 
 Giáo viên Có phiếu ôn tập 
III Các hoạt động dạy học 
1Giới thiệu bài 
Giáo viên nêu mục tiêu tiết học
2 Lập nhóm tự học 
 Quy định vị trí tên gọi của cá nhóm ôn tập ,bầu nhóm trưởng 
Nhóm 1: ôn toán ; gồm các em Phương , Thanh Ngân . Luân . Huyền 
Nhóm 2 ; Ôn Tiếng Việt : Gồm Hưng . Dương , Anh ,
Nhóm 3 ;Mĩ thuật : Gồm Phan Bảo .Linh 
Nhóm 4 Thủ công 
Nhóm 5 Tự nhiên xã hội 
Nhóm 6 Bồi dưõng kiến thức nâng cao 
3 Các nhóm tiến hành tự học 
Tự học 
Các em tự ôn luyện kiến thức đã học trong tuần 
 I Mục tiêu :Củng cố kiến thức toán, tiếng ,nghệ thuật đã học trong tuần 
 Rèn kỷ năng tự học tự chiếm lĩnh tri thức của mình 
II Đồ dùng dạy học 
 Giáo viên Có phiếu ôn tập 
III Các hoạt động dạy học 
1Giới thiệu bài 
Giáo viên nêu mục tiêu tiết học
2 Lập nhóm tự học 
 Quy định vị trí tên gọi của cá nhóm ôn tập ,bầu nhóm trởng 
Nhóm 1: ôn toán ; 
Nhóm 2 ; Ôn Tiếng Việt : 
Nhóm 3 ;Mĩ thuật : 
Nhóm 4 Thủ công 
Nhóm 5 Tự nhiên xã hội 
Nhóm 6 Âm nhạc 
Nhóm 7 Bồi dõng kiến thức nâng cao 
3 Các nhóm tiến hành tự học 
 * Nhóm ôn toán : Các em ôn bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 
Đặt tính rồi tính , dạng 14 trừ đi một số 
1ví dụ ;; 54 -26 ;24- 15 , 34 -9,
 Tìm số bị trừ 
 Ví dụ : x -34 = 52 x - 6 = 84
 Giải toán có lời văn 
*+ Nhóm luyện tiếng việt ; 
 Luyện đọc ; Cho các em luyện đọc bài Bông hoa niềm vui hoặc bàiQùa của bố 
 Cho các em luyện tập về từ ngữ về công việcgia đình .Câu kiểu ai làm gì 
*+Nhóm ôn mĩ thuật ; Các em tự hoàn thành bài vẽ của mình 
*+Nhóm thủ công ; Các em hoàn các sản phẩm
Ví dụ :gấp thuyền phẳng đáy không mui , gấp máy bay đuôi rời 
 *+ Nhóm tự nhiên xã hội :
: Các em nêu đợc một số đồ dùng trong gia đình
Nhóm âm nhạc : các em tự hoàn thành bài hát chưa thuộc 
*+ Nhóm bồi dỡng kiến thức nâng cao 
 Các em hoàn thành các bài toán đã giảm tải của tuần 14 mà các em chưa hoàn thành hết
 Tìm x : x-14 = 24 . x- 24 = 54 x- 20 = 43 – 20 , x- 14 = 0 +16
VI Củng cố dặn dò 
Giáo viên tổng kết giờ học 
 Tự học:
 Hoàn thành các nội dung tự chọn
I.Mục tiêu:
Luyện kĩ năng viết và trình bày bài viết dưới dạng văn xuôi thông qua việc hoàn thành trang còn thiếu trong vở Luyện chữ 
II.Hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm việc: 
- GV hướng dẫn HS hoàn thành bài viết Mẹ (Sách Tiếng Việt 2-Tập 1).
 GV theo dõi, uốn nắn chữ viết cho HS.
- GV chấm một số bài cho HS và nhận xét.
Hướng dẫn HS luyện viết thêm ở nhà.
 Sinh hoạt lớp :
 sơ kết tuần 4
A- Mục tiêu : 
- HS biết nhận xét , đánh giá tình hình hoạt động trong tuần 4 , nắm một số công việc chính trong tuần 5 .
- Rèn ý thức tự giác, tính mạmh dạn , tự nhiên và tinh thần XD tập thể
B- đồ dùng dạy- học :
 GV : Cờ thi đua	
C- hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu chung tiết học : 2 phút
2. Hướng dẫn HS sinh hoạt lớp : 20 phút
* HD lớp trưởng nhận xét chung tình hình HĐ của lớp trong tuần
* Các tổ trưởng báo cáo về tổ mình 
* ý kiến cá nhân HS 
* GV tổng hợp ý kiến :
- Vệ sinh trực nhật : Hạn chế hẳn hiện tượng xé và vứt giấy , một số em đã tự giác nhặt rác trong lớp học
- Xếp hàng ra vào lớp : Chưa nhanh , còn nhầm chỗ đứng đã quy định
- Sinh hoạt 15 phút đầu buổi : Nề nếp đã bắt đầu ổn định 
- Nề nếp học tập trong lớp : Nhìn chung đã có thói quen tốt nhưng vẫn còn có một số HS chưa tự giác .
 Cho HS bình bầu tuyên dương trong tuần . GV phát cờ thi đua . 
 Nhắc nhở : Nam, Hiếu, - Chưa tập trung chú ý. Nam, Nguyên, Tuyết - Viết chữ chưa đẹp . Tuấn- Hay quay lại bàn sau.
3. Kế hoạch tuần tới 10 phút
- Đi học đúng giờ, thực hiện đúng nội quy nhà trường đề ra.
- Thi đua học tốt dành nhiều điểm 10
- Các bạn bị phê bình cần phải cố gắng hơn
- Tăng cường luyên chữ viết nhanh hơn, đẹp hơn.
4. Đánh giá tiết học : 5 phút
- GV nhận xét chung tiết học, tuyên dương tinh thần của HS. 
 Hoạt động tập thể
 Vệ sinh trường, lớp 
 I.Mục tiêu:
-Hs biết làm vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
-Có ý thức giữ vệ sinh lớp học.
-Giáo dục HS biết cách bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp
 II.Đồ dùng:
-Chổi, giẻ lau, sọt rác, xúc rác.
II.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: (2’)
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-GV nhắc nhở.
2.Bài mới: (30’)
a.Giới thiệu bài .(2’)
bHướng dẫn HS làm vệ sinh:
-GV hỏi:
?Quét nhà dùng đến dụng cụ gì
?Lau cửa tủ cần đến dụng cụ gì
?Nhặt rác cần đến dụng cụ gì
-HS trả lời:
-GV chia nhóm theo dụng cụ:
+Nhóm 1 :Quét nhà.
+Nhóm 2: Lau cửa, tủ, bảng.
+Nhóm 3: Nhặt rác xung quanh trường lớp.
-Các nhóm thực hiện.
-GV theo dõi, nhắc nhở.
-Các nhóm đánh giá lẫn nhau.
-GV tuyên dương các nhóm
3. Củng cố dặn dò: (4’)
?Vì sao ta lại vệ sinh trường, lớp?
?Vậy ta muốn trường lớp sạch, đẹp ta làm gì?
-HS trả lời:
-GV: Các em nhớ thực hiện tốt hơn vệ sinh để bảo vệ môi trường sạch đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 4 nam 2012 213.doc